
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Văn hóa
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 21:30 17/04/2023
Lượt xem: 2
Dung lượng: 5.239,1kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 19 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 55: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết giới thiệu về cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước; - Bày tỏ cảm xúc của bản thân khi được tham quan, trải nghiệm cảnh quan, di tích. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô và các bạn trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo trong việc lựa chọn, xây dựng các tiết mục biểu diễn. * Năng lực riêng: - Biết yêu quý vẻ đẹp của quê hương đất nước. - Phát triển năng lực thẩm mĩ, nghệ thuật, năng khiếu bản thân. 3. Phẩm chất - Yêu nước: biết yêu và tôn trọng những giá trị về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. - Trách nhiệm: HS có ý thức truyền tải được thông điệp về tình yêu với những cảnh đẹp của quê hương đất nước thông qua các tiết mục. - Chăm chỉ luyện tập các tiết mục văn nghệ. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định mục tiêu của buổi biểu diễn, thành lập ban giám khảo (GVCN và mời thêm thành viên là GVBM hoặc GV TPT Đội TNTP của nhà trường). - GVCN xây dựng kế hoạch: + Yêu cầu các tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước”. + Duyệt các tiết mục đăng kí để lựa chọn biểu diễn và trao giải. - Ban cán sự lớp phối hợp với GVCN xây dựng kịch bản tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ về vẻ đẹp quê hương, đất nước. - Trang trí bảng, phông nền phù hợp với chương trình biểu diễn văn nghệ. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Các tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ tham gia và tập luyện. - Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (5 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC a. Mục tiêu - HS biểu diễn được các tiết mục thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước. - Thông qua các tiết mục, HS thể hiện được tình yêu với quê hương, đất nước. - HS phát huy được khả năng thẩm mĩ (trang phục), khả năng diễn xuất, năng khiếu nghệ thuật của bản thân và kết hợp với các bạn. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Thông báo chung (3 phút) - Lớp trưởng nêu các quy định của buổi biểu diễn. - Yêu cầu các bạn HS ngồi đúng vị trí, giữ trật tự theo dõi tiết mục văn nghệ. - Lớp trưởng giới thiệu đại biểu, ban giám khảo. - Lớp trưởng thông qua thứ tự biểu diễn các tiết mục. - GVCN giới thiệu mục tiêu và nội dung chương trình văn nghệ. - GVCN: Các em học sinh thân mến! Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Ở lứa tuổi HS, tình yêu quê hương đất nước thể hiện qua tình yêu gia đình, thể hiện qua sự chăm chỉ học tập và rèn luyện tốt, thể hiện qua những lời ca tiếng hát. Ngày hôm nay, để thể hiện vẻ đẹp của quê hương ta, của đất nước Việt Nam xinh đẹp, lớp chúng ta tổ chức biểu diễn văn nghệ với các tiết mục thể hiện vẻ đẹp và tình yêu với quê hương đất nước. Mời thầy cô cùng tất cả các em theo dõi buổi biểu diễn! * Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ.(35 phút) - GVCN cử lớp trưởng làm người dẫn chương trình điều hành buổi biểu diễn văn nghệ. - GVCN yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, lắng nghe và xem các tiết mục văn nghệ, cảm thụ cái hay của nội dung và giai điệu bài hát, điệu múa,... trải nghiệm các cung bậc cảm xúc mà các tiết mục mang lại. - Các tổ lần lượt trình bày các tiết mục theo thứ tự quy định. - HS chuẩn bị sẵn trang phục, đạo cụ và theo thứ tự các tiết mục, đảm bảo các tiết mục được biểu diễn liên tiếp. - Mỗi tổ cử một HS đọc lời dẫn về tiết mục của tổ mình trước khi biểu diễn. Lời dẫn dài không quá 5 dòng. - Sau mỗi tiết mục, HS cả lớp giành một tràng pháo tay hoặc lên tặng hoa (nếu có). - Ban giám khảo hội ý xếp loại các tiết mục và công bố kết quả xếp loại, trao phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc. - GVCN mời một số HS trong lớp chia sẻ cảm xúc về buổi biểu diễn văn nghệ, về cảm nhận về vẻ đẹp về quê hương, đất nước qua các tiết mục. - HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và quyết tâm cố gắng học tập rèn luyện để đóng góp, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. - GVCN chú ý lựa chọn danh sách những em HS có năng khiếu về văn nghệ để tham gia vào đội văn nghệ của lớp, của nhà trường. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (2 phút) - Kết thúc chương trình, GVCN nói lời cảm ơn với các “diễn viên” đã giành thời gian tập luyện các tiết mục và với toàn thể các HS đã chăm chú lắng nghe theo dõi buổi biểu diễn. - GVCN nhận xét về các tiết mục, định hướng, góp ý cho HS về cách lựa chọn trang phục, cách thức biểu diễn. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: + Mỗi tổ viết một bài thuyết trình (kèm hình ảnh, hoặc slide trình chiếu) hùng biện vai trò của HS trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 56: BẢO VỆ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Có ý thức gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh.. - Biết được những việc làm cụ thể để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh nói chung và những di tích, danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương nơi học sinh sinh sống. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Phát triển khả năng tự chủ và tự học. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm với các bạn và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua trả lời câu hỏi, hợp tác với các bạn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ thực hiện việc tìm hiểu những nội dung liên quan đến việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. - Yêu nước: thể hiện qua ý thức tôn trọng, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Video phù hợp cho hoạt động mở đầu. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - Nhiệm vụ GV giao cho từ tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (10 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Mở ra hiểu biết và cảm hứng kết nối với nội dung của tiết học. b. Nội dung: GV cho HS xem video. c. Sản phẩm học tập: HS tập trung xem vieo và trình bày cảm nhận sau khi xem video. d. Tổ chức thực hiện - GV mở cho HS xem video: “Danh lam thắng cảnh Hà Nội” dài 5 phút tại địa chỉ website https://www.youtube.com/watch?v=NcJxbU4n8C0 - HS chú ý theo dõi, cảm nhận. - Sau khi kết thúc video, GV đặt câu hỏi phóng vấn một vài HS: + Những di tích, danh lam thắng cảnh trong video trên là địa điểm ở thủ đô, nơi chúng ta đang sinh sống, em đã được đến thăm những nơi nào trong các nơi đó? + Khi tới những nơi đó, cảm xúc của em như thế nào? - GV kết luận: Ở video trên các em được xem hình ảnh về những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ở ngay thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Có ý nghĩa quan trọng ghi dấu những bước phát triển trong lịch sử của đất nước. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Ngoài Hà Nội, rất nhiều tỉnh thành trên đất nước ta đều có những di tích, danh lam thắng cảnh có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, du lịch. Chúng ta sẽ cùng trải nghiệm và tìm hiểu về các di tích, danh lam thắng cảnh của các vùng miền trong tiết học ngày hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh (15 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được với cả lớp sự hiểu biết của bản thân về những di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận, câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận, thực hiện và báo cáo những nhiệm vụ sau: + Kể tên một số di tích, danh lam thắng cảnh và nét đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh đó. + Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hợp tác với nhau trong nhóm để đưa ra câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình về nội dung mà nhóm đã thảo luận. - GV cùng HS các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, đặt câu hỏi phản biện (Nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. - GV mời HS khác nêu câu hỏi, ý kiến, chia sẻ về phần trình bày của các bạn. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến một số phần trả lời của HS. GV có thể định hướng thêm một số di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như sau (có thể kèm theo hình ảnh), chú ý những nơi mà HS có thể đã nghe tên đến: - Khu di tích Hoàng Thành, Thăng Long – Hà Nội: Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt, phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng. - Phố cổ Hội An: Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. - Quần thể danh thắng Tràng An: Tọa lạc tại phía nam thuộc Tỉnh Ninh Bình và chỉ cách Hà Nội 90km, là một trong số những nơi hiếm hoi trên thế giới giữ trọn vẹn cảnh quan tự nhiên trong suốt 30.000 năm. Tràng An sở hữu vẻ đẹp nên thơ trữ tình, quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ dung hòa giữa núi non, sông nước khiến bất cứ ai khi đến thăm cũng cảm thấy nao lòng và tự hào về quê hương đất nước. * Những hành động, việc làm mà em thường thấy của các du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này: - Du lịch, ngắm cảnh. - Tìm hiểu để có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa, giá trị của các di tích, thắng cảnh đó. - Chụp ảnh, lưu giữ kỉ niệm. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 1: Hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh (10 phút) a. Mục tiêu: - HS biết được những việc nên làm và những hành vi không nên làm khi tới tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh. b. Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận, thực hiện và báo cáo những nhiệm vụ theo sự phân công như sau: + Nhóm 1,2: Những hành động, việc làm nên thực hiện khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh. + Nhóm 3,4: Những hành vi không nên làm khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hợp tác với nhau trong nhóm để đưa ra câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình về nội dung mà nhóm đã thảo luận. - GV cùng HS các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, đặt câu hỏi phản biện (Nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. - GV có sự so sánh và tổng hợp nội dung mà hai nhóm cùng đưa ra để đưa tới kết luận cuối cùng cho hoạt động. - GV mời HS khác nêu câu hỏi, ý kiến, chia sẻ về phần trình bày của các bạn. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý sản phẩm - Những hành động, việc làm nên thực hiện khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh: + Tìm hiểu trước một số thông tin trên Internet về nơi mình sẽ đến về: phương tiện di chuyển, nơi ở, văn hóa, ẩm thực…để đảm bảo và chủ động cho chuyến đi. + Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, dọn dẹp sạch mỗi khi rời đi. + Không bẻ cây, ngắt hoa, phá hoại cảnh quan. + Tôn trọng những quy định ở nơi tham quan như: không hút thuốc, không chụp ảnh quay phim ở những nơi đã có bảng khuyến cáo. + Chú ý các bảng hướng dẫn lối đi, bảng cấm, bảng yêu cầu và tuân thủ, thực hiện đúng. + Trang phục phù hợp với nơi tham quan. + Lan tỏa sự yêu thích các di tích, danh lam thắng cảnh cần tới bạn bè, người thân bằng cách tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè, người thân về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và những nét đặc trưng cơ bản của các di tích, danh lam thăng cảnh mà mình tới thăm. - Những hành vi không nên làm khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh: + Viết, vẽ khắc tên mình lên tường, lên đá, lên các đồ vật. + Chen lấn, xô đẩy. + Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng trong khuôn viên khu di tích. + Hái hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ. Xả rác bừa bãi. + Tự ý sờ tay vào hiện vật khi không có sự cho phép của người quản lí. + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để mê tín dị đoan và thực hiện hành vi trái pháp luật khác. + Trang phục phản cảm, không phù hợp. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7 phút) a. Mục tiêu: - HS vận dụng được những kiến thức về di tích, danh lam thắng cảnh và những hành vi nên làm, không nên làm để áp dụng với bản thân và chia sẻ đến mọi người. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vào PHT. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS . d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học thực hiện các nhiệm vụ sau: + Vận dụng cho khi bản thân đến thăm các khu di tích, danh lam thắng cảnh. + Chia sẻ, kể lại cho người thân, bạn bè về những điều mới mẻ, những di tích, danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước. + Lan tỏa tới mọi người tình yêu đối với những giá trị của đất nước, những việc nên làm và không nên làm khi tới thăm các di tích, danh lam thắng cảnh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hành vận dụng cá nhân, tại nhà, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh (Tiết 2). ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 57: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG l. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ các câu chuyện thực tế về hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại địa phương. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Góp phần phát triển năng lực tự học và tự chủ. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội của học sinh. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các nhiệm vụ học tập. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Tư liệu, hình ảnh về một số tác động tiêu cực của con người đến các di tích, danh lam thắng cảnh. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ các câu chuyện thực tế về hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương. Hoạt động 1: Những tác động tiêu cực của con người lên di tích, danh lam thắng cảnh (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS biết được những hành động nên tránh khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu những hình ảnh thể hiện sự tác động tiêu cực của con người đối với những di tích, cảnh quan thiên nhiên, những hành động cần được lên án. - HS theo dõi trên màn chiếu. - Phần trình chiếu kết hợp giữa hình ảnh, và lời miêu tả của GV. + Viết, vẽ bậy, khắc chữ lên các di tích văn hóa: Theo thống kê của ngành văn hóa, cả nước hiện có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích cấp tỉnh. Điều đáng buồn là phần lớn các di tích này đều bị xâm hại bởi nạn “vẽ bậy”. Việc vẽ - khắc lên di tích không chỉ là hành vi xâm hại mà còn có thể làm biến dạng di tích. Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thậm chí xem thường thành trì mà ông cha để lại. Nó làm cho hình ảnh của di tích bị xấu xí đi khiến du khách văn minh nhìn vào như một thứ man rợ. Điều này cũng làm méo mó đi những giá trị văn hóa và nét đẹp của đất nước trong mắt du khách. Không chỉ vi phạm về mặt đạo đức, hành vi này còn bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. + Hành vi phá hoại cảnh quan, di vật tại nơi ghé thăm: Nhiều người đến thăm đã tự ý chạm tay, sờ vào các đồ vật khiến chúng bị gãy, đổ hoặc đùa giỡn gây ảnh hưởng đến các di vật. Một số bạn trẻ chụp ảnh đã đẫm đạp lên cây cối, hoa trồng làm hư hại các loại cây cối. Dẫm đạp lên hoa Làm hư hỏng các cổ vật Bẻ cành cây, hủy hoại cây xanh tại nơi tham quan: Hình ảnh chụp một du khách tham quan vườn hoa đào tại Đà Lạt và một du khách tham quan cây thông có băng tuyết ở Hà Giang đã bẻ, ngắt các cành cây để chụp ảnh hoặc đem về. Đó là hành động đáng lên án. + Xả rác bừa bãi: Khi mọi người đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh đã để lại vô số rác sau khi rời đi, biến các khu du lịch tham quan thành bãi rác. Hoạt động 2: HS chia sẻ những câu chuyện thực tế về hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những biện pháp nhằm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em quan sát được khi đi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương (GV đã yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà từ tuần trước). - HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc cần thiết bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: + Khi em đi tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, em thấy ở đó có những biện pháp, hành động nào nhằm mục đích bảo về di tích, danh lam thắng cảnh đó? + Em hãy nêu những điều nên làm để bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh. Em có thực hiện tốt các quy định, biện pháp đó không? + Em hãy chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc cần thiết bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ của GV. - GV khích lệ, tương tác trong quá trình HS chia sẻ để các em tự tin hơn. Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cảm ơn HS đã chia sẻ những suy nghĩ của mình. - GV khích lệ, động viên các em hãy thực hiện tốt các hành động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh khi tới tham quan, tích cực tuyên truyền cho mọi người hiểu được ý nghĩa của hành động đó. - GV kết luận hoạt động. - Những biện pháp, hành động nhằm mục đích bảo về di tích, danh lam thắng cảnh: + Luôn có các biển báo, biển hướng dẫn, biển cấm đặt tại các khu vực tham quan. + Các di vật được bảo vệ, tránh va chạm. + Tuyên truyền đến khách tham quan, đến người dân ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh khi tới tham quan. - Những điều nên làm để bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh: + Chú ý các biển cảnh báo, chỉ dẫn, tuân thủ tốt các quy định, quy tắc khi đến tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh. + Không lấy trộm các đồ vật. + Không viết, vẽ bậy lên các di vật, tường, đá. + Không thực hiện các hành vi phá hoại đồ đạc, cảnh quan. + Thu gom rác và để đúng nơi quy định. 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Đề xuất sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. + Đánh giá chủ đề 5. ———»«———
Chủ đề: Văn hóa
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 21:30 17/04/2023
Lượt xem: 2
Dung lượng: 5.239,1kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 19 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 55: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết giới thiệu về cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước; - Bày tỏ cảm xúc của bản thân khi được tham quan, trải nghiệm cảnh quan, di tích. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô và các bạn trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo trong việc lựa chọn, xây dựng các tiết mục biểu diễn. * Năng lực riêng: - Biết yêu quý vẻ đẹp của quê hương đất nước. - Phát triển năng lực thẩm mĩ, nghệ thuật, năng khiếu bản thân. 3. Phẩm chất - Yêu nước: biết yêu và tôn trọng những giá trị về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. - Trách nhiệm: HS có ý thức truyền tải được thông điệp về tình yêu với những cảnh đẹp của quê hương đất nước thông qua các tiết mục. - Chăm chỉ luyện tập các tiết mục văn nghệ. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định mục tiêu của buổi biểu diễn, thành lập ban giám khảo (GVCN và mời thêm thành viên là GVBM hoặc GV TPT Đội TNTP của nhà trường). - GVCN xây dựng kế hoạch: + Yêu cầu các tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước”. + Duyệt các tiết mục đăng kí để lựa chọn biểu diễn và trao giải. - Ban cán sự lớp phối hợp với GVCN xây dựng kịch bản tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ về vẻ đẹp quê hương, đất nước. - Trang trí bảng, phông nền phù hợp với chương trình biểu diễn văn nghệ. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Các tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ tham gia và tập luyện. - Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (5 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC a. Mục tiêu - HS biểu diễn được các tiết mục thể hiện vẻ đẹp của quê hương, đất nước. - Thông qua các tiết mục, HS thể hiện được tình yêu với quê hương, đất nước. - HS phát huy được khả năng thẩm mĩ (trang phục), khả năng diễn xuất, năng khiếu nghệ thuật của bản thân và kết hợp với các bạn. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Thông báo chung (3 phút) - Lớp trưởng nêu các quy định của buổi biểu diễn. - Yêu cầu các bạn HS ngồi đúng vị trí, giữ trật tự theo dõi tiết mục văn nghệ. - Lớp trưởng giới thiệu đại biểu, ban giám khảo. - Lớp trưởng thông qua thứ tự biểu diễn các tiết mục. - GVCN giới thiệu mục tiêu và nội dung chương trình văn nghệ. - GVCN: Các em học sinh thân mến! Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Ở lứa tuổi HS, tình yêu quê hương đất nước thể hiện qua tình yêu gia đình, thể hiện qua sự chăm chỉ học tập và rèn luyện tốt, thể hiện qua những lời ca tiếng hát. Ngày hôm nay, để thể hiện vẻ đẹp của quê hương ta, của đất nước Việt Nam xinh đẹp, lớp chúng ta tổ chức biểu diễn văn nghệ với các tiết mục thể hiện vẻ đẹp và tình yêu với quê hương đất nước. Mời thầy cô cùng tất cả các em theo dõi buổi biểu diễn! * Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ.(35 phút) - GVCN cử lớp trưởng làm người dẫn chương trình điều hành buổi biểu diễn văn nghệ. - GVCN yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, lắng nghe và xem các tiết mục văn nghệ, cảm thụ cái hay của nội dung và giai điệu bài hát, điệu múa,... trải nghiệm các cung bậc cảm xúc mà các tiết mục mang lại. - Các tổ lần lượt trình bày các tiết mục theo thứ tự quy định. - HS chuẩn bị sẵn trang phục, đạo cụ và theo thứ tự các tiết mục, đảm bảo các tiết mục được biểu diễn liên tiếp. - Mỗi tổ cử một HS đọc lời dẫn về tiết mục của tổ mình trước khi biểu diễn. Lời dẫn dài không quá 5 dòng. - Sau mỗi tiết mục, HS cả lớp giành một tràng pháo tay hoặc lên tặng hoa (nếu có). - Ban giám khảo hội ý xếp loại các tiết mục và công bố kết quả xếp loại, trao phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc. - GVCN mời một số HS trong lớp chia sẻ cảm xúc về buổi biểu diễn văn nghệ, về cảm nhận về vẻ đẹp về quê hương, đất nước qua các tiết mục. - HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và quyết tâm cố gắng học tập rèn luyện để đóng góp, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. - GVCN chú ý lựa chọn danh sách những em HS có năng khiếu về văn nghệ để tham gia vào đội văn nghệ của lớp, của nhà trường. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (2 phút) - Kết thúc chương trình, GVCN nói lời cảm ơn với các “diễn viên” đã giành thời gian tập luyện các tiết mục và với toàn thể các HS đã chăm chú lắng nghe theo dõi buổi biểu diễn. - GVCN nhận xét về các tiết mục, định hướng, góp ý cho HS về cách lựa chọn trang phục, cách thức biểu diễn. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: + Mỗi tổ viết một bài thuyết trình (kèm hình ảnh, hoặc slide trình chiếu) hùng biện vai trò của HS trong việc giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 56: BẢO VỆ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH (Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Có ý thức gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh.. - Biết được những việc làm cụ thể để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh nói chung và những di tích, danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương nơi học sinh sinh sống. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Phát triển khả năng tự chủ và tự học. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm với các bạn và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua trả lời câu hỏi, hợp tác với các bạn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ thực hiện việc tìm hiểu những nội dung liên quan đến việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. - Yêu nước: thể hiện qua ý thức tôn trọng, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Video phù hợp cho hoạt động mở đầu. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - Nhiệm vụ GV giao cho từ tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (10 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Mở ra hiểu biết và cảm hứng kết nối với nội dung của tiết học. b. Nội dung: GV cho HS xem video. c. Sản phẩm học tập: HS tập trung xem vieo và trình bày cảm nhận sau khi xem video. d. Tổ chức thực hiện - GV mở cho HS xem video: “Danh lam thắng cảnh Hà Nội” dài 5 phút tại địa chỉ website https://www.youtube.com/watch?v=NcJxbU4n8C0 - HS chú ý theo dõi, cảm nhận. - Sau khi kết thúc video, GV đặt câu hỏi phóng vấn một vài HS: + Những di tích, danh lam thắng cảnh trong video trên là địa điểm ở thủ đô, nơi chúng ta đang sinh sống, em đã được đến thăm những nơi nào trong các nơi đó? + Khi tới những nơi đó, cảm xúc của em như thế nào? - GV kết luận: Ở video trên các em được xem hình ảnh về những di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ở ngay thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Có ý nghĩa quan trọng ghi dấu những bước phát triển trong lịch sử của đất nước. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Ngoài Hà Nội, rất nhiều tỉnh thành trên đất nước ta đều có những di tích, danh lam thắng cảnh có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, du lịch. Chúng ta sẽ cùng trải nghiệm và tìm hiểu về các di tích, danh lam thắng cảnh của các vùng miền trong tiết học ngày hôm nay. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh (15 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được với cả lớp sự hiểu biết của bản thân về những di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận, câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận, thực hiện và báo cáo những nhiệm vụ sau: + Kể tên một số di tích, danh lam thắng cảnh và nét đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh đó. + Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hợp tác với nhau trong nhóm để đưa ra câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình về nội dung mà nhóm đã thảo luận. - GV cùng HS các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, đặt câu hỏi phản biện (Nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. - GV mời HS khác nêu câu hỏi, ý kiến, chia sẻ về phần trình bày của các bạn. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến một số phần trả lời của HS. GV có thể định hướng thêm một số di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như sau (có thể kèm theo hình ảnh), chú ý những nơi mà HS có thể đã nghe tên đến: - Khu di tích Hoàng Thành, Thăng Long – Hà Nội: Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt, phản ánh nền văn hóa Đông Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng. - Phố cổ Hội An: Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. - Quần thể danh thắng Tràng An: Tọa lạc tại phía nam thuộc Tỉnh Ninh Bình và chỉ cách Hà Nội 90km, là một trong số những nơi hiếm hoi trên thế giới giữ trọn vẹn cảnh quan tự nhiên trong suốt 30.000 năm. Tràng An sở hữu vẻ đẹp nên thơ trữ tình, quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ dung hòa giữa núi non, sông nước khiến bất cứ ai khi đến thăm cũng cảm thấy nao lòng và tự hào về quê hương đất nước. * Những hành động, việc làm mà em thường thấy của các du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này: - Du lịch, ngắm cảnh. - Tìm hiểu để có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa, giá trị của các di tích, thắng cảnh đó. - Chụp ảnh, lưu giữ kỉ niệm. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 1: Hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh (10 phút) a. Mục tiêu: - HS biết được những việc nên làm và những hành vi không nên làm khi tới tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh. b. Nội dung: GV chia lớp thành 4 nhóm tham gia thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận, thực hiện và báo cáo những nhiệm vụ theo sự phân công như sau: + Nhóm 1,2: Những hành động, việc làm nên thực hiện khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh. + Nhóm 3,4: Những hành vi không nên làm khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hợp tác với nhau trong nhóm để đưa ra câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình về nội dung mà nhóm đã thảo luận. - GV cùng HS các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, đặt câu hỏi phản biện (Nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. - GV có sự so sánh và tổng hợp nội dung mà hai nhóm cùng đưa ra để đưa tới kết luận cuối cùng cho hoạt động. - GV mời HS khác nêu câu hỏi, ý kiến, chia sẻ về phần trình bày của các bạn. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý sản phẩm - Những hành động, việc làm nên thực hiện khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh: + Tìm hiểu trước một số thông tin trên Internet về nơi mình sẽ đến về: phương tiện di chuyển, nơi ở, văn hóa, ẩm thực…để đảm bảo và chủ động cho chuyến đi. + Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, dọn dẹp sạch mỗi khi rời đi. + Không bẻ cây, ngắt hoa, phá hoại cảnh quan. + Tôn trọng những quy định ở nơi tham quan như: không hút thuốc, không chụp ảnh quay phim ở những nơi đã có bảng khuyến cáo. + Chú ý các bảng hướng dẫn lối đi, bảng cấm, bảng yêu cầu và tuân thủ, thực hiện đúng. + Trang phục phù hợp với nơi tham quan. + Lan tỏa sự yêu thích các di tích, danh lam thắng cảnh cần tới bạn bè, người thân bằng cách tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè, người thân về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và những nét đặc trưng cơ bản của các di tích, danh lam thăng cảnh mà mình tới thăm. - Những hành vi không nên làm khi tới tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh: + Viết, vẽ khắc tên mình lên tường, lên đá, lên các đồ vật. + Chen lấn, xô đẩy. + Đùa nghịch, nói chuyện to tiếng trong khuôn viên khu di tích. + Hái hoa, bẻ cành, giẫm lên cỏ. Xả rác bừa bãi. + Tự ý sờ tay vào hiện vật khi không có sự cho phép của người quản lí. + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để mê tín dị đoan và thực hiện hành vi trái pháp luật khác. + Trang phục phản cảm, không phù hợp. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7 phút) a. Mục tiêu: - HS vận dụng được những kiến thức về di tích, danh lam thắng cảnh và những hành vi nên làm, không nên làm để áp dụng với bản thân và chia sẻ đến mọi người. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vào PHT. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS . d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học thực hiện các nhiệm vụ sau: + Vận dụng cho khi bản thân đến thăm các khu di tích, danh lam thắng cảnh. + Chia sẻ, kể lại cho người thân, bạn bè về những điều mới mẻ, những di tích, danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước. + Lan tỏa tới mọi người tình yêu đối với những giá trị của đất nước, những việc nên làm và không nên làm khi tới thăm các di tích, danh lam thắng cảnh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hành vận dụng cá nhân, tại nhà, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh (Tiết 2). ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 57: HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG l. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ các câu chuyện thực tế về hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại địa phương. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Góp phần phát triển năng lực tự học và tự chủ. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội của học sinh. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các nhiệm vụ học tập. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc tìm hiểu các tác phẩm nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Tư liệu, hình ảnh về một số tác động tiêu cực của con người đến các di tích, danh lam thắng cảnh. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ các câu chuyện thực tế về hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương. Hoạt động 1: Những tác động tiêu cực của con người lên di tích, danh lam thắng cảnh (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS biết được những hành động nên tránh khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu những hình ảnh thể hiện sự tác động tiêu cực của con người đối với những di tích, cảnh quan thiên nhiên, những hành động cần được lên án. - HS theo dõi trên màn chiếu. - Phần trình chiếu kết hợp giữa hình ảnh, và lời miêu tả của GV. + Viết, vẽ bậy, khắc chữ lên các di tích văn hóa: Theo thống kê của ngành văn hóa, cả nước hiện có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích cấp tỉnh. Điều đáng buồn là phần lớn các di tích này đều bị xâm hại bởi nạn “vẽ bậy”. Việc vẽ - khắc lên di tích không chỉ là hành vi xâm hại mà còn có thể làm biến dạng di tích. Nó thể hiện sự thiếu tôn trọng, thậm chí xem thường thành trì mà ông cha để lại. Nó làm cho hình ảnh của di tích bị xấu xí đi khiến du khách văn minh nhìn vào như một thứ man rợ. Điều này cũng làm méo mó đi những giá trị văn hóa và nét đẹp của đất nước trong mắt du khách. Không chỉ vi phạm về mặt đạo đức, hành vi này còn bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. + Hành vi phá hoại cảnh quan, di vật tại nơi ghé thăm: Nhiều người đến thăm đã tự ý chạm tay, sờ vào các đồ vật khiến chúng bị gãy, đổ hoặc đùa giỡn gây ảnh hưởng đến các di vật. Một số bạn trẻ chụp ảnh đã đẫm đạp lên cây cối, hoa trồng làm hư hại các loại cây cối. Dẫm đạp lên hoa Làm hư hỏng các cổ vật Bẻ cành cây, hủy hoại cây xanh tại nơi tham quan: Hình ảnh chụp một du khách tham quan vườn hoa đào tại Đà Lạt và một du khách tham quan cây thông có băng tuyết ở Hà Giang đã bẻ, ngắt các cành cây để chụp ảnh hoặc đem về. Đó là hành động đáng lên án. + Xả rác bừa bãi: Khi mọi người đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh đã để lại vô số rác sau khi rời đi, biến các khu du lịch tham quan thành bãi rác. Hoạt động 2: HS chia sẻ những câu chuyện thực tế về hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những biện pháp nhằm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em quan sát được khi đi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương (GV đã yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà từ tuần trước). - HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc cần thiết bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: + Khi em đi tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh, em thấy ở đó có những biện pháp, hành động nào nhằm mục đích bảo về di tích, danh lam thắng cảnh đó? + Em hãy nêu những điều nên làm để bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh. Em có thực hiện tốt các quy định, biện pháp đó không? + Em hãy chia sẻ suy nghĩ của bản thân về việc cần thiết bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ của GV. - GV khích lệ, tương tác trong quá trình HS chia sẻ để các em tự tin hơn. Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cảm ơn HS đã chia sẻ những suy nghĩ của mình. - GV khích lệ, động viên các em hãy thực hiện tốt các hành động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh khi tới tham quan, tích cực tuyên truyền cho mọi người hiểu được ý nghĩa của hành động đó. - GV kết luận hoạt động. - Những biện pháp, hành động nhằm mục đích bảo về di tích, danh lam thắng cảnh: + Luôn có các biển báo, biển hướng dẫn, biển cấm đặt tại các khu vực tham quan. + Các di vật được bảo vệ, tránh va chạm. + Tuyên truyền đến khách tham quan, đến người dân ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh khi tới tham quan. - Những điều nên làm để bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh: + Chú ý các biển cảnh báo, chỉ dẫn, tuân thủ tốt các quy định, quy tắc khi đến tham quan các khu di tích, danh lam thắng cảnh. + Không lấy trộm các đồ vật. + Không viết, vẽ bậy lên các di vật, tường, đá. + Không thực hiện các hành vi phá hoại đồ đạc, cảnh quan. + Thu gom rác và để đúng nơi quy định. 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Đề xuất sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. + Đánh giá chủ đề 5. ———»«———
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

