Danh mục
HĐTN 9-TUẦN 15:TIẾT 40,41,42: CHỦ ĐỀ 4: Sống có trách nhiệm (T4)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 08:52 10/12/2024
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1.096,9kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách tham khảo HĐTN 9
Mô tả: Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 4: SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM (Tiết 37 đến tiết 48) MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: - Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao. - Xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí trong đó tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng. TIẾT 37 - SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHIA SẺ NHỮNG TẤM GƯƠNG CÓ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CAO TRONG CÔNG VIỆC I. MỤC TIÊU: 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực chủ và tự học, biết tìm hiểu và thu thập thông tin về các tấm gương có tinh thần trách nhiệm trong công việc từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, internet). - Năng lực giao tiếp và hợp tác, biết lắng nghe, thảo luận và chia sẻ ý kiến về những người có tinh thần trách nhiệm, làm việc nhóm hiệu quả, phân công nhiệm vụ rõ ràng, hỗ trợ và tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong cách chia sẻ về những tấm gương trách nhiệm. * Năng lực riêng: - Năng lực thuyết trình, chia sẻ, giới thiệu. - Năng lực chọn lọc thông tin. - Kỹ năng đánh giá và phản biện: Học sinh biết đánh giá ý nghĩa của tấm gương về tinh thần trách nhiệm trong học tập và cuộc sống; 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Chăm chỉ - Trách nhiệm. - Trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động. - Chuẩn bị các câu hỏi để học sinh thảo luận về các tấm gương, giúp học sinh phân tích, đánh giá và rút ra bài học cho bản thân. - Bài giảng điện tử. - Video phù hợp với nội dung hoạt động. 2. Đối với HS - Nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập thông tin về một tấm gương tinh thần trách nhiệm trong học tập, cuộc sống xung quanh em. - Xây dựng dàn ý chi tiết cho bài giới thiệu về tấm gương đó. - Chuẩn bị công cụ hỗ trợ như slide thuyết trình, hình ảnh minh họa, đoạn video ngắn (nếu có) để tăng tính hấp dẫn và sinh động cho phần trình bày. - Rèn luyện kỹ năng thuyết trình: luyện tập trình bày nội dung của mình một cách lưu loát, rõ ràng và thuyết phục. - Thái độ tích cực, tiếp thu các trải nghiệm trong hoạt động. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, sôi nổi cho HS trước khi bắt đầu tiết học. - Kết nối ý nghĩa hoạt động với nội dung tiết học. b. Nội dung: - GV truyền thông cho HS câu chuyện về tấm gương có tinh thần trách nhiệm. c. Sản phẩm: - HS hiểu được ý nghĩa của tiết học. d. Tổ chức thực hiện. - GV đọc (chiếu) cho HS nghe câu chuyện một câu chuyện về tinh thần trách nhiệm. Sau giờ ngoại khóa, cả lớp vội vàng thu dọn đồ đạc, bàn ghế mang vào, ai cũng muốn nhanh để về nên hôm sau tới lớp, bàn ghế ngổn ngang và bừa bộn, những học sinh trong 2 tổ được phân công kê xếp và quét dọn quay ra đổ trách nhiệm cho nhau, cãi nhau ầm ĩ. Thầy chủ nhiệm phải đứng ra phân giải mới yên nhưng nhiều học sinh vẫn còn rất ấm ức. Thầy chủ nhiệm ra hiệu cho cả lớp im lặng và nói: “Thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện”. Ở trường Đại học Oxford nổi tiếng có nhà hát Sheldonian rất bề thế và hoành tráng do kiến trúc sư tài năng Christopher Wren (1623-1723) thiết kế. Nhiều người tin rằng, thời gian sẽ không thể làm nhà hát suy chuyển, nhưng 300 năm sau người ta phát hiện một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Đó là 20 thanh xà ngang làm bằng gỗ sồi nguyên cây trên mái vòm bắt đầu bị mục nát và cần thay thế ngay lập tức nếu không sẽ rất nguy hiểm. Những người lãnh đạo Oxford rất lo lắng vì việc thay thế 20 thanh xà ngang bằng gỗ sồi nguyên cây là việc quá sức của họ, vì gỗ sồi khi ấy vô cùng đắt đỏ. Đúng lúc họ đang đau đầu tìm cách thì người làm vườn lâu năm vào báo rằng, trong vườn cây của nhà trường có hơn 20 cây sồi lớn với kích thước đủ tiêu chuẩn để làm xà ngang thay thế. Tại sao lại có việc này? Bởi người kiến trúc sư lỗi lạc đã sớm biết điều này sẽ xảy ra nên ông đã cho trồng trong khuôn viên trường rất nhiều cây sồi, giờ đây những cây sồi này còn vượt quá tiêu chuẩn để làm xà ngang tốt. Tất cả mọi người nghe xong đều mừng rỡ và thực sự cảm phục người kiến trúc sư lỗi lạc. Sau 300 năm, mộ phần của ông giờ đã hòa vào cùng đất mẹ vậy mà trách nhiệm trong công việc của ông vẫn tồn tại đến bây giờ. Kể xong câu chuyện thầy chủ nhiệm nói: “Những con người làm việc và cống hiến với tinh thần trách nhiệm cao thì đến cả ngàn năm sau họ cũng không bao giờ bị lãng quên”. - Sau khi HS nghe xong câu chuyện, GV phát vấn: + Theo em, thầy giáo kể câu chuyện với mục đích muốn các bạn HS làm gì? + Các bạn HS nên làm gì để thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với sự việc đó?  HS trả lời theo suy nghĩ và cảm nhận của bản thân. - GV nhận xét câu trả lời, dẫn dắt, định hướng vào hoạt động tiếp theo: Sống có trách nhiệm là việc mỗi cá nhân sống có ý thức, sống tốt đẹp, dám chịu trách nhiệm với những việc mình đã làm, dám đối diện với những lỗi lầm mình gây ra. Vậy chúng ta phải thực hiện tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống như thế nào để trở thành người sống có trách nhiệm. 2. Chia sẻ những tấm gương có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc a. Mục tiêu - Cung cấp các ví dụ cụ thể về những người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có thể là các nhân vật lịch sử, các nhà lãnh đạo, hoặc những người trong cộng đồng giúp học sinh nhận thức rõ hơn về cách thể hiện tinh thần trách nhiệm và ý nghĩa trong đời sống. - Nhận diện cụ thể hơn về đặc điểm của người có tinh thần trách nhiệm, như là sự trung thực, kỷ luật, sự chăm chỉ, và khả năng làm việc nhóm. - HS chia sẻ được về những tấm gương về tinh thần trách nhiệm, kết nối hiểu biết với bạn bè. b. Nội dung - HS giới thiệu chia sẻ theo nhóm, hoặc cá nhân. c. Sản phẩm - Tấm gương về tinh thần trách nhiệm mà HS sưu tầm được. d. Tổ chức thực hiện * GV nhắc lại nhiệm vụ HS cần chuẩn bị trước buổi học - Tìm kiếm một tấm gương về tinh thần trách nhiệm: Học sinh chuẩn bị một ví dụ về người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đây có thể là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, trong cộng đồng, hoặc thậm chí là người thân quen của học sinh. Học sinh sẽ chia sẻ về người này và lý do tại sao họ được xem là có tinh thần trách nhiệm cao. * GV chuyển giao nhiệm vụ tiếp theo ở tiết học này. - GV nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động + Mục đích: HS có cơ hội tìm hiểu về những tấm gương tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống, nhất là đối với lứa tuổi HS. Qua đó bản thân có sự định hướng cho bản thân mình. + Yêu cầu: Thể hiện được sự hiểu biết về người có tinh thần trách nhiệm. - Lần lượt từng HS được phân công lên giới thiệu tấm gương mình đã sưu tầm theo lời giới thiệu của MC. - Những HS khác lắng nghe để nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có) và rút ra những điều học hỏi được. - GV chỉ định hoặc khích lệ HS xung phong nêu những điều học hỏi được và cảm nhận của bản thân sau khi nghe các bạn giới thiệu về những tấm gương. - HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. 3. Kết luận, vận dụng thực tiễn. - GV nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong công việc và cuộc sống. Một người có tinh thần trách nhiệm không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực trong công việc, tạo dựng niềm tin và sự tôn trọng từ mọi người. - Nhắc lại thông điệp tích cực từ những tấm gương về tinh thần trách nhiệm mà học sinh đã chia sẻ trong tiết học. Nêu bật những điểm mạnh của những người này và những bài học rút ra từ những câu chuyện đó. - Khuyến khích học sinh tự đánh giá và phát triển tinh thần trách nhiệm của bản thân trong học tập và công việc. Gợi ý cách để thực hành tinh thần trách nhiệm qua các hành động nhỏ hàng ngày, rèn luyện tốt trong cuộc sống. - Dặn dò HS tiếp tục rèn luyện và trau dồi phẩm chất này, vì tinh thần trách nhiệm sẽ góp phần quyết định đến sự thành công trong tương lai. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. ———»«——— TIẾT 38 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG VIỆC I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Thích ứng với cuộc sống qua các hoạt động thể hiện tính trách nhiệm của bản thân với nhiệm vụ được giao, với các hoạt động chung và mọi người. - Tự chủ trong các nhiệm vụ của bản thân, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử. Tự học và hoàn thành các nội dung yêu cầu trong chủ đề. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ học tập của chủ đề. - Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống giao tiếp một cách sáng tạo, tích cực. - Rèn luyện và phát triển năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động thông qua việc thực hiện có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Chủ động thực hiện đầy đủ những yêu cầu học tập. - Trung thực: + Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm. + Nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Video câu chuyện về tinh thần trách nhiệm. - Sưu tầm tình huống liên quan đến chủ đề. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. - Ghi nhớ để việc làm của bản thân thể hiện có trách nhiệm với công việc được giao để chia sẻ cùng các bạn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo bầu không khí vui vẻ, hứng thú tìm hiểu chủ đề mới. - Kết nối ý nghĩa hoạt động với phần nội dung bài học. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Truyền tin”. c. Sản phẩm - Thái độ và ý nghĩa HS nhận được sau trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thành lập 3 đội chơi, mỗi đội khoảng 8 – 10 người. - Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò khoảng 0,5 – 1 m. Mỗi đội cử một người đầu tiên của hàng lên nhận lệnh từ quản trò. Quản trò đưa cho mỗi người nhận lệnh một tờ giấy trong đó ghi một trách nhiệm HS được giao. Người nhận lệnh mỗi đội có 5 giây để ghi nhớ cụm từ trong giấy rồi trả lại quản trò. - Sau 5 giây, người nhận lệnh mỗi đội sẽ trở về đầu hàng để chuẩn bị truyền tin. Khi có hiệu lệnh “Truyền tin” của quản trò, người nhận lệnh mỗi đội nhanh chóng nói nhỏ thông tin vào tai của người chơi thứ 2 của đội mình. Người chơi thứ 2 tiếp nhận thông tin và truyền tin tiếp theo tới người thứ ba. Cứ như vậy cho đến người cuối cùng. - Sau khi người cuối cùng tiếp nhận thông tin, người này nhanh chóng chạy về phía quản trò và truyền lại thông tin mà mình nhận được. Khi đó, quản trò cũng đồng thời công khai tờ giấy của đội tương ứng. Đội giành chiến thắng của trò chơi là đội truyền tin tới quản trò nhanh nhất và chính xác nhất. * Luật chơi: + Không được để lộ thông tin khi truyền tin. Trong quá trình truyền tin, nếu đội nào nghe được thông tin truyền tin của đội khác (vì nói quá to) và báo với quản trò thì đội bị lộ thông tin bị xử thua. + Không được truyền tắt qua người chơi. Nếu truyền tắt cũng bị xử thua. - HS các đội tham gia trò chơi. Các bạn trong lớp cổ vũ cho các đội chơi. - GV tổ chức cho HS nêu cảm nhận và những điều rút ra được sau khi tham gia trò chơi. - GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới. - GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới. - GV định hướng nội dung chủ đề 3 giúp chúng ta trải nghiệm về những nội dung sau: • Tìm hiểu các biểu hiện trách nhiệm trong công việc. • Tự đánh giá tinh thần trách nhiệm của bản thân. • Thực hành các hành động thể hiện tính trách nhiệm. • Rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong công việc. • Tìm hiểu về ngân sách cá nhân và ý nghĩa của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. • Tìm hiểu cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. • Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân. • Tự đánh giá bản thân và các bạn sau khi hoàn thiện chủ đề. - GV dựa vào hoạt động của HS, nhận xét tinh thần chuẩn bị, tham gia hoạt động của HS. Dẫn dắt vào các hoạt động tiếp theo của bài. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM 2.1. Hoạt động 1: Nhận biết các biểu hiện trách nhiệm trong công việc * Xác định những biểu hiện có trách nhiệm và chưa có trách nhiệm trong công việc. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS xác định được những biểu hiện có trách nhiệm và chưa có trách nhiệm trong công việc. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS nhận biết được các biểu hiện trách nhiệm trong công việc qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của các nhóm HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm. - GV phát cho mỗi nhóm 2 bảng giơ thẻ (hình dấu tick xanh, và chữ X đỏ). - GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động khảo sát trực tiếp. GV trình chiếu, và đọc các việc làm, việc làm nào nào HS cho là biểu hiện có trách nhiệm thì giơ thẻ có dấu tick xanh. Hành vi nào là chưa có trách nhiệm trong công việc và không nên thực hiện, HS giơ thẻ có chữ X màu đỏ. (GV có thể dừng ở một số phát biểu, phỏng vấn nhanh HS vì sao lại không nên/hoặc nên thực hiện hành vi đó.) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ, nghiêm túc tham gia khảo sát và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của GV. - GV quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS tập trung, phân tích câu khảo sát, thảo luận giơ thẻ phù hợp. - GV xác nhận kết quả giơ thẻ của các nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần hoạt động của các nhóm. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra những lựa chọn phù hợp với khảo sát. - GV trình chiếu sản phẩm, cùng HS phân tích, tổng hợp và chuyển giao kiến thức của các nội dung của hoạt động. - GV kết luận hoạt động, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Nội dung bộ khảo sát và dự kiến kết quả giơ thẻ của HS - Các biểu hiện có trách nhiệm: + Sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công; + Khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc, đúng thời hạn; + Thuyết phục, động viên, hỗ trợ người khác hoàn thành tốt/ công việc; + ... - Các biểu hiện chưa có trách nhiệm: + Đùn đẩy, ỷ lại khi được giao nhiệm vụ; + Đổ lỗi cho các thành viên khác khi sản phẩm của nhóm chưa tốt; + Không hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung; + Không quan tâm đến tiến độ và chất lượng công việc; * Để thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao, chúng ta cần: + Nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với nhiệm vụ được giao. + Lập kế hoạch cho mọi việc thật rõ ràng và cụ thể để chủ động trong việc thực hiện công việc. + Tập trung suy nghĩ cách thực hiện và cố gắng thực hiện để hoàn thành công việc được giao. + Dự kiến những khó khăn có thể gặp phải và tìm cách vượt qua khó khăn để thực hiện nhiệm vụ được giao. + Đã nhận làm việc gì thì phải kiên trì, cố gắng để hoàn thành đúng thời hạn và hoàn thành một cách tốt nhất. + Tự giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc. + Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm ngay cả khi đã hoàn thành. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG * Trao đổi về những khó khăn và cách khắc phục khó khăn để thực hiện có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao. a. Mục tiêu: - Nêu được những khó khăn và cách khắc phục khó khăn để thực hiện có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS nhận biết được các biểu hiện trách nhiệm trong công việc qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của các nhóm HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ vào phiếu học tập 2 nội dung chính sau: + Kể tên các nhiệm vụ em đã được giao. + Chia sẻ những khó khăn em gặp phải khi thực hiện nhiệm vụ và những việc em đã làm để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - GV yêu cầu HS suy nghĩ với thực tế bản thân và thể hiện vào phiếu học tập cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập cá nhân và chia sẻ trước lớp. - HS khác lắng nghe bạn chia sẻ, nhận xét, góp ý thêm cho bạn những việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân. - GV lắng nghe, quan sát hoạt động của HS, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời một số HS chia sẻ kết quả phiếu học tập của bản thân và chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. - GV chú ý mời HS chia sẻ một số tình huống cụ thể. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kết quả phiếu học tập, chia sẻ của HS. - GV tổng hợp các ý kiến, khen ngợi HS đã tự đánh giá được những việc em đã làm để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. bằng nhiều cách khác nhau trong thực tiễn cuộc sống. + Khi gặp khó khăn về năng lực thực hiện nhiệm vụ thì nên trao đổi trong nhóm, tìm hiểu xem nhiệm vụ đó cần phải thực hiện những việc gì? Trình tự công việc ra sao? Người nào giỏi việc đó? Sau đó phân công hoặc tìm kiếm người giỏi việc đó để hỗ trợ, góp ý cho mình. + Khi gặp khó khăn về thời gian thực hiện nhiệm vụ thì cần tìm hiểu việc thực hiện nhiệm vụ được giao mất bao nhiêu thời gian, sau đó sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên để theo đó thực hiện hoặc tìm các phương án giải quyết công việc, tìm kiếm các công cụ hỗ trợ hoặc tìm người hỗ trợ để tăng tốc độ hoàn thành nhiệm vụ. + Khi gặp khó khăn về phương tiện thực hiện nhiệm vụ thì có thể thông báo, chia sẻ về việc thiếu phương tiện thực hiện nhiệm vụ; có kế hoạch chuyển phương án khác hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ (mượn, thuê) để hoàn thành công việc. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Phiếu học tập của HS (Phụ lục) - Chia sẻ cá nhân HS. HS lớp 9 thường được giao các nhiệm vụ: + Ở gia đình: chuẩn bị bữa cơm, dọn dẹp nhà, gấp quần áo, tham gia lao động....; + Ở trường, lớp: trực nhật, lao động, tham gia văn nghệ, hoàn thành bài tập nhóm, làm bài tập về nhà, giúp đỡ bạn gặp khó khăn,.. + Ở cộng đồng, xã hội: tuyên truyền bảo vệ môi trường, thực hiện an toàn giao thông, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên,... Khi thực hiện các nhiệm vụ này, HS có thể gặp các khó khăn và có thể khắc phục bằng cách: - Nhiệm vụ không phù hợp hoặc vượt quá khả năng của bản thân: + Tìm hiểu kĩ nhiệm vụ được giao và xác định việc mình có thể làm. + Đề nghị được phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân. + Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. - Không đủ thời gian thực hiện + Sắp xếp lại thời gian biểu, kế hoạch hoạt động. + Tập trung làm những việc quan trọng, cần được ưu tiên trước. - Các thành viên khác chưa hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ chung + Chủ động kết nối, trao đổi thông tin, tiến độ công việc với các thành viên khác. + Sẵn sàng hỗ trợ mọi người thực hiện công việc mà mình có khả năng làm tốt. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên:....................................................... Những nhiệm vụ em được giao Những khó khăn em gặp phải (nếu có) Những việc em đã làm để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao Ở gia đình Ở trường Ngoài cộng đồng 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Thực hiện có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. a. Mục tiêu: - HS rèn luyện được kĩ năng thực hiện có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong cuộc sống hàng ngày. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS rèn luyện kĩ năng có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao qua các hoạt động thực tế thực hiện sau giờ học, vận dụng thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động vận dụng thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, thực hiện sau giờ học, trong thực tiễn cuộc sống những hoạt động cụ thể sau: + Thực hiện kế hoạch đã xây dựng để thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. + Yêu cầu HS ghi lại kết quả thực hiện kế hoạch vào SBT để chia sẻ với các bạn, thầy cô. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. - HS thực hiện các nhiệm vụ được giao và ghi kết quả rèn luyện vào SBT. - Ghi chép lại kết quả thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS báo cáo kết quả vận dụng, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục khi thực hiện hoạt động. - Cả lớp lắng nghe và đưa ý kiến góp ý (nếu có). - GV nhận xét về kết quả vận dụng của từng HS. - Tuyên dương những HS đã vận dụng tốt trong thực tiễn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS phân tích, nhận xét, đánh giá, định hướng thêm nội dung phù hợp cho HS. - GV cùng cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS và tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Những vận dụng của HS vào thực tiễn cuộc sống. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của HS. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— TIẾT 39 - SINH HOẠT LỚP CHIA SẺ VỀ NHỮNG HÀNH VI ỨNG XỬ CÓ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BẠN TRONG LỚP I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Tự học và tự chủ tìm hiểu được về những hành vi ứng xử có trách nhiệm của các bạn trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn để thực hiện những nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, phù hợp, khả thi, lắng nghe ý kiến của người khác và thể hiện ý kiến cá nhân một cách tôn trọng, tích cực. - Sáng tạo trong chia sẻ, giới thiệu câu chuyện về tinh thần trách nhiệm. * Năng lực riêng: - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực tự nhận thức và điều chỉnh hành vi, hiểu rõ các hành vi ứng xử có trách nhiệm trong môi trường lớp học, tự đánh giá hành vi của bản thân và điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường chung. 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Trách nhiệm - Trung thực II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Video phù hợp để mở đầu tiết học. - Dẫn chứng về tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong học tập và các nhiệm vụ chung. - Tạo ra bầu không khí an toàn và thoải mái để học sinh cảm thấy tự tin khi chia sẻ ý kiến và trải nghiệm cá nhân. - Máy tính, máy chiếu. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV. 2. Đối với HS - Tìm hiểu hoặc quan sát các hành vi ứng xử có trách nhiệm của bạn bè để chia sẻ lại cảm nhận của bản thân. - Chuẩn bị một vài ví dụ về tình huống mình đã gặp hoặc quan sát trong lớp học. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG. 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu - Giúp Hs tò mò, hứng thú về chủ đề sẽ trao đổi. - Bắt đầu giờ học một cách vui vẻ, sôi nổi b. Nội dung - GV trình chiếu video. c. Sản phẩm - HS trả lời được các câu hỏi sau khi theo dõi video. d. Tổ chức thực hiện - GV chiếu cho HS xem video “Bài học về tính trách nhiệm” có nội dung về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. + HS chú ý lắng nghe, theo dõi video. - Sau khi kết thúc video, GV phát vấn: + Nhân vật An trong video đã thể hiện trách nhiệm như thế nào?  Quan tâm tới mọi người trong gia đình và giúp đỡ người lớn tuổi qua đường. + Em có đồng tình với những việc làm của bạn An hay không? - HS trả lời theo cảm nhận và suy nghĩ của bản thân. - GV kết luận, dẫn dắt vào nội dung sinh hoạt của chủ đề. 2. Chia sẻ về những hành vi ứng xử có trách nhiệm của các bạn trong lớp a. Mục tiêu - HS biết được những hành vi ứng xử có trách nhiệm của các bạn trong lớp và chia sẻ lại. - GV nhận diện được hành động HS xác định đúng là các hành vi ứng xử có trách nhiệm. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS chia sẻ thông qua trò chơi “Tung bóng tuyết”. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV tổ chức trò chơi “Tung bóng tuyết” - GV vo tròn 2 tờ giấy A4 tạo thành một quả bóng tuyết. - GV tung quả bóng tuyết về phía HS. Nếu rơi trúng HS nào thì HS đó sẽ đứng lên chia sẻ trước lớp. - Khi HS nhận được quả bóng tuyết, HS sẽ lựa chọn chia sẻ một trong các nội dung định hướng sau: + Em hãy chia sẻ về những hành vi ứng xử có trách nhiệm của các bạn trong lớp (Cụ thể những hành vi ứng xử vào tình huống nào đó). - GV khích lệ, tương tác trong suốt quá trình học sinh chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV đánh giá, định hướng về những điều HS chia sẻ. - HS cả lớp lắng nghe. - Sau khi HS trả lời, chia sẻ xong sẽ được quyền tung bóng tuyết về phía những HS khác để trò chơi được tiếp diễn. - Việc tung bóng tuyết sẽ dừng lại khi đã có khá nhiều HS được chia sẻ về những hành vi ứng xử có trách nhiệm của các bạn trong lớp Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, sẵn sàng trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp. - GV khích lệ, tương tác với HS trong suốt quá trình trả lời, chia sẻ để HS tự tin hơn. - GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe tích cực khi các bạn chia sẻ để học tập hoặc trao đổi kinh nghiệm. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá tinh thần tham gia các hoạt động, nhiệm vụ học tập của HS. - GV khen ngợi những HS đã thực hiện hoạt động vận dụng đạt kết quả tốt. - Động viên những HS khác học tập những điều bạn mình đã làm được. - GV kết luận hoạt động, tổ chức cho HS thực hiện phiếu khảo sát (phụ lục). - Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của HS. Khen ngợi, động viên, khích lệ những HS thực hiện tốt hoạt động vận dụng. * Sản phẩm của hoạt động - HS chia sẻ theo cảm nhận của bản thân. - HS rút ra kinh nghiệm và chia sẻ trải nghiệm thực tế của bản thân với các bạn. - HS chia sẻ được những việc làm mà các bạn trong lớp đã thực hiện để thể hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó bản thân có được ý thức thực hiện tinh thần trách nhiệm tốt hơn. 3. Tổng kết hoạt động a. Mục tiêu - GV nhận xét được tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động. - HS chia sẻ được cảm xúc của bản thân sau hoạt động. b. Nội dung - GV nhận xét buổi học. - HS phản hồi kết quả vận dụng của bản thân. c. Sản phẩm - Kết luận của GV. d. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét chung về tiết SHL. - Biểu dương khen ngợi những HS tích cực. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo. ———»«——— TIẾT 40 - SINH HOẠT DƯỚI CỜ THUYẾT TRÌNH VỀ CHỦ ĐỀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM I. MỤC TIÊU: 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Tự học và tự chủ: HS tự tìm hiểu, chuẩn bị nội dung thuyết trình và có khả năng điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với khung thời gian và yêu cầu của bài thuyết trình. - Giao tiếp và hợp tác: HS biết sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và biểu cảm trong khi thuyết trình; các em biết lắng nghe, phản hồi các câu hỏi từ giáo viên và bạn bè. HS phối hợp tốt với bạn bè (trong trường hợp thuyết trình theo nhóm), biết phân công nhiệm vụ và hoàn thành công việc theo kế hoạch đã đề ra. - Giải quyết vấn đề và thể hiện sự sáng tạo trong quá trình xây dựng bài thuyết trình. * Năng lực riêng: - Năng lực thuyết trình: Học sinh có khả năng trình bày một cách rõ ràng, thuyết phục về tinh thần trách nhiệm với các ý tưởng được sắp xếp hợp lý và lôgic. Các em thể hiện sự tự tin, kiểm soát giọng nói, ngôn ngữ cơ thể và tương tác với khán giả. - Năng lực tìm hiểu, nghiên cứu chủ đề: Học sinh biết cách tìm kiếm thông tin, chọn lọc và tổ chức thông tin về tinh thần trách nhiệm, từ đó xây dựng một nội dung thuyết trình đầy đủ và có tính thuyết phục. - Kỹ năng đánh giá và phản biện: Học sinh biết đánh giá vai trò của tinh thần trách nhiệm trong học tập và cuộc sống; đưa ra những ví dụ cụ thể và lý giải vì sao cần có tinh thần trách nhiệm. - Ý thức đạo đức và trách nhiệm cá nhân: Qua phần trình bày, học sinh thể hiện nhận thức sâu sắc về vai trò của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống cá nhân, học tập và các mối quan hệ xã hội. 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Chăm chỉ - Trách nhiệm. - Trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động. - Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể cho bài thuyết trình để học sinh hiểu rõ cách thức trình bày và các yếu tố cần thể hiện. 2. Đối với HS - Nghiên cứu, tìm hiểu và thu thập thông tin về tinh thần trách nhiệm trong học tập, cuộc sống, và các mối quan hệ xã hội. - Xây dựng dàn ý chi tiết cho bài thuyết trình với các phần: mở đầu (giới thiệu chủ đề), nội dung chính (khái niệm tinh thần trách nhiệm, ý nghĩa và ví dụ minh họa), kết luận (bài học và liên hệ thực tế). - Chuẩn bị công cụ hỗ trợ như slide thuyết trình, hình ảnh minh họa, đoạn video ngắn (nếu có) để tăng tính hấp dẫn và sinh động cho phần trình bày. - Rèn luyện kỹ năng thuyết trình: luyện tập trình bày nội dung của mình một cách lưu loát, rõ ràng và thuyết phục. - Thái độ tích cực, tiếp thu các trải nghiệm trong hoạt động. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo sự thoải mái cho HS trước giờ học. - Kết nối với ý nghĩa của bài. b. Nội dung - GV cho HS tham gia trò chơi “Ai nhanh ai đúng?” c. Sản phẩm - HS tích cực tham gia trò chơi. * Bộ câu hỏi và đáp án trong trò chơi: Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện trách nhiệm với bản thân? A. Ăn uống tùy thích không quan tâm dinh dưỡng B. Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập C. Luôn suy nghĩ theo hướng tiêu cực, bi quan D. Không tuân thủ theo thời gian biểu đã lập ra Câu 2: Điều nào sau đây là biểu hiện của người thiếu trách nhiệm trong nhiệm vụ chung? A. Tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao B. Hoàn thành công việc đúng thời gian quy định C. Hỗ trợ người khác hoàn thành nhiệm vụ chung D. Đưa ra lý do để từ chối, trốn tránh công việc Câu 3: Bạn nào sau đây có trách nhiệm với hoạt động chung? A. Duy không mang dụng cụ lao động như đã phân công B. Hoa tham gia đầy đủ các buổi tập dân vũ của lớp C. My không đưa ra ý kiến trong các buổi thảo luận D. Thúy tự ý vắng mặt trong buổi họp nhóm thuyết trình Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện thiếu trách nhiệm với tập thể lớp? A. Thường xuyên vi phạm nội quy của lớp, nhà trường B. Tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào C. Giữ vệ sinh chung D. Hợp tác với thầy cô và các bạn Câu 5: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của em với nhà trường? A. Bình luận xuyên tạc, đưa thông tin sai về nhà trường trên mạng xã hội B. Từ chối tham gia các cuộc thi dù bản thân có khả năng C. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng và phát huy truyền thống nhà trường D. Thực hiện các hành vi bắt nạt học đường d. Tổ chức thực hiện - GV giới thiệu luật của trò chơi: + GV đọc các câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn. + HS giơ tay nhanh giành quyền trả lời. - GV phân tích định hướng thêm về các câu trả lời. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Trách nhiệm là phẩm chất mà mỗi chúng ta cần có, không chỉ để hoàn thành công việc mà còn để xây dựng niềm tin và sự tôn trọng từ người khác. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận và thuyết trình về chủ đề này. Các em sẽ có cơ hội trình bày quan điểm của mình, chia sẻ những câu chuyện và tình huống thực tế về tinh thần trách nhiệm – một phẩm chất không thể thiếu giúp các em trưởng thành và thành công trong mọi lĩnh vực." 2. Thuyết trình về chủ đề tinh thần trách nhiệm a. Mục tiêu - Học sinh hiểu và nắm vững khái niệm “tinh thần trách nhiệm,” nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong học tập, công việc và cuộc sống cá nhân. - Học sinh biết phân tích và trình bày các biểu hiện cụ thể của tinh thần trách nhiệm trong nhiều tình huống khác nhau. - Học sinh có thể liên hệ tinh thần trách nhiệm với các tình huống thực tế của bản thân và nhận thức được những hậu quả của việc thiếu trách nhiệm. - Học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình: biết cách tổ chức, sắp xếp ý tưởng rõ ràng, mạch lạc; tự tin trình bày và làm chủ nội dung trước lớp.. b. Nội dung - HS thuyết trình theo nhóm, hoặc cá nhân. c. Sản phẩm - Bài thuyết trình của HS. d. Tổ chức thực hiện * GV nhắc lại nhiệm vụ HS cần chuẩn bị trước buổi học - Học sinh tự tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống, học tập và công việc. Tìm các ví dụ cụ thể về tinh thần trách nhiệm từ cuộc sống hàng ngày, qua sách báo, internet hoặc trải nghiệm cá nhân. Có thể là những câu chuyện, tình huống cụ thể, hoặc từ chính trải nghiệm của bản thân các em. - Xây dựng dàn ý chi tiết cho bài thuyết trình theo cấu trúc cơ bản: mở đầu (giới thiệu về chủ đề), nội dung chính (khái niệm, biểu hiện, và ví dụ về tinh thần trách nhiệm), kết luận (tóm tắt và liên hệ thực tế). - HS đăng kí thuyết trình theo nhóm hoặc cá nhân. Nếu thuyết trình theo nhóm, các thành viên trong nhóm cần phân chia nhiệm vụ. - Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc nhận xét liên quan đến chủ đề để thảo luận sau phần thuyết trình, nhằm tăng cường khả năng phản biện và đóng góp ý kiến. Một số nội dung tham khảo để viết và trình bày bài thuyết trình: 1) Nhiệm vụ của HS Điều 34 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của HS như sau: + Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. + Kính trọng cha mẹ, cán bộ GV, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước. + Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. + Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp học, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. + Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 2) Những biểu hiện của người có trách nhiệm + Biết coi trọng thời gian. + Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được. Lập kế hoạch cho mọi việc. + Biết cách tập trung để có thể hoàn thành công việc tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. + Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác. + Không than thở và không viện cớ. + Không ngần ngại thừa nhận lỗi lầm của mình và coi đó là bài học đáng quý. * GV chuyển giao nhiệm vụ tiếp theo ở tiết học này. - GV nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động + Mục đích: HS có cơ hội thể hiện quan điểm về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống, nhất là đối với lứa tuổi HS. + Yêu cầu: Thể hiện được quan điểm về tinh thần trách nhiệm. - Lần lượt từng HS được phân công lên trình bày bài thuyết trình của mình/nhóm theo lời giới thiệu của MC. - Những HS khác lắng nghe các bài thuyết trình để nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có) và rút ra những điều học hỏi được. - GV chỉ định hoặc khích lệ HS xung phong nêu những điều học hỏi được và cảm nhận của bản thân sau khi nghe các bạn thực hiện bài thuyết trình. - HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV công bố tiêu chí đánh giá và chấm điểm cho các bài thuyết trình. - Tặng phần thưởng khích lệ cho tiết mục xuất sắc. * Phụ lục: Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình TT Tiêu chí đánh giá Đạt Không đạt 1 Đúng chủ đề “Tinh thần trách nhiệm,” giải thích rõ ràng khái niệm, ý nghĩa và các biểu hiện cụ thể. 2 Ví dụ minh họa thực tế, sinh động và có liên hệ với các tình huống quen thuộc trong học tập hoặc cuộc sống. 3 Các ý tưởng được sắp xếp có trình tự, dễ hiểu, dẫn dắt hợp lý từ mở đầu đến kết thúc. 4 Thuyết trình tự tin, lưu loát, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, lôi cuốn 5 Tương tác với khán giả bằng mắt, biết điều chỉnh giọng nói và nhấn mạnh các ý quan trọng để thu hút sự chú ý. Nếu có câu hỏi từ bạn bè hoặc giáo viên, học sinh có thể trả lời tự tin và thuyết phục. 6 Có sử dụng công cụ hỗ trợ, hợp tác tốt với các bạn. 3. Kết luận, vận dụng thực tiễn. - GV tóm tắt ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm là phẩm chất quan trọng giúp mỗi người hoàn thành tốt công việc của mình, xây dựng niềm tin và sự tôn trọng từ người khác, và góp phần tạo nên một môi trường học tập và làm việc tích cực, bền vững. - Dặn dò HS vận dụng trong thực tiễn + Trong học tập: Học sinh có thể bắt đầu bằng việc tuân thủ giờ giấc, hoàn thành bài tập đúng hạn, tự giác học tập và tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm. + Trong gia đình: Mỗi học sinh có thể đảm nhận những công việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi như dọn dẹp phòng, giúp đỡ việc nhà, chăm sóc cây cảnh, hoặc quan tâm đến người thân. + Trong cộng đồng: Học sinh có thể tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện, bảo vệ môi trường như dọn rác, tiết kiệm điện, nước, hoặc tham gia các phong trào thanh niên tại địa phương. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. ——»«—— TIẾT 41 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG VIỆC (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Thích ứng với cuộc sống qua các hoạt động thể hiện tính trách nhiệm của bản thân với nhiệm vụ được giao, với các hoạt động chung và mọi người. - Tự chủ trong các nhiệm vụ của bản thân, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử. Tự học và hoàn thành các nội dung yêu cầu trong chủ đề. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ học tập của chủ đề. - Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong các tình huống giao tiếp một cách sáng tạo, tích cực. - Rèn luyện và phát triển năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động thông qua việc thực hiện có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Chủ động thực hiện đầy đủ những yêu cầu học tập. - Trung thực: + Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm. + Nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Video câu chuyện về tinh thần trách nhiệm. - Sưu tầm tình huống liên quan đến chủ đề. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. - Ghi nhớ để việc làm của bản thân thể hiện có trách nhiệm với công việc được giao để chia sẻ cùng các bạn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - HS tham gia trò chơi. c. Sản phẩm - HS ghép được bộ phát biểu đúng. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Ghép chữ”. - Luật chơi: + GV mời hai nhóm chơi, mỗi nhóm 5 bạn lên sân khấu, mỗi nhóm được phát một bộ thẻ gồm các chữ được cắt rời từ các thông điệp về tinh thần trách nhiệm. + Trong thời gian quy định, mỗi nhóm dựa vào các chữ được cắt rời, ghép vào thành các thông điệp mang ý nghĩa về cổ vũ tinh thần trách nhiệm. + Mời hai đội đọc to những thông điệp ghép được. + Đội nào ghép được thông điệp nhiều hơn, đúng ý nghĩa sẽ giành chiến thắng. - Hs lắp ghép được các thông điệp: 1. "Trách nhiệm bắt đầu từ những điều nhỏ bé" 2. "Trách nhiệm là hoàn thành tốt nhất phần việc của mình" 3. "Trách nhiệm là dám nhận lỗi và học hỏi từ sai lầm" 4. "Trách nhiệm không phải là gánh nặng mà là cơ hội để trưởng thành" 5. "Trách nhiệm là biết nghĩ đến người khác, không chỉ riêng mình" - GV phát vấn HS: + Qua trò chơi, bạn rút ra bài học gì? + Những thông điệp trên mang ý nghĩa gì? - HS trả lời theo cảm nhận bản thân. - GV nhận xét, đánh giá, kết luận hoạt động. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS thực hành được cách làm việc có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong các tình huống thực tế. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thực hành được cách làm việc có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong các tình huống thực tế. + Đóng vai nhân vật trong các tình huống. c. Sản phẩm - HS thực hành cách làm việc có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nhiệm vụ chung cho các nhóm: Hãy thảo luận và đưa ra những cách thực hiện có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao khi gặp khó khăn trong các trường hợp theo sự phân công sau: • Nhóm 1,2 – Tình huống 1: H là nhóm trưởng nhưng thường ít phân công công việc cho các bạn trong nhóm và nhận hết nhiệm vụ vì cho rằng làm vậy đỡ mất công tổng hợp. • Nhóm 3,4 – Tình huống 2: Khi được giao thực hiện các công việc chung của lớp, T nhận thấy nhiệm vụ chưa phù hợp với bản thân • Nhóm 5,6 – Tình huống 3: P được giao khá nhiều nhiệm vụ học tập trong tuần này. Trong khi đó, P vẫn còn dự án học tập chưa hoàn thành. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Từng nhóm thảo luận đưa ra những cách thực hiện có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao sau đó vận dụng vào các trường hợp được giao. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. - HS trình bày ý kiến tán thành hay phản đối, đưa ra lí do phản đối cách ứng xử đã đề xuất. HS bổ sung thêm những cách thể hiện tinh thân trách nhiệm khác phù hợp hơn và giải thích lí do. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo phân tích trường hợp của từng nhóm, những ý kiến thảo luận của HS. GV nhận xét, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và kết luận: Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, có thể gặp một số khó khăn. Là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cần tìm cách khắc phục hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ đúng yêu cầu, đúng thời hạn. - GV nhận xét kết quả thực hành của các nhóm và kết luận, trình chiếu sản phẩm hoạt động. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Tình huống 1 H nên thể hiện có trách nhiệm bằng cách: + Phân công công việc cần làm và phân chia nhiệm vụ một cách hợp lý cho các thành viên trong nhóm. + Theo dõi tiến độ làm việc của các thành viên, hỗ trợ khi cần thiết, và tạo điều kiện để các bạn phát huy khả năng. + Thu thập, tổng hợp và chỉnh sửa các phần công việc của từng thành viên để hoàn thành nhiệm vụ chung một cách hiệu quả. - Tình huống 2 T nên thể hiện có trách nhiệm bằng cách: + Trao đổi với người giao nhiệm vụ về những khó khăn và lý do nhiệm vụ chưa phù hợp, đề xuất những công việc khác mà mình có thể làm tốt hơn. + Học hỏi thêm kỹ năng mới và hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất có thể. - Tình huống 3 P nên thể hiện có trách nhiệm bằng cách: + Sắp xếp lại công việc, ưu tiên hoàn thành công việc cần thực hiện trước, cố gắng hoàn thành tốt nhất và nhanh nhất các nhiệm vụ học tập. + Tận dụng thời gian và có thể nhờ đến sự hỗ trợ của những người bạn mà mình tin tưởng. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG – THỰC HÀNH Hoạt động 3: Rèn luyện thực hiện có trách nhiệm nhiệm vụ được giao a. Mục tiêu: - HS tự rèn luyện khả năng thực hiện có trách nhiệm nhiệm vụ được giao trong thực tiễn cuộc sống và chia sẻ kết quả. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS rèn luyện khả năng thực hiện có trách nhiệm nhiệm vụ được giao qua các hoạt động thực tế thực hiện sau giờ học, vận dụng thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động vận dụng thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, thực hiện sau giờ học, trong thực tiễn cuộc sống những hoạt động cụ thể sau để rèn luyện khả năng thực hiện có trách nhiệm nhiệm vụ được giao: + Sẵn sàng nhận nhiệm vụ + Tìm hiểu về nhiệm vụ + Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ + Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch + So sánh kết quả đạt được với mục tiêu. - HS ghi chép, lưu giữ kết quả rèn luyện và ghi lại cảm xúc của bản thân khi rèn luyện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. - HS thực hiện các nhiệm vụ được giao và ghi kết quả rèn luyện vào SBT. - Ghi chép lại kết quả thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS báo cáo kết quả vận dụng, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục khi thực hiện hoạt động. - Cả lớp lắng nghe và đưa ý kiến góp ý (nếu có). - GV nhận xét về kết quả vận dụng của từng HS. - Tuyên dương những HS đã vận dụng tốt trong thực tiễn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS phân tích, nhận xét, đánh giá, định hướng thêm nội dung phù hợp cho HS. - GV cùng cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS và tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ. - GV nhắc nhở HS thường xuyên rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong đời sống hàng ngày. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Những vận dụng của HS vào thực tiễn cuộc sống. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Lựa chọn và lập kế hoạch thực hiện có trách nhiệm với một nhiệm vụ được giao. a. Mục tiêu: - HS vận dụng được kiến thức, kinh nghiệm mới để lựa chọn và lập kế hoạch thực hiện có trách nhiệm với một nhiệm vụ được giao. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS thực hiện lựa chọn và lập kế hoạch thực hiện có trách nhiệm với một nhiệm vụ được giao. c. Sản phẩm - Kế hoạch HS xây dựng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ vào phiếu học tập: + Lựa chọn và lập kế hoạch thực hiện có trách nhiệm với 1 nhiệm vụ được giao. Sau đó, chia sẻ với các bạn trong nhóm kế hoạch đã xây dựng. - GV gợi ý HS: Có thể chọn nhiệm vụ được giao ở lớp, trường, nhà hoặc nhiệm vụ tham gia hoạt động cộng đồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch cá nhân và chia sẻ trước lớp. - HS khác lắng nghe bạn chia sẻ, nhận xét, góp ý thêm cho bạn để hoàn thành kế hoạch. - GV lắng nghe, quan sát hoạt động của HS, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV tổ chức cho HS chia sẻ bản kế hoạch đã xây dựng trong lớp. - Các HS khác lắng nghe bạn chia sẻ, nhận xét và góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS. - GV nhận xét, tổng hợp kết quả thực hành và kết luận Hoạt động 3 dựa vào kết quả thực hiện các nhiệm vụ thực hành của HS. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Kế hoạch của HS phải đảm bảo các nội dung: - Tên kế hoạch - Người phụ trách - Nhiệm vụ được giao - Thời gian chuẩn bị - Đối tượng tham gia - Chuẩn bị nội dung - Cách thực hiện 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao là tiền đề của sự thành công. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— TIẾT 42 - SINH HOẠT LỚP THẢO LUẬN VỀ NHỮNG YÊU CẦU LÀM VIỆC CÓ TRÁCH NHIỆM KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh có khả năng tự mình tìm kiếm thông tin, tự điều chỉnh hành vi cá nhân trong quá trình làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chung của nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết lắng nghe, trình bày ý kiến cá nhân, thuyết phục và tôn trọng ý kiến của người khác khi làm việc trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh có thể nhận diện các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc nhóm và đề xuất giải pháp phù hợp, linh hoạt. * Năng lực riêng: - Năng lực thực hành xã hội và ứng xử đạo đức, hiểu và tuân thủ các nguyên tắc ứng xử trong làm việc nhóm như chia sẻ công việc công bằng, tôn trọng cam kết và trách nhiệm cá nhân. - Năng lực tổ chức công việc cá nhân và nhóm, biết sắp xếp công việc cá nhân hợp lý, quản lý thời gian và tài nguyên để hoàn thành nhiệm vụ nhóm. - Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh, nhìn nhận vai trò của mình trong nhóm, đánh giá những điểm mạnh và hạn chế trong quá trình làm việc nhóm để cải thiện. 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Trách nhiệm - Trung thực - Chăm chỉ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Tình huống, video để gợi mở vấn đề. - Tivi, máy chiếu. - Bài giảng điện tử. 2. Đối với HS - Ghi nhớ để chia sẻ về những tình huống mà bản thân đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với các bạn khi hoạt động nhóm thực hiện các nhiệm vụ chung. - Nghiên cứu trước các nội dung của tiết sinh hoạt để chia sẻ. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG. 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: - HS vui vẻ, hào hứng với hoạt động mở đầu. - Tạo sự tích cực, hứng khởi để bắt đầu giờ sinh hoạt. b. Nội dung: - GV cho HS xem video về tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm. c. Sản phẩm: - Thái độ, cảm xúc của HS sau hoạt động. d. Tổ chức thực hiện. - GV chiếu cho HS xem video “Trách nhiệm khi làm việc nhóm” tại địa chỉ: https://www.youtube.com/watch?v=j0i89yDZRno + HS chú ý lắng nghe, theo dõi video. - Sau khi kết thúc video, GV phát vấn: + Video đề cập đến nội dung gì? + Em có suy nghĩ và cảm nhận gì sau khi theo dõi video?  HS trả lời theo cảm nhận và suy nghĩ của bản thân. - GV kết luận, giới thiệu, dẫn dắt vào nội dung sinh hoạt của chủ đề: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không ít lần phải làm việc chung với người khác, có thể là trong các dự án học tập, các hoạt động tập thể hay những công việc khác. Trong những lúc làm việc nhóm ấy, có thể các em đã gặp phải những tình huống vui vẻ, thú vị, nhưng cũng không thiếu những khó khăn, mâu thuẫn. Có khi các em cảm thấy bất đồng ý kiến với các bạn trong nhóm, hoặc một số thành viên không hoàn thành đúng trách nhiệm của mình, khiến công việc chung bị chậm tiến độ. Làm việc nhóm không chỉ là việc mỗi người làm đúng phần việc của mình, mà còn là sự hợp tác, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau. Đặc biệt, khi làm việc nhóm, mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm đối với công việc chung của nhóm để chúng ta không chỉ hoàn thành công việc mà còn gắn kết và hỗ trợ nhau trong mọi tình huống. 2. Thảo luận về những yêu cầu làm việc có trách nhiệm khi tham gia hoạt động theo nhóm a. Mục tiêu - HS dựa vào kinh nghiệm bản thân, chia sẻ được những yêu cầu làm việc có trách nhiệm khi tham gia hoạt động theo nhóm. - Học sinh nắm vững các yêu cầu và trách nhiệm khi tham gia hoạt động nhóm, bao gồm sự phối hợp, lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng ý kiến của người khác. - Xác định được các kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả, như phân công công việc, giải quyết xung đột và hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS chia sẻ câu chuyện cá nhân, trao đổi trực tiếp. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận, thực hiện những nhiệm vụ sau và báo cáo kết quả trước lớp. + Hãy thảo luận về những yêu cầu khi làm việc nhóm để thể hiện là người có trách nhiệm khi tham gia hoạt động theo nhóm. - HS thảo luận thể hiện kết quả thảo luận lên bảng phụ, đính lên bảng theo vị trí của mỗi nhóm và báo cáo trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). - Các nhóm thể hiện kết quả trên bảng phụ, báo cáo trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung báo cáo đáp ứng nhiệm vụ học tập. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động (Dự kiến sản phẩm của HS, GV có thể trình chiếu bổ sung). Những yêu cầu làm việc có trách nhiệm khi tham gia hoạt động theo nhóm: - Chia sẻ công việc công bằng để mỗi thành viên trong nhóm cần phải đóng góp công sức một cách công bằng. Tránh tình trạng một người làm quá nhiều việc còn người khác không tham gia đủ. + Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên khác. + Hoàn thành công việc đúng thời hạn đã thỏa thuận và đảm bảo chất lượng công việc của mình. + Chủ động thực hiện công việc và sẵn sàng giúp đỡ các thành viên khác khi gặp khó khăn. + Khi có sự khác biệt trong quan điểm, các thành viên cần giải quyết vấn đề một cách hợp lý và xây dựng, thay vì tránh né hay đối đầu. + Cập nhật thường xuyên tiến độ công việc và chia sẻ thông tin liên quan để đảm bảo mọi người đều hiểu rõ mục tiêu và các bước thực hiện. 3. Tổng kết hoạt động a. Mục tiêu - GV nhận xét được tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động. - HS chia sẻ được cảm xúc của bản thân sau hoạt động. b. Nội dung - GV nhận xét buổi học. - HS phản hồi kết quả vận dụng của bản thân sau khi trải nghiệm kinh nghiệm của các bạn chia sẻ qua quá trình thực hiện các hoạt động theo nhóm. c. Sản phẩm - Kết luận của GV về những chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét chung về tiết SHL. - Biểu dương khen ngợi những HS tích cực. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo. ———»«——— TIẾT 43 - SINH HOẠT DƯỚI CỜ TOẠ ĐÀM VỀ XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU: 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học tự chủ, tự nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân, từ đó có thể áp dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân của mình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác, trao đổi ý tưởng trong môi trường nhóm, thể hiện khả năng diễn đạt rõ ràng quan điểm của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó học hỏi và chia sẻ kiến thức về ngân sách cá nhân, tìm ra các giải pháp tài chính hợp lý. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong việc xây dựng ngân sách cá nhân và áp dụng các phương pháp, công cụ tài chính khác nhau để tối ưu hóa chi tiêu và tiết kiệm. * Năng lực riêng: - Học sinh cũng sẽ được rèn luyện khả năng tự lập kế hoạch tài chính cá nhân và đưa ra quyết định hợp lý khi xây dựng ngân sách. - Năng lực thuyết trình, chia sẻ, giới thiệu. - Năng lực chọn lọc thông tin. 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Chăm chỉ - Trách nhiệm. - Trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động. - Chuẩn bị các câu hỏi để học sinh thảo luận về cách xây dựng ngân sách cá nhân. - Bài giảng điện tử. - Video phù hợp với nội dung hoạt động. 2. Đối với HS - Chia sẻ những tình huống, kinh nghiệm trong việc xây dựng ngân sách cá nhân. - Thái độ tích cực, tiếp thu các trải nghiệm trong hoạt động. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, sôi nổi cho HS trước khi bắt đầu tiết học. - Kết nối ý nghĩa phần mở đầu với nội dung tiết học. b. Nội dung - GV cho HS tham gia trò chơi “Bạn muốn mua gì?”. c. Sản phẩm - HS tham gia trò chơi với sự nhiệt tình, sôi nổi, hiệu quả, đưa ra được ý nghĩa của chủ đề diễn đàn. d. Tổ chức thực hiện - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV phổ biến luật của trò chơi có diễn ra tình huống như sau: + Mỗi nhóm sẽ nhận được một khoản tiền quy định là 850.000 đồng. + Các nhóm coi như đây là một khoản tiền mà một bạn học sinh lớp 10 có được sau nhiều tháng tiết kiệm từ tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt hoặc tiền thưởng trong học tập. + Mỗi nhóm sẽ nhận được một phiếu (tờ A4) là danh sách những thứ mà bạn ấy muốn mua. + Nhiệm vụ của các nhóm là trong thời gian 5 phút, hãy thảo luận với nhau, đưa ra một phương án chi tiêu hợp lý nhất cho bạn học sinh này, hãy lựa chọn và viết ra những thứ bạn ấy nên chi tiêu lên bảng phụ này, và treo bảng phụ lên bảng sau khi hết giờ. Ở cuối bảng phụ, có tổng số tiền đã tiêu và số tiền còn lại. Bánh kem sinh nhật mẹ 100.000đ Áo khoác 120.000đ Máy tính cầm tay 300.000đ Đồ chơi điện tử 740.000đ Sách tham khảo tiếng Anh 60.000đ Đôi giày Nike màu trắng 480.000đ Hộp bút 20.000đ Compa 10.000đ Đóng góp quỹ thiện nguyện“Quà Tết tặng bạn” 10.000đ Móc khóa 5.000đ Thú nhồi bông 130.000đ Vé xem phim đang hot 75.000đ - Các nhóm tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Sau thời gian 5 phút, các nhóm treo bảng phụ đã hoàn thành lên bảng chính. - GV cùng cả lớp nhận xét phần chi tiêu của mỗi nhóm. - GV đánh giá, kết luận hoạt động: Cô nhận thấy mỗi đội đều có lý do để quyết định cho các khoản chi tiêu. Số tiền 850.000 là của mình, mình có quyền mua những thứ mình thích và không ai can thiệp vào việc đó. Không có đúng hay sai, được hay không được, mà ở đây, chúng ta chỉ bàn đến việc là có phù hợp hay không, và nên ưu tiên chi tiêu cho cái gì, có nên mua hết số tiền mình có không hay nên để dành một khoản tiết kiệm? Nhìn vào danh sách những thứ bạn học sinh này muốn mua, chúng ta nhận thấy có những khoản chi cho học tập như hộp bút, compa, máy tính cầm tay, sách tham khảo. Có những thứ chi cho gia đình thể hiện sự quan tâm yêu thương như mua bánh kem tặng mẹ nhân ngày sinh nhật. Còn có những thứ là sở thích riêng của bạn như vé xem phim, giày, gấu bông hay bộ đồ chơi điện tử, và còn có cả khoản tiền thiện nguyện nữa. Đó chính là 2 nhóm nhu cầu “cần thiết” và “mong muốn”. Vậy nếu bản thân cô là bạn HS trong tình huống trên, cô sẽ lựa chọn chi tiêu như sau: Bánh kem sinh nhật mẹ 100.000đ Thể hiện tình cảm với mẹ Áo khoác 120.000đ Giữ gìn sức khỏe Máy tính cầm tay 300.000đ Phục vụ việc học Đồ chơi điện tử 740.000đ Sách tham khảo tiếng Anh 60.000đ Phục vụ việc học Đôi giày Nike màu trắng 480.000đ Hộp bút 20.000đ Phục vụ việc học Compa 10.000đ Phục vụ việc học Đóng góp quỹ thiện nguyện“Quà Tết tặng bạn” 10.000đ Việc tốt nên làm Móc khóa 5.000đ Phục vụ việc học Thú nhồi bông 130.000đ Vé xem phim đang hot 75.000đ Vậy tổng các khoản chi của cô là 625.000đ, và cô còn 225.000đ nữa để tiết kiệm. Những khoản chưa mua, chúng ta có thể dần dần mua khi chúng ta tiết kiệm được nhiều hơn, hoặc khi chúng ta học tốt và có tiền thưởng. Và các đội chơi chúng ta đều đã chiến thắng, cô chúc mừng cả ba đội, và chúng ta sẽ nhận được 3 món quà bí mật dành tặng cho ba đội, cảm ơn tất cả các em. Vậy ngày hôm nay, để hiểu rõ hơn sự “cần thiết” và sự “mong muốn” trong chi tiêu, chúng ta sẽ cũng đến với diễn đàn “Tài chính cá nhân – cần thiết và mong muốn” để trải nghiệm nhiều kĩ năng mới trong kế hoạch quản lí tài chính cá nhân của bản thân. 2. Tọa đàm về xây dựng ngân sách cá nhân. a. Mục tiêu - HS hiểu khái niệm ngân sách cá nhân và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. - Biết lập một kế hoạch ngân sách cá nhân cơ bản, xác định được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích, lập kế hoạch, và đưa ra quyết định tài chính hợp lý. - Xây dựng thái độ có trách nhiệm với tiền bạc, biết tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân một cách khoa học. Khuyến khích tinh thần tự lập và ý thức trách nhiệm với các khoản chi tiêu hàng ngày. - Xác định các vấn đề thường gặp trong quản lý tài chính cá nhân, từ đó tìm giải pháp phù hợp. b. Nội dung - HS trao đổi trực tiếp cùng GV thông qua các hoạt động. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện * Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi tương tác về một số khái niệm HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm. - HS chia nhóm và thảo luận nội dung bao gồm các câu hỏi sau: + Câu 1: Kế hoạch tài chính cá nhân là gì, được xây dựng theo những bước nào? + Câu 2: Chia sẻ về những cách thức tăng thu nhập phù hợp ở lứa tuổi học sinh để thực hiện được mục tiêu tài chính thành công. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và hợp tác với nhau trong nhóm để đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Các nhóm khác phản biện, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm. - GV chiếu kết quả đúng lên màn chiếu, HS đối chiếu với kết quả của nhóm mình. - GV kết luận hoạt động. + Khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, cần xác định rõ mục tiêu tài chính, thời gian thực hiện, số tiền cần có, số tiền đã có, số tiền còn thiếu, các biện pháp để tìm nguồn thu thực hiện mục tiêu tài chính. + Mục tiêu tài chính nên xây dựng dựa trên nhu cầu và khả năng số tiền có thể thu được của HS. Tất cả các nội dung trong kế hoạch tài chính cần cụ thể, rõ ràng và phù hợp với từng cá nhân HS. * Gợi ý câu trả lời: - Câu 1: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch ngân sách thu chi. Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân là việc tạo ra bản kế hoạch khoa học giúp quản lí tiền bạc của cá nhân sao cho số tiền được sử dụng khoa học và hiệu quả nhất. Kế hoạch tài chính cá nhân được xây dựng qua 4 bước: + Đặt ra mục tiêu + Xác định các khoản thu + Phân bổ tài chính hợp lí + Ra quyết định chi tiêu. - Câu 2: Những cách thức tăng thu nhập phù hợp ở lứa tuổi học sinh để thực hiện được mục tiêu tài chính thành công. + Học giỏi để có tiền thưởng + Tiết kiệm tiền tiêu vặt + Làm các đồ thủ công, phế liệu, đồ ăn nhanh…để bán. + Tiết kiệm các khoản được bố mẹ cho, tiền mừng tuổi. * Nhiệm vụ 2: Giới thiệu tháp nhu cầu và chia sẻ cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về tháp nhu cầu của Maslow, HS chú ý lắng nghe. - GV phân loại những mong muốn của HS theo 5 cấp bậc của Tháp Nhu cầu. - GV phân tích về sự lựa chọn giữa nhu cầu, mong muốn và khả năng tài chính cá nhân. - HS lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của diễn đàn hoặc đặt câu hỏi cho GV về tháp nhu cầu. - GV kết luận hoạt động: + Năm cấp bậc trong Tháp Nhu cầu của Maslow được phát triển theo thứ tự từ thấp đến cao, tương ứng với nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp hơn: nhu cầu sinh lí, nhu cầu đảm bảo an toàn, nhu cầu về các mối quan hệ tình cảm, nhu cầu được kính trọng, nhu cầu thể hiện bản thân. Nhu cầu có thể thay đổi thứ tự linh hoạt tuỳ vào mỗi người và từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, nhu cầu cơ bản là nhu cầu sinh lí vẫn đóng vai trò quan trọng nhất và là nền tảng để phát triển các nhu cầu tiếp theo. Không phải bất kì người nào cũng có xu hướng phát triển theo cùng một hướng như Tháp Nhu cầu của Maslow, mà họ có thể bị dao động qua lại giữa các cấp nhu cầu trong tháp. Nhu cầu của một người không nhất thiết phải đáp ứng 100% thì nhu cầu mới có thể xuất hiện. + Nhóm nhu cầu chiếm ưu thế sẽ định hướng những mong muốn của từng cá nhân. Từ mong muốn của cá nhân sẽ quyết định những chi tiêu tài chính. Tuy nhiên, cần cân nhắc, lựa chọn giữa những nhu cầu thật sự, những mong muốn và khả năng tài chính của cá nhân để quyết định những vấn đề cần ưu tiên. Hãy luôn ưu tiên những chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản nhất, đảm bảo cho cuộc sống của mình. - GV yêu cầu các HS chia sẻ về việc xây dựng kế hoạch tài chính và tiết kiệm tiền của bản thân mình. - GV mời các HS có tinh thần xung phong chia sẻ trước. - Nội dung chia sẻ theo gợi ý sau: + Em có thường xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân không? Em tiết kiệm tiền bằng cách nào? + Khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân, em có đạt được mục tiêu mà mình đặt ra hay không? Khi đó cảm xúc của em như thế nào? + Giữa nhu cầu “cần thiết” và sự “mong muốn”, em sẽ ưu tiên cho điều gì? Tại sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời các nội dung GV yêu cầu. - GV tương tác với HS trong suốt quá trình chia sẻ để khơi gợi những câu hỏi theo nhiều khía cạnh. - Các HS khác lắng nghe, chuẩn bị câu trả lời cho mình và sẵn sàng chia sẻ. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá câu trả lời của các HS. - GV nhận xét, định hướng và phân tích ưu, nhược điểm trong câu trả lời của HS để đạt hiệu quả giáo dục nội dung chủ đề. - GV tuyên dương những HS có câu trả lời hay, tinh thần xung phong. - GV kết luận hoạt động. - HS đưa ra các câu trả lời theo thực tế, trải nghiệm và hiểu biết của bản thân. + HS nêu được những cách tiết kiệm tiền. + Chia sẻ về những tình huống mà em đạt được mục tiêu và cảm xúc của em khi đó. + HS phân tích được sự lựa chọn giữa “cần thiết” và “mong muốn” theo ý kiến chủ quan của bản thân. 3. Kết luận, vận dụng thực tiễn. - GV nhấn mạnh tầm quan trọng của ngân sách cá nhân, giúp mọi người quản lý tài chính một cách hiệu quả, tránh tình trạng chi tiêu quá đà, và đảm bảo đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. - Việc lập ngân sách là một kỹ năng lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật. Khi áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân một cách nghiêm túc, sẽ thấy được lợi ích trong việc kiểm soát tài chính của mình. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. ———»«——— TIẾT 44 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ yêu cầu của bài học. Tự giác tham gia xây dựng ngân sách cá nhân. Tự chủ, tự tin đề xuất những biện pháp quản lí tài chính cá nhân phù hợp. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. - Giải quyết vấn đề và thể hiện sự sáng tạo khi xây dựng kế hoạch cho ngân sách cá nhân. - Thích ứng với cuộc sống: Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với nhiệm vụ được giao, thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Luôn chăm chỉ, cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện. - Trung thực: Nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động học tập, sinh hoạt hợp lí; trách nhiệm với tài chính của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Sưu tầm tình huống, video có nội dung liên quan đến hoạt động. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Các ví dụ về một số biện pháp quản lí tài chính cá nhân. - Hình ảnh về một số quy tắc chi tiêu cá nhân. - Máy chiếu, máy tính để có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Nhớ lại những hoạt động tài chính của bản thân trước khi thực hiện hoạt động. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, vui tươi cho HS trước khi bắt đầu tiết học. - Kết nối ý nghĩa của trò chơi với nội dung của bài. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Hãy chọn giá đúng”. - HS tham gia trò chơi theo nhóm. c. Sản phẩm - HS hiểu được ý nghĩa kết nối vào bài. - HS đưa ra giá các sản phẩm phù hợp. d. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Hãy chọn giá đúng”. - GV chia lớp thành 4 đội chơi. - GV phổ biến luật của trò chơi: + GV lần lượt chiếu hình ảnh một số sản phẩm thông dụng, giới thiệu sơ lược về sản phẩm. + HS thảo luận, viết giá của sản phẩm lên bảng nhóm, giơ lên. + Mỗi nhóm có 10 giây để thảo luận và viết giá của sản phẩm và giơ lên. + Mỗi giá đúng giành được 10 điểm. + Giá đúng của sản phẩm là giá đúng hoặc thấp hơn giá được GV đưa ra không quá 5.000đ. + Kết thúc trò chơi, GV tổng hợp số điểm của các nhóm. * Những sản phẩm của trò chơi + Sản phẩm 1: Hộp bút Chất liệu bằng vải. Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, gồm 1 ngăn đựng chung các loại dụng cụ học tập của HS như bút, thước, compa, cục tẩy... Giá: 15.000đ + Sản phẩm 2: Áo thun Chất liệu: vải cotton co giãn 4 chiều Kiểu dáng suông phù hợp với nhiều người. Thiết kế trẻ trung, năng động. Giá: 120.000đ + Sản phẩm 3: Một lốc sữa lúa mạch Nestle Milo vỉ 4 hộp 180ml Chiết xuất dinh dưỡng vượt trội từ mầm lúa mạch nguyên cám, sữa, bột cacao. Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mọi người. Số lượng: 1 lốc (4 hộp) Giá: 32.000đ + Sản phẩm 4: Năm cây bút chì 2B Thiên Long Thích hợp để ghi chép, vẽ, tô trắc nghiệm, hỗ trợ đắc lực cho việc học tập của HS. Bút chì thân gỗ, thân hình lục giác, dễ cầm nắm. Nét đậm, dễ viết, thiết kế đơn giản, thân thiện. Giá: 20.000đ + Sản phẩm 5: Máy tính bỏ túi Casio FX 570VN PLUS Nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu tính toán trong học tập và công việc. Độ bền cao, nhỏ gọn, tiện dụng. Giá: 545.000đ - Kết thúc trò chơi, GV tổng kết điểm cho các đội, nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia của HS. - GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngân sách cá nhân a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được về ngân sách cá nhân và lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về ngân sách cá nhân và lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS về ngân sách cá nhân và lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo bàn, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: + HS đọc tình huống SGK trang 36 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách bạn Hà trong tình huống cân đối thu – chi để xây dựng ngân sách cá nhân? - Sau khi phân tích tình huống, HS trao đổi và báo cáo về lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - Hai bạn trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp thành báo cáo chung của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện 2 nhóm trao đổi trước lớp về những khoản thu, chi, tiết kiệm của nhân vật trong trường hợp đã nêu. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Em thấy cách nhân vật thực hiện ngân sách cá nhân có hợp lí không? - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện, bổ sung (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động. - GV tổng hợp, trình chiếu sản phẩm dự kiến, HS bổ sung vào kết quả của nhóm. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Phân tích trường hợp: Hà cân đối thu – chi và xây dựng ngân sách cá nhân là rất hợp lý và khoa học. Hà đã biết cách xác định các nguồn thu nhập cố định và không cố định, liệt kê các khoản chi cần thiết và đột xuất, cũng như phân bổ một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư. * Lợi ích của việc xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí: - Chủ động đưa ra quyết định số tiền khi cần chi. - Chủ động chi trả các khoản chi phí theo kế hoạch đặt ra. - Chủ động tiết kiệm cho mục tiêu đặt ra trong tương lai. - Có nguồn tài chính ổn định. - Giảm căng thẳng tài chính: Khi có kế hoạch rõ ràng, cảm giác lo lắng về tài chính sẽ giảm đi, mang lại sự an tâm và tự tin hơn trong quản lý tiền bạc. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được về cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. c. Sản phẩm - HS biết cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thảo luận thực hiện những nhiệm vụ sau: + Chia sẻ hiểu biết về những quy tắc xây dựng ngân sách cá nhân. + Trao đổi và trình bày về cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. - HS thực hiện kết quả trên bảng phụ và báo cáo trước lớp. - GV gợi ý HS có thể trình bày báo cáo dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ cây. - Sau khi thảo luận nhóm các nội dung chung, mỗi HS suy nghĩ những khó khăn khi cân đối các khoản chi trong ngân sách của mình và chia sẻ với các bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân theo hình thức khăn trải bàn, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. - HS chuẩn bị nội dung chia sẻ cá nhân trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV mở cho HS xem video về quy tắc 6 chiếc lọ. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Giới thiệu một số nguyên tắc phân chia tỉ lệ tài chính - Quy tắc 6 chiếc lọ: Các mục đích chi tiêu của các lọ bao gồm: chi tiêu cần thiết, tiết kiệm dài hạn, quỹ giáo dục, hưởng thụ, quỹ tự do tài chính, quỹ từ thiện. Mỗi lọ có tỷ lệ khác nhau nhưng đều được tính trên thu nhập thực tế, không quy định thu nhập tối thiểu và tối đa. - Quy tắc 50/20/30 sẽ chia nhỏ thu nhập thành 3 nhóm chính, dựa trên nhu cầu cơ bản và thực tế mà bất kỳ ai cũng từng gặp trong vấn đề chi tiêu. Ba khoản đó bao gồm: nhu cầu thiết yếu, sở thích và tiết kiệm, đầu tư. * Các bước xây dựng ngân sách cá nhân. Bước 1: Xác định các khoản thu. Bước 2: Xác định các khoản chi thường xuyên, phát sinh. Bước 3: Xác định mục tiêu cần tiết kiệm. Bước 4: Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ. * Những cách giúp xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. - Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. - Theo dõi thu nhập: Ghi chép chi tiết tất cả các nguồn thu nhập hàng tháng. - Phân loại chi tiêu: Chia các khoản chi tiêu thành các danh mục như chi tiêu. - Lập kế hoạch chi tiêu: Dự tính trước các khoản chi tiêu hàng tháng cho từng danh mục, đảm bảo rằng tổng chi tiêu không vượt quá thu nhập. - Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh ngân sách để phù hợp với thực tế, cắt giảm các khoản chi không cần thiết và đảm bảo tiết kiệm đạt mục tiêu. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG Thực hiện việc thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng phù hợp trong thực tiễn a. Mục tiêu: - HS rèn luyện được kĩ năng thực hiện các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng phù hợp trong thực tiễn cuộc sống. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS rèn luyện kĩ năng thực hiện các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng phù hợp trong thực tiễn cuộc sống qua các hoạt động thực tế thực hiện sau giờ học, vận dụng thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động vận dụng thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, thực hiện sau giờ học, trong thực tiễn cuộc sống những hoạt động cụ thể sau: + Thực hiện ghi chép các khoản thu chi của bản thân trong một tuần. + Xây dựng sơ bộ kế hoạch chi tiêu cá nhân trong một tháng để chuẩn bị xây dựng ngân sách cá nhân vào tiết học sau. + Thực hiện hợp lí các khoản thu, chi, cho tặng trong cuộc sống. + HS ghi lại kết quả thực hiện vào SBT để chia sẻ với cả lớp. - GV cùng cha mẹ HS tạo cơ hội thuận lợi cho HS rèn luyện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. - HS thực hiện việc rèn luyện kĩ năng quản lí ngân sách cá nhân trong cuộc sống. - Ghi lại kết quả, cảm xúc và những khó khăn em gặp phải trong quá trình rèn luyện vào SBT. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS báo cáo kết quả vận dụng, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục khi thực hiện hoạt động. - Cả lớp lắng nghe và đưa ý kiến góp ý (nếu có). - GV nhận xét về kết quả vận dụng của từng HS. - Tuyên dương những HS đã vận dụng tốt trong thực tiễn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS phân tích, nhận xét, đánh giá, định hướng thêm nội dung phù hợp cho HS. - GV cùng cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS và tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Những vận dụng của HS vào thực tiễn cuộc sống. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Lứa tuổi HS cần có kĩ năng quản lí tài chính cá nhân phù hợp. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— TIẾT 45 - SINH HOẠT LỚP TRAO ĐỔI VỀ CHỦ ĐỀ HỌC SINH VỚI QUẢN LÍ TÀI CHÍNH I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học và tự chủ, tìm kiếm và sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, internet, thảo luận nhóm) để hiểu rõ hơn về quản lý tài chính. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi áp dụng kiến thức tài chính vào cuộc sống thực tế, biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác, trình bày quan điểm, thảo luận và trao đổi ý tưởng về các chủ đề liên quan đến tài chính với bạn bè và thầy cô. * Năng lực riêng: - Năng lực quản lý tài chính cá nhân. - Năng lực nhận thức về giá trị tiền bạc trong cuộc sống. - Năng lực ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính, sử dụng các công cụ và ứng dụng hỗ trợ quản lý tài chính, như các phần mềm quản lý chi tiêu, ngân sách trực tuyến. 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Trách nhiệm - Trung thực - Chăm chỉ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Bộ câu hỏi trả lời trắc nghiệm nhanh để gợi mở vấn đề. - Tivi, máy chiếu. - Bài giảng điện tử. 2. Đối với HS - Ghi nhớ và tìm hiểu để chia sẻ về những kinh nghiệm quản lí tài chính cá nhân. - Nghiên cứu trước các nội dung của tiết sinh hoạt để chia sẻ. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG. 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: - HS trả lời được một số câu hỏi gợi mở vào bài. b. Nội dung: - GV trình chiếu các câu hỏi trắc nghiệm. - HS giơ tay trả lời. c. Sản phẩm học tập: - HS trả lời đúng các câu hỏi. * Sản phẩm của hoạt động (Bộ câu hỏi và đáp án các câu hỏi). Câu 1: Trước khi mua bất cứ thứ gì, chúng ta cần có suy nghĩ, tính toán gì? A. Liệt kê các khoản cần chi tiêu B. Trước khi mua món đồ nào phải suy nghĩ kĩ xem món đồ đó có thực sự cần thiết hay không C. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết D. Tái chế, tận dụng đồ dùng Câu 2. Giữa áo phông, sách giáo khoa, đồ chơi xếp hình, truyện tranh, đâu là món đồ được ưu tiên trong thời điểm chuẩn bị năm học mới? A. Áo phông. B. Sách giáo khoa. C. Đồ chơi xếp hình. D. Truyện tranh. Câu 3. Đâu là biểu hiện của người có trách nhiệm trong chi tiêu cá nhân? A. Làm bài tập về nhà qua loa. B. Lập danh sách mua sắm, sắp xếp theo thứ tự các nhu cầu cần thiết. C. Giữ lời hứa với người mình đã hứa. D. Trao đổi bài với bạn trong giờ kiểm tra. Câu 4. Gia đình bạn A có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài giờ học, bạn phụ giúp gia đình bán rau, bán gà vịt ngoài chợ để kiếm thêm thu nhập. Mặc dù vậy, thành tích học tập của bạn vẫn rất tốt. Em có nhận xét gì về bạn A? A. Bạn là một người con rất hiếu thảo. B. Bạn là một người rất mạnh mẽ, có ý chí vươn lên. C. Bạn rất thông minh, biết cách sắp xếp, tổ chức thời gian hợp lí. D. Bạn vừa là người con hiểu thảo, có ý chí mạnh mẽ, vừa biết cách sắp xếp, tổ chức hợp lí thời gian biểu của mình. Câu 5. Trong điều kiện số tiền chi tiêu còn hạn chế, đâu là yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải cân nhắc? A. Ưu tiên mua những món đồ bắt buộc có trong từng hoàn cảnh. B. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực với cá nhân. C. Ưu tiên mua những thứ để thực hiện hoạt động mình thích. D. Ưu tiên mua những thứ để đáp ứng nhu cầu giải trí cá nhân. Đáp án: 1B; 2A; 3A; 4D; 5A d. Tổ chức thực hiện - HS làm việc cá nhân. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn để củng cố thêm kiến thức. - HS giành quyền trả lời bằng cách giơ tay nhanh. - GV chú ý tạo không khí sôi nổi trong hoạt động, khích lệ HS tích cực trả lời. - GV nhận xét mức độ hợp tác của HS trong hoạt động. - Tuyên dương các HS nhiệt tình, tích cực, xử lí nhanh và có câu trả lời đúng trong thời gian ngắn nhất. - GV công bố kết quả, kết luận hoạt động. 2. Trao đổi về chủ đề học sinh với quản lí tài chính a. Mục tiêu - HS dựa vào kinh nghiệm bản thân, chia sẻ được những kinh nghiệm của bản thân trong quản lí tài chính. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS chia sẻ trực tiếp. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV tổ chức trò chơi “Truyền điện”. + Mỗi HS khi được chỉ định, sẽ phải đưa ra một ý kiến xoay quanh các câu hỏi gợi ý sau: + Lứa tuổi HS có cần phải có kĩ năng quản lí tài chính không? Vì sao? + Hiện tại em có áp dụng những biện pháp quản lí tài chính không? + Hãy chia sẻ kinh nghiệm quản lí tài chính của em với các bạn. - GV đọc câu hỏi, yêu cầu 1 HS trả lời. - HS sau khi đưa ra một lưu ý, việc làm sẽ được quyền chỉ định (truyền điện) một bạn khác. - GV kết thúc trò chơi khi đã có nhiều HS được chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV tương tác với HS trong quá trình HS trả lời. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá tinh thần hoạt động của HS. - GV định hướng, tổng hợp câu trả lời của HS và đưa ra kết quả hoạt động chung. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương những HS tích cực trong hoạt động. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Lứa tuổi HS cần có kỹ năng quản lí tài chính vì: + Kỹ năng quản lý tài chính giúp học sinh hình thành thói quen chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. + Dễ dàng hơn trong việc tự lập tài chính, như quản lý thu nhập, chi tiêu, và lập ngân sách khi rời xa gia đình để học tập hoặc làm việc. + Giúp học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị của tiền bạc và tầm quan trọng của việc sử dụng tiền một cách có trách nhiệm. HS sẽ học được cách tiêu tiền hợp lý và tránh lãng phí. + Khi biết cách lập kế hoạch tài chính, học sinh sẽ có thể đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn, như tiết kiệm cho tương lai, đầu tư hợp lý, và sử dụng tiền bạc vào những mục đích có ích. 3. Tổng kết hoạt động a. Mục tiêu - GV nhận xét được tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động. - HS chia sẻ được cảm xúc của bản thân sau hoạt động. b. Nội dung - GV nhận xét buổi học. - HS phản hồi kết quả vận dụng của bản thân sau khi trải nghiệm kinh nghiệm của các bạn chia sẻ qua quá trình thực hiện các hoạt động theo nhóm. c. Sản phẩm - Kết luận của GV về những chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét chung về tiết SHL. - Biểu dương khen ngợi những HS tích cực. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo. ———»«——— TIẾT 46 - SINH HOẠT DƯỚI CỜ THẢO LUẬN VỀ XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU: 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học tự chủ, tự nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân, từ đó có thể áp dụng vào thực tế để giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân của mình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác, trao đổi ý tưởng trong môi trường nhóm, thể hiện khả năng diễn đạt rõ ràng quan điểm của mình và lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó học hỏi và chia sẻ kiến thức về ngân sách cá nhân, tìm ra các giải pháp tài chính hợp lý. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong việc xây dựng ngân sách cá nhân và áp dụng các phương pháp, công cụ tài chính khác nhau để tối ưu hóa chi tiêu và tiết kiệm. * Năng lực riêng: - Học sinh cũng sẽ được rèn luyện khả năng tự lập kế hoạch tài chính cá nhân và đưa ra quyết định hợp lý khi xây dựng ngân sách. - Năng lực thuyết trình, chia sẻ, giới thiệu. - Năng lực chọn lọc thông tin. 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Chăm chỉ - Trách nhiệm. - Trung thực. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động. - Chuẩn bị các câu hỏi để học sinh thảo luận về cách xây dựng ngân sách cá nhân. - Bài giảng điện tử. - Video phù hợp với nội dung hoạt động. 2. Đối với HS - Chia sẻ những tình huống, kinh nghiệm trong việc xây dựng ngân sách cá nhân. - Thái độ tích cực, tiếp thu các trải nghiệm trong hoạt động. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu, định hướng với nội dung bài học. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi phù hợp. c. Sản phẩm - Thái độ tham gia hoạt động của HS. - Kết quả và ý nghĩa của trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV chuẩn bị cho các nhóm tham gia thử thách “Đồng hồ chi phí cá nhân”. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát một số điểm. Các nhóm sẽ tham gia trả lời các câu hỏi nhanh để tích luỹ thêm điểm khi trả lời câu hỏi. Sau khi trò chơi kết thúc, mỗi nhóm sẽ nhận được phiếu tiền giấy tương ứng với số điểm để chi tiêu gia đình trong một thời gian giả định (Ví dụ: một tuần, một tháng,...). - GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi nhanh tích điểm: Câu 1: Bước đầu tiên phù hợp khi thực hiện lập kế hoạch tài chính cá nhân là: A. Tìm cách cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu. B. Xác định mức thu nhập. C. Xác định những điều bản thân cần và muốn trong tương lai. Câu 2: Đâu không phải là lí do nên lập kế hoạch tài chính? A. Giúp quản lý tốt thu chi, tiết kiệm. B. Chủ động ứng phó với nhiều rủi ro bất ngờ. C. Chuẩn bị chi trả cho các hoạt động định kì chỉ trong vòng một tháng. Câu 3: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn thông tin dưới đây. “…là sản phẩm bảo vệ tài chính cho gia đình người tham gia, người thụ hưởng nếu người tham gia gặp phải rủi ro thương tật, tử vong, bệnh hiểm nghèo… tùy thuộc vào quyền lợi cụ thể được quy định trên hợp đồng”. A. Sổ tiết kiệm. B. Bảo hiểm nhân thọ. C. Sổ đỏ. Câu 4: Đâu không phải là ảnh hưởng của thu nhập thực tế, quyết định chi tiêu và lối sống đến chi phí sinh hoạt cá nhân? A. Tỉ lệ của mức chi tiêu so với thu nhập thực tế. B. Lối sống tiết kiệm hay hoang phí ảnh hưởng tới chi phí sinh hoạt. C. Chi phí cố định và chi phí dự phòng. Câu 5: Yếu tố quan trọng, gắn liền với kế hoạch cuộc đời, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người là: A. Kế hoạch tài chính. B. Kế hoạch du lịch hưởng thụ C. Kế hoạch chiếm đoạt tài sản của người khác. + Xác định các khoản chi tiêu cần thiết của gia đình trong khoảng thời gian giả định. + Vẽ một hình tròn lớn đại diện cho "Đồng hồ chi phí cá nhân" trên giấy A0. Chia đồng hồ thành các phần với các nhãn như "Ăn uống", "Học tập", "Giải trí", "Sở thích” và "Khác". + Xây dựng kế hoạch chi tiêu chi tiết cho bản thân bằng cách chia số tiền vừa nhận được vào các khoản chi tiêu khác nhau. - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ về “Đồng hồ chi phí cá nhân” của nhóm. Giải thích lí do lựa chọn và quyết định chi tiêu. - GV nhận xét và chia sẻ với HS về kế hoạch chi tiêu của từng nhóm; thảo luận về những khía cạnh khó khăn và cách giải quyết. - GV nêu ý nghĩa, dẫn dắt vào hoạt động: + Xây dựng ngân sách cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Những vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân ngày càng được nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng hiểu được vai trò của quản lí tài chính đối với bản thân và biết cách xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển tài chính cho bản thân trong điều kiện phù hợp, nhằm đạt được các mục tiêu tài chính. 2. Trao đổi về xây dựng ngân sách cá nhân. Xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống cụ thể a. Mục tiêu - HS biết cách xây dựng ngân sách cá nhân cho trường hợp cụ thể và cách áp dụng kinh nghiệm cho chính bản thân mình. b. Nội dung - HS làm việc nhóm xây dựng ngân sách cá nhân. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo bàn, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống sau: Bố mẹ cho H mỗi tháng 300 000 đồng để chi tiêu. Bên cạnh đó, H có thêm khoảng 120 000 đồng từ các nguồn khác. H rất muốn tiết kiệm một năm để có thể tự mua đôi giày thể thao khoảng 700 000 đồng. - GV gợi ý HS áp dụng các quy tắc và các bước xây dựng ngân sách cá nhân. - GV yêu cầu HS đọc tình huống và thực hành xây dựng ngân sách theo bảng gợi ý hoặc theo cách của HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - Hai bạn trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp thành báo cáo chung của nhóm. - HS thảo luận nhóm dựa trên sản phẩm của cá nhân, thống nhất cách xây dựng ngân sách được lựa chọn nhiều nhất. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số nhóm đứng tại chỗ, trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện, bổ sung (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động. - GV tổ chức cho HS bình chọn ngân sách cá nhân được xây dựng hợp lí nhất. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: Xác định tổng thu nhập hàng tháng: - Tiền bố mẹ cho: 300,000 đồng - Các nguồn khác: 120,000 đồng - Tổng thu nhập: 420,000 đồng Đặt mục tiêu tiết kiệm: - Đôi giày thể thao: 700,000 đồng - Thời gian tiết kiệm: 12 tháng - Số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng: 700,000 đồng / 12 tháng ≈ 58,333 đồng (tương đương khoảng 60,000 đồng) Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng: - Tổng thu nhập: 420,000 đồng - Tiết kiệm: 60,000 đồng - Chi tiêu hàng tháng: 420,000 đồng - 60,000 đồng = 360,000 đồng Phân bổ chi tiêu: - Ăn vặt: 150,000 đồng - Mua sắm nhỏ lẻ: 100,000 đồng - Giải trí (phim ảnh, bạn bè): 80,000 đồng - Dự phòng khẩn cấp: 30,000 đồng Ngân sách chi tiết hàng tháng: - Tiết kiệm: 60,000 đồng - Ăn vặt: 150,000 đồng - Mua sắm nhỏ lẻ: 100,000 đồng - Giải trí: 80,000 đồng - Dự phòng khẩn cấp: 30,000 đồng 3. Kết luận, vận dụng thực tiễn. - GV nhấn mạnh tầm quan trọng của ngân sách cá nhân, giúp mọi người quản lý tài chính một cách hiệu quả, tránh tình trạng chi tiêu quá đà, và đảm bảo đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. - Việc lập ngân sách là một kỹ năng lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật. Khi áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân một cách nghiêm túc, sẽ thấy được lợi ích trong việc kiểm soát tài chính của mình. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. ———»«——— TIẾT 47 - HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ yêu cầu của bài học. Tự giác tham gia xây dựng ngân sách cá nhân. Tự chủ, tự tin đề xuất những biện pháp quản lí tài chính cá nhân phù hợp. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong thực hiện nhiệm vụ được giao. - Giải quyết vấn đề và thể hiện sự sáng tạo khi xây dựng kế hoạch cho ngân sách cá nhân. - Thích ứng với cuộc sống: Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với nhiệm vụ được giao, thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ: Luôn chăm chỉ, cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện. - Trung thực: Nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện các hoạt động học tập, sinh hoạt hợp lí; trách nhiệm với tài chính của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Sưu tầm tình huống, video có nội dung liên quan đến hoạt động. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Các ví dụ về một số biện pháp quản lí tài chính cá nhân. - Hình ảnh về một số quy tắc chi tiêu cá nhân. - Máy chiếu, máy tính để có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Nhớ lại những hoạt động tài chính của bản thân trước khi thực hiện hoạt động. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, vui tươi cho HS trước khi bắt đầu tiết học. - Kết nối ý nghĩa của trò chơi với nội dung của bài. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS xem video c. Sản phẩm - HS hiểu được ý nghĩa kết nối vào bài. d. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu video “Tiết kiệm hay hà tiện” tại địa chỉ website https://www.youtube.com/watch?v=aN7XxjALKxc - HS theo dõi video. - GV phát vấn, mời HS chia sẻ quan điểm cá nhân về hai khái niệm “Tiết kiệm” và “Hà tiện”. - HS chia sẻ. - GV nhận xét, định hướng: + Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. Trên vấn đề tiền bạc thì tiết kiệm không phải là không được dùng nữa mà chúng ta phải lao động và tạo ra nó nhiều hơn, chi tiêu phù hợp. Tính tiết kiệm thể hiện một lối sống có văn hóa và đạo đức của mỗi người, qua việc xây dựng ngân sách và chi tiêu hợp lí. + Hà tiện là một phần biểu hiện của tiết kiệm nhưng ở cung bậc cao hơn, có thể hiểu là không muốn chi tiêu gì hoặc chi tiêu rất dè sẻn, đôi khi hạn chế cả khi đó là nhu cầu chính đáng. - GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM (Đã thực hiện ở hoạt động 1 tiết học trước – HS nhắc lại kiến thức) 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Hoạt động 3: Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân Xây dựng ngân sách cá nhân cho nhân vật trong tình huống a. Mục tiêu: - HS vận dụng những bước xây dựng ngân sách cá nhân ở hoạt động trước, xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS thực hành xây dựng ngân sách cá nhân qua 2 hoạt động: + Xây dựng ngân sách cá nhân cho nhân vật trong tình huống + Xây dựng ngân sách cá nhân cho bản thân c. Sản phẩm - Ngân sách cá nhân của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo bàn, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống sau: Ngân muốn tiết kiệm để mua quà tặng sinh nhật cho một số bạn thân và dùng cho những việc khác. Bố mẹ thường cho Ngân 300 000 đồng mỗi tháng để chi tiêu. Vào dịp sinh nhật, ngày Tết, bố mẹ thường cho Ngân 100 000 đồng. Cuối năm học, Ngân cũng được người thân thưởng 50 000 – 100 000 đồng do kết quả học tập tốt. - GV gợi ý HS áp dụng các quy tắc và các bước xây dựng ngân sách cá nhân. - GV yêu cầu HS đọc tình huống và thực hành xây dựng ngân sách theo bảng gợi ý hoặc theo cách của HS. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - Hai bạn trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp thành báo cáo chung của nhóm. - HS thảo luận nhóm dựa trên sản phẩm của cá nhân, thống nhất cách xây dựng ngân sách được lựa chọn nhiều nhất. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số nhóm đứng tại chỗ, trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện, bổ sung (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động. - GV tổ chức cho HS bình chọn ngân sách cá nhân được xây dựng hợp lí nhất. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Gợi ý: - Xác định các khoản thu: Khoản thu thường xuyên: 300 000 đồng/ tháng Khoản thu không cố định: mừng sinh nhật, mừng tuổi, thưởng cuối năm học. - Xác định các khoản chi: Khoản chi cố định: ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập,… Khoản chi đột xuất: mua quà tặng bạn, ăn liên hoan,… - Cân đối thu – chi: Tiết kiệm: Tiết kiệm mỗi tháng 50.000 đồng và các khoản được thưởng, cho thêm. Chi cho nhu cầu cố định và đột xuất: 200.000 đồng Chi cho sở thích: 50.000 đồng. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Xây dựng ngân sách cá nhân cho bản thân và chia sẻ kết quả a. Mục tiêu: - HS vận dụng những bước xây dựng ngân sách cá nhân ở hoạt động trước, xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí cho bản thân. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS thực hành xây dựng ngân sách cá nhân xây dựng ngân sách cá nhân cho bản thân c. Sản phẩm - Ngân sách cá nhân của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ vào phiếu học tập với các nội dung chính sau: + Xây dựng ngân sách cá nhân dựa trên thực tế tài chính của cá nhân. + Chia sẻ bài học rút ra sau khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. - GV yêu cầu HS suy nghĩ với thực tế bản thân và thể hiện vào phiếu học tập cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập cá nhân và chia sẻ trước lớp. - HS khác lắng nghe bạn chia sẻ, nhận xét, góp ý thêm cho bạn. - GV lắng nghe, quan sát hoạt động của HS, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời một số HS chia sẻ kết quả phiếu học tập của bản thân - GV chú ý mời HS chia sẻ một số tình huống cụ thể. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kết quả phiếu học tập, chia sẻ của HS. - GV tổng hợp các ý kiến, khen ngợi những HS xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. - GV tổ chức cho Hs bình chọn kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp nhất. - GV kết luận: Biết cách xây dựng ngân sách cá nhân quản lý chi tiêu hợp lý sẽ giúp em trở nên tự tin hơn trong cuộc sống - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Phiếu học tập của HS (Phụ lục) - Chia sẻ cá nhân HS. - Lưu ý khi xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách cá nhân. • Tiết kiệm chi tiêu đến mức có thể, không chi hết đồng tiền cuối cùng. • Phân bổ kinh phí cho các khoản chi theo tỉ lệ hợp lí, phù hợp với điều kiện của bản thân. 5. ĐÁNH GIÁ, TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS nên ghi nhớ và tiếp tục thực hiện, đưa ra thông điệp của bài: + Hãy rèn luyện thói quen sống có trách nhiệm với bản thân và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt ngân sách cá nhân cũng là thể hiện lối sống có trách nhiệm. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 5: Em và cộng đồng. ———»«——— TIẾT 48 - SINH HOẠT LỚP CHIA SẺ NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ HỌC SINH VỚI QUẢN LÍ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 4 I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung: - Năng lực tự học và tự chủ, tìm kiếm và sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, internet, thảo luận nhóm) để hiểu rõ hơn về quản lý tài chính. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi áp dụng kiến thức tài chính vào cuộc sống thực tế, biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lý và giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác, trình bày quan điểm, thảo luận và trao đổi ý tưởng về các chủ đề liên quan đến tài chính với bạn bè và thầy cô. * Năng lực riêng: - Năng lực quản lý tài chính cá nhân. - Năng lực nhận thức về giá trị tiền bạc trong cuộc sống. - Năng lực ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính, sử dụng các công cụ và ứng dụng hỗ trợ quản lý tài chính, như các phần mềm quản lý chi tiêu, ngân sách trực tuyến. 2. Về phẩm chất - Nhân ái - Trách nhiệm - Trung thực - Chăm chỉ II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Bộ câu hỏi phù hợp nội dung để gợi mở vấn đề. - Tivi, máy chiếu. - Bài giảng điện tử. 2. Đối với HS - Ghi nhớ và tìm hiểu để chia sẻ về những kinh nghiệm quản lí tài chính cá nhân. - Ghi nhớ lại câu chuyện về chi tiêu và quản lí tài chính mà các bạn đã chia sẻ để kết nối kinh nghiệm, trao đổi. - Nghiên cứu trước các nội dung của tiết sinh hoạt để chia sẻ. III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG. 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: - HS trả lời được một số câu hỏi gợi mở vào bài dưới dạng điền khuyết. b. Nội dung: - GV trình chiếu các câu hỏi điền khuyết. - HS giơ tay trả lời. c. Sản phẩm học tập: - HS trả lời đúng các câu hỏi. * Sản phẩm của hoạt động (Bộ câu hỏi và đáp án các câu hỏi). + Câu 1: Lập kế hoạch chi tiêu để ............ giữa thu nhập và nhu cầu mua sắm. + Câu 2: Không mua sắm theo phong trào nếu món đồ đó không thực sự xuất phát từ ............... bản thân. + Câu 3: Không nên mua hàng kém ............... chỉ vì được quảng cáo giá rẻ. + Câu 4: Đừng để các tin quảng cáo ........... đến quyết định mua sắm của mình mà nên quan tâm đến chất lượng và tìm hiểu kỹ điều khoản mua bán. + Câu 5: Hãy tự ............. những kiến thức cần thiết thông qua tiếp cận các nguồn tin để có quyết định mua sắm đúng đắn và trở thành người tiêu dùng thông thái. Đáp án: Câu 1: cân đối Câu 2: nhu cầu Câu 3: chất lượng Câu 4: ảnh hưởng Câu 5: trang bị d. Tổ chức thực hiện - HS làm việc cá nhân. - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi điền khuyết để mở rộng hiểu biết. - HS giành quyền trả lời bằng cách giơ tay nhanh. - GV chú ý tạo không khí sôi nổi trong hoạt động, khích lệ HS tích cực trả lời. - GV nhận xét mức độ hợp tác của HS trong hoạt động. - Tuyên dương các HS nhiệt tình, tích cực, xử lí nhanh và có câu trả lời đúng trong thời gian ngắn nhất. - GV công bố kết quả, kết luận hoạt động. 2. Chia sẻ những câu chuyện về chủ đề Học sinh với quản lí tài chính a. Mục tiêu - HS dựa vào kinh nghiệm bản thân, chia sẻ được những câu chuyện về chủ đề Học sinh với quản lí tài chính. b. Nội dung - GV tổ chức cho HS chia sẻ trực tiếp. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV tổ chức vấn đáp trực tiếp. + Mỗi HS khi được chỉ định, sẽ phải đưa ra một ý kiến xoay quanh các câu hỏi gợi ý sau: + Em hãy chia sẻ một câu chuyện từ những người bạn xung quanh em về chủ đề Học sinh với quản lí tài chính. + Trong câu chuyện thể hiện được sự hiểu biết về bạn học sinh đó biết quản lí hoặc không biết quản lí tài chính, và kết quả hoặc hậu quả của sự việc là gì? + Nghe những câu chuyện mà GV chia sẻ, nêu suy nghĩ của em về mỗi câu chuyện đó. - GV đọc câu hỏi, yêu cầu 1 HS trả lời. - GV kết thúc hoạt động khi đã có nhiều HS được chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV tương tác với HS trong quá trình HS trả lời. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá tinh thần hoạt động của HS. - GV định hướng, tổng hợp câu trả lời của HS và đưa ra kết quả hoạt động chung. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương những HS tích cực trong hoạt động. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS chia sẻ câu chuyện về quản lí tài chính của các bạn. - GV cung cấp thêm một số tình huống như sau: * Câu chuyện 1 : Hùng là một học sinh lớp 8. Mỗi tháng, bố mẹ Hùng cho cậu một khoản tiền tiêu vặt cố định để chi tiêu cho các nhu cầu nhỏ như ăn vặt, đi chơi với bạn bè. Tuy nhiên, Hùng thường chi tiền rất nhanh vào đầu tháng, như mua những món đồ không thực sự cần thiết. Đến cuối tháng, khi bạn bè rủ đi ăn, Hùng không còn tiền nữa. Sau vài lần như vậy, Hùng nhận ra mình cần học cách quản lý tiền tốt hơn, và quyết định mỗi tuần sẽ dành ra một khoản nhất định để chi tiêu và tiết kiệm phần còn lại cho cuối tháng. * Câu chuyện 2 : Mai mong muốn có một chiếc xe đạp để đi học, nhưng cô bé biết bố mẹ mình còn phải chi trả nhiều khoản. Thay vì chờ đợi, Mai quyết định tiết kiệm bằng cách nuôi lợn đất. Hàng ngày, Mai dành dụm tiền tiêu vặt, đôi khi còn giúp bố mẹ làm việc nhà để kiếm thêm một ít tiền. Sau một thời gian, với sự kiên nhẫn và nỗ lực, Mai đã đủ tiền mua chiếc xe đạp mà cô bé hằng mong muốn. * Câu chuyện 3: Nam là một học sinh giỏi và giành được học bổng từ trường. Thay vì tiêu hết số tiền thưởng đó, Nam quyết định chia thành hai phần: một phần để mua sách vở cần thiết, phần còn lại để gửi tiết kiệm. Sau một thời gian, Nam thấy số tiền của mình đã tăng lên nhờ lãi suất tiết kiệm. Điều này khích lệ Nam tiếp tục tiết kiệm và tìm hiểu thêm về các cách đầu tư khác. 3. Tổng kết hoạt động, đánh giá cuối chủ đề a. Mục tiêu - HS tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân sau khi trải nghiệm các nội dung trong chủ đề. - GV có được sự phản hồi đối với mục tiêu đạt được của các HS trong lớp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện phiếu đánh giá. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS. - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, chia sẻ theo những gợi ý và thực hiện nhiệm vụ sau: + Khi trải nghiệm các hoạt động học tập trong chủ đề, em gặp phải khó khăn và thuận lợi gì? + Em hãy hoàn thành phiếu đánh giá theo các mức độ phù hợp. - Sau khi HS hoàn thành phiếu đánh giá, GV tổ chức khảo sát nhanh, tuyên dương những HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, tích cực phát biểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi mà bản thân trải nghiệm với các bạn. - HS giơ tay xung phong trả lời, chia sẻ. - GV khích lệ HS tích cực phát biểu. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời để HS tự tin. - HS cả lớp theo dõi chia sẻ của các bạn. - HS hoàn thành phiếu đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá chia sẻ của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương khen ngợi những HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Tổ chức khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay đối với những tiêu chí mà HS đều đạt được mức Tốt (hoặc Đạt) trong phiếu đánh giá, tuyên dương HS. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Những chia sẻ về thuận lợi, khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình trải nghiệm các hoạt động trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 4 Họ và tên HS: .......................................................... STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao. 2 Em nêu được cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. 3 Em xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí, trong đó tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng. Đạt: HS đạt được mức Tốt hoặc Đạt 2 trong số 3 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được 1 tiêu chí. BẢNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Lớp:............... STT Yêu cầu cần đạt Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao. 2 Em nêu được cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. 3 Em xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí, trong đó tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 5: Em và cộng đồng. ———»«———

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.