Danh mục
HĐTN 9-TUẦN 20:TIẾT 55,56,57,58,59: CHỦ ĐỀ 5: EM VÀ CỘNG ĐỒNG
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11:52 14/01/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 4.971,4kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách tham khảo HĐTN 9
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị The TUẦN 17,18,19,20 (Tiết 49 đến tiết 60) CHỦ ĐỀ 5: EM VÀ CỘNG ĐỒNG Môn: HĐTN 9 - Lớp: 9D2 (Số tiết thực hiện : 10 tiết) MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: - Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. - Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. - Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. TIẾT 49,50, 51,52 NỘI DUNG: THAM GIA PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Môn: HĐTN 9 - Lớp: 9D2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nhận biết các mạng lưới quan hệ cộng đồng. - Xác định được cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. - Xây dựng được mạng lưới quan hệ cộng đồng. - Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. * Năng lực riêng: - Tìm hiểu và biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng và xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. - Đề xuất được những ý tưởng tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. 3. Phẩm chất - Nhân ái, sẻ chia, và đồng cảm với những người xung quanh, thể hiện qua hành động chăm lo, giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. - Chăm chỉ, chủ động hoàn thành đầy đủ và đúng thời gian các nhiệm vụ học tập và hoạt động. - Trung thực, mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân trong các hoạt động nhóm, tôn trọng ý kiến khác biệt. Nghiêm túc nhìn nhận hạn chế của bản thân, học hỏi từ sai lầm, chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của mình. - Trách nhiệm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi tham gia các hoạt động cộng đồng. Tích cực đóng góp vào sự thành công chung của tập thể và hoàn thành nhiệm vụ cá nhân một cách nghiêm túc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Video về những hoạt động cộng đồng. - Sưu tầm tình huống liên quan đến chủ đề. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. - Ghi nhớ những hoạt động bản thân đã tham gia ngoài cộng đồng. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 49,50 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - HS theo dõi chùm hình ảnh. c. Sản phẩm - Thái độ và cảm nghĩ của HS sau hoạt động. * Các hình ảnh trong hoạt động: d. Tổ chức thực hiện: - GV trình chiếu nhiều hình ảnh là các hoạt động của mạng lưới cộng đồng. - HS theo dõi các hình ảnh. - Sau khi Hs theo dõi hình ảnh, GV đặt câu hỏi: + Những hình ảnh em vừa xem đều có nội dung chung về điều gì và hướng đến ai? - HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV kết luận: Các hình ảnh đều thể hiện các hoạt động gồm nhiều người tham gia nhằm mục đích tốt đẹp và hướng đến cộng đồng. - GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới : “Em và cộng đồng”. - GV định hướng nội dung chủ đề 5 giúp chúng ta trải nghiệm về những nội dung sau: • Khám phá về mạng lưới quan hệ cộng đồng. • Tìm hiểu cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. • Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. • Tìm hiểu về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. • Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. • Truyền thông về những vấn đề học đường • Tìm hiểu về cách thức tiến hành đề tài khảo sát. • Xây dựng kế hoạch và khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. • Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. • Tham gia thực hiện truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. • Tự đánh giá bản thân và các bạn sau khi hoàn thiện chủ đề. - GV dựa vào hoạt động của HS, nhận xét tinh thần chuẩn bị, tham gia hoạt động của HS. Dẫn dắt vào các hoạt động tiếp theo của bài. 2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về mạng lưới quan hệ cộng đồng a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS chỉ ra được những thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về mạng lưới quan hệ cộng đồng qua các nội dung: + Chỉ ra những thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức trò chơi "Cùng xây dựng mạng lưới cộng đồng”. - GV phổ biến luật chơi: GV trình chiếu tình huống trong SGK. Trong vòng 3 phút, các đội viết tên mỗi thành viên có thể tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng cho hoạt động đó lên mảnh bìa cứng hoặc bìa cứng được cắt tượng trưng hình người, ví dụ: các nhà hảo tâm, cha mẹ HS... và mang lên trước lớp kết thành mạng lưới. Đội nào đưa ra được nhiều thành viên đúng với hoạt động sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các đội sẽ cùng nhau thảo luận để quyết định tên các thành viên trong cộng đồng có thể tham gia vào hoạt động mà giáo viên đã trình chiếu. - Các học sinh trong mỗi đội sẽ phân công nhau viết tên các thành viên vào từng mảnh bìa hình người. Mỗi mảnh bìa hình người đại diện cho một thành viên hoặc tổ chức có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng. - Học sinh có thể gợi ý các cá nhân hoặc tổ chức ngoài danh sách mà giáo viên đã gợi ý, miễn sao có liên quan đến hoạt động cộng đồng đã đưa ra trong tình huống theo SGK. - Các đội có 3 phút để hoàn thành việc viết tên các thành viên vào mảnh bìa và chuẩn bị kết thành mạng lưới. Sau khi hết thời gian, mang các mảnh bìa lên trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - Sau khi hoàn thành, mỗi đội sẽ cử một đại diện lên báo cáo kết quả trước lớp. - Đại diện các đội sẽ trình bày về mạng lưới cộng đồng mà đội mình đã xây dựng và giới thiệu các thành viên trong mạng lưới và giải thích lý do tại sao các thành viên đó có thể tham gia vào hoạt động cộng đồng đó. - HS các nhóm khác đóng góp ý kiến Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhắc nhở chung về những nội dung còn thiếu hoặc chưa hợp lý trong các báo cáo của các nhóm, giúp học sinh điều chỉnh và hoàn thiện. - GV tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong việc thảo luận và lựa chọn thành viên, đồng thời khen ngợi những nhóm có sáng tạo và khả năng trình bày tốt. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Một số thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng trong tình huống - Người dân địa phương Là những người hiểu rõ tình hình của địa phương và có thể trực tiếp đóng góp hoặc hỗ trợ thông qua vật chất, tinh thần. Họ cũng dễ dàng tiếp cận và lan tỏa thông tin chương trình đến cộng đồng xung quanh. - Thầy cô giáo, học sinh, thanh niên: Là lực lượng trẻ, năng động, có thể tham gia vận động quyên góp và hỗ trợ các hoạt động tổ chức. Học sinh có thể đóng góp bằng những hành động nhỏ, như quyên góp sách vở, quần áo, hoặc tiết kiệm từ tiền tiêu vặt. - Gia đình và người thân của Minh Gia đình và bạn bè Minh có thể hỗ trợ bằng cách tham gia quyên góp hoặc giúp Minh kêu gọi thêm người tham gia. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa tinh thần nhân ái trong gia đình. - Các cơ quan, tổ chức tại địa phương Các doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức xã hội tại địa phương có thể đóng góp nguồn lực lớn hơn như tiền bạc, vật phẩm hoặc hỗ trợ nhân lực. - Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi Đây là các tổ chức gắn bó với cộng đồng, có khả năng tập hợp lực lượng và tổ chức các hoạt động quy mô lớn. Thành viên trong các hội này thường là những người tích cực, có kinh nghiệm trong các hoạt động xã hội. - Các nhà hảo tâm, mạnh thường quân Là những cá nhân hoặc tổ chức sẵn lòng ủng hộ, có thể giúp tăng hiệu quả và quy mô của chương trình. Họ thường đóng vai trò là nguồn tài trợ quan trọng, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tài chính, vật phẩm. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS chỉ ra được những cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cách thức xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng qua hoạt động nhóm c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở cho HS xem video về một số hoạt động cộng đồng. - Sau khi HS xem video, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thảo luận và đưa ra những cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. - GV gợi ý thêm: + Để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng cần thực hiện mấy bước (giai đoạn)? + Những nhiệm vụ của các thành viên trong mạng lưới phải thực hiện là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV tổng hợp các ý kiến của HS và kết luận Hoạt động 1: + Mạng lưới quan hệ cộng đồng là tập hợp các cá nhân có chung mục đích, sở thích. Mạng lưới quan hệ cộng đồng thường hoạt động bằng cách trao đổi thông tin, kết nối nhằm mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Trong mạng lưới quan hệ cộng đồng, các cá nhân có thể trao đổi thông tin, sở thích, các mối quan tâm, thường xuyên tham gia các hoạt động chung với nhau và phi lợi nhuận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Các bước xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. Bước 1: Xác định hoạt động và mục đích của hoạt động cần có sự tham gia của mạng lưới quan hệ cộng đồng; Bước 2: Xác định cá nhân và tổ chức tham gia, vai trò của họ trong mạng lưới; Bước 3: Kết nối các cá nhân và tổ chức tham gia mạng lưới quan hệ cộng đồng; Bước 4: Duy trì liên lạc và sự tham gia của các cá nhân và tổ chức trong mạng lưới quan hệ cộng đồng + Khi xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng, cần lưu ý: • Kết nối với những người “tiềm năng" có cùng chung mục đích với các thành viên tham gia mạng lưới. • Cùng tạo ra cơ hội để mạng lưới trở nên rộng và lớn mạnh hơn. • Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để cung cấp kiến thức, kĩ năng, vật chất cho cộng đồng. 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM (Tiết 51) Hoạt động 3.1: Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS thực hành được cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng qua tình huống cụ thể. c. Sản phẩm - HS thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau: + Mỗi nhóm chọn một hoạt động xã hội phù hợp và chỉ ra những việc cần làm để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng khi tham gia hoạt động đó. + Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng khi tham gia hoạt động đó. Chia sẻ kết quả đạt được. Gợi ý: + Tên hoạt động cộng đồng mà em có thể tham gia, + Cách em tìm hiểu thông tin và kết nối với các cá nhân, tổ chức để triển khai hoạt động cộng đồng đó; + Những khó khăn và cách khắc phục khó khăn khi xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Thành viên trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp thành báo cáo chung của nhóm. - HS thảo luận về các bước để xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng cho hoạt động xã hội mà mình đã chọn, trao đổi về các cá nhân, tổ chức có thể tham gia vào mạng lưới này, cũng như cách thức kết nối và phối hợp để đạt được mục tiêu. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số nhóm đứng tại chỗ, trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện, bổ sung (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm những kết quả khi xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng: kết quả mà em đã làm được, một câu chuyện, một điều thú vị, một điều bất ngờ hoặc cảm xúc chung trong cả quá trình xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. HS có thể dùng hình ảnh hoặc video đã chuẩn bị để minh hoạ cho phần chia sẻ của mình. - GV mời một số HS xung phong lên chia sẻ trước lớp về cảm xúc của mình khi xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS xây dựng được mạng lưới quan hệ cộng đồng. Ví dụ: Nếu em muốn tham gia hoạt động “Tổ chức Trung thu yêu thương tại nơi mình sinh sống” thì em phải kết nối được với các em thiếu nhi để tìm hiểu nhu cầu của các em, kết nối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, chính quyền thôn,... để được hỗ trợ cho phép tổ chức hoặc xin được cùng tham gia hoạt động đó. Hoạt động 3.2: Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương * Chia sẻ về hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương mà em đã tham gia a. Mục tiêu: - HS vận dụng thực tiễn và tham gia được vào các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương sau giờ học, vận dụng thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động vận dụng thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV phát vấn câu hỏi theo gợi ý sau: + Em hãy chia sẻ về những hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương mà em đã tham gia. - GV hướng dẫn HS có thể tham khảo gợi ý ở SGK. • Mục đích của hoạt động mà em tham gia. • Các thành viên tham gia hoạt động. • Những việc làm cụ thể của em trong hoạt động * Lồng ghép giáo dục ANQP: + GV định hướng HS lựa chọn nội dung kế hoạch tham gia hoạt động giáo dục truyền thống hướng đến các hoạt động cụ thể như: Lập kế hoạch tham gia biểu diễn giới thiệu và tuyên truyền các ca khúc cách mạng, ca ngợi truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam ở trường hoặc ở địa phương tổ chức. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ bằng cách giơ tay để trả lời câu hỏi. - GV khích lệ các HS mạnh dạn giơ tay chia sẻ những hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương mà mình đã tham gia. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin trả lời. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có chia sẻ thực tế, cách trả lời phù hợp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. - GV kết luận hoạt động, khích lệ HS tiếp tục tham gia vào những hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động GV trình chiếu thêm một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi HS mà em có thể tham gia: + Dọn vệ sinh môi trường + Tuyên truyền văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử nơi công cộng, bảo vệ môi trường… + Chăm sóc cảnh quan thiên nhiên + Tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo + Hoạt động uống nước nhớ nguồn: chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, thăm gia đình có công với cách mạng… 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN: Chia sẻ về kế hoạch dự định tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng tại địa phương. Tiếp tục tham gia trong thực tiễn và chia sẻ kết quả. (Tiết 52) a. Mục tiêu: - HS vận dụng thực tiễn và tham gia được vào các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương sau giờ học, vận dụng thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động vận dụng thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ, sau đó giới thiệu một số hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương mà HS đã được biết đến hoặc tham gia ở lớp trước. - Yêu cầu những HS có chung lựa chọn tập hợp lại thành nhóm để cùng tham gia hoạt động. - Lưu ý HS: Cần tập trung làm rõ: tên của hoạt động; mục đích khi tham gia hoạt động; những việc cần làm khi tham gia hoạt động; thời gian và địa điểm tham gia. - Tổ chức cho HS chia sẻ kế hoạch dự định tham gia và thực hiện tham gia trong thực tế. - HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: + Em hãy chia sẻ về kế hoạch dự định tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng tại địa phương. Tiếp tục tham gia trong thực tiễn và chia sẻ kết quả. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành lập kế hoạch tham gia vào phiếu học tập của nhóm. - GV quan sát, định hướng, hướng dẫn HS lập kế hoạch phù hợp. - Sau khi lập kế hoạch, HS chia sẻ với GV và các bạn để nhận sự góp ý, hoàn thiện kế hoạch. - HS thực hiện kế hoạch, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống phù hợp với bản thân. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày kế hoạch trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, góp ý hoàn thiện kế hoạch (Nếu có). - HS hoạt động theo nhóm, trưng bày các kế hoạch và kết quả tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. - Nhóm trưởng điều hành các bạn trình bày bản kế hoạch và kết quả hoạt động của cá nhân. Các thành viên trong nhóm nhận xét, góp ý, tập trung vào kết quả thực tế hoàn thành các mục tiêu so với kế hoạch khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương. Thư kí nhóm tổng hợp kết quả và khái quát những hoạt động mà các thành viên trong nhóm đã làm được. - HS thực hiện kế hoạch sau giờ học, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, báo cáo kết quả vào tiết SHL tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kế hoạch của HS, định hướng thêm nội dung cho HS. - GV mời HS chia sẻ cảm xúc của bản thân sau khi tham gia hoạt động. - GV yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra để tự hoàn thiện bản thân (HS thực hiện kế hoạch ngoài giờ lên lớp, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống). - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động theo kế hoạch ngoài cộng đồng. Nhắc HS ghi lại những việc đã làm, kết quả thực hiện, xin ý kiến nhận xét, đánh giá của cộng đồng để chia sẻ với các bạn, thầy cô. - Các HS trong nhóm chia sẻ với nhau những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm để làm tốt nội dung chủ đề của mình. Nhóm trưởng tổng hợp, thư kí ghi chép ý kiến của các bạn trong nhóm và đưa ra ý kiến chung của nhóm. - GV tổ chức cho HS bình chọn nhóm tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương hiệu quả nhất; cho HS tất cả các nhóm đi vòng quanh khu triển lãm của cả lớp để các nhóm được xem sản phẩm của nhau. - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả tổng hợp về việc xây dựng kế hoạch và tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương, đồng thời chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và kinh nghiệm để làm tốt chủ đề của nhóm mình. Trong quá trình giới thiệu, đại diện nhóm có thể đi đến từng bản sản phẩm poster của các thành viên trong nhóm để lấy ví dụ minh hoạ cho sinh động. - Sau khi tất cả các nhóm trình bày xong, GV phát thẻ màu cho cả lớp (màu đỏ – đánh giá tốt, màu xanh - đánh giá trung bình, màu vàng - đánh giá chưa tốt) để bình chọn “Nhóm có kế hoạch và kết quả tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương hiệu quả nhất" theo các tiêu chí đánh giá: • Có nhiều bản kế hoạch được xây dựng công phu và được thực hiện đúng trong thực tế. • Có phần thiết kế sản phẩm poster sinh động. • Có phần hùng biện trước lớp thuyết phục. - GV tổng hợp số thẻ màu đỏ, xanh, vàng cho các nhóm và quyết định nhóm dẫn đầu. - GV tổng kết hoạt động và động viên, khích lệ tất cả các nhóm. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Kế hoạch phải đảm bảo được một số nội dung sau: + Tên hoạt động + Đơn vị tổ chức hoạt động + Thời gian, địa điểm tổ chức + Điều em mong muốn khi tham gia các hoạt động đó + Các công việc em sẽ thực hiện khi tham gia hoạt động - GV giới thiệu câu chuyện về tấm gương tích cực đóng góp vào hoạt động phát triển cộng đồng: Nguyễn Nhật Thăng, hiện đang học trường THPT Võ Thị Sáu (Q. Bình Thạnh, TP. HCM) không chỉ là học sinh tiêu biểu cấp trường nhiều năm mà còn tích cực tham gia các hoạt cộng đồng, từ thiện, nhân đạo được nhiều người biết đến. Là một tấm gương tiêu biểu trong học tập, Nhật Thăng luôn đi đầu trong bảng thành tích học tập cũng như các hoạt động phong trào của trường, của lớp. Cùng với đó, Nhật Thăng còn tham gia nhiều dự án cộng đồng ý nghĩa: Đều đặn mỗi thứ Năm hằng tuần, Thăng đăng ký tình nguyện tham gia nấu ăn, phục vụ suất ăn dinh dưỡng tại các mái ấm, nhà mở, trại trẻ mồ côi, nấu ăn gửi đến người vô gia cư trên địa bàn TP. HCM. “Mình rất hạnh phúc khi được làm những hoạt động xã hội để chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn, đặc biệt là trẻ em, người già và người khuyết tật trong cuộc sống”, Nhật Thăng chia sẻ. Cứ mỗi dịp nghỉ Hè hằng năm, Thăng lại tất bật chuẩn bị trang thiết bị, balô, quần áo, mũ, món làm hành trang để tham gia Chiến dịch hiến máu 'Hành trình Đỏ', với vai trò là chiến sĩ tình nguyện viên của chương trình này. Việc hào hứng chuẩn bị mọi thứ trước khi đồng hành cùng một dự án lớn của một học sinh năm cuối còn đang ngồi trên ghế nhà trường cho thấy lòng nhiệt huyết, thấy tinh thần trách nhiệm cao, không ngại gian khó của Thăng với niềm đam mê làm công tác vì cộng đồng mỗi khi xuất hiện trong màu áo đỏ tình nguyện. Chia sẻ về quá trình tham gia nhiều dự án cộng đồng khi còn khá trẻ, Thăng cho biết: “Từ nhỏ, mình đã chứng kiến rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn, những người bạn đồng trang lứa phải chật vật với cuộc sống mưu sinh hằng ngày vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Qua nhiều lần tham gia chương trình thiện nguyện cùng gia đình, người thân đến thăm các mái ấm, trại trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, bệnh nhân khó khăn ở bệnh viện mình càng khao khát được “cho đi”, được góp sức giúp đỡ những hoàn cảnh kém may mắn trong xã hội”. Những lần tham gia các dự án cộng đồng, Thăng tự đúc kết cho mình rằng, người trẻ trước hết phải biết cảm thông và san sẻ, hỗ trợ trong khả năng của mình cho những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống xung quanh. Nói về lý do thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, cộng đồng, Thăng hào hứng bày tỏ: “Mình dành thời gian cho hoạt động thiện nguyện là bởi vì hơn ai hết mình thấu hiểu của được giá trị và vai trò trong việc chia sẻ yêu thương, lan tỏa nghĩa cử cao đẹp đến những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Hơn nữa, khi tham gia các hoạt động này mình tích luỹ được nhiều kỹ năng mềm hơn bên cạnh những kiến thức sách vở”. Nói về định hướng các hoạt động thời gian tới, Nhật Thăng cho biết, Thăng vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động tình nguyện. Nam sinh hy vọng, có thể thực hiện được nhiều dự án cộng đồng hơn nữa, đồng hành và hỗ trợ được nhiều người dân và trẻ em yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, góp phần cho cuộc sống mỗi người được tốt đẹp hơn. 5. Kết luận, vận dụng thực tiễn. - GV nhấn mạnh: Để áp dụng những gì đã học vào thực tế, các em có thể bắt đầu tham gia vào các hoạt động cộng đồng ở trường lớp và địa phương. Ví dụ, các em có thể tổ chức một buổi dọn dẹp khu vực trường học, vận động mọi người giảm sử dụng nhựa, quyên góp sách vở hoặc đồ dùng học tập cho các bạn học sinh nghèo, hoặc tham gia vào các dự án bảo vệ động vật hoang dã và môi trường. - GV kết luận, nhắc nhở HS: Việc tham gia vào các hoạt động này giúp học sinh phát triển phẩm chất, kỹ năng sống và rèn luyện tinh thần trách nhiệm, từ đó trở thành những công dân có ích cho xã hội. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. HỌC KÌ II – TUẦN 19,20 NỘI DUNG 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG Số tiết: 06 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung và nhiệm vụ yêu cầu của bài học một cách độc lập. Tự giác tham gia xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp với yêu cầu. - Giao tiếp và hợp tác, thảo luận, phối hợp với các bạn trong lớp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Cùng nhóm lên ý tưởng và triển khai các hoạt động truyền thông về những vấn đề học đường. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo, xây dựng kế hoạch truyền thông dựa trên các tình huống thực tế. Đưa ra được những giải pháp mới, sáng tạo trong việc tổ chức truyền thông các hoạt động liên quan đến học đường. - Thích ứng với cuộc sống, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan. Ứng phó linh hoạt với các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ, luôn nỗ lực, kiên trì trong học tập và rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất. Tích cực tham gia các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề học đường. - Trung thực, thẳng thắn nhìn nhận và cải thiện những hạn chế của bản thân. - Trách nhiệm, chịu trách nhiệm về lời nói, hành vi, cũng như các kế hoạch, đề xuất trong hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Sưu tầm tình huống, video có nội dung liên quan đến hoạt động. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Các ví dụ về một số biện pháp khảo sát các vấn đề học đường và mẫu kế hoạch truyền thông. - Máy chiếu, máy tính để có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 55,56 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của hoạt động khởi động với nội dung bài học. b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi. c. Sản phẩm học tập: - HS trả lời được các câu hỏi dẫn vào bài. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thử thách đoán từ” - GV phổ biến luật chơi: + Bộ các từ khóa là những từ ngữ liên quan đến mạng xã hội. + Các từ ngữ được đảo lộn vị trí. + GV trình chiếu từ ngữ trên màn hình, HS giơ tay nhanh giành quyền đoán từ đúng. • (Nghiện) • (MARK ZUCKERBERG) • (Kết nối) • (Trực tuyến) • (Sống ảo) • (SMARTPHONE) • (Like) • (Văn minh) • (Tài khoản) - GV mời HS nhận diện chủ đề thông qua các từ khóa đã tìm được. - GV giới thiệu vào nội dung bài học qua gợi mở: Học sinh sử dụng mạng xã hội để phục vụ học tập, giải trí, duy trì và mở rộng mối quan hệ trong đời sống. Giao tiếp trên mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, nhưng cũng cần phải được quản lý và sử dụng một cách cân bằng để tránh những tác động tiêu cực. - GV dựa vào hoạt động của HS, nhận xét tinh thần chuẩn bị, tham gia hoạt động của HS. Dẫn dắt vào các hoạt động tiếp theo của bài. 2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thức tiến hành đề tài khảo sát a. Mục tiêu: - Tìm hiểu được thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội theo các nội dung: + Thảo luận về cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Trao đổi về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát. - GV hướng dẫn các nhóm trao đổi theo các nội dung sau: + Xác định mục đích, đối tượng khảo sát. + Xác định nội dung khảo sát. + Lựa chọn phương pháp khảo sát và xây dựng phiếu khảo sát. + Lựa chọn hình thức khảo sát. + Tiến hành khảo sát. + Xử lí, phân tích và báo cáo kết quả khảo sát. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận theo nhóm về cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày về cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội: * Giai đoạn chuẩn bị: - Xác định vấn đề khảo sát. - Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho quá trình khảo sát (nhân lực, vật lực,...). - Xây dựng kế hoạch khảo sát: + Tên đề tài khảo sát + Mục tiêu khảo sát + Đối tượng khảo sát + Thời gian, địa điểm khảo sát + Nội dung khảo sát + Các phương pháp khảo sát + Hình thức khảo sát * Giai đoạn triển khai/thực hiện kế hoạch khảo sát: - Thu thập thông tin khảo sát. - Xử lí dữ liệu thu thập được. - Nhận xét, đánh giá thực trạng. - Viết báo cáo. * Giai đoạn kết thúc: - Trình bày kết quả khảo sát. - Đưa ra các đề xuất dựa trên kết quả khảo sát. 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM (Tiết 57,58,59) Hoạt động 3.1: Thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội a. Mục tiêu: - HS thực hiện được đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội - HS được rèn luyện kĩ năng tương tác, làm việc nhóm khi phối hợp nhiệm vụ thực tế. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội thông qua các nội dung: + Lập kế hoạch thực hiện. + Thiết kế công cụ khảo sát. c. Sản phẩm - Kế hoạch của nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. Thiết kế công cụ khảo sát. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm. - GV giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm xây dựng một kế hoạch khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội của HS trong trường (hoặc một số trường lân cận) dựa vào mẫu gợi ý SGK. + Dựa vào kế hoạch khảo sát, lựa chọn và xây dựng bộ công cụ khảo sát phù hợp với kế hoạch theo gợi ý ở SGK trang 45. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để tổng hợp thông tin, xây dựng một kế hoạch khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - HS trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp, chọn lọc thành các nội dung cho kế hoạch chung của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, bản kế hoạch đã xây dựng trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung giúp nhóm bạn hoàn thiện kế hoạch (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá bản kế hoạch của từng nhóm. - HS bổ sung và hoàn thiện kế hoạch của nhóm. - GV trình chiếu mẫu kế hoạch khảo sát, HS rút kinh nghiệm, hoàn thiện kế hoạch. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Nội dung kế hoạch cần có + Nhóm thực hiện + Mục đích + Đối tượng khảo sát + Nội dung khảo sát + Phương pháp, hình thức khảo sát + Công cụ khảo sát + Thời gian, địa điểm thực hiện + Phân công thực hiện - Xác định mục đích, đối tượng khảo sát: + Mục đích: khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. + Đối tượng khảo sát: HS THCS. - Xác định nội dung khảo sát: + Mục đích giao tiếp trên mạng xã hội. + Các mạng xã hội thường sử dụng. + Thời gian giao tiếp trên mạng xã hội. + Ngôn ngữ thường sử dụng khi giao tiếp trên mạng xã hội. + Thái độ khi giao tiếp trên mạng xã hội. - Lựa chọn phương pháp khảo sát và xây dựng phiếu khảo sát + Phương pháp khảo sát: bảng hỏi, phỏng vấn,… + Các loại câu hỏi khảo sát: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết. - Lựa chọn hình thức khảo sát: + Trực tiếp. + Trực tuyến. - Tiến hành khảo sát: + Thực hiện khảo sát trên đối tượng và hình thức đã lựa chọn. + Trao đổi về mục đích và cách thực hiện phiếu khảo sát. + Giải thích về các câu hỏi,…nếu cần. * Nhiệm vụ 2: Thực hiện đề tài khảo sát và chia sẻ kết quả HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm như ở hoạt động trước. - GV giao nhiệm vụ: + Dựa vào kế hoạch khảo sát đã xây dựng, các nhóm thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. + Thời gian: 2 tuần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để tổng hợp thông tin, thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày một số lưu ý khi thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - Thực hiện kế hoạch khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát + Các nhóm tiến hành thực hiện theo kế hoạch khảo sát đã xây dựng trong 2 tuần + Viết báo cáo kết quả khảo sát + Thực hiện báo cáo kết quả khảo sát sau khi hoàn thành Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá về một số lưu ý khi thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội. - GV tổ chức cho các nhóm khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội với các lớp khối 9 theo kế hoạch đã xây dựng. HS thực hiện khảo sát ngoài thực tiễn đối với HS khối 9 của trường THCS đang học hoặc trường lân cận. Lưu ý khi khảo sát: • Chào hỏi cởi mở, thân thiện và giới thiệu về mục đích khảo sát. • Trao đổi về tính bảo mật thông tin mà các bạn chia sẻ. • Thể hiện mong muốn sự hợp tác của các bạn khi nhận và làm phiếu khảo sát. • Giải thích những câu hỏi mà các bạn chưa rõ. • Cảm ơn khi nhận lại phiếu khảo sát. Hoạt động 3.2: Thực hành xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường a. Mục tiêu: - HS xác định được những vấn đề học đường và xây dựng được kế hoạch truyền thông phù hợp. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường qua các nhiệm vụ hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm: c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Trao đổi về các vấn đề học đường hiện nay HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm đôi theo bàn, thực hiện nhiệm vụ vào phiếu học tập. - Nhiệm vụ nhóm đôi: Hãy thảo luận và xác định những vấn đề học đường mà HS có thể tham gia truyền thông trong cộng đồng. - GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi, chuẩn bị chia sẻ trước lớp. - Gợi ý: + Vấn đề học đường đó là gì? + Biểu hiện của vấn đề học đường đó ra sao? + Ảnh hưởng của vấn đề đó đến học sinh như thế nào? - HS thực hiện vào phiếu học tập của nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - Hai bạn trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp thành báo cáo chung của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số nhóm đứng tại chỗ, trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Ý kiến của nhóm sau không được trùng lặp với ý kiến của các nhóm trước đã nêu. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, bổ sung (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Những vấn đề học đường mà HS có thể tham gia truyền thông trong cộng đồng. - Bạo lực học đường - Nghiện mạng xã hội - Ứng phó với áp lực học tập. - Thiện nguyện vì cộng đồng - Bảo vệ môi trường - Giáo dục giới tính - Nghiện game - An toàn giao thông * Nhiệm vụ 2: Thảo luận để xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm hoạt động như ở hoạt động trước. - GV giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề học đường đã đưa ra ở hoạt động trước, xây dựng kế hoạch truyền thông dựa vào mẫu gợi ý SGK. - HS xây dựng kế hoạch vào bảng nhóm. - Chú ý kế hoạch phải có tính khả thi, phù hợp với hoạt động truyền thông. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để tổng hợp thông tin, xây dựng một kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về vấn đề học đường. - HS trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp, chọn lọc thành các nội dung cho kế hoạch chung của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, bản kế hoạch đã xây dựng trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung giúp nhóm bạn hoàn thiện kế hoạch (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá bản kế hoạch của từng nhóm. - HS bổ sung và hoàn thiện kế hoạch của nhóm. - GV trình chiếu mẫu kế hoạch khảo sát, HS rút kinh nghiệm, hoàn thiện kế hoạch. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Nội dung kế hoạch cần có + Nhóm thực hiện + Mục đích + Đối tượng truyền thông + Nội dung truyền thông + Phương pháp, hình thức truyền thông + Công cụ truyền thông + Thời gian, địa điểm thực hiện + Phân công thực hiện Hoạt động 3.3: Thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường qua các nhiệm vụ cụ thể: + Thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường. + Viết báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường.. c. Sản phẩm - HS khảo sát và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm như ở hoạt động trước. - GV giao nhiệm vụ: + Dựa vào kế hoạch truyền thông đã xây dựng, các nhóm thực hiện truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường về vấn đề nhóm đã lựa chọn. + Thời gian: 2 tuần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để tổng hợp thông tin, thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - Thực hiện kế hoạch + Các nhóm tiến hành thực hiện theo kế hoạch khảo sát đã xây dựng trong 2 tuần + Viết báo cáo kết quả thực hiện. + Thực hiện báo cáo kết quả sau khi hoàn thành và tiết học tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá về một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch. - GV kết luận hoạt động. HS thực hiện kế hoạch ngoài thực tiễn. 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN (Tiết 60) Báo cáo kết quả truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. Nhiệm vụ 1: Mở đầu a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau”. b. Tổ chức thực hiện * Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn khen nhau”. - GV hướng dẫn cách chơi: + HS đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa vòng trong, nửa còn lại ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc/ngang phù hợp với không gian lớp học. + Từng cặp HS quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra 2 điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/đưa ra lời khen của người đối diện. + Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là 1 phút; sau mỗi phút như vậy, GV đề nghị HS vòng ngoài đứng yên, HS vòng trong di chuyển sang trái 1 bước để gặp 1 “đối tác” mới và lại tiếp tục khen nhau. - GV có thể làm mẫu trước, quay sang khen 1 HS nào đó đứng gần. Ví dụ: “Mỗi khi em cười nhìn rất xinh”. - Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Người được khen cảm thấy thế nào? Người khen cảm thấy thế nào? * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). * Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời HS cả lớp tích cực tham gia trò chơi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). * Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. Nhiệm vụ 2: Kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. a. Mục tiêu - HS thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. - Hs chia sẻ được kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. - HS chia sẻ được cảm xúc và bài học có được sau khi thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. b. Tổ chức thực hiện * Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu các nhóm đã thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường đã xây dựng ở hoạt động 5 * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm lần lượt chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường lần lượt theo các nội dung sau: + Những việc đã thực hiện tốt + Những điều cần cải thiện + Những thuận lợi khó khăn khi thực hiện và cách khắc phục khó khăn + Điều ấn tượng nhất hoặc kỷ niệm khó quên trong quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. + Cảm xúc và điều em tâm đắc nhất hoặc thích nhất sau khi thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. (Có thể chiến dịch truyền thông này sẽ được thực hiện trong thời gian dài nên giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thực hiện 1 lần trong tuần) BÁO CÁO KẾT QUẢ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG * Kết quả tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường: - Số lượng tham gia: hơn 200 học sinh - Các hoạt động đã thực hiện: + Tuyên truyền về phòng chống bắt nạt học đường. + Thực hiện cam kết “Tôi nói không với bắt nạt học đường”. + Chia sẻ quan điểm về “Bắt nạt học đường”… - Mức độ tích cực tham gia: Rất tích cực. - Hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường: + Kết quả thu được vượt hơn mục tiêu đã đạt ra. - Bài học rút ra: + Khi làm việc nhóm muốn hiệu quả cần phải lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác nhau, từ đó đi đến thống nhất. + Khi xây dựng các kế hoạch hoạt động cho nhiều người tham gia, các nội dung cần chi tiết rõ ràng, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi người đều có công việc và có trách nhiệm cao với công việc được giao. Từ đó giúp cho hoạt động diễn ra trôi chảy và dễ dàng hơn. * Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - Giáo viên nhận xét việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường của các nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi về lợi ích của giao tiếp văn minh và an toàn trên mạng xã hội. + Ý kiến của em về những vấn đề giao tiếp trên mạng xã hội của mọi người nói chung và học sinh nói riêng + Việc giao tiếp trên mạng xã hội có thể đối mặt với những nguy cơ gì? + Giao tiếp văn minh an toàn trên mạng xã hội sẽ mang lại những lợi ích gì? - Giáo viên tổ chức cho học sinh đề xuất các biện pháp truyền thông hiệu quả trong cộng đồng về những vấn đề học đường. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo gợi ý + Điều gì có thể khiến quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường không đạt kết quả như mong muốn + Nêu các cách để thực hiện truyền thông hiệu quả trong cộng đồng về những vấn đề học đường. Giáo viên khích lệ học sinh tích cực thực hiện truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường để giúp mọi người hiểu rõ hơn về những vấn đề đang nảy sinh trong môi trường học đường hiện nay. Từ đó có thể kết nối các nguồn lực để cùng chung tay giải quyết các vấn đề này, góp phần xây dựng trường học an toàn * Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm lần lượt lên báo cáo - Các nhóm nhận xét chéo - GV nhận xét đánh giá 5. Tổng kết hoạt động, đánh giá cuối chủ đề a. Mục tiêu - HS tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân sau khi trải nghiệm các nội dung trong chủ đề. - GV có được sự phản hồi đối với mục tiêu đạt được của các HS trong lớp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện phiếu đánh giá. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS. - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, chia sẻ theo những gợi ý và thực hiện nhiệm vụ sau: + Khi trải nghiệm các hoạt động học tập trong chủ đề, em gặp phải khó khăn và thuận lợi gì? + Em hãy hoàn thành phiếu đánh giá theo các mức độ phù hợp. - Sau khi HS hoàn thành phiếu đánh giá, GV tổ chức khảo sát nhanh, tuyên dương những HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, tích cực phát biểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi mà bản thân trải nghiệm với các bạn. - HS giơ tay xung phong trả lời, chia sẻ. - GV khích lệ HS tích cực phát biểu. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời để HS tự tin. - HS cả lớp theo dõi chia sẻ của các bạn. - HS hoàn thành phiếu đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá chia sẻ của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương khen ngợi những HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Tổ chức khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay đối với những tiêu chí mà HS đều đạt được mức Tốt (hoặc Đạt) trong phiếu đánh giá, tuyên dương HS. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Những chia sẻ về thuận lợi, khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình trải nghiệm các hoạt động trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 5 Họ và tên HS: .......................................................... STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em nêu được cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. 2 Em tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. 3 Em thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. 4 Em xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. Đạt: HS đạt được mức Tốt hoặc Đạt 3 trong số 4 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được 1 tiêu chí. BẢNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Lớp:............... STT Yêu cầu cần đạt Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em nêu được cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng. 2 Em tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương. 3 Em thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. 4 Em xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 6: Gia đình yêu thương. ———»«———

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.