
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 4/17/23 10:12 PM
Lượt xem: 3
Dung lượng: 1,582.2kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị The Chủ đề 8: Con đường tương lai Môn: TNHN 7 - Lớp: 7B1 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 94: TỌA ĐÀM ƯỚC MƠ NGHỀ NGHIỆP CỦA EM I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Tự học và tự chủ, tự giác trong việc tìm kiếm các câu chuyện tích cực về người làm nghề trong tương lai - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với mọi người trong việc tìm hiểu những nghề mơ ước. * Năng lực riêng: - Có khả năng phát triển năng lực kể chuyện, chia sẻ lại những điều em biết, em nghe, câu chuyện em tìm hiểu được. - Năng lực hiểu biết về các nghề . 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS có ý thức tham gia các hoạt động chung tại lớp, trường, có ý thức tìm hiểu và trân trọng các nghề . - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc rèn luyện bản thân, tìm hiểu các nghề . II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định mục tiêu của buổi sinh hoạt. - Yêu cầu HS tìm hiểu trước nội dung chia sẻ trước khi lên lớp để có thêm tư liệu phong phú cho buổi sinh hoạt. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với nội dung sinh hoạt. 2. Đối với HS - HS chuẩn bị, tìm hiểu những câu chuyện phù hợp với chủ đề theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới (10 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề (30 phút) a. Mục tiêu - HS chia sẻ được với các bạn và GV về những câu chuyện tích cực về người làm nghề ở địa phương mà em tìm hiểu được. - HS hiểu được ý nghĩa của việc tìm hiểu các nghề ở địa phương. - Học sinh chia sẻ những ước mơ về nghề nghiệp của mình b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” chủ đề nghề nghiệp. - GV chia lớp thành 2 đội ( 2 dãy thành một đội). - GV lần lượt chiếu 8 hình ảnh là sự gợi ý cho 8 nghề nghiệp nào đó. - Đội nào có đáp án trước thì nhanh chóng giơ tay để giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giành được 10 điểm. - Kết thúc hoạt động, đội nào giành được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. * Hình ảnh trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” Luật sư Tài xế Nha sĩ Đầu bếp Nhà báo Thu ngân Kế toán Giáo viên - GV nhận xét phần tham gia trò chơi mở đầu của 2 đội. - GV kết luận, dẫn dắt vào chủ đề: Mỗi người trong xã hội có cuộc sống thành công hay không chính là dựa vào công việc mà họ đang làm, chính là nghề nghiệp của họ. Để có được thành công chúng ta phải nuôi dưỡng ước mơ về nghề nghiệp của mình sau này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng chia sẻ về những ước mơ của mình cho công việc sau này * Hoạt động 2: Tọa đàm về ước mơ nghề nghiệp - HS thực hiện hoạt động cá nhân. - GV mời HS xung phong chia sẻ những câu chuyệnvề ước mơ của - GV gợi ý nội dung chia sẻ như sau: + Em ước mơ sau này lớn lên làm nghề gì? + Vì sao em lựa chọn nghề đó + Sau khi học sinh đại học hoặc học nghề xong em có về quê hương mình làm việc hay không? + Em muốn làm việc ở đâu? - HS xung phong chia sẻ trước lớp, GV mời những HS có tinh thần xung phong trước - HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - HS khác trong lớp lắng nghe phần chia sẻ của bạn, có để đặt thêm câu hỏi. - Sau khi HS đã chia sẻ những mong muốn của mình về nghề nghiệp, GV dựa vào những câu chuyện của HS đã chia sẻ, đúc kết, định hướng. - GV tổng kết, kết thúc hoạt động. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (5 phút) - GVCN tổng kết hoạt động. - GV dặn dò HS tiếp tục có những tìm hiểu, nghiên cứu về nghề ở địa phương, tìm hiểu thêm những câu chuyện tích cực, truyền cảm hứng từ những người làm nghề để có thêm định hướng và quyết tâm cho bản thân. - Dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: Đánh giá cuối học kì II. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 95: EM PHÙ HỢP VỚI NGHỀ NÀO I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tích cực học hỏi rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết cho nghề nghiệp mà mình muốn lựa chọn. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề trong các hoạt động tương tác khi làm việc nhóm và hoạt động cá nhân. - Giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác với các thành viên nhóm mình và các nhóm khác trong lớp khi thực hiện nhiệm vụ chung. * Năng lực riêng: - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tham gia các hoạt động nhóm đề cùng hoàn thành các nhiệm vụ tìm hiểu, khám phá các yêu cầu phẩm chất, năng lực của người làm nghề ở địa phương. - Xác định được sự phù hợp của bản thân mình với những yêu cầu của các nghề ở địa phương. - Viết được tập san cho một nghề cụ thể. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Thể hiện tình cảm, niềm tự hào về các nghề nghiệp và người làm nghề của quê hương. - Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân đề hướng tới đạt được những phẩm chất, năng lực mà nghề nghiệp tương lai đòi hỏi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Trò chơi phù hợp với hoạt động mở đầu. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Vỏ hộp bìa carton hình vuông, kích cỡ khoảng 6 x 6 cm và in sẵn ra các trang Phiếu hoạt động có tên nghề và đặc điểm nghề. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Kéo để cắt rời từng ô tam giác trong Phiếu hoạt động để ghép thành các hình vuông đúng (nghề + đặc điểm nghề) và dán vào 6 mặt của Hộp xúc xắc nghề nghiệp. - Tìm hiểu những yêu cầu cụ thể và phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề ở địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu - Thông qua hoạt động, HS kết nối được với nội dung của bài học. - Tạo không khí sôi nổi, thoải mái khi bắt đầu phần nội dung bài học. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV tổ chức trò chơi “Ai hiểu biết nhất?”. - GV chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội khoảng 4 – 5 HS. - GV phổ biến luật chơi trò chơi “Ai hiểu biết nhất?” như sau: + Thời gian cho mỗi đội là 3 phút. + Các đội chơi cùng nhau viết tên những nghề nghiệp mà các biết lên khổ giấy A4 chung của đội, khuyến khích các đội vẽ thêm hình minh họa về nghề nghiệp đó cho sáng tạo. Trong thời gian 3 phút, đội nào viết và vẽ được nhiều nghề nghiệp nhất sẽ giành chiến thắng. - Sau khi trò chơi kết thúc, GV tuyên bố đội thắng. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của em qua trò chơi theo gợi ý sau: + Em yêu thích nghề gì? + Em có biết mình phù hợp với nghề gì hay không? - GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Trong bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số nghề ở địa phương. Chắc chắn rằng, các em đã có cho mình những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và ước muốn được trở thành rồi đúng không nào? Để nắm rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng nhau đi khám phá trong bài học ngày hôm nay – Em phù hợp với nghề nào? 2. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 3: Em và các nghề ở địa phương. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS nhận diện được sự phù hợp của bản thân với một số nghề ở địa phương. - Đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với nghề. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, chia sẻ theo gợi ý sau: + Em hãy lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương mà em yêu thích nhất. + Xác định sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề đó theo các bước sau: + Đánh giá mức độ phù hợp của em với nghề theo ba mức: Rất phù hợp, phù hợp, chưa phù hợp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày vào phiếu học tập của cá nhân. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện một số HS lên báo cáo kết quả trước lớp. - GV lựa chọn những HS có tinh thần xung phong trước. - HS cả lớp theo dõi, lắng nghe phần trình bày của các bạn. - HS lần lượt chia sẻ theo yêu cầu của nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các HS. - GV định hướng cho HS những thông tin chưa chính xác. - GV nhắc nhở HS cố gắng rèn luyện theo nhóm nghề mà em yêu thích. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý câu trả lời của HS (GV có thể bổ sung thêm cho HS). Ví dụ: Nghề trồng trọt Đánh giá mức độ phù hợp: Phù hợp. 3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút) Hoạt động 4: Tập san về nghề ở địa phương. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS viết được bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương. - HS hiểu được ý nghĩa của việc gìn giữ và phát triển các nghề ở địa phương thông qua các phương tiện tuyên truyền. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: + Mỗi nhóm lựa chọn một nghề ở địa phương. + Viết một bài giới thiệu, quảng bá về nghề đó. + Thực hiện ngoài giờ học (ở nhà). + Thời gian: 1 tuần. - Các nhóm sẽ báo cáo bài viết vào tiết sau, tập hợp thành quyển tập san giới thiệu về nghề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện yêu cầu của GV. * Gợi ý nội dung bài viết - Giới thiệu về sự ra đời của nghề đó. - Đặc điểm của những người làm nghề. - Nghề đó ở địa phương em có phải là phổ biến không? - Nghề đó làm ra những sản phẩm gì? - Đánh giá về sự đóng góp của nghề đó cho địa phương. - Cảm nhận của cá nhân em về nghề đó. 4. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 5 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề. - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS vận dụng tốt những trải nghiệm trong tiết học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Đội viên tích cực ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 8 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 8 STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Đạt Chưa đạt 1 Em kể tên được một số nghề hiện có ở địa phương. 2 Em nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương 3 Em nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương 4 Em nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương. 5 Em liên hệ được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số ngành nghề ở địa phương. Đạt: HS đạt được ít nhất 3 trong số 5 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 3 tiêu chí trở xuống. ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 96: Chia sẻ những câu tục ngữ ca dao về nghề nghiệp I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: - Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa trong việc trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm với bạn bè. - Phát triển khả năng tìm hiểu nghề nghiệp. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tìm hiểu kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực: HS chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình với các bạn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi (máy chiếu), máy tính. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 - Trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề để tổ chức hoạt động mở đầu. - Một số hình ảnh về nghề nghiệp ở địa phương. 2. Học sinh - SGK, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7. - Nghiên cứu trước những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị từ tiết học trước. - Giấy, bảng phụ, bút để thực hiện các hoạt động học tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNTP. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ những câu tục ngữ ca dao về nghề nghiệp Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, sôi nổi cho HS trước khi bắt đầu tiết học. - Kết nối ý nghĩa trò chơi với nội dung tiết học. b. Tổ chức thực hiện: - Người quản trò mời cả lớp vào vị trí. - Người quản trò phổ biến cách chơi và luật chơi của trò chơi “Tôi tên – Tên nghề” + Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò tung cho bạn chơi đầu tiên quả bóng giấy. Trong vòng 10 giây, bạn đó phải nói được tên một nghề mà nghề đó có chữ cái đứng trước tên nghề trùng với chữ cái đứng ở đầu tên của mình. Ví dụ, tôi tên Lan – tôi biết nghề Lái xe tải, Tôi tên Tuấn – tôi biết nghề Thợ xây,…Nói xong tên nghề, bạn đó có quyền tung quả bóng giấy cho bất kì bạn nào khác. Người nhận được quả bóng giấy nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình như bạn trước. Nếu trong 10 giây, bạn nào không nói được tên nghề, bạn đó phải rời khỏi vị trí và đứng vào giữa vòng tròn. Bóng được tung cho bạn tiếp theo. Cuộc chơi kéo dài khoảng 4 phút. Những bạn không trả lời được, đứng ở giữa vòng tròn sẽ thực hiện một hoạt động nào đó theo yêu cầu của các bạn trong lớp, ví dụ: hát và múa phụ họa, nhảy lò cò,… + Những bạn kể tên nghề sau không được trùng với tên nghề bạn trước đã kể. Chữ cái đầu tên nghề phải trùng với chữ cái đầu của tên mình. Mỗi người chỉ có thời gian 10 giây để trả lời. Ai vi phạm những quy định trên là phạm luật và phải dừng cuộc chơi. Người nào chơi đến khi kết thúc là người thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi, GV mời HS chia sẻ về: + Cảm nhận của em về trò chơi. + Nếu được chơi lại, em nghĩ mình có chơi nhanh hơn, tốt hơn không? Vì sao? - GV nhận xét và dẫn dắt vào chủ đề: Nghề nghiệp là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Ở lứa tuổi HS, việc hiểu biết về nghề nghiệp sẽ là một sự định hướng tốt cho tương lai, cho việc chọn nghề sau này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham gia chia sẻ những câu tục ngữ ca dao về nghề nghiệp nhé! Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn” a. Mục tiêu: - HS đọc được những câu ca dao về nghề nghiệp mà em biết b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức hoạt động. - GV chia bảng thành 4 phần. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm trong 2 phút về các câu tục ngữ ca dao nói về nghề + Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt viết thật nhanh lên bảng các câu tục ngữ ca dao đã nêu bằng cách viết tiếp sức. Mỗi HS chỉ được viết một lần, HS này viết xong nhanh chóng chuyển phấn cho HS kế tiếp. + Trong thời gian 2 phút, nhóm nào viết được nhiều (ít bị trùng lặp) sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và hợp tác với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm trên bảng. - GV cùng HS đánh giá kết quả, sản phẩm của hoạt động, tuyên dương nhóm xuất sắc giành giải nhất. * Sản phẩm của hoạt động - HS tham gia trò chơi nhiệt tình - HS viết được các câu tục ngữ ca dao về nghề: (Các nghề về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất…). Nhà em mả táng hàm rồng, Thì em mới lấy được chồng thợ khay. Cả làng có một thầy đồ, Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều. Thương thầy, trò cũng muốn theo. Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi. Muốn ăn cơm trắng cá thèn, Thì về Đa Bút đi rèn với anh. Một ngày ba bữa cơm canh. Lấy chồng thợ mộc sướng sao Mạt cưa rấm bếp, vỏ bào nấu cơm. Vỏ bào còn nỏ hơn rơm, Mạt cưa rấm bếp còn thơm hơn trầm. Hỏi anh làm thợ nơi nao. Để em gánh đục gánh bào đi theo. Cha mẹ giàu con thong thả, Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan. Sớm mai lên núi đốt than, Chiều về xuống biển đào hang bắt còng. Miệng bà đồng, như lồng chim khướu. Thứ nhất thục bi, thứ nhì quản tượng. ...................................................... Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - HS tham gia trò chơi, nghe bài hát đoán tên nghề. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV ổn định tổ chức lớp. Yêu cầu HS giữ trật tự, nghiêm túc tham gia trò chơi. - GV phổ biến luật chơi: + Có 5 đoạn nhạc thuộc 5 bài hát. + Đoạn nhạc gợi ý đến một ngành nghề nào đó. + HS giơ tay nhanh để giành quyền trả lời tên ngành nghề mà bài hát đề cập đến. - Sản phẩm của hoạt động: + Bài hát 1: Nghề giáo viên + Bài hát 2: Nghề bác sĩ + Bài hát 3: Nghề đánh cá + Bài hát 4: Nghề công an + Bài hát 5: Nghề trồng lúa 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GV nhắc nhở HS việc tìm hiểu những nghề nghiệp hiện có địa phương sẽ mang đến cho em nhiều kiến thức bổ ích về nghề nghiệp. - HS tiếp nhận chú ý lắng nghe. - GV nhận xét đánh giá tiết học: + Tuyên dương những HS, nhóm HS thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. + Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - GV nhắc nhở chuẩn bị nội dung cho tiết học sau: Khảo sát xu hướng chọn nghề ở địa phương của các bạn trong lớp.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 4/17/23 10:12 PM
Lượt xem: 3
Dung lượng: 1,582.2kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị The Chủ đề 8: Con đường tương lai Môn: TNHN 7 - Lớp: 7B1 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 94: TỌA ĐÀM ƯỚC MƠ NGHỀ NGHIỆP CỦA EM I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Tự học và tự chủ, tự giác trong việc tìm kiếm các câu chuyện tích cực về người làm nghề trong tương lai - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với mọi người trong việc tìm hiểu những nghề mơ ước. * Năng lực riêng: - Có khả năng phát triển năng lực kể chuyện, chia sẻ lại những điều em biết, em nghe, câu chuyện em tìm hiểu được. - Năng lực hiểu biết về các nghề . 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS có ý thức tham gia các hoạt động chung tại lớp, trường, có ý thức tìm hiểu và trân trọng các nghề . - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc rèn luyện bản thân, tìm hiểu các nghề . II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định mục tiêu của buổi sinh hoạt. - Yêu cầu HS tìm hiểu trước nội dung chia sẻ trước khi lên lớp để có thêm tư liệu phong phú cho buổi sinh hoạt. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với nội dung sinh hoạt. 2. Đối với HS - HS chuẩn bị, tìm hiểu những câu chuyện phù hợp với chủ đề theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới (10 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề (30 phút) a. Mục tiêu - HS chia sẻ được với các bạn và GV về những câu chuyện tích cực về người làm nghề ở địa phương mà em tìm hiểu được. - HS hiểu được ý nghĩa của việc tìm hiểu các nghề ở địa phương. - Học sinh chia sẻ những ước mơ về nghề nghiệp của mình b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” chủ đề nghề nghiệp. - GV chia lớp thành 2 đội ( 2 dãy thành một đội). - GV lần lượt chiếu 8 hình ảnh là sự gợi ý cho 8 nghề nghiệp nào đó. - Đội nào có đáp án trước thì nhanh chóng giơ tay để giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giành được 10 điểm. - Kết thúc hoạt động, đội nào giành được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. * Hình ảnh trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” Luật sư Tài xế Nha sĩ Đầu bếp Nhà báo Thu ngân Kế toán Giáo viên - GV nhận xét phần tham gia trò chơi mở đầu của 2 đội. - GV kết luận, dẫn dắt vào chủ đề: Mỗi người trong xã hội có cuộc sống thành công hay không chính là dựa vào công việc mà họ đang làm, chính là nghề nghiệp của họ. Để có được thành công chúng ta phải nuôi dưỡng ước mơ về nghề nghiệp của mình sau này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng chia sẻ về những ước mơ của mình cho công việc sau này * Hoạt động 2: Tọa đàm về ước mơ nghề nghiệp - HS thực hiện hoạt động cá nhân. - GV mời HS xung phong chia sẻ những câu chuyệnvề ước mơ của - GV gợi ý nội dung chia sẻ như sau: + Em ước mơ sau này lớn lên làm nghề gì? + Vì sao em lựa chọn nghề đó + Sau khi học sinh đại học hoặc học nghề xong em có về quê hương mình làm việc hay không? + Em muốn làm việc ở đâu? - HS xung phong chia sẻ trước lớp, GV mời những HS có tinh thần xung phong trước - HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - HS khác trong lớp lắng nghe phần chia sẻ của bạn, có để đặt thêm câu hỏi. - Sau khi HS đã chia sẻ những mong muốn của mình về nghề nghiệp, GV dựa vào những câu chuyện của HS đã chia sẻ, đúc kết, định hướng. - GV tổng kết, kết thúc hoạt động. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (5 phút) - GVCN tổng kết hoạt động. - GV dặn dò HS tiếp tục có những tìm hiểu, nghiên cứu về nghề ở địa phương, tìm hiểu thêm những câu chuyện tích cực, truyền cảm hứng từ những người làm nghề để có thêm định hướng và quyết tâm cho bản thân. - Dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: Đánh giá cuối học kì II. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 95: EM PHÙ HỢP VỚI NGHỀ NÀO I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Tích cực học hỏi rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết cho nghề nghiệp mà mình muốn lựa chọn. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề trong các hoạt động tương tác khi làm việc nhóm và hoạt động cá nhân. - Giao tiếp và hợp tác: Rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác với các thành viên nhóm mình và các nhóm khác trong lớp khi thực hiện nhiệm vụ chung. * Năng lực riêng: - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tham gia các hoạt động nhóm đề cùng hoàn thành các nhiệm vụ tìm hiểu, khám phá các yêu cầu phẩm chất, năng lực của người làm nghề ở địa phương. - Xác định được sự phù hợp của bản thân mình với những yêu cầu của các nghề ở địa phương. - Viết được tập san cho một nghề cụ thể. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Thể hiện tình cảm, niềm tự hào về các nghề nghiệp và người làm nghề của quê hương. - Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện bản thân đề hướng tới đạt được những phẩm chất, năng lực mà nghề nghiệp tương lai đòi hỏi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Trò chơi phù hợp với hoạt động mở đầu. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Vỏ hộp bìa carton hình vuông, kích cỡ khoảng 6 x 6 cm và in sẵn ra các trang Phiếu hoạt động có tên nghề và đặc điểm nghề. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Kéo để cắt rời từng ô tam giác trong Phiếu hoạt động để ghép thành các hình vuông đúng (nghề + đặc điểm nghề) và dán vào 6 mặt của Hộp xúc xắc nghề nghiệp. - Tìm hiểu những yêu cầu cụ thể và phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề ở địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu - Thông qua hoạt động, HS kết nối được với nội dung của bài học. - Tạo không khí sôi nổi, thoải mái khi bắt đầu phần nội dung bài học. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV tổ chức trò chơi “Ai hiểu biết nhất?”. - GV chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội khoảng 4 – 5 HS. - GV phổ biến luật chơi trò chơi “Ai hiểu biết nhất?” như sau: + Thời gian cho mỗi đội là 3 phút. + Các đội chơi cùng nhau viết tên những nghề nghiệp mà các biết lên khổ giấy A4 chung của đội, khuyến khích các đội vẽ thêm hình minh họa về nghề nghiệp đó cho sáng tạo. Trong thời gian 3 phút, đội nào viết và vẽ được nhiều nghề nghiệp nhất sẽ giành chiến thắng. - Sau khi trò chơi kết thúc, GV tuyên bố đội thắng. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của em qua trò chơi theo gợi ý sau: + Em yêu thích nghề gì? + Em có biết mình phù hợp với nghề gì hay không? - GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Trong bài học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một số nghề ở địa phương. Chắc chắn rằng, các em đã có cho mình những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và ước muốn được trở thành rồi đúng không nào? Để nắm rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng nhau đi khám phá trong bài học ngày hôm nay – Em phù hợp với nghề nào? 2. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 3: Em và các nghề ở địa phương. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS nhận diện được sự phù hợp của bản thân với một số nghề ở địa phương. - Đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với nghề. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, chia sẻ theo gợi ý sau: + Em hãy lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương mà em yêu thích nhất. + Xác định sự phù hợp của bản thân em với yêu cầu của nghề đó theo các bước sau: + Đánh giá mức độ phù hợp của em với nghề theo ba mức: Rất phù hợp, phù hợp, chưa phù hợp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày vào phiếu học tập của cá nhân. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện một số HS lên báo cáo kết quả trước lớp. - GV lựa chọn những HS có tinh thần xung phong trước. - HS cả lớp theo dõi, lắng nghe phần trình bày của các bạn. - HS lần lượt chia sẻ theo yêu cầu của nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các HS. - GV định hướng cho HS những thông tin chưa chính xác. - GV nhắc nhở HS cố gắng rèn luyện theo nhóm nghề mà em yêu thích. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý câu trả lời của HS (GV có thể bổ sung thêm cho HS). Ví dụ: Nghề trồng trọt Đánh giá mức độ phù hợp: Phù hợp. 3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút) Hoạt động 4: Tập san về nghề ở địa phương. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS viết được bài giới thiệu, quảng bá về một nghề ở địa phương. - HS hiểu được ý nghĩa của việc gìn giữ và phát triển các nghề ở địa phương thông qua các phương tiện tuyên truyền. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: + Mỗi nhóm lựa chọn một nghề ở địa phương. + Viết một bài giới thiệu, quảng bá về nghề đó. + Thực hiện ngoài giờ học (ở nhà). + Thời gian: 1 tuần. - Các nhóm sẽ báo cáo bài viết vào tiết sau, tập hợp thành quyển tập san giới thiệu về nghề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện yêu cầu của GV. * Gợi ý nội dung bài viết - Giới thiệu về sự ra đời của nghề đó. - Đặc điểm của những người làm nghề. - Nghề đó ở địa phương em có phải là phổ biến không? - Nghề đó làm ra những sản phẩm gì? - Đánh giá về sự đóng góp của nghề đó cho địa phương. - Cảm nhận của cá nhân em về nghề đó. 4. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 5 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề. - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS vận dụng tốt những trải nghiệm trong tiết học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Đội viên tích cực ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 8 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 8 STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Đạt Chưa đạt 1 Em kể tên được một số nghề hiện có ở địa phương. 2 Em nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương 3 Em nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương 4 Em nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương. 5 Em liên hệ được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số ngành nghề ở địa phương. Đạt: HS đạt được ít nhất 3 trong số 5 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 3 tiêu chí trở xuống. ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 96: Chia sẻ những câu tục ngữ ca dao về nghề nghiệp I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: - Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa trong việc trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm với bạn bè. - Phát triển khả năng tìm hiểu nghề nghiệp. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tìm hiểu kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực: HS chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình với các bạn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi (máy chiếu), máy tính. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 - Trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề để tổ chức hoạt động mở đầu. - Một số hình ảnh về nghề nghiệp ở địa phương. 2. Học sinh - SGK, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7. - Nghiên cứu trước những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị từ tiết học trước. - Giấy, bảng phụ, bút để thực hiện các hoạt động học tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNTP. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ những câu tục ngữ ca dao về nghề nghiệp Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, sôi nổi cho HS trước khi bắt đầu tiết học. - Kết nối ý nghĩa trò chơi với nội dung tiết học. b. Tổ chức thực hiện: - Người quản trò mời cả lớp vào vị trí. - Người quản trò phổ biến cách chơi và luật chơi của trò chơi “Tôi tên – Tên nghề” + Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò tung cho bạn chơi đầu tiên quả bóng giấy. Trong vòng 10 giây, bạn đó phải nói được tên một nghề mà nghề đó có chữ cái đứng trước tên nghề trùng với chữ cái đứng ở đầu tên của mình. Ví dụ, tôi tên Lan – tôi biết nghề Lái xe tải, Tôi tên Tuấn – tôi biết nghề Thợ xây,…Nói xong tên nghề, bạn đó có quyền tung quả bóng giấy cho bất kì bạn nào khác. Người nhận được quả bóng giấy nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình như bạn trước. Nếu trong 10 giây, bạn nào không nói được tên nghề, bạn đó phải rời khỏi vị trí và đứng vào giữa vòng tròn. Bóng được tung cho bạn tiếp theo. Cuộc chơi kéo dài khoảng 4 phút. Những bạn không trả lời được, đứng ở giữa vòng tròn sẽ thực hiện một hoạt động nào đó theo yêu cầu của các bạn trong lớp, ví dụ: hát và múa phụ họa, nhảy lò cò,… + Những bạn kể tên nghề sau không được trùng với tên nghề bạn trước đã kể. Chữ cái đầu tên nghề phải trùng với chữ cái đầu của tên mình. Mỗi người chỉ có thời gian 10 giây để trả lời. Ai vi phạm những quy định trên là phạm luật và phải dừng cuộc chơi. Người nào chơi đến khi kết thúc là người thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi, GV mời HS chia sẻ về: + Cảm nhận của em về trò chơi. + Nếu được chơi lại, em nghĩ mình có chơi nhanh hơn, tốt hơn không? Vì sao? - GV nhận xét và dẫn dắt vào chủ đề: Nghề nghiệp là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Ở lứa tuổi HS, việc hiểu biết về nghề nghiệp sẽ là một sự định hướng tốt cho tương lai, cho việc chọn nghề sau này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham gia chia sẻ những câu tục ngữ ca dao về nghề nghiệp nhé! Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn” a. Mục tiêu: - HS đọc được những câu ca dao về nghề nghiệp mà em biết b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức hoạt động. - GV chia bảng thành 4 phần. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm trong 2 phút về các câu tục ngữ ca dao nói về nghề + Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt viết thật nhanh lên bảng các câu tục ngữ ca dao đã nêu bằng cách viết tiếp sức. Mỗi HS chỉ được viết một lần, HS này viết xong nhanh chóng chuyển phấn cho HS kế tiếp. + Trong thời gian 2 phút, nhóm nào viết được nhiều (ít bị trùng lặp) sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và hợp tác với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm trên bảng. - GV cùng HS đánh giá kết quả, sản phẩm của hoạt động, tuyên dương nhóm xuất sắc giành giải nhất. * Sản phẩm của hoạt động - HS tham gia trò chơi nhiệt tình - HS viết được các câu tục ngữ ca dao về nghề: (Các nghề về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất…). Nhà em mả táng hàm rồng, Thì em mới lấy được chồng thợ khay. Cả làng có một thầy đồ, Dạy học thì ít, bắt cua thì nhiều. Thương thầy, trò cũng muốn theo. Trò sợ thầy nghèo bán cả trò đi. Muốn ăn cơm trắng cá thèn, Thì về Đa Bút đi rèn với anh. Một ngày ba bữa cơm canh. Lấy chồng thợ mộc sướng sao Mạt cưa rấm bếp, vỏ bào nấu cơm. Vỏ bào còn nỏ hơn rơm, Mạt cưa rấm bếp còn thơm hơn trầm. Hỏi anh làm thợ nơi nao. Để em gánh đục gánh bào đi theo. Cha mẹ giàu con thong thả, Cha mẹ nghèo con vất vả gian nan. Sớm mai lên núi đốt than, Chiều về xuống biển đào hang bắt còng. Miệng bà đồng, như lồng chim khướu. Thứ nhất thục bi, thứ nhì quản tượng. ...................................................... Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - HS tham gia trò chơi, nghe bài hát đoán tên nghề. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV ổn định tổ chức lớp. Yêu cầu HS giữ trật tự, nghiêm túc tham gia trò chơi. - GV phổ biến luật chơi: + Có 5 đoạn nhạc thuộc 5 bài hát. + Đoạn nhạc gợi ý đến một ngành nghề nào đó. + HS giơ tay nhanh để giành quyền trả lời tên ngành nghề mà bài hát đề cập đến. - Sản phẩm của hoạt động: + Bài hát 1: Nghề giáo viên + Bài hát 2: Nghề bác sĩ + Bài hát 3: Nghề đánh cá + Bài hát 4: Nghề công an + Bài hát 5: Nghề trồng lúa 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GV nhắc nhở HS việc tìm hiểu những nghề nghiệp hiện có địa phương sẽ mang đến cho em nhiều kiến thức bổ ích về nghề nghiệp. - HS tiếp nhận chú ý lắng nghe. - GV nhận xét đánh giá tiết học: + Tuyên dương những HS, nhóm HS thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. + Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - GV nhắc nhở chuẩn bị nội dung cho tiết học sau: Khảo sát xu hướng chọn nghề ở địa phương của các bạn trong lớp.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

