
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 1/30/21 6:00 PM
Lượt xem: 29
Dung lượng: 22.0kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH THAM KHẢO, SÁCH HƯỚNG DẪN MÔN CÔNG NGHỆ
Mô tả: BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn. - Biết cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. 2. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng bảo quản các loại thực phẩm cho hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng. 3. Về thái độ: Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6B4 2. Kiểm tra bài cũ(4’). - Mục đích: Kiểm tra bài cũ. - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi: Theo em, ngộ độc thức ăn là do nguyên nhân nào? TL: - Do thức ăn nhiễm VSV và độc tố của VSV. - Do thức ăn bị biến chất. - Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc. - Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, chất phụ gia… 3. Giảng bài mới(36’). a. Mở bài(1’): Trong quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm thường bị mất đi, nhất là những chất dễ tan trong nước và trong hơi nước. Vậy, làm thế nào để bảo quản tốt giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn ( Tiết 1)”. b. Các hoạt động. * Hoạt động 1(36’): Tìm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. - Mục đích: Tìm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H3.17/SGK: - Em hãy đọc chất dinh dưỡng có trong thịt,cá? HS: Quan sát, đọc. GV: Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá là gì? HS: + Thịt: Rửa sạch trước khi thái. + Cá: Làm sạch vẩy, mang, cắt khúc. GV: Tại sao thịt, cá khi đã thái, cắt khúc rồi không nên rửa lại? HS: Vì mất VTM, chất khoáng dễ tan trong nước. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: YCHS quan sát H3.18/SGK: - Em hãy kể tên các loại rau, củ, quả thường dùng? HS: Cà rốt, su hào, bắp cải, cà chua, cam, ổi, xoài, nhãn… GV: Theo em, rau, củ, quả trước khi chế biến phải qua thao tác nào? HS: Cần gọt vỏ, rửa, cắt thái. GV: Cách gọt vỏ, rửa, cắt thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng? HS: Sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu huỷ nếu thự hiện không đúng cách. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: YCHS quan sát H3.19/SGK: - Em hãy kể tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng trong gia đình em? HS: Lạc, đỗ xanh, đỗ đen, vừng, đỗ tương. GV: Với các loại hạt khô cần có cách bảo quản như thế nào? HS: Phải phơi khô, loại bỏ hạt sâu, lép, để nơi khô ráo, thoáng mát. GV: Với gạo nên bảo quản như thế nào để đảm bảo các chất dinh dưỡng? HS: Ăn đến đâu mua đến đó hoặc mua vừa đủ cho thời gian dự tính, không nên vo gạo kỹ sẽ mất sinh tố B. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. 1. Thịt, cá: - Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái. - Không để ruồi bọ bâu vào. - Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. 2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi: - Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo. - Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. 3. Đậu hạt khô, gạo: - Đậu hạt khô: Cần bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh mốc, sâu mọt xâm nhập, thỉnh thoảng cần kiểm tra lại. - Gạo: Chỉ nên mua với lượng vừa đủ cho thời gian dự tính, không vò quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (4’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu. - Đặt một số câu hỏi củng cố bài học. - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài. - Đọc và chuẩn bị phần II “ Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn” để cho giờ học sau. V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: ........................................... Tiết 43 BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn. - Biết cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. 2. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng bảo quản các loại thực phẩm cho hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng. 3. Về thái độ: Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại. IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6B4 2. Kiểm tra bài cũ(4’). - Mục đích: Kiểm tra bài cũ. - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi: Cần bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá như thế nào khi chuẩn bị chế biến? TL: - Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái. - Không để ruồi bọ bâu vào. - Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. 3. Giảng bài mới. a. Mở bài(1’): Giờ học trước, cô cùng các em đã nghiên cứu xong cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thực phẩm. b. Các hoạt động(35’). * Hoạt động 1(35’): Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. - Mục đích: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Trong quá trình chế biến món ăn chất dinh dưỡng nào thường bị mất đi? HS: Các sinh tố. GV: Trong khi chế biến cần lưu ý điểm gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Khi chế biến, em và gia đình đã bảo quản các chất dinh dưỡng như thế nào? HS: Liên hệ, trả lời. GV: Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? HS: Vì: trong quá trình đun nấu hay rán lâu sẽ làm mất nhiều sinh tố dễ tan. GV: Chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Tại sao phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt hợp lý trong chế biến món ăn? HS: Vì để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. GV: Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng đã học? HS: Chất đạm, béo, đường bột, khoáng, sinh tố. GV: Khi luộc thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt gà, thịt lợn cần chú ý điều gì? HS: Cần vặn nhỏ lửa. GV: Nhận xét, chốt lại. GV: Khi rán cần chú ý điều gì? HS: Không để lửa quá to. Vì sinh tố A trong chất béo bị phân huỷ và biến chất. GV: Em có biết kẹo đắng có nguồn gốc từ đâu không? HS: Từ đường được đun sôi đến 1800C. GV: Khi nấu gạo ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng gì? HS: Gạo sẽ bị biến chất, tiêu huỷ. GV: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào dến chất khoáng? HS: Khi đun nấu, một phần chất khoáng sẽ bị hoà tan vào nước. GV: Khi rửa rau, gọt quả cần chú ý điều gì để không bị mất đi lượng VTM có trong thực phẩm? HS: Cần áp dụng hợp lý các quy trình kỹ thuật trong chế biến món ăn. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? - Vì: trong quá trình đun nấu hay rán lâu sẽ làm mất nhiều sinh tố dễ tan. - Khi chế biến món ăn cần lưu ý: + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. + Khi nấu tránh khuấy nhiều. + Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. + Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo. + Không nên chắt bỏ nước cơm. 2. Ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng: - Các chất dinh dưỡng dễ bị thoái hoá, biến chất hoặc tiêu huỷ bởi nhiệt. Vì vậy, cần quan tâm đến việc sử dụng nhiệt hợp lý trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (4’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu. - GV gọi một vài HS đọc ghi nhớ và phần nội dung có thể em chưa biết/ SGK/Tr 84. - Đặt một số câu hỏi củng cố bài học. - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài. - Đọc và chuẩn bị “ Bài 24: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả” để cho giờ học sau. IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tổ duyệt Nguyễn Thị Mai Lâm
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 1/30/21 6:00 PM
Lượt xem: 29
Dung lượng: 22.0kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH THAM KHẢO, SÁCH HƯỚNG DẪN MÔN CÔNG NGHỆ
Mô tả: BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN ( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn. - Biết cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. 2. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng bảo quản các loại thực phẩm cho hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng. 3. Về thái độ: Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6B4 2. Kiểm tra bài cũ(4’). - Mục đích: Kiểm tra bài cũ. - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi: Theo em, ngộ độc thức ăn là do nguyên nhân nào? TL: - Do thức ăn nhiễm VSV và độc tố của VSV. - Do thức ăn bị biến chất. - Do bản thân thức ăn có sẵn chất độc. - Do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hoá học, chất phụ gia… 3. Giảng bài mới(36’). a. Mở bài(1’): Trong quá trình chế biến thức ăn, các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm thường bị mất đi, nhất là những chất dễ tan trong nước và trong hơi nước. Vậy, làm thế nào để bảo quản tốt giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn ( Tiết 1)”. b. Các hoạt động. * Hoạt động 1(36’): Tìm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. - Mục đích: Tìm hiểu bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H3.17/SGK: - Em hãy đọc chất dinh dưỡng có trong thịt,cá? HS: Quan sát, đọc. GV: Biện pháp bảo quản các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá là gì? HS: + Thịt: Rửa sạch trước khi thái. + Cá: Làm sạch vẩy, mang, cắt khúc. GV: Tại sao thịt, cá khi đã thái, cắt khúc rồi không nên rửa lại? HS: Vì mất VTM, chất khoáng dễ tan trong nước. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: YCHS quan sát H3.18/SGK: - Em hãy kể tên các loại rau, củ, quả thường dùng? HS: Cà rốt, su hào, bắp cải, cà chua, cam, ổi, xoài, nhãn… GV: Theo em, rau, củ, quả trước khi chế biến phải qua thao tác nào? HS: Cần gọt vỏ, rửa, cắt thái. GV: Cách gọt vỏ, rửa, cắt thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng? HS: Sinh tố và chất khoáng dễ bị tiêu huỷ nếu thự hiện không đúng cách. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: YCHS quan sát H3.19/SGK: - Em hãy kể tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng trong gia đình em? HS: Lạc, đỗ xanh, đỗ đen, vừng, đỗ tương. GV: Với các loại hạt khô cần có cách bảo quản như thế nào? HS: Phải phơi khô, loại bỏ hạt sâu, lép, để nơi khô ráo, thoáng mát. GV: Với gạo nên bảo quản như thế nào để đảm bảo các chất dinh dưỡng? HS: Ăn đến đâu mua đến đó hoặc mua vừa đủ cho thời gian dự tính, không nên vo gạo kỹ sẽ mất sinh tố B. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. 1. Thịt, cá: - Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái. - Không để ruồi bọ bâu vào. - Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. 2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi: - Rửa rau thật sạch, chỉ nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo. - Rau, củ, quả ăn sống nên gọt vỏ trước khi ăn. 3. Đậu hạt khô, gạo: - Đậu hạt khô: Cần bảo quản chu đáo nơi khô ráo, mát mẻ, tránh mốc, sâu mọt xâm nhập, thỉnh thoảng cần kiểm tra lại. - Gạo: Chỉ nên mua với lượng vừa đủ cho thời gian dự tính, không vò quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (4’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu. - Đặt một số câu hỏi củng cố bài học. - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài. - Đọc và chuẩn bị phần II “ Bài 17: Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn” để cho giờ học sau. V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: ........................................... Tiết 43 BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong khi nấu ăn. - Biết cách bảo quản phù hợp để các chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến thực phẩm. 2. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng bảo quản các loại thực phẩm cho hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng. 3. Về thái độ: Áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm để tạo nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ và thể lực. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung bài học. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại. IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6B4 2. Kiểm tra bài cũ(4’). - Mục đích: Kiểm tra bài cũ. - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi: Cần bảo quản các chất dinh dưỡng trong thịt, cá như thế nào khi chuẩn bị chế biến? TL: - Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái. - Không để ruồi bọ bâu vào. - Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. 3. Giảng bài mới. a. Mở bài(1’): Giờ học trước, cô cùng các em đã nghiên cứu xong cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thực phẩm. b. Các hoạt động(35’). * Hoạt động 1(35’): Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. - Mục đích: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Trong quá trình chế biến món ăn chất dinh dưỡng nào thường bị mất đi? HS: Các sinh tố. GV: Trong khi chế biến cần lưu ý điểm gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Khi chế biến, em và gia đình đã bảo quản các chất dinh dưỡng như thế nào? HS: Liên hệ, trả lời. GV: Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? HS: Vì: trong quá trình đun nấu hay rán lâu sẽ làm mất nhiều sinh tố dễ tan. GV: Chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Tại sao phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt hợp lý trong chế biến món ăn? HS: Vì để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. GV: Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng đã học? HS: Chất đạm, béo, đường bột, khoáng, sinh tố. GV: Khi luộc thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt gà, thịt lợn cần chú ý điều gì? HS: Cần vặn nhỏ lửa. GV: Nhận xét, chốt lại. GV: Khi rán cần chú ý điều gì? HS: Không để lửa quá to. Vì sinh tố A trong chất béo bị phân huỷ và biến chất. GV: Em có biết kẹo đắng có nguồn gốc từ đâu không? HS: Từ đường được đun sôi đến 1800C. GV: Khi nấu gạo ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng gì? HS: Gạo sẽ bị biến chất, tiêu huỷ. GV: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào dến chất khoáng? HS: Khi đun nấu, một phần chất khoáng sẽ bị hoà tan vào nước. GV: Khi rửa rau, gọt quả cần chú ý điều gì để không bị mất đi lượng VTM có trong thực phẩm? HS: Cần áp dụng hợp lý các quy trình kỹ thuật trong chế biến món ăn. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến. II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn? - Vì: trong quá trình đun nấu hay rán lâu sẽ làm mất nhiều sinh tố dễ tan. - Khi chế biến món ăn cần lưu ý: + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. + Khi nấu tránh khuấy nhiều. + Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. + Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo. + Không nên chắt bỏ nước cơm. 2. Ảnh hưởng của nhiệt đối với thành phần dinh dưỡng: - Các chất dinh dưỡng dễ bị thoái hoá, biến chất hoặc tiêu huỷ bởi nhiệt. Vì vậy, cần quan tâm đến việc sử dụng nhiệt hợp lý trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (4’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Hệ thống lại nội dung kiến thức đã học để học sinh khắc sâu. - GV gọi một vài HS đọc ghi nhớ và phần nội dung có thể em chưa biết/ SGK/Tr 84. - Đặt một số câu hỏi củng cố bài học. - Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài. - Đọc và chuẩn bị “ Bài 24: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả” để cho giờ học sau. IV. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tổ duyệt Nguyễn Thị Mai Lâm
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

