Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 20: TIẾT 58,60-VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Văn hóa
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 21:32 17/04/2023
Lượt xem: 3
Dung lượng: 589,5kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 20 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 58: HÙNG BIỆN VỀ VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC GÌN GIỮ, BẢO VỆ CÁC DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Nhận thức được vai trò của bản thân HS trong việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh nói chung và những di tích, danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương nơi học sinh sinh sống. 2.. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô và các bạn trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, lập dàn ý, nội dung và phân công hùng biện. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo trong việc đưa ra nội dung hùng biện thuyết phục người nghe. * Năng lực riêng: - Biết ý thức trong việc bảo vệ vẻ đẹp của di tích, danh lam thắng cảnh ở quê hương. - Phát triển năng lực hùng biện về một vấn đề, đưa ra các tranh biện bảo vệ ý kiến của mình. 2. Phẩm chất - Yêu nước: biết yêu và tôn trọng những giá trị về cảnh đẹp của quê hương, đất nước. - Trách nhiệm: HS có ý thức tìm hiểu và truyền tải thông điệp về tình yêu với những cảnh đẹp của quê hương đất nước thông qua nội dung hùng biện. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Trang trí bảng, phông nền phù hợp với nội dung sinh hoạt. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho tiết mục văn nghệ. - Hướng dẫn HS đăng kí tham gia hùng biện; duyệt bài; chọn HS có bài xuất sắc và có khả năng hùng biện. Có thể hùng biện cá nhân hoặc nhóm 2 - 3 HS, hoặc theo tổ. - Chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ. - Nội dung sinh hoạt dưới cờ, kế hoạch của nhà trường. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Tổ trực tuần biểu diễn một tiết mục văn nghệ. - Các tổ chuẩn bị nội dung bài hùng biện, cử người đại diện hùng biện trước lớp. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (5 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề HÙNG BIỆN VỀ VAI TRÒ CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC GÌN GIỮ, BẢO VỆ CÁC DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA QUÊ HƯƠNG a. Mục tiêu - HS hùng biện được nội dung về vai trò của học sinh trong việc gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em đối với những giá trị di sản, văn hóa của quê hương, đất nước. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Biểu diễn tiết mục văn nghệ mở đầu (5 phút) - GVCN mời tổ trực tuần biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ mà tổ đã chuẩn bị. - HS tổ trực tuần biểu diễn tiết mục. - Cả lớp lắng nghe, cảm nhận, cổ vũ cho các bạn. * Hoạt động 2: Hùng biện về vai trò của học sinh trong việc gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. (30 phút) - HS hiểu được hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người sao cho khoa học, trôi chảy và thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe. - HS đăng kí nội dung tham gia hùng biện, luyện tập ở nhà trước khi diễn ra buổi hùng biện trước lớp. - HS có thể đăng kí bài hùng biện cá nhân, theo nhóm hoặc theo tổ. - Nội dung bài hùng biện cần ngắn gọn, súc tích, nêu bật được các nội dung sau: + Tại sao cần phải gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương? + Là một học sinh, em cần phải thực hiện những hành động, việc làm, biện pháp nào để góp phần gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương? + Bản thân em đã làm được gì trong những việc em đã nêu? + Em và các bạn có kế hoạch hay định hướng gì trong việc gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương trong tương lai? - GVCN cử lớp trưởng làm người dẫn chương trình điều hành giới thiệu các bạn lên hùng biện theo danh sách đã đăng kí. - GVCN yêu cầu HS nghiêm túc, lắng nghe phần hùng biện của các bạn để có sự học hỏi, cảm nhận và có thể nêu ý kiến, phản biện (nếu có). - Các HS lần lượt thể hiện phần hùng biện của mình, có thể minh họa kèm theo hình ảnh, video để tăng thêm sự phong phú. - Sau mỗi phần hùng biện, HS cả lớp giành một tràng pháo tay. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (5 phút) - GVCN nhận xét về sự chuẩn bị hoạt động hùng biện: + Số HS đăng kí tham gia hùng biện. + Số bạn được lựa chọn tham gia hùng biện. + Sự chuẩn bị về yêu cầu của hùng biện: Nội dung: Nêu bật được vai trò của HS thể hiện trong các hoạt động cụ thể góp phần gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương. Hình thức: Dùng hiểu biết, lời nói, lí luận, cảm xúc của bản thân làm nổi bật nội dung, thuyết phục, thu hút và truyền cảm hứng tới người nghe. - GVCN phỏng vấn một số HS, mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia buổi hùng biện với những gợi ý sau: + Em thích phần hùng biện của bạn nào nhất? Vì sao? + Qua hoạt động hùng biện ngày hôm nay, em đã xác định được vai trò và những điều mình cần làm để gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương hay chưa? + Em có dự định gì trong hoạt động, kế hoạch gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương? - GV nhận xét ưu, khuyết điểm, khen ngợi và trao thưởng cho những HS có phần hùng biện hay, thuyết phục. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: Tọa đàm Học sinh và trách nhiệm với công việc gia đình. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 59: BẢO VỆ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Có ý thức gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh.. - Biết được những việc làm cụ thể để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh nói chung và những di tích, danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương nơi học sinh sinh sống. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Phát triển khả năng tự chủ và tự học, tìm hiểu cách thức chung tay cùng nhau bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. * Năng lực riêng: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua việc tham gia phiên họp bàn tròn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ tìm hiểu những nội dung liên quan đến việc tổ chức phiên họp bàn tròn về nội dung bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Yêu nước: thể hiện qua ý thức tôn trọng, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. - Trách nhiệm tham gia các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Video phù hợp cho hoạt động mở đầu. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước các nội dung để tổ chức phiên họp bàn tròn. - Nhiệm vụ GV giao cho từ tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (10 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Mở ra hiểu biết và cảm hứng kết nối với nội dung của tiết học. b. Nội dung: GV cho HS xem video. c. Sản phẩm học tập: HS tập trung xem vieo và trình bày cảm nhận sau khi xem video. d. Tổ chức thực hiện - GV mở cho HS xem video: “Top 10 di sản thế giới ở Việt Nam được Unesco công nhận” dài 7 phút tại địa chỉ website https://www.youtube.com/watch?v=0HMw-vH_v8s - HS chú ý theo dõi, cảm nhận. - Sau khi kết thúc video, GV đặt câu hỏi phóng vấn một vài HS: + Em có những cảm nhận gì khi xem video trên? HS nêu những cảm nhận thực tế của bản thân sau khi xem xong video. - GV kết luận: Ở video trên các em được biết đến những di sản thế giới ở đất nước của chúng ta được Unesco công nhận. Đó là những di tích, danh lam thắng cảnh trải dài khắp đất nước, mang đến niềm tự hào cho mỗi người Việt Nam khi được bạn bè thế giới biết đến. Vậy nếu chúng ta trong nhiều vai trò khác nhau, cùng phân tích, đưa ra ý kiến của mình về việc chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là ở địa phương nơi mình sinh sống, thì chúng ta sẽ làm gì? Trong tiết học ngày hôm nay, cô cùng các em sẽ tham gia một phiên họp bàn tròn về vấn đề này để làm sáng tỏ những điều trên nhé! 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Cùng tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS được trao cơ hội đóng vai các thành phần tham gia một phiên họp bàn tròn để đưa ra ý kiến của mình, trao đổi với nhiều vai trò khác nhau để cùng thảo luận về vấn đề tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương nơi em sinh sống. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận, câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau: + Mỗi nhóm cử một thành viên đóng vai thành phần tham gia phiên họp: Nhóm 1: Nhà trường Nhóm 2: Gia đình Nhóm 3: Hội phụ nữ ở địa phương Nhóm 4: Đoàn thanh niên thôn, xã Nhóm 5: Phòng văn hóa – thông tin của quận Nhóm 6: Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng + Các nhóm thảo luận và đưa ra các ý kiến, công việc trong vai trò của mình. + Mỗi nhóm cử một HS đại diện nhóm tham gia phiên họp bàn tròn với vai trò đã xác định, truyền tải ý kiến trao đổi của nhóm đến hội nghị. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, xác định vai trò của nhóm mình sẽ tham gia phiên họp. - Thảo luận đưa ra các ý kiến sẽ đưa ra trong phiên họp bàn tròn. - Cử thành viên tham gia phiên họp bàn tròn. Bước 3: Thực hiện phiên họp bàn tròn - GV mời đại diện các nhóm tham gia với các vai trò đã giao nhiệm vụ. GV là người chủ trì phiên họp, cử một HS làm thư kí phiên họp. - Các thành viên cuộc họp ngồi xung quanh một chiếc bàn. - Lần lượt trao đổi, đưa ra các ý kiến bình đẳng, cởi mở từ các vai trò khác nhau. Mọi quan điểm và ý kiến đều được tôn trọng và xem xét. Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh lam thắng cảnh ở đại phương. - Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp: “Bảo vệ, giữ gìn và tôn vinh giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh là trách nhiệm của mỗi học sinh”. - Phiên họp kết thúc khi đã đi đến thống nhất chung và đạt được các mục tiêu ban đầu. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý những vai trò gắn với trách nhiệm, hành động chính: - Nhà trường (Đại diện là BGH) + Tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp cho HS về bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. + Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động trải nghiệm để học sinh đưa ra các sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. - Gia đình (Cha mẹ HS) + Giáo dục con em hiểu biết thêm về tầm quan trọng của việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. + Gia đình cần tạo điều kiện để các em hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người học sinh, khuyến khích các em tham gia các hoạt động gìn giữ, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Hội Phụ nữ địa phương: + Tham gia và tuyên truyền tích cực các chiến dịch gìn giữ, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Đoàn thanh niên thôn, xã: + Đóng vai trò nòng cốt trong việc nhắc nhở, tuyên truyền học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương, nhất là giai đoạn sinh hoạt hè. + Vận động và tham gia tích cực các đợt hoạt động, phong trào về gìn giữ, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Phòng văn hóa – thông tin của quận + Giúp đỡ học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử, nguồn gốc cũng như tầm quan trong của việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. + Tổ chức những buổi tọa đàm giúp học sinh hiểu rõ về việc bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. - Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng: + Hướng dẫn học sinh tham gia các chương trình tình nguyện để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. + Có những hành động, việc làm cụ thể để nêu gương giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 1: Thực hiện giơ thẻ trả lời câu hỏi (5 phút) a. Mục tiêu: - HS thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới dạng điền khuyết, hiểu hơn về nội dung chủ đề. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vào PHT. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát cho mỗi HS nhiều tấm thẻ cứng có chứa các từ ngữ. - GV đặt câu hỏi, HS lựa chọn từ ngữ điền khuyết phù hợp với câu hỏi và giơ lên thật nhanh. + Câu 1: Gìn giữ, bảo vệ các di tích, cảnh quan thiên nhiên là……………….của tất cả mọi người. + Câu 2: Mỗi vùng, miền trên đất nước ta đều có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình, gợi cho con người những cảm xúc………... + Câu 3: Hãy cùng……………, bảo vệ những cảnh quan đó cho chính chúng ta và các thế hệ mai sau. + Câu 4: Tích cực tìm hiểu, giới thiệu và chia sẻ danh lam thắng cảnh ở địa phương chính là một cách để……………..cảnh đẹp ở nơi mình sinh sống đến mọi người. + Câu 5: Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện mê tín dị đoan là hành vi........................ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tuyên dương HS đã hợp tác tốt với GV trong việc phản hồi giơ thẻ. - GV kết luận hoạt động. * Thẻ chứa các từ ngữ tương ứng với câu hỏi Câu 1: Trách nhiệm. Câu 2: Tích cực Câu 3: Gìn giữ Câu 4: Quảng bá Câu 5: Vi phạm pháp luật 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7 phút) a. Mục tiêu: - HS vận dụng được những kiến thức, ý kiến đã được đề cập đến trong phiên họp bàn tròn để trau dồi sự hiểu biết cho bản thân và tuyên truyền đến mọi người về trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương và những nơi đến tham quan. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xác định được trách nhiệm của bản thân khi là một học sinh đối với việc gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. + Tuyên truyền với mọi người về trách nhiệm của mỗi vai trò khi bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS thực hành vận dụng cá nhân, tại nhà, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Tham gia lao động trong gia đình. ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 60: ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN BẢO VỆ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 5 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Có ý thức gìn giữ, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh.. - Biết được những việc làm cụ thể để bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh nói chung và những di tích, danh lam thắng cảnh cụ thể ở địa phương nơi học sinh sinh sống 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các nhiệm vụ học tập. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội của học sinh. - Năng lực ngôn ngữ thông qua trả lời, phản biện, đề xuất ý kiến. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các nhiệm vụ học tập. - Trung thực: Thể hiện những sáng kiến của bản thân. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc tìm hiểu về các di tích, danh lam thắng cảnh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Tư liệu dẫn chứng, hình ảnh về một số hành động vô ý thức của du khách khi tới tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Đề xuất sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. Hoạt động 1: Những tác động tiêu cực của con người lên di tích, danh lam thắng cảnh (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS biết được những sự việc thực tế về những ảnh hưởng tiêu cực từ phía du khách tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh đã được ghi nhận lại. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vào PHT. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d . Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu những hình ảnh và dẫn chứng những sự việc thu thập được từ báo chí, nội dung là các tác động tiêu cực từ khách tham quan khi đến các khu di tích, danh lam thắng cảnh. - HS theo dõi trên màn chiếu, lắng nghe GV trình bày. - Phần trình chiếu kết hợp giữa hình ảnh, và lời miêu tả của GV. + Một nhóm khách tham quan gây ra đám cháy thiêu hủy hoàn toàn ngôi nhà Lang, một công trình kiến trúc cổ hơn 100 năm tuổi duy nhất còn lại của tầng lớp chức sắc người Mường cao nhất trước đây, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường ở tỉnh Hòa Bình. Công trình kiến trúc vô giá này cùng hơn 200 hiện vật cổ trưng bày, do họa sĩ Vũ Ðức Hiếu sưu tầm suốt 15 năm qua đã biến thành tro trong phút chốc chỉ vì nhóm khách đã cố tình đốt lửa trong bếp để... "nướng ngô", mặc dù ngay cạnh đó là biển báo cấm đốt lửa của bảo tàng. Ðáng trách hơn, lúc đám cháy bùng lên, vì sợ trách nhiệm, họ không báo động và tìm cách dập lửa mà lặng lẽ lên xe ô-tô bỏ chạy. Cũng may là các nhân viên bảo tàng và lực lượng chức năng kịp thời vào cuộc, không để lửa cháy lan sang các khu khác trong bảo tàng. + Hình ảnh của các thành viên của nhóm “Đạp xe xuyên Việt” trèo lên di tích lịch sử quốc gia Hải Vân Quan (nằm giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế) để chụp ảnh bất chấp biển cấm xuất hiện trên mạng xã hội đã khiến nhiều người rất bức xúc. Theo đó, nhóm “Đạp xe xuyên Việt” dừng chân tại di tích lịch sử quốc gia Hải Vân Quan, 3 thành viên trong nhóm đã trèo lên di tích và chụp ảnh. Điều đáng nói, ngay tại di tích đã có biển cấm trèo nhưng 3 bạn trẻ này vẫn bất chấp tất cả để chụp ảnh “check in” theo trào lưu “sống ảo”. Thậm chí khi bị mọi người xung quanh nhắc nhở, một thành viên trèo lên di tích Hải Vân Quan còn bỏ ngoài tai, sau đó chụp ảnh và xả rác bừa bãi. + Những hang động ở Vịnh Hạ Long với hệ thống nhũ đá tuyệt đẹp hình thành từ hàng nghìn năm, vậy mà sau vài mùa đón khách tham quan đã bị rơi, rụng hay vỡ nát do các du khách đua nhau lén lấy đá đập để nghe âm thanh hoặc tìm kiếm một mẩu nhũ mang về. Nghiêm trọng hơn, còn xảy ra hiện tượng cưa trộm nhũ đá tại các hang Trinh Nữ, Cặp La và một số hang động mang về nhà làm hòn non bộ hoặc bán cho các cơ sở kinh doanh hòn non bộ, kiếm lời. + Mới đây, mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại hình ảnh một nam thanh niên leo lên đỉnh tảng đá lớn trong khuôn viên chùa để chụp ảnh. Hành động phản cảm của thanh niên này ngay lập tức nhận được rất nhiều phản ứng dữ dội từ cư dân mạng. - Sau khi đưa ra các dẫn chứng, câu chuyện, GV gọi một số HS, yêu cầu các em nêu cảm nhận, suy nghĩ của mình về các sự việc trên. - HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân. - GV kết luận hoạt động: Không chỉ đi du lịch, ở bất cứ nơi đâu, dù trong hay ngoài nước, mỗi người Việt Nam đều mang sứ mệnh của một đại sứ du lịch, đều có thể truyền thông về một đất nước tươi đẹp và những con người tử tế, hành xử văn minh. Những hành động trên là những hành động rất đáng lên án. Mỗi người dân đều phải có ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh nơi mình sinh sống và nơi mình đến thăm. Vậy mỗi chúng ta cần phải làm gì? Trong tiết SHL ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận, trao đổi để đề xuất những sáng kiến nhằm bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước. Hoạt động 2: Đề xuất sáng kiến bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS để xuất được những sáng kiến nhằm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vào PHT. c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận, thực hiện và báo cáo nhiệm vụ sau: + Hãy đề xuất những sáng kiến, việc làm góp phần bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, hợp tác với nhau trong nhóm để đưa ra câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình về những sáng kiến mà nhóm đã thảo luận và thống nhất. - GV cùng HS các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, đặt câu hỏi phản biện (Nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm. - GV mời HS khác nêu câu hỏi, ý kiến, chia sẻ về phần trình bày của các bạn. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến những sáng kiến đề xuất của HS. GV có thể bổ sung thêm: - Những du khách đã từng bị phạt vì hành vi phá hoại di tích, cảnh quan thiên nhiên sẽ bị cấm đến những điểm du lịch, di tích trong một khoảng thời gian phù hợp tùy theo mức độ vi phạm. - Những công trình, di tích đang bị xuống cấp, cần phải tu sửa, tôn tạo, tuyệt đối không cho du khách đến tham quan. - Đối với các hành vi làm tổn hại, trộm cắp, hư hỏng đồ vật, hiện vật, di tích, cần phạt hành chính thật nặng, đền bù theo giá trị. - Tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết cho người dân và du khách. - Cần lồng ghép nhiều hơn các nội dung giáo dục vào các bài học cho học sinh các cấp về ý thức bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh. 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Chia sẻ kết quả thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12