
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 3/18/25 5:23 PM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1,133.9kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách tham khảo HĐTN 9
Mô tả: Tuần 25, 26, 27 CHỦ ĐỀ 7: THIÊN NHIÊN QUANH TA Môn: HĐTN 9 - Lớp: 9D1 (Số tiết thực hiện : 10 tiết) * MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ - Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. - Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống. - Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. NỘI DUNG 1 QUẢNG BÁ VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ tìm hiểu về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước. - Giải quyết vấn đề và thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động thiết kế các sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh của đất nước. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ học tập của chủ đề. - Rèn luyện và phát triển năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động thông qua việc tổ chức một hoạt động thực tế để góp phần bảo vệ canh quan thiên nhiên ở địa phương. - Phát huy năng lực thẩm mĩ, cảm thụ cái đẹp qua các tác phẩm sáng tạo. 2. Phẩm chất - Thể hiện lòng yêu nước thông qua việc trân trọng những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - Thể hiện trách nhiệm của bản thân với môi trường sống của con người. - Nhân ái với mọi người, giúp đỡ các bạn trong các hoạt động học tập. - Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. - Sưu tầm video về cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Tư liệu (tranh ảnh, bài viết,...) về các di sản thiên nhiên thế giới và các danh lam thắng cảnh; video về cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. - Phổ biến cho HS về mục đích, nội dung, hình thức thi thuyết trinh về di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam. - Xây dựng chương trình cho cuộc thi thuyết trình, cử BGK, người dẫn chương trình cuộc thi. - Không gian để tổ chức triển lãm các sản phẩm do HS thiết kế. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Tập các tiết mục văn nghệ về chủ đề ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. - Tìm hiểu tư liệu về các di sản thế giới của Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc thi thuyết trình. - Những vật liệu, đồ dùng cần thiết để tạo sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - Các phương tiện, thiết bị, đồ dùng cần thiết để tổ chức hoạt động quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM( tiết 73) 1.1 Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của hoạt động khởi động với nội dung bài học. b. Nội dung: - GV cho HS xem video về cảnh đẹp quê hương đất nước. c. Sản phẩm học tập: - HS xem video, chia sẻ cảm nhận của bản thân. d. Tổ chức thực hiện: - GV mở cho HS xem video về những cảnh đẹp thiên nhiên đất nước được quay bằng Flycam tại địa chỉ website : https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g - HS theo dõi video và cảm nhận. - GV phát vấn: + Em có cảm xúc như thế nào khi xem video trên? + Mỗi người cần phải có những việc làm, suy nghĩ như thế nào để gìn giữ vẻ đẹp cảnh quan của địa phương? → HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV kết luận, định hướng trong câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. 2.1. Hoạt động 2: Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được hiểu biết của bản thân về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua hoạt động thảo luận nhóm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước mà em biết HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ trò chơi “Em làm phóng viên” với luật chơi như sau: + GV chia lớp thành hai nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một HS đóng vai làm phóng viên. + Phóng viên sẽ lựa chọn một bạn ở nhóm còn lại, phỏng vấn với nội dung gợi ý: “Bạn hãy chia sẻ về một danh lam thắng cảnh hoặc cảnh quan thiên nhiên của đất nước mà bạn biết. Hãy mô tả vẻ đẹp, giá trị của địa điểm đó và lý do bạn ấn tượng với nó.” + Sau lượt 1, thành viên nhóm 2 sẽ đóng vai làm phóng viên và phỏng vấn thành viên nhóm 1. - GV linh động dừng hoạt động khi có một số HS được chia sẻ qua trò chơi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghiêm túc tham gia hoạt động và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của các bạn. - Đối với mỗi địa danh HS chia sẻ, phóng viên có thể tương tác với người chia sẻ để khai thác thêm thông tin. - GV quan sát hoạt động của HS, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS thực hiện phỏng vấn, thông qua đó chia sẻ được nội dung mà hoạt động yêu cầu. - GV xác nhận kết quả tham gia hoạt động của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần hoạt động của các HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các HS có kỹ năng đặt câu hỏi và chia sẻ tốt, những HS mô tả sinh động về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. GV tổng hợp các ý kiến và kết luận chung nội dung nhiệm vụ 1: Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp và có giá trị. Việc tìm hiểu và chia sẻ về các địa điểm này giúp chúng ta thêm yêu quý, trân trọng và có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống xung quanh mình. - HS chia sẻ được những hiểu biết về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước mà em biết. * Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho HS thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nêu cách thiết kế sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - GV chuyển giao nhiệm vụ, sau đó đặt câu hỏi: Để thiết kế sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước, chúng ta cần thực hiện theo các bước nào? - HS trình bày ý kiến về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước Bước 1: Lựa chọn danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên để làm sản phẩm giới thiệu. Bước 2: Xác định nội dung của sản phẩm: + Tên danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. + Vị trí địa lí. + Nét đẹp đặc trưng. Bước 3: Lựa chọn hình thức sản phẩm: + Bài viết đăng trên mạng xã hội. + File trình chiếu. + Đoạn phim ngắn. + Cẩm nang hướng dẫn du lịch. + Tờ rơi. + Tranh vẽ. + Mô hình. + ... Bước 4: Tạo sản phẩm giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên theo nội dung, hình thức đã xác định. 2. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM ( 4 tiết)-Tiết 74, 75, 76, 77 * Hoạt động 1: Thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên niên của đất nước và thuyết trình sản phẩm a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS thiết kế được các sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua các hoạt động: + Lựa chọn hình thức sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. + Thiết kế và chia sẻ sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. c. Sản phẩm - Sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập sau: + HS lập thành các nhóm có cùng sở thích và khả năng. Ví dụ như: nhóm Hoạ sĩ, Nhóm Nhiếp ảnh gia, nhóm Hướng dẫn viên du lịch, nhóm Nghệ sĩ,... + Thảo luận thiết kế một sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước phù hợp với sở thích, khả năng. Mỗi nhóm có thể lựa chọn một cảnh quan cụ thể để thiết kế sản phẩm. + Trưng bày và thuyết trình sản phẩm trước lớp. - GV gợi ý một số hình thức sản phẩm: * Đoạn phim ngắn: + Sử dụng các đoạn phim ngắn hoặc các hình ảnh để thiết kế thành đoạn phim. + Đoạn phim có tiêu đề ở phần mở đầu. + Lồng nhạc hoặc các đoạn thuyết minh vào phim. Đoạn thuyết minh có thể tự đọc hoặc dùng phần mềm đọc. + Có thể chèn chữ thuyết minh vào phim. + Ghi chú người, tổ chức sản xuất; lời cảm ơn; trích dẫn tham khảo;... ở phần kết thúc phim. * Album ảnh + Sử dụng các ảnh chụp để tạo thành album. + Mỗi ảnh ghi tên, chú thích ảnh: nội dung, địa điểm danh lam, thắng cảnh. + Hệ thống ảnh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. + Nếu ảnh lấy từ mạng internet hoặc các tài liệu khác thì cần ghi rõ nguồn trích dẫn. * Tập tranh vẽ + Tập hợp các tranh do các bạn HS trong lớp vẽ hoặc tranh sưu tầm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. + Đặt tên tranh và các ghi chú cần thiết dưới mỗi tranh. + Đóng thành cuốn, có trang bìa, mục lục và các tranh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. * Báo tường + Sử dụng giấy Roki cỡ A0 để trang trí báo tường. + Tựa đề: Tên danh lam thắng cảnh. + Tạo khung viền xung quanh. + Chia tờ báo tưởng thành các ô nhỏ, mỗi ô chứa một nội dung. + Chuẩn bị nội dung báo tường: Các hình ảnh, tranh vẽ về danh lam thắng cảnh; Các bài viết về danh lam thắng cảnh; Sáng tác thơ, bài hát.... về danh lam thắng cảnh. - GV tổ chức cho HS chia sẻ sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước của các nhóm theo kĩ thuật “Phòng tranh”. Mỗi nhóm treo sản phẩm lên phòng tranh của mình và cử một thành viên chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm, tiếp thu ý kiến góp ý của các nhóm khác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng đóng góp ý kiến hợp tác thiết kế sản phẩm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe và có thể góp ý cho nhóm bạn hoàn thiện sản phẩm. - GV mời một số HS chia sẻ cảm nhận và tổ chức bình chọn sản phẩm đẹp và ý nghĩa nhất. - Các nhóm lần lượt tham quan phòng tranh và đưa ra các nhận xét, góp ý, đặt câu hỏi thắc mắc,... Mỗi nhóm chọn một màu mực để ghi ý kiến nhận xét, góp ý. Các ý kiến có thể ghi lên tờ giấy note và dán lên sản phẩm. Các nhóm có thể đánh giá chéo lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần hoạt động của từng nhóm. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt qua quá trình quan sát HS thiết kế sản phẩm. - GV khen ngợi những sản phẩm có tính sáng tạo. - Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí: - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - HS thiết kế được sản phẩm theo yêu cầu về hình thức và nội dung: + Hình thức: tranh, ảnh, pan-nô, áp-phích, video clip, tờ rơi, bài thuyết trình, bài thơ, các tiết mục văn nghệ, các sản phẩm thủ công truyền thống như quạt nan, quạt giấy, hộp đựng bút, ống cắm bút, nón lá, lọ hoa, khăn tay,... + Nội dung: có vẽ hình cảnh quan thiên nhiên, thể hiện tình yêu, cảm xúc với thiên nhiên. Truyền tải thông điệp kêu gọi mọi người chung tay bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đẹp của địa phương, đất nước. Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS xây dựng được kế hoạch tổ chức sự kiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS xây dựng được kế hoạch tổ chức sự kiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Kế hoạch tổ chức sự kiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập theo phân công sau: + Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + Mỗi nhóm lựa chọn một hình thức tổ chức sự kiện phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế để quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + HS chia sẻ kế hoạch trước lớp, nhận góp ý hoàn thiện kế hoạch. - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện theo kế hoạch gợi ý trong SGK – trang 62. - Yêu cầu HS sử dụng các sản phẩm đã thiết kế ở nhiệm vụ 4 để làm sản phẩm truyền thông trong sự kiện. - Gợi ý một số hình thức tổ chức sự kiện quảng bá: + Lập nhóm trên các trang mạng xã hội để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + Tổ chức triển lãm sản phẩm về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + Tổ chức Ngày hội quảng bá du lịch. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận thực hiện nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm, trình bày kế hoạch trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, góp ý giúp nhóm bạn hoàn thiện kế hoạch. - Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động quảng bá theo kế hoạch đã lập. - Sau hoạt động, GV yêu cầu mỗi HS viết ít nhất 5 dòng chia sẻ cảm xúc sau khi quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV lưu ý HS sử dụng các sản phẩm đã thiết kế để trưng bày, làm công cụ tổ chức hoạt động. - GV cùng HS đánh giá kế hoạch của các nhóm, xem xét tính khả khi, góp ý, HS hoàn thiện thành kế hoạch hoàn chỉnh. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - HS xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động, đảm bảo các nội dung chính sau: + Tên kế hoạch + Nhóm thực hiện + Mục đích + Đối tượng + Địa điểm, thời gian + Nội dung công việc + Phương tiện, thiết bị + Phân công nhiệm vụ Hoạt động 3: Thực hiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước a. Mục tiêu: - HS tổ chức được sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. b. Nội dung - HS tổ chức được sự kiện quảng bá trong thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động quảng bá. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm như ở hoạt động trước thực hiện nhiệm vụ: + Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, tổ chức sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước theo kế hoạch đã xây dựng. - Ghi chép, lưu giữ kết quả tổ chức sự kiện dưới các hình thức khác nhau. - Ghi lại cảm xúc của bản thân khi tham gia sự kiện và những khó khăn, thách thức đã gặp phải trong quá trình tổ chức sự kiện (nếu có).. + Thời gian: 2 tuần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để tổng hợp thông tin, thực hiện kế hoạch ngoài thực tiễn. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - Thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả khảo sát + Các nhóm tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng trong 2 tuần + Viết báo cáo kết quả thực hiện. + Thực hiện báo cáo kết quả sau khi hoàn thành Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá về một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. - GV tổng kết hoạt động. HS thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. 3. BÁO CÁO, THẢO LUẬN ( tiết 78) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được hiểu biết của bản thân về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua hoạt động thảo luận nhóm. - HS tổ chức được sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước b. Nội dung - HS tổ chức được sự kiện quảng bá trong thực tiễn. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV phát vấn câu hỏi: + Em hãy chia sẻ về một số danh lam thắng cảnh của nước ta mà em vô cùng ấn tượng. + Cảm xúc của em khi được tham quan thắng cảnh đó. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ HS chia sẻ cho đến khi không còn ý kiến khác nữa. - GV lưu ý HS lắng nghe tích cực những ý kiến chia sẻ của bạn để bổ sung ý kiến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ bằng cách giơ tay để trả lời câu hỏi. - GV khích lệ các HS mạnh dạn giơ tay chia sẻ những kết quả, kinh nghiệm của bản thân để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Lắng nghe những kinh nghiệm của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS đứng tại chỗ, chia sẻ suy nghĩ và câu trả lời của bản thân. - GV tổ chức cho lớp thảo luận rút ra những bài học kinh nghiệm để làm phong phú thêm các kinh nghiệm cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có chia sẻ thực tế, cách trả lời phù hợp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. - GV nhận xét và cùng HS chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù - GV cung cấp hình ảnh, video liên quan đến một vài trải nghiệm của bản thân em tại thắng cảnh đó. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Bài thuyết trình - Hình ảnh, vi deo liên quan đến danh lam thắng cảnh được chia sẻ. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước và quảng bá vẻ đẹp ấy đến với tất cả mọi người là cách các em thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước mình. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— NỘI DUNG 2 PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ yêu cầu của bài học. Tự giác tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong thực hiện nhiệm vụ được giao, trong hoạt động khảo sát. - Giải quyết vấn đề khi có khó khăn trong việc hài hòa giữa nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Thể hiện sự sáng tạo qua các hoạt động. - Thích ứng với cuộc sống, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan. Ứng phó linh hoạt với các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. - Chăm chỉ thực hiện các hoạt động học tập. - Trung thực trong việc chia sẻ ý kiến cá nhân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh, ảnh, video liên quan đến những hoạt động trong bài. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - Phiếu học tập, phiếu khảo sát theo nội dung nhiệm vụ. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - File bài hát “Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn” của Vũ Kim Dung. - Một số mẫu công cụ khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và địa phương (phiếu hỏi ý kiến, phiếu quan sát, phiếu phỏng vấn). 2. Đối với học sinh - Các phương tiện cần thiết để thực hành khảo sát: sổ, bút, máy ảnh, máy quay, máy ghi âm, điện thoại,... - Các phương tiện phù hợp để tổ chức hoạt động tuyên truyền theo kế hoạch đã xây dựng. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. III. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ( tiết 81) 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - HS theo dõi video, trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu định hướng nội dung chủ đề c. Sản phẩm - HS trả lời được các câu hỏi liên quan. - Nội dung định hướng chủ đề. d. Tổ chức thực hiện: - GV mở video “Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay” với nội dung định hướng HS tò mò, mở rộng hiểu biết về những thực trạng về môi trường một cách bao quát. Địa chỉ video: https://www.youtube.com/watch?v=NnAYWOWx_40&t=137s - HS theo dõi video và nêu cảm nhận, trả lời câu hỏi sau khi xem xong video: + Em nhận thấy vấn đề môi trường có nghiêm trọng không? + Con người có thể làm giảm đi tình trạng ô nhiễm môi trường hay không? - HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV kết luận, nhận xét câu trả lời của HS. - GV giới thiệu vào nội dung bài học qua gợi mở: Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là một vấn đề nghiêm trọng cần có những biện pháp khẩn cấp để cải thiện tình hình. Cần tăng cường quản lý môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường để bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái. - GV dựa vào hoạt động của HS, nhận xét tinh thần chuẩn bị, tham gia hoạt động của HS. Dẫn dắt vào các hoạt động tiếp theo của bài. 2.1. Hoạt động 2: Thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS xác định được những cách phù hợp để thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS xác định cách thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương thông qua các hoạt động: + Chia sẻ thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và lựa chọn vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống. + Thảo luận cách thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Kết quả thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Chia sẻ thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và lựa chọn vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống để tiến hành khảo sát: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, tổ chức vấn đáp trực tiếp. - GV phát vấn câu hỏi, mỗi HS được trả lời một lần, câu trả lời không trùng với bạn đã trả lời trước đó. + Câu hỏi: Em hãy nêu một điều thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương, dẫn chứng bằng tư liệu hoặc hình ảnh thực tế em nhìn thấy được, hoặc biết được. + Mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống để tiến hành khảo sát: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. - GV gợi ý HS trả lời thông qua những quan sát của em ở khu vực sinh sống hàng ngày, trên đường tới trường, trong thực tế cuộc sống ở địa phương. - GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến về các biểu hiện ô nhiễm môi trường tại địa phương và nguyên nhân tương ứng. Mỗi HS trả lời trong thời gian 30 giây. - Chỉ ra những địa điểm ở địa phương và lân cận mà em nhận thấy sự ô nhiễm. - Sau khi HS trả lời, GV mời một HS làm thư kí, hoàn thành bảng tổng hợp các câu trả lời lên bảng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, tích cực tham gia hoạt động. - HS suy nghĩ một điều mà bản thân cho rằng đó là thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và chia sẻ với các bạn. - HS trả lời bằng cách giơ tay. - HS hoàn thành bảng tổng hợp. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS xung phong trả lời câu hỏi trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV cùng HS nhận xét, chia sẻ cảm nghĩ về kết quả chung trong bản tổng hợp trên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét thái độ tham gia hoạt động của HS. - Tổng hợp câu trả lời của HS là sản phẩm của hoạt động. - GV nhận xét và ghi nhận các ý kiến về biểu hiện, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương của HS. - GV mở một video về thực trạng ô nhiễm môi trường ở chính địa phương để HS mở rộng hiểu biết. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS dựa vào hiểu biết của bản thân và những quan sát thực tế, trả lời câu hỏi về ô nhiễm ở địa phương. - Gợi ý: + Môi trường đất: khô cằn/nhiễm phèn/nhiễm mặn.. + Môi trường nước: đen ngòm/ sủi bọt/ nhiều rác tắc nghẽn... + Môi trường không khí: nhiều khói bụi/có mùi khó chịu... * Nhiệm vụ 2: Thảo luận xây dựng kế hoạch khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa bàn sinh sống HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu HS trong nhóm thảo luận, thống nhất các nội dung và lập một bản kế hoạch khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương theo gợi ý SGK trang 63. - HS báo cáo kế hoạch trước lớp, lắng nghe góp ý và hoàn thiện. - Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. - GV hướng dẫn Hs xây dựng một số công cụ khảo sát theo mẫu (Phụ lục). - HS thực hiện khảo sát theo phân công và thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình với GV phụ trách. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, các nội dung cần thiết trong kế hoạch, thư kí nhóm tổng hợp thành kế hoạch của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời các nhóm trình bày kế hoạch trước lớp. - HS các nhóm khác góp ý về bản kế hoạch của nhóm bạn để thêm hoàn thiện. - GV định hướng cho HS trong các hoạt động thể hiện trong kế hoạch. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kế hoạch của từng nhóm. - GV tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung kế hoạch phù hợp, sáng tạo, có tính khả thi, đáp ứng nhiệm vụ học tập. - GV cùng HS phân tích những nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch, yêu cầu HS chỉnh sửa, hoàn thiện. - GV kết luận hoạt động. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động (Bản kế hoạch hoàn chỉnh của các nhóm). - Những nội dung cần thể hiện trong kế hoạch. + Tên kế hoạch. + Nhóm thực hiện + Mục đích khảo sát. + Nội dung khảo sát + Địa điểm khảo sát + Đối tượng khảo sát + Công cụ khảo sát (Đã xây dựng ở phụ lục) + Phương pháp và hình thức khảo sát (Trực tiếp hay gián tiếp) + Công việc cụ thể và cách thực hiện + Phân công nhiệm vụ + Báo cáo kết quả * Nhiệm vụ 3: Thực hiện khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường theo kế hoạch đã xây dựng. Trình bày kết quả kháo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa bàn sinh sống. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm như đã thực hiện kế hoạch khảo sát ở nhiệm vụ 2. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xây dựng nội dung báo cáo kết quả khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương sau khi đã thực hiện kế hoạch khảo sát trong thực tế. - GV gợi ý mẫu báo cáo: - HS sử dụng các số liệu sưu tầm được ở hoạt động trước để viết báo cáo và chia sẻ báo cáo đã xây dựng trước lớp. - HS có thể thể hiện kết quả báo cáo bằng sơ đồ, bảng biểu hoặc bài thuyết trình (khuyến khích có nhiều hình ảnh, video minh chứng). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để thực hiện báo cáo trên giấy hoặc trên máy tính. - HS luyện tập báo cáo để báo cáo trước lớp. - Thực hiện báo cáo theo thứ tự. Các thành viên phối hợp nhau trong hoạt động báo cáo. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày báo cáo kết quả khảo sát nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện (Nếu có). - GV định hướng cho HS trong các nội dung báo cáo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung báo cáo đáp ứng nhiệm vụ học tập. - GV cùng HS phân tích các báo cáo của các nhóm, định hướng thay đổi những nội dung chưa phù hợp với thực tế của địa phương. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Báo cáo của các nhóm phải thể hiện được các nội dung sau: + Thông tin báo cáo và người báo cáo. + Thời điểm xảy ra thiên tai + Phương thức khảo sát mà nhóm đã thực hiện + Kết quả thực hiện các công cụ khảo sát + Kết quả khảo sát tổng hợp về thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và nguyên nhân tương ứng. + Tài liệu tham khảo sử dụng trong báo cáo. 2. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM ( Tiết 82, 83) Hoạt động 1: Đề xuất biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp học sinh đề xuất được biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường đến người dân ở địa phương. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thực hiện tuyên truyền biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường đến người dân ở địa phương qua các hoạt động sau: - Chia sẻ về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường - Xác định các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường phù hợp với địa bàn em sinh sống. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo bàn, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: + Chia sẻ về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường + Xác định các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường phù hợp với địa bàn em sinh sống - GV gợi ý HS đưa ra những biện pháp thiết thực, gần gũi, có tính khả thi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - Hai bạn trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp thành báo cáo chung của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số nhóm trao đổi trước lớp về nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp ở địa phương. - Các nhóm sau không nhắc lại những nội dung nhóm trước đã chia sẻ. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện, bổ sung (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động. - GV tổng hợp, cùng HS kết luận câu trả lời phù hợp về nguyên nhân và biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp ở địa phương. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS trình bày kết quả thảo luận, GV bổ sung thêm: * Nguyên nhân ô nhiễm môi trường - Hoạt động công nghiệp: Sản xuất công nghiệp thải ra khí độc, nước thải và chất rắn, gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. - Giao thông vận tải: Xe cộ, máy bay và tàu thuyền phát thải khí carbon, bụi và các chất độc hại khác. - Rác thải sinh hoạt: Việc vứt rác không đúng nơi quy định, đặc biệt là nhựa và chất thải hữu cơ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. - Nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không đúng cách có thể làm ô nhiễm đất và nước. - Khai thác tài nguyên: Khai thác khoáng sản, gỗ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác gây ra sự suy giảm môi trường và làm mất cân bằng hệ sinh thái. * Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường - Tăng cường quản lý và giám sát, quy định chặt chẽ đối với các nhà máy và hoạt động công nghiệp. Đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và nước thải được thực hiện. - Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và các nguồn năng lượng sạch khác để giảm thiểu ô nhiễm từ năng lượng hóa thạch. - Nâng cao nhận thức cộng đồng để tuyên truyền, giáo dục về ô nhiễm môi trường và tác động của nó đến sức khỏe con người, giúp nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường. - Thực hiện phân loại và thu gom rác thải đúng cách, khuyến khích tái chế và sử dụng lại sản phẩm. - Tham gia các chương trình trồng cây, bảo vệ rừng và các khu vực sinh thái tự nhiên. - Ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiệu quả để giảm bớt lưu lượng xe cá nhân, qua đó giảm ô nhiễm không khí. - Tổ chức ở địa phương các sự kiện phù hợp như dọn dẹp bãi biển, trồng cây, tuyên truyền về bảo vệ môi trường. - Khuyến khích người dân mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hoạt động 2: Tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS lập được kế hoạch tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường b. Nội dung - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Kế hoạch của các nhóm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu HS trong nhóm thảo luận, thống nhất các nội dung và lập một bản kế hoạch để tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho người dân địa phương hoặc HS toàn trường. - HS báo cáo kế hoạch trước lớp, lắng nghe góp ý và hoàn thiện. - Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. - Lưu ý: Hoạt động tuyên truyền nên được tổ chức theo quy mô nhóm lớp hoặc toàn khối trong cùng một thời điểm để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Có thể phân chia khu vực, mỗi lớp phụ trách một khu vực. - Áp dụng 6 bước như SGK đã hướng dẫn: - HS chú ý ghi chép để chia sẻ kết quả tuyên truyền biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường đến người dân ở địa phương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, các nội dung cần thiết trong kế hoạch, thư kí nhóm tổng hợp thành kế hoạch của nhóm. - HS thực hiện trong thực tiễn trong thời gian 1 tuần và ghi chép kết quả, chia sẻ trước lớp. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời các nhóm trình bày kế hoạch trước lớp. - HS các nhóm khác góp ý về bản kế hoạch của nhóm bạn để thêm hoàn thiện. - HS dựa vào kế hoạch, thực hiện trước lớp và chia sẻ kết quả thực hiện. - GV định hướng cho HS trong các hoạt động thể hiện trong kế hoạch. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kế hoạch của từng nhóm. - GV tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung kế hoạch phù hợp, sáng tạo, có tính khả thi, đáp ứng nhiệm vụ học tập. - GV cùng HS phân tích những nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch, yêu cầu HS chỉnh sửa, hoàn thiện. - Theo dõi quá trình HS thực hiện trong thực tế. - GV kết luận hoạt động. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Bản kế hoạch hoàn thiện và kết quả thực hiện của các nhóm. Trong đó nội dung kế hoạch đáp ứng: - Xác định đối tượng tuyên truyền: người dân địa phương. - Xác định thời gian, địa điểm tổ chức tuyên truyền: + Thời gian: chọn ngày cụ thể phù hợp với thực tiễn. + Địa điểm: nên chọn các địa điểm sinh hoạt cộng đồng ở địa phương (hội trường, nhà văn hoá,...). - Lựa chọn hình thức tuyên truyền: + Phát tờ rơi, băng rôn, phát thanh qua hệ thống loa của địa phương, diễu hành và tổ chức sự kiện... + Treo băng rôn về các khẩu hiệu trên trục đường chính, nhà văn hoá,... của địa phương. + Dán, phát tờ rơi về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. + Đọc bài viết về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường qua loa phát thanh. - Chuẩn bị: + Công cụ tuyên truyền: tờ rơi, băng rôn, panô, áp phích,... + Phương tiện, thiết bị: loa phát thanh (mượn của địa phương), loa cầm tay... + Liên hệ với chính quyền địa phương để xin chủ trương thực hiện. + Phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... - Báo cáo kết quả tuyên truyền: + Báo cáo quy mô tuyên truyền: số lượng người dân được tuyên truyền + Khu vực được tuyên truyền: các khu vực phường, xã,... + Rút ra các bài học kinh nghiệm: rút kinh nghiệm về cách thức tổ chức tuyên truyền, cách thức phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, sự tiếp nhận của người dân... + HS phát biểu cảm xúc sau buổi tuyên truyền. 3. BÁO CÁO, THẢO LUẬN ( Tiết 84) a. Mục tiêu - Báo cáo kết quả tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. - Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường - GV có được sự phản hồi đối với mục tiêu đạt được của các HS trong lớp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện phiếu đánh giá. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS. - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, chia sẻ theo những gợi ý và thực hiện nhiệm vụ sau: - Báo cáo kết quả tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. - Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường - Sau khi HS hoàn thành phiếu đánh giá, GV tổ chức khảo sát nhanh, tuyên dương những HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, tích cực phát biểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi mà bản thân trải nghiệm với các bạn. - HS giơ tay xung phong trả lời, chia sẻ. - GV khích lệ HS tích cực phát biểu. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời để HS tự tin. - HS cả lớp theo dõi chia sẻ của các bạn. - HS hoàn thành phiếu đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá chia sẻ của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương khen ngợi những HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Tổ chức khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay đối với những tiêu chí mà HS đều đạt được mức Tốt (hoặc Đạt) trong phiếu đánh giá, tuyên dương HS. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Những chia sẻ về thuận lợi, khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình trải nghiệm các hoạt động trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 7 Họ và tên HS: .......................................................... STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 2 Em xây dựng được kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 3 Em tích cực tham gia thực hiện kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 4 Em thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống. 5 Em tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Đạt: HS đạt được mức Tốt hoặc Đạt 3 trong số 5 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được 2 tiêu chí. BẢNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Lớp:............... STT Yêu cầu cần đạt Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 2 Em xây dựng được kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 3 Em tích cực tham gia thực hiện kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 4 Em thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống. 5 Em tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS nên ghi nhớ và tiếp tục thực hiện, đưa ra thông điệp của bài: + Tìm hiểu và tuyên truyền đến người dân ở địa phương về các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và những tác động tiêu cực của nó với đời sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 8: Nghề nghiệp tương lai. ———»«———
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 3/18/25 5:23 PM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 1,133.9kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách tham khảo HĐTN 9
Mô tả: Tuần 25, 26, 27 CHỦ ĐỀ 7: THIÊN NHIÊN QUANH TA Môn: HĐTN 9 - Lớp: 9D1 (Số tiết thực hiện : 10 tiết) * MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ - Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. - Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống. - Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. NỘI DUNG 1 QUẢNG BÁ VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ tìm hiểu về vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước. - Giải quyết vấn đề và thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động thiết kế các sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh của đất nước. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ học tập của chủ đề. - Rèn luyện và phát triển năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động thông qua việc tổ chức một hoạt động thực tế để góp phần bảo vệ canh quan thiên nhiên ở địa phương. - Phát huy năng lực thẩm mĩ, cảm thụ cái đẹp qua các tác phẩm sáng tạo. 2. Phẩm chất - Thể hiện lòng yêu nước thông qua việc trân trọng những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - Thể hiện trách nhiệm của bản thân với môi trường sống của con người. - Nhân ái với mọi người, giúp đỡ các bạn trong các hoạt động học tập. - Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. - Sưu tầm video về cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Tư liệu (tranh ảnh, bài viết,...) về các di sản thiên nhiên thế giới và các danh lam thắng cảnh; video về cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. - Phổ biến cho HS về mục đích, nội dung, hình thức thi thuyết trinh về di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam. - Xây dựng chương trình cho cuộc thi thuyết trình, cử BGK, người dẫn chương trình cuộc thi. - Không gian để tổ chức triển lãm các sản phẩm do HS thiết kế. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Tập các tiết mục văn nghệ về chủ đề ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. - Tìm hiểu tư liệu về các di sản thế giới của Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc thi thuyết trình. - Những vật liệu, đồ dùng cần thiết để tạo sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - Các phương tiện, thiết bị, đồ dùng cần thiết để tổ chức hoạt động quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM( tiết 73) 1.1 Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của hoạt động khởi động với nội dung bài học. b. Nội dung: - GV cho HS xem video về cảnh đẹp quê hương đất nước. c. Sản phẩm học tập: - HS xem video, chia sẻ cảm nhận của bản thân. d. Tổ chức thực hiện: - GV mở cho HS xem video về những cảnh đẹp thiên nhiên đất nước được quay bằng Flycam tại địa chỉ website : https://www.youtube.com/watch?v=Au6LqK1UH8g - HS theo dõi video và cảm nhận. - GV phát vấn: + Em có cảm xúc như thế nào khi xem video trên? + Mỗi người cần phải có những việc làm, suy nghĩ như thế nào để gìn giữ vẻ đẹp cảnh quan của địa phương? → HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV kết luận, định hướng trong câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. 2.1. Hoạt động 2: Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được hiểu biết của bản thân về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua hoạt động thảo luận nhóm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước mà em biết HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV giao nhiệm vụ trò chơi “Em làm phóng viên” với luật chơi như sau: + GV chia lớp thành hai nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một HS đóng vai làm phóng viên. + Phóng viên sẽ lựa chọn một bạn ở nhóm còn lại, phỏng vấn với nội dung gợi ý: “Bạn hãy chia sẻ về một danh lam thắng cảnh hoặc cảnh quan thiên nhiên của đất nước mà bạn biết. Hãy mô tả vẻ đẹp, giá trị của địa điểm đó và lý do bạn ấn tượng với nó.” + Sau lượt 1, thành viên nhóm 2 sẽ đóng vai làm phóng viên và phỏng vấn thành viên nhóm 1. - GV linh động dừng hoạt động khi có một số HS được chia sẻ qua trò chơi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghiêm túc tham gia hoạt động và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của các bạn. - Đối với mỗi địa danh HS chia sẻ, phóng viên có thể tương tác với người chia sẻ để khai thác thêm thông tin. - GV quan sát hoạt động của HS, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS thực hiện phỏng vấn, thông qua đó chia sẻ được nội dung mà hoạt động yêu cầu. - GV xác nhận kết quả tham gia hoạt động của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần hoạt động của các HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các HS có kỹ năng đặt câu hỏi và chia sẻ tốt, những HS mô tả sinh động về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. GV tổng hợp các ý kiến và kết luận chung nội dung nhiệm vụ 1: Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp và có giá trị. Việc tìm hiểu và chia sẻ về các địa điểm này giúp chúng ta thêm yêu quý, trân trọng và có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sống xung quanh mình. - HS chia sẻ được những hiểu biết về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước mà em biết. * Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm. - GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho HS thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau: + Nêu cách thiết kế sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - GV chuyển giao nhiệm vụ, sau đó đặt câu hỏi: Để thiết kế sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước, chúng ta cần thực hiện theo các bước nào? - HS trình bày ý kiến về cách thiết kế sản phẩm giới thiệu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Cách thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước Bước 1: Lựa chọn danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên để làm sản phẩm giới thiệu. Bước 2: Xác định nội dung của sản phẩm: + Tên danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên. + Vị trí địa lí. + Nét đẹp đặc trưng. Bước 3: Lựa chọn hình thức sản phẩm: + Bài viết đăng trên mạng xã hội. + File trình chiếu. + Đoạn phim ngắn. + Cẩm nang hướng dẫn du lịch. + Tờ rơi. + Tranh vẽ. + Mô hình. + ... Bước 4: Tạo sản phẩm giới thiệu danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên theo nội dung, hình thức đã xác định. 2. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM ( 4 tiết)-Tiết 74, 75, 76, 77 * Hoạt động 1: Thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên niên của đất nước và thuyết trình sản phẩm a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS thiết kế được các sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua các hoạt động: + Lựa chọn hình thức sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. + Thiết kế và chia sẻ sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. c. Sản phẩm - Sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập sau: + HS lập thành các nhóm có cùng sở thích và khả năng. Ví dụ như: nhóm Hoạ sĩ, Nhóm Nhiếp ảnh gia, nhóm Hướng dẫn viên du lịch, nhóm Nghệ sĩ,... + Thảo luận thiết kế một sản phẩm thể hiện vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước phù hợp với sở thích, khả năng. Mỗi nhóm có thể lựa chọn một cảnh quan cụ thể để thiết kế sản phẩm. + Trưng bày và thuyết trình sản phẩm trước lớp. - GV gợi ý một số hình thức sản phẩm: * Đoạn phim ngắn: + Sử dụng các đoạn phim ngắn hoặc các hình ảnh để thiết kế thành đoạn phim. + Đoạn phim có tiêu đề ở phần mở đầu. + Lồng nhạc hoặc các đoạn thuyết minh vào phim. Đoạn thuyết minh có thể tự đọc hoặc dùng phần mềm đọc. + Có thể chèn chữ thuyết minh vào phim. + Ghi chú người, tổ chức sản xuất; lời cảm ơn; trích dẫn tham khảo;... ở phần kết thúc phim. * Album ảnh + Sử dụng các ảnh chụp để tạo thành album. + Mỗi ảnh ghi tên, chú thích ảnh: nội dung, địa điểm danh lam, thắng cảnh. + Hệ thống ảnh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. + Nếu ảnh lấy từ mạng internet hoặc các tài liệu khác thì cần ghi rõ nguồn trích dẫn. * Tập tranh vẽ + Tập hợp các tranh do các bạn HS trong lớp vẽ hoặc tranh sưu tầm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. + Đặt tên tranh và các ghi chú cần thiết dưới mỗi tranh. + Đóng thành cuốn, có trang bìa, mục lục và các tranh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. * Báo tường + Sử dụng giấy Roki cỡ A0 để trang trí báo tường. + Tựa đề: Tên danh lam thắng cảnh. + Tạo khung viền xung quanh. + Chia tờ báo tưởng thành các ô nhỏ, mỗi ô chứa một nội dung. + Chuẩn bị nội dung báo tường: Các hình ảnh, tranh vẽ về danh lam thắng cảnh; Các bài viết về danh lam thắng cảnh; Sáng tác thơ, bài hát.... về danh lam thắng cảnh. - GV tổ chức cho HS chia sẻ sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước của các nhóm theo kĩ thuật “Phòng tranh”. Mỗi nhóm treo sản phẩm lên phòng tranh của mình và cử một thành viên chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm, tiếp thu ý kiến góp ý của các nhóm khác. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm cùng đóng góp ý kiến hợp tác thiết kế sản phẩm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe và có thể góp ý cho nhóm bạn hoàn thiện sản phẩm. - GV mời một số HS chia sẻ cảm nhận và tổ chức bình chọn sản phẩm đẹp và ý nghĩa nhất. - Các nhóm lần lượt tham quan phòng tranh và đưa ra các nhận xét, góp ý, đặt câu hỏi thắc mắc,... Mỗi nhóm chọn một màu mực để ghi ý kiến nhận xét, góp ý. Các ý kiến có thể ghi lên tờ giấy note và dán lên sản phẩm. Các nhóm có thể đánh giá chéo lẫn nhau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần hoạt động của từng nhóm. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt qua quá trình quan sát HS thiết kế sản phẩm. - GV khen ngợi những sản phẩm có tính sáng tạo. - Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí: - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - HS thiết kế được sản phẩm theo yêu cầu về hình thức và nội dung: + Hình thức: tranh, ảnh, pan-nô, áp-phích, video clip, tờ rơi, bài thuyết trình, bài thơ, các tiết mục văn nghệ, các sản phẩm thủ công truyền thống như quạt nan, quạt giấy, hộp đựng bút, ống cắm bút, nón lá, lọ hoa, khăn tay,... + Nội dung: có vẽ hình cảnh quan thiên nhiên, thể hiện tình yêu, cảm xúc với thiên nhiên. Truyền tải thông điệp kêu gọi mọi người chung tay bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đẹp của địa phương, đất nước. Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS xây dựng được kế hoạch tổ chức sự kiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS xây dựng được kế hoạch tổ chức sự kiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Kế hoạch tổ chức sự kiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ học tập theo phân công sau: + Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + Mỗi nhóm lựa chọn một hình thức tổ chức sự kiện phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế để quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + HS chia sẻ kế hoạch trước lớp, nhận góp ý hoàn thiện kế hoạch. - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện theo kế hoạch gợi ý trong SGK – trang 62. - Yêu cầu HS sử dụng các sản phẩm đã thiết kế ở nhiệm vụ 4 để làm sản phẩm truyền thông trong sự kiện. - Gợi ý một số hình thức tổ chức sự kiện quảng bá: + Lập nhóm trên các trang mạng xã hội để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + Tổ chức triển lãm sản phẩm về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. + Tổ chức Ngày hội quảng bá du lịch. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận thực hiện nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm, trình bày kế hoạch trước lớp. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, góp ý giúp nhóm bạn hoàn thiện kế hoạch. - Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm và nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. - GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động quảng bá theo kế hoạch đã lập. - Sau hoạt động, GV yêu cầu mỗi HS viết ít nhất 5 dòng chia sẻ cảm xúc sau khi quảng bá vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV lưu ý HS sử dụng các sản phẩm đã thiết kế để trưng bày, làm công cụ tổ chức hoạt động. - GV cùng HS đánh giá kế hoạch của các nhóm, xem xét tính khả khi, góp ý, HS hoàn thiện thành kế hoạch hoàn chỉnh. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - HS xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động, đảm bảo các nội dung chính sau: + Tên kế hoạch + Nhóm thực hiện + Mục đích + Đối tượng + Địa điểm, thời gian + Nội dung công việc + Phương tiện, thiết bị + Phân công nhiệm vụ Hoạt động 3: Thực hiện quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước a. Mục tiêu: - HS tổ chức được sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. b. Nội dung - HS tổ chức được sự kiện quảng bá trong thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động quảng bá. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm như ở hoạt động trước thực hiện nhiệm vụ: + Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, tổ chức sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước theo kế hoạch đã xây dựng. - Ghi chép, lưu giữ kết quả tổ chức sự kiện dưới các hình thức khác nhau. - Ghi lại cảm xúc của bản thân khi tham gia sự kiện và những khó khăn, thách thức đã gặp phải trong quá trình tổ chức sự kiện (nếu có).. + Thời gian: 2 tuần. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để tổng hợp thông tin, thực hiện kế hoạch ngoài thực tiễn. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - Thực hiện kế hoạch và báo cáo kết quả khảo sát + Các nhóm tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng trong 2 tuần + Viết báo cáo kết quả thực hiện. + Thực hiện báo cáo kết quả sau khi hoàn thành Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá về một số lưu ý khi thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. - GV tổng kết hoạt động. HS thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. 3. BÁO CÁO, THẢO LUẬN ( tiết 78) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được hiểu biết của bản thân về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước qua hoạt động thảo luận nhóm. - HS tổ chức được sự kiện quảng bá danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước b. Nội dung - HS tổ chức được sự kiện quảng bá trong thực tiễn. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV phát vấn câu hỏi: + Em hãy chia sẻ về một số danh lam thắng cảnh của nước ta mà em vô cùng ấn tượng. + Cảm xúc của em khi được tham quan thắng cảnh đó. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ HS chia sẻ cho đến khi không còn ý kiến khác nữa. - GV lưu ý HS lắng nghe tích cực những ý kiến chia sẻ của bạn để bổ sung ý kiến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ bằng cách giơ tay để trả lời câu hỏi. - GV khích lệ các HS mạnh dạn giơ tay chia sẻ những kết quả, kinh nghiệm của bản thân để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Lắng nghe những kinh nghiệm của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS đứng tại chỗ, chia sẻ suy nghĩ và câu trả lời của bản thân. - GV tổ chức cho lớp thảo luận rút ra những bài học kinh nghiệm để làm phong phú thêm các kinh nghiệm cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có chia sẻ thực tế, cách trả lời phù hợp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. - GV nhận xét và cùng HS chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù - GV cung cấp hình ảnh, video liên quan đến một vài trải nghiệm của bản thân em tại thắng cảnh đó. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Bài thuyết trình - Hình ảnh, vi deo liên quan đến danh lam thắng cảnh được chia sẻ. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước và quảng bá vẻ đẹp ấy đến với tất cả mọi người là cách các em thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước mình. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— NỘI DUNG 2 PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ yêu cầu của bài học. Tự giác tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong thực hiện nhiệm vụ được giao, trong hoạt động khảo sát. - Giải quyết vấn đề khi có khó khăn trong việc hài hòa giữa nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm. Thể hiện sự sáng tạo qua các hoạt động. - Thích ứng với cuộc sống, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan. Ứng phó linh hoạt với các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm với môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. - Chăm chỉ thực hiện các hoạt động học tập. - Trung thực trong việc chia sẻ ý kiến cá nhân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh, ảnh, video liên quan đến những hoạt động trong bài. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - Phiếu học tập, phiếu khảo sát theo nội dung nhiệm vụ. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - File bài hát “Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn” của Vũ Kim Dung. - Một số mẫu công cụ khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và địa phương (phiếu hỏi ý kiến, phiếu quan sát, phiếu phỏng vấn). 2. Đối với học sinh - Các phương tiện cần thiết để thực hành khảo sát: sổ, bút, máy ảnh, máy quay, máy ghi âm, điện thoại,... - Các phương tiện phù hợp để tổ chức hoạt động tuyên truyền theo kế hoạch đã xây dựng. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. III. TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ( tiết 81) 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - HS theo dõi video, trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu định hướng nội dung chủ đề c. Sản phẩm - HS trả lời được các câu hỏi liên quan. - Nội dung định hướng chủ đề. d. Tổ chức thực hiện: - GV mở video “Tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay” với nội dung định hướng HS tò mò, mở rộng hiểu biết về những thực trạng về môi trường một cách bao quát. Địa chỉ video: https://www.youtube.com/watch?v=NnAYWOWx_40&t=137s - HS theo dõi video và nêu cảm nhận, trả lời câu hỏi sau khi xem xong video: + Em nhận thấy vấn đề môi trường có nghiêm trọng không? + Con người có thể làm giảm đi tình trạng ô nhiễm môi trường hay không? - HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV kết luận, nhận xét câu trả lời của HS. - GV giới thiệu vào nội dung bài học qua gợi mở: Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là một vấn đề nghiêm trọng cần có những biện pháp khẩn cấp để cải thiện tình hình. Cần tăng cường quản lý môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng và phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường để bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái. - GV dựa vào hoạt động của HS, nhận xét tinh thần chuẩn bị, tham gia hoạt động của HS. Dẫn dắt vào các hoạt động tiếp theo của bài. 2.1. Hoạt động 2: Thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS xác định được những cách phù hợp để thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS xác định cách thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương thông qua các hoạt động: + Chia sẻ thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và lựa chọn vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống. + Thảo luận cách thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Kết quả thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Chia sẻ thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và lựa chọn vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống để tiến hành khảo sát: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, tổ chức vấn đáp trực tiếp. - GV phát vấn câu hỏi, mỗi HS được trả lời một lần, câu trả lời không trùng với bạn đã trả lời trước đó. + Câu hỏi: Em hãy nêu một điều thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương, dẫn chứng bằng tư liệu hoặc hình ảnh thực tế em nhìn thấy được, hoặc biết được. + Mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống để tiến hành khảo sát: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí. - GV gợi ý HS trả lời thông qua những quan sát của em ở khu vực sinh sống hàng ngày, trên đường tới trường, trong thực tế cuộc sống ở địa phương. - GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến về các biểu hiện ô nhiễm môi trường tại địa phương và nguyên nhân tương ứng. Mỗi HS trả lời trong thời gian 30 giây. - Chỉ ra những địa điểm ở địa phương và lân cận mà em nhận thấy sự ô nhiễm. - Sau khi HS trả lời, GV mời một HS làm thư kí, hoàn thành bảng tổng hợp các câu trả lời lên bảng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, tích cực tham gia hoạt động. - HS suy nghĩ một điều mà bản thân cho rằng đó là thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và chia sẻ với các bạn. - HS trả lời bằng cách giơ tay. - HS hoàn thành bảng tổng hợp. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS xung phong trả lời câu hỏi trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV cùng HS nhận xét, chia sẻ cảm nghĩ về kết quả chung trong bản tổng hợp trên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét thái độ tham gia hoạt động của HS. - Tổng hợp câu trả lời của HS là sản phẩm của hoạt động. - GV nhận xét và ghi nhận các ý kiến về biểu hiện, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương của HS. - GV mở một video về thực trạng ô nhiễm môi trường ở chính địa phương để HS mở rộng hiểu biết. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS dựa vào hiểu biết của bản thân và những quan sát thực tế, trả lời câu hỏi về ô nhiễm ở địa phương. - Gợi ý: + Môi trường đất: khô cằn/nhiễm phèn/nhiễm mặn.. + Môi trường nước: đen ngòm/ sủi bọt/ nhiều rác tắc nghẽn... + Môi trường không khí: nhiều khói bụi/có mùi khó chịu... * Nhiệm vụ 2: Thảo luận xây dựng kế hoạch khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa bàn sinh sống HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu HS trong nhóm thảo luận, thống nhất các nội dung và lập một bản kế hoạch khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương theo gợi ý SGK trang 63. - HS báo cáo kế hoạch trước lớp, lắng nghe góp ý và hoàn thiện. - Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. - GV hướng dẫn Hs xây dựng một số công cụ khảo sát theo mẫu (Phụ lục). - HS thực hiện khảo sát theo phân công và thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình với GV phụ trách. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, các nội dung cần thiết trong kế hoạch, thư kí nhóm tổng hợp thành kế hoạch của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời các nhóm trình bày kế hoạch trước lớp. - HS các nhóm khác góp ý về bản kế hoạch của nhóm bạn để thêm hoàn thiện. - GV định hướng cho HS trong các hoạt động thể hiện trong kế hoạch. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kế hoạch của từng nhóm. - GV tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung kế hoạch phù hợp, sáng tạo, có tính khả thi, đáp ứng nhiệm vụ học tập. - GV cùng HS phân tích những nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch, yêu cầu HS chỉnh sửa, hoàn thiện. - GV kết luận hoạt động. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động (Bản kế hoạch hoàn chỉnh của các nhóm). - Những nội dung cần thể hiện trong kế hoạch. + Tên kế hoạch. + Nhóm thực hiện + Mục đích khảo sát. + Nội dung khảo sát + Địa điểm khảo sát + Đối tượng khảo sát + Công cụ khảo sát (Đã xây dựng ở phụ lục) + Phương pháp và hình thức khảo sát (Trực tiếp hay gián tiếp) + Công việc cụ thể và cách thực hiện + Phân công nhiệm vụ + Báo cáo kết quả * Nhiệm vụ 3: Thực hiện khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường theo kế hoạch đã xây dựng. Trình bày kết quả kháo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa bàn sinh sống. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm như đã thực hiện kế hoạch khảo sát ở nhiệm vụ 2. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xây dựng nội dung báo cáo kết quả khảo sát nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương sau khi đã thực hiện kế hoạch khảo sát trong thực tế. - GV gợi ý mẫu báo cáo: - HS sử dụng các số liệu sưu tầm được ở hoạt động trước để viết báo cáo và chia sẻ báo cáo đã xây dựng trước lớp. - HS có thể thể hiện kết quả báo cáo bằng sơ đồ, bảng biểu hoặc bài thuyết trình (khuyến khích có nhiều hình ảnh, video minh chứng). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm để thực hiện báo cáo trên giấy hoặc trên máy tính. - HS luyện tập báo cáo để báo cáo trước lớp. - Thực hiện báo cáo theo thứ tự. Các thành viên phối hợp nhau trong hoạt động báo cáo. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm trình bày báo cáo kết quả khảo sát nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại địa phương. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện (Nếu có). - GV định hướng cho HS trong các nội dung báo cáo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung báo cáo đáp ứng nhiệm vụ học tập. - GV cùng HS phân tích các báo cáo của các nhóm, định hướng thay đổi những nội dung chưa phù hợp với thực tế của địa phương. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Báo cáo của các nhóm phải thể hiện được các nội dung sau: + Thông tin báo cáo và người báo cáo. + Thời điểm xảy ra thiên tai + Phương thức khảo sát mà nhóm đã thực hiện + Kết quả thực hiện các công cụ khảo sát + Kết quả khảo sát tổng hợp về thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương và nguyên nhân tương ứng. + Tài liệu tham khảo sử dụng trong báo cáo. 2. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM ( Tiết 82, 83) Hoạt động 1: Đề xuất biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp học sinh đề xuất được biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường đến người dân ở địa phương. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thực hiện tuyên truyền biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường đến người dân ở địa phương qua các hoạt động sau: - Chia sẻ về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường - Xác định các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường phù hợp với địa bàn em sinh sống. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo bàn, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: + Chia sẻ về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường + Xác định các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường phù hợp với địa bàn em sinh sống - GV gợi ý HS đưa ra những biện pháp thiết thực, gần gũi, có tính khả thi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. - Hai bạn trong nhóm viết ra ý kiến của bản thân, sau đó tổng hợp thành báo cáo chung của nhóm. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số nhóm trao đổi trước lớp về nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp ở địa phương. - Các nhóm sau không nhắc lại những nội dung nhóm trước đã chia sẻ. - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi phản biện, bổ sung (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm. - GV mời HS các nhóm khác cho ý kiến (nếu có). - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động. - GV tổng hợp, cùng HS kết luận câu trả lời phù hợp về nguyên nhân và biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường phù hợp ở địa phương. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS trình bày kết quả thảo luận, GV bổ sung thêm: * Nguyên nhân ô nhiễm môi trường - Hoạt động công nghiệp: Sản xuất công nghiệp thải ra khí độc, nước thải và chất rắn, gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. - Giao thông vận tải: Xe cộ, máy bay và tàu thuyền phát thải khí carbon, bụi và các chất độc hại khác. - Rác thải sinh hoạt: Việc vứt rác không đúng nơi quy định, đặc biệt là nhựa và chất thải hữu cơ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước. - Nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không đúng cách có thể làm ô nhiễm đất và nước. - Khai thác tài nguyên: Khai thác khoáng sản, gỗ và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác gây ra sự suy giảm môi trường và làm mất cân bằng hệ sinh thái. * Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường - Tăng cường quản lý và giám sát, quy định chặt chẽ đối với các nhà máy và hoạt động công nghiệp. Đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và nước thải được thực hiện. - Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và các nguồn năng lượng sạch khác để giảm thiểu ô nhiễm từ năng lượng hóa thạch. - Nâng cao nhận thức cộng đồng để tuyên truyền, giáo dục về ô nhiễm môi trường và tác động của nó đến sức khỏe con người, giúp nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường. - Thực hiện phân loại và thu gom rác thải đúng cách, khuyến khích tái chế và sử dụng lại sản phẩm. - Tham gia các chương trình trồng cây, bảo vệ rừng và các khu vực sinh thái tự nhiên. - Ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiệu quả để giảm bớt lưu lượng xe cá nhân, qua đó giảm ô nhiễm không khí. - Tổ chức ở địa phương các sự kiện phù hợp như dọn dẹp bãi biển, trồng cây, tuyên truyền về bảo vệ môi trường. - Khuyến khích người dân mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hoạt động 2: Tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS lập được kế hoạch tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường b. Nội dung - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động nhóm. c. Sản phẩm - Kế hoạch của các nhóm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu HS trong nhóm thảo luận, thống nhất các nội dung và lập một bản kế hoạch để tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường cho người dân địa phương hoặc HS toàn trường. - HS báo cáo kế hoạch trước lớp, lắng nghe góp ý và hoàn thiện. - Dựa vào kế hoạch đã xây dựng, thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. - Lưu ý: Hoạt động tuyên truyền nên được tổ chức theo quy mô nhóm lớp hoặc toàn khối trong cùng một thời điểm để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Có thể phân chia khu vực, mỗi lớp phụ trách một khu vực. - Áp dụng 6 bước như SGK đã hướng dẫn: - HS chú ý ghi chép để chia sẻ kết quả tuyên truyền biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường đến người dân ở địa phương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, các nội dung cần thiết trong kế hoạch, thư kí nhóm tổng hợp thành kế hoạch của nhóm. - HS thực hiện trong thực tiễn trong thời gian 1 tuần và ghi chép kết quả, chia sẻ trước lớp. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời các nhóm trình bày kế hoạch trước lớp. - HS các nhóm khác góp ý về bản kế hoạch của nhóm bạn để thêm hoàn thiện. - HS dựa vào kế hoạch, thực hiện trước lớp và chia sẻ kết quả thực hiện. - GV định hướng cho HS trong các hoạt động thể hiện trong kế hoạch. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá kế hoạch của từng nhóm. - GV tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung kế hoạch phù hợp, sáng tạo, có tính khả thi, đáp ứng nhiệm vụ học tập. - GV cùng HS phân tích những nội dung chưa phù hợp trong kế hoạch, yêu cầu HS chỉnh sửa, hoàn thiện. - Theo dõi quá trình HS thực hiện trong thực tế. - GV kết luận hoạt động. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Bản kế hoạch hoàn thiện và kết quả thực hiện của các nhóm. Trong đó nội dung kế hoạch đáp ứng: - Xác định đối tượng tuyên truyền: người dân địa phương. - Xác định thời gian, địa điểm tổ chức tuyên truyền: + Thời gian: chọn ngày cụ thể phù hợp với thực tiễn. + Địa điểm: nên chọn các địa điểm sinh hoạt cộng đồng ở địa phương (hội trường, nhà văn hoá,...). - Lựa chọn hình thức tuyên truyền: + Phát tờ rơi, băng rôn, phát thanh qua hệ thống loa của địa phương, diễu hành và tổ chức sự kiện... + Treo băng rôn về các khẩu hiệu trên trục đường chính, nhà văn hoá,... của địa phương. + Dán, phát tờ rơi về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. + Đọc bài viết về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường qua loa phát thanh. - Chuẩn bị: + Công cụ tuyên truyền: tờ rơi, băng rôn, panô, áp phích,... + Phương tiện, thiết bị: loa phát thanh (mượn của địa phương), loa cầm tay... + Liên hệ với chính quyền địa phương để xin chủ trương thực hiện. + Phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... - Báo cáo kết quả tuyên truyền: + Báo cáo quy mô tuyên truyền: số lượng người dân được tuyên truyền + Khu vực được tuyên truyền: các khu vực phường, xã,... + Rút ra các bài học kinh nghiệm: rút kinh nghiệm về cách thức tổ chức tuyên truyền, cách thức phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, sự tiếp nhận của người dân... + HS phát biểu cảm xúc sau buổi tuyên truyền. 3. BÁO CÁO, THẢO LUẬN ( Tiết 84) a. Mục tiêu - Báo cáo kết quả tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. - Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường - GV có được sự phản hồi đối với mục tiêu đạt được của các HS trong lớp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện phiếu đánh giá. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS. - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, chia sẻ theo những gợi ý và thực hiện nhiệm vụ sau: - Báo cáo kết quả tham gia tuyên truyền các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường. - Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường - Sau khi HS hoàn thành phiếu đánh giá, GV tổ chức khảo sát nhanh, tuyên dương những HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, tích cực phát biểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi mà bản thân trải nghiệm với các bạn. - HS giơ tay xung phong trả lời, chia sẻ. - GV khích lệ HS tích cực phát biểu. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời để HS tự tin. - HS cả lớp theo dõi chia sẻ của các bạn. - HS hoàn thành phiếu đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá chia sẻ của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương khen ngợi những HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Tổ chức khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay đối với những tiêu chí mà HS đều đạt được mức Tốt (hoặc Đạt) trong phiếu đánh giá, tuyên dương HS. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Những chia sẻ về thuận lợi, khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình trải nghiệm các hoạt động trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 7 Họ và tên HS: .......................................................... STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 2 Em xây dựng được kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 3 Em tích cực tham gia thực hiện kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 4 Em thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống. 5 Em tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Đạt: HS đạt được mức Tốt hoặc Đạt 3 trong số 5 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được 2 tiêu chí. BẢNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Lớp:............... STT Yêu cầu cần đạt Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 2 Em xây dựng được kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 3 Em tích cực tham gia thực hiện kế hoạch quảng bá về danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của đất nước. 4 Em thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống. 5 Em tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS nên ghi nhớ và tiếp tục thực hiện, đưa ra thông điệp của bài: + Tìm hiểu và tuyên truyền đến người dân ở địa phương về các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và những tác động tiêu cực của nó với đời sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 8: Nghề nghiệp tương lai. ———»«———
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

