
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- HĐTN 9-TUẦN 21:TIẾT 63 64 65 66: CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
- Tài liệu cùng tác giả
- Tài liệu cùng chủ đề
- «Trở về
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10:07 14/02/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 2.923,6kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách tham khảo HĐTN 9
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị The TUẦN 21,22,23,24 CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Môn: HĐTN 9 - Lớp: 9D1 (Số tiết thực hiện : 12 tiết) MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: - Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. - Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. - Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. TUẦN 21,22 Tiết 61,62,63,64,65,66 Nội dung 1: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp – Lớp dạy: 9D2 Số tiết: 06 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. - Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. - Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. 2. Năng lực * Năng lực chung : - Tự chủ và tự học: + HS tự nghiên cứu và tìm hiểu cách xây dựng gia đình hạnh phúc, từ đó cải thiện mối quan hệ gia đình. - Giao tiếp và hợp tác: + HS biết lắng nghe và chia sẻ cảm xúc để xây dựng mối quan hệ gia đình yêu thương và gắn kết. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: + HS sử dụng sự sáng tạo để đưa ra các giải pháp giải quyết mâu thuẫn gia đình một cách hiệu quả. * Năng lực bài học : - Thiết kế và tổ chức hoạt động: + HS có khả năng tổ chức các hoạt động gia đình để tạo sự gắn kết và cải thiện tình cảm giữa các thành viên. - Thích ứng với cuộc sống: + HS học cách điều chỉnh hành vi và ứng xử để phù hợp với từng hoàn cảnh trong gia đình. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS thể hiện sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ với các thành viên trong gia đình, tạo không khí hòa thuận và gắn kết giữa các thành viên. - Chăm chỉ: HS luôn nỗ lực học tập và hoàn thành công việc trong gia đình, kiên trì vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu và tạo gương mẫu tích cực. - Trung thực: HS luôn giữ lời nói và hành động trung thực, giúp xây dựng niềm tin và sự tôn trọng trong gia đình, giải quyết vấn đề một cách minh bạch. - Trách nhiệm: HS nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong gia đình, hoàn thành tốt công việc và hỗ trợ các thành viên khác, góp phần duy trì sự ổn định gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Video, hình ảnh, trò chơi về chủ đề gia đình. - Sưu tầm tình huống liên quan đến chủ đề. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. 2. Đối với HS - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. - Ghi nhớ những hoạt động, lời nói, việc làm bản thân đã thực hiện trong gia đình thể hiện tình cảm với thành viên trong gia đình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 61 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - HS theo dõi hình ảnh. c. Sản phẩm - Thái độ và cảm nghĩ của HS sau hoạt động. + Chùm ảnh 1: (Những gia đình hạnh phúc) + Chùm ảnh 2: (Những gia đình chưa hạnh phúc) d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động trò chơi “Đặt tên cho ảnh”. - GV chiếu 2 chùm ảnh: + Mỗi chùm ảnh gồm 3 hình ảnh cùng ý nghĩa. + Mời HS xem 3 chùm ảnh và đặt tên (mang ý nghĩa gần giống với nội dung của chùm ảnh) - Sau hoạt động, GV mời HS chia sẻ cảm xúc và trả lời câu hỏi: + Em yêu thích chùm ảnh nào? + Em mong ước gia đình mình sẽ giống chùm ảnh số 1 hay số 2? - HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới : “Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình”. 2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM Hoạt động 2.1: Nhận diện những bất đồng trong quan hệ gia đình a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bất đồng trong gia đình. b)Nội dung: HS theo dõi sgk, nhận diện những bất đồng trong quan hệ gia đình. c) Sản phẩm: HS đưa ra được các bất đồng trong gia đình, nguyên nhân của các bất đồng đó. d) Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhận một phiếu bài tập mô tả một tình huống cụ thể trong gia đình. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 3 nhóm - GV yêu cầu các nhóm phân tích tình huống trong SGK tr.52 và chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống đó. Tình huống: Thảo hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thảo góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thảo vì cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Mẹ yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thảo cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Tháo không đồng ý với quan điểm của Thảo và hai mẹ con đã giận nhau. Gợi ý phân tích tình huống: + Bất đồng xảy ra giữa ai với ai? + Nguyên nhân dẫn đến bất đồng đó là gì? + Suy nghĩ của em về cách ứng xử của các nhân vật trong tình huống. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau. Gợi ý: + Xác định nguyên nhân của những vấn đề bất đồng đó. + Chỉ ra hậu quả nếu những bất đồng đó không được giải quyết. + Lấy ví dụ minh hoạ về một tình huống cụ thể. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống trong SGK và thảo luận, chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống đó. - HS thảo luận nhóm về những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Tổng kết và đề xuất cách giải quyết + Giáo viên tóm tắt các nguyên nhân chính dẫn đến bất đồng trong gia đình. + Học sinh cùng giáo viên đề xuất các cách giải quyết cụ thể cho tình huống trên, ví dụ: + Thảo nên làm gì để thuyết phục mẹ? + Mẹ Thảo nên làm gì để hiểu và tôn trọng mong muốn của con? + Cả hai bên cần nhượng bộ và thỏa hiệp ở mức độ nào? - Giáo viên kết luận về tầm quan trọng của việc lắng nghe và thấu hiểu nhau trong gia đình để giải quyết các bất đồng. - GV chuyển sang hoạt động mới. 1. Nhận diện những bất đồng trong quan hệ gia đình - Tình huống: Điều bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống trên là: Bất đồng về quan điểm của Thảo và mẹ Thảo. + Thảo cho rằng học khuya sẽ hiệu quả hơn. + Mẹ Thảo cho rằng học khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. => Hai mẹ con giận nhau. - Những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau: + Bất đồng về quan điểm, sở thích, thói quen… của các thành viên trong gia đình. + Bất đồng giữa anh chị em khi phân công công việc trong gia đình. + Bất đồng về suy nghĩ giữa thế hệ trẻ là con cái và thế hệ lớn hơn là ông bà, bố mẹ… Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình (Tiết 62) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS xác định được cách giải quyết bất đồng trong gia đình. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong gia đình qua các nội dung: + Thảo luận tìm hiểu về cách giải quyết bất đồng trong gia đình. c. Sản phẩm - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở cho HS xem video có nội dung về bất đồng trong gia đình. - Sau khi HS xem video, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thảo luận và đưa ra những cách cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ dựa vào những gợi ý (SGK – trang 52) và những kinh nghiệm của các em đã chia sẻ để thảo luận, nêu cách giải quyết bất đồng trong gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng thực hiện tốt những cách để giải quyết khi gia đình xảy ra bất đồng, mâu thuẫn. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Khi trong gia đình xảy ra bất đồng: đầu tiên, cần tìm hiểu nguyên nhân bất đồng. Sau đó, đề xuất cách giải quyết rồi cùng nhau giải quyết bất đồng. * Những cách giải quyết bất đồng trong gia đình. - Xác định bất đồng cần giải quyết. - Chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng. - Tìm hiểu nguyên nhân của bất đồng - Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết. - Tự nhận thức những điều bản thân cần rút kinh nghiệm để giảm thiểu những bất đồng có thể xảy ra trong gia đình. - Thiện chí giải quyết bất đồng với tình yêu thương và mang tính xây dựng. - Bao dung với những sai trái, lỗi lầm của người thân. Hoạt động 2.3: Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. (Tiết 63) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm và xác định được cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương. cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc qua các nội dung: + Chia sẻ những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. + Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở cho HS xem video có nội dung về gia đình có không khí vui vẻ, hạnh phúc. - Sau khi HS xem video, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thảo luận và đưa ra những cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ dựa vào các gợi ý ở trang 51 (SGK) và những kinh nghiệm đã có để bổ sung những cách khác nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng thực hiện tốt những cách nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV yêu cầu HS thực hiện trong thực tiễn: Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Những cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc - Nói những điều tích cực trong gia đình. - Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân. - An ủi, động viên mọi người trong gia đình khi có chuyện lo lắng, buồn phiền. - Quan tâm, chăm sóc người thân. - Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình. - Kể những câu chuyện vui, hài hước cho nhau nghe. - Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với các thành viên trong gia đình. - Cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình. - Tổ chức các chuyến đi tham quan, du lịch cùng nhau. - Khích lệ nhau suy nghĩ và hành động gắn kết yêu thương. - Cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc ai đó gặp khó khăn, thử thách. - Cộng đồng trách nhiệm cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh và chung sức vượt qua khó khăn, thử thách. - Cùng nhau xây dựng truyền thống yêu thương, bao dung giữa các thành viên. * Điều HS trải nghiệm Gia đình là quan trọng đối với tất cả mọi người. Ai cũng mong muốn được sống trong bầu không khí vui vẻ, yêu thương của gia đình. 3. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM (Tiết 64,65) : Thực hành giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS luyện tập được kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình trong một số tình huống cụ thể. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS xây dựng tiểu phẩm và đóng vai thể hiện HS luyện tập được kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình. c. Sản phẩm - Phần sân khấu hóa của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau: - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS thực hành kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình trong một tình huống ở hoạt động 4, trang 53 SGK. • Nhóm 1 – Tình huống 1 • Nhóm 2 – Tình huống 2 • Nhóm 3 – Tình huống 3 • Nhóm 4 – Tình huống 4 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Từng nhóm thảo luận đưa ra kĩ năng kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình. Sau đó, nhóm được phân công sắm vai sẽ chuẩn bị sắm vai. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời hai nhóm lên sắm vai tình huống 1 và tình huống 2. - Sau khi sắm vai, GV đề nghị HS nêu ý kiến về những cách ứng xử mà nhóm đã thể hiện. - Yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe tích cực để đồng thuận hoặc đưa ra ý kiến khác với cách giải quyết tình huống của nhóm đã trình bày. - GV có thể đặt thêm câu hỏi gắn tình huống với bối cảnh/ hoàn cảnh đã thay đổi để rèn tư duy biện chứng và cách ứng xử linh hoạt cho HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo phân tích tình huống của từng nhóm, những chia sẻ của cá nhân HS. - GV nhận xét về ý kiến của các nhóm đã nêu và kết luận những cách ứng xử phù hợp trong 4 tình huống trên. - GV cùng HS tổng hợp ý kiến và kết luận về cách giải quyết bất đồng trong từng tình huống. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Tình huống 1 Hai anh em nên lập thời gian biểu cụ thể để chia công việc nhà, tránh xảy ra mâu thuẫn khi phân công. Hai anh em có thể luân phiên thay đổi công việc để mỗi người đều có cơ hội học thêm kỹ năng mới. Trong tình huống này, hai anh em nên phân công công việc nhà cho phù hợp. Người em nấu cơm, người anh rửa bát; người anh quét nhà thì người em sẽ giúp lau nhà. * Tình huống 2 Con gái nên trình bày nguyện vọng, sở thích của mình một cách rõ ràng để bố mẹ hiểu và cân nhắc. Bố mẹ và con gái có thể cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về hai trường qua website hoặc các buổi tư vấn tuyển sinh để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Bố mẹ và con gái nên trao đổi những suy nghĩ về hai trường mình lựa chọn và đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi chọn các trường đó để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. * Tình huống 3 Trong tình huống này, người mẹ nên trao đổi về tình hình học tập với con trai một cách khéo léo, nhẹ nhàng và tránh nói trước mặt con gái để con trai xấu hổ. Con trai cũng nên đưa ra lời hứa để thay đổi việc học giúp mẹ yên tâm hơn. Con gái không nên bênh vực mẹ hoặc bênh vực anh trai trong tình huống này mà nên tránh mặt để 2 người có không gian trò chuyện. * Tình huống 4 Người mẹ có thể bày tỏ sự lo lắng về việc người con đi chơi với bạn nhiều, người con có thể tâm sự với mẹ về việc mình không phải đi chơi mà có thể là đi học nhóm, trao đổi học tập. Người mẹ nên tìm hiểu cụ thể về các hoạt động của con, tránh phán xét hay hiểu lầm trước khi trao đổi. Người con có thể đề xuất với mẹ tham gia một vài hoạt động cùng mình để mẹ cảm thấy yên tâm hơn về những việc mình đang làm. 4. BÁO CÁO, THẢO LUẬN: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc (Tiết 666) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm cuản bản thân về hoạt động tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương. cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. b. Nội dung + Chia sẻ những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. + Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV phát vấn câu hỏi: + Em hãy nhớ lại và chia sẻ những cách mà các em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ HS chia sẻ cho đến khi không còn ý kiến khác nữa. - GV lưu ý HS lắng nghe tích cực những ý kiến chia sẻ của bạn để bổ sung ý kiến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ bằng cách giơ tay để trả lời câu hỏi. - GV khích lệ các HS mạnh dạn giơ tay chia sẻ những kết quả, kinh nghiệm của bản thân để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Lắng nghe những kinh nghiệm của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS đứng tại chỗ, chia sẻ suy nghĩ và câu trả lời của bản thân. - GV tổ chức cho lớp thảo luận rút ra những bài học kinh nghiệm để làm phong phú thêm các kinh nghiệm cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có chia sẻ thực tế, cách trả lời phù hợp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. - GV nhận xét và cùng HS chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù hợp để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV yêu cầu HS về nhà tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình; cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả (vào một tiết học khác). - GV cung cấp hình ảnh, video liên quan đến một số biểu hiện của gia đình hạnh phúc. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS tích cực chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của các bạn khác về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc: - Cùng bố mẹ dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa vào những ngày nghỉ; - Chia sẻ những chuyện vui, kết quả tốt ở trường với người thân khi gia đình quây quần; - Chủ động chăm sóc, động viên, giúp đỡ khi người thân bị ốm, mệt; - Cùng với anh/ chị/ em chủ động làm việc nhà hằng ngày. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của HS. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết cách giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là cách chúng ta xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— TUẦN 23 Tiết 67,68,69 Nội dung 2: CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH Môn: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp – Lớp dạy : 9D2 Số tiết : 03 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung và nhiệm vụ yêu cầu của bài học một cách độc lập. Tự giác tham gia các công việc trong gia đình, thể hiện trách nhiệm của mình. - Giao tiếp và hợp tác, thảo luận, phối hợp với các bạn trong lớp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Hợp tác tốt với mọi người trong gia đình để thực hiện những công việc nhà. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo, xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động trong gia đình. - Thích ứng với cuộc sống, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan. Ứng phó linh hoạt với các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ và tự giác tham gia các công việc trong gia đình, không để mọi người nhắc nhở. - Trung thực, thẳng thắn nhìn nhận và cải thiện những hạn chế của bản thân. - Trách nhiệm, chịu trách nhiệm về lời nói, hành vi, cũng như các kế hoạch, đề xuất trong hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Sưu tầm tình huống, video có nội dung liên quan đến hoạt động. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Các ví dụ về một số biện pháp giúp làm tốt và sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình. - Máy chiếu, máy tính để có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. 2. Đối với HS - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - SGK và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 67 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của hoạt động khởi động với nội dung bài học. b. Nội dung: - GV chiếu cho HS xem video. c. Sản phẩm học tập: - HS xem video và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu cho HS xem video về câu chuyện “Hai đứa trẻ ngoan” – dài 3 phút. - HS theo dõi video. - Sau khi kết thúc video, GV phát vấn câu hỏi: + Câu 1: Khi mẹ vắng nhà, hai chị em làm gì? Khi mẹ về, hai chị em như thế nào? Khi mẹ vắng nhà, hai chị em đã chủ động, tích cực làm những công việc nhà như nấu cơm, quét sân, giặt quần áo. Khi mẹ về, hai chị em hỏi thăm, chăm sóc mẹ bằng cách hỏi mẹ có mệt không, rót nước cho mẹ. - Câu 2: Em thấy cách ứng xử giữa các nhân vật trong câu chuyện như thế nào? Các nhân vật đối xử với nhau nhẹ nhàng, có sự tôn trọng nhau. - Câu 3: Em học được điều gì sau khi xem video? Cả ba nhân vật trong video đều thực hiện những việc làm, lời nói, ứng xử làm hài lòng những thành viên còn lại trong gia đình. Tuy là những công việc nhà nhỏ nhặt, lời nói giản dị nhưng lại khiến mọi người trong gia đình đều vui vẻ và cảm nhận được tình yêu thương. - GV kết luận, định hướng trong câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. 2. TÌM HIỂU NỘI DUNG : Cách tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm và nêu được cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình mà mình đã vận dụng b. Nội dung - GV hướng dẫn HS chia sẻ cá nhân. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Truyền điện”, thông qua đó, HS chia sẻ tên những kinh nghiệm tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình của bản thân mà em đã thực hiện. - GV thông qua thể lệ trò chơi “Truyền điện”. + Chia lớp thành 2 nhóm lớn theo dãy bàn, quay mặt vào nhau. + Bắt đầu từ nhóm 1, 1 HS được gọi sẽ đứng lên chia sẻ những công việc em đã thực hiện trong gia đình và kinh nghiệm của em khi tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc đó. + Sau khi chia sẻ xong được quyền chỉ định (truyền điện) một bạn ở nhóm 2 đứng lên chia sẻ. Sau chia sẻ, tiếp tục được quyền chỉ định HS ở nhóm 1. + Tiếp tục luân phiên. Lưu ý các HS nêu đúng với thực tế gia đình mình, những việc mà bản thân đã trực tiếp thực hiện. - GV có thể kết thúc trò chơi sau khi đã có tương đối nhiều HS được chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nhiệt tình, tích cực để tham gia trò chơi và chia sẻ. - GV theo dõi hoạt động của 2 nhóm, định hướng, khích lệ HS. - GV đặt thêm câu hỏi cho HS khi HS đã chia sẻ xong: + Em cảm thấy các công việc gia đình mình như thế nào? + Cảm xúc của em khi thực hiện tốt những công việc đó. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV khích lệ HS tích cực và trung thực chia sẻ kinh nghiệm của mình. - HS khác lắng nghe tích cực những ý kiến chia sẻ của bạn để bổ sung những ý kiến khác với bạn hoặc góp ý cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương nhóm HS tích cực chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện công việc trong gia đình. - GV dựa vào hoạt động của HS để kết luận nhiệm vụ. - GV cùng HS chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù hợp về cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình. - GV mở video liên quan đến nội dung hoạt động để HS mở rộng kinh nghiệm, kĩ năng cho bản thân. - GV đánh giá, nhận xét hoạt động, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - HS chia sẻ được các nội dung theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. - Sản phẩm là những kinh nghiệm tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình mà HS đã thực hiện. - HS chia sẻ, thể hiện sự quan tâm, biết sắp xếp các công việc trong gia đình. 3. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM : Tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình( Tiết 68) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS biết cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thảo luận và đưa ra những cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ 2 dựa vào các gợi ý ở mục 2, hoạt động 1, trang 30 (SGK) và những kinh nghiệm đã có để bổ sung những cách khác nhằm tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng thực hiện tốt những cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Những cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình - Liệt kê và phân loại những công việc cần thực hiện theo 4 nhóm (Công việc quan trọng và khẩn cấp; Công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp; Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp; Công việc không quan trọng và không khẩn cấp). - Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên. Sau khi đã phân loại công việc vào 4 nhóm, những công việc còn lại sẽ có thể loại bỏ nếu không cần thiết để tránh làm mất thời gian. - Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lí cho các công việc theo thứ tự ưu tiên. - Quản lí tiến độ công việc. - Có trách nhiệm với công việc của mình và tự cam kết thực hiện đúng tiến độ. - Sử dụng công cụ quản lí thời gian như: phiếu nhắc việc, lịch bàn, thời gian biểu,... - Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh. * Nhiệm vụ 2: Tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân thực hiện vào phiếu học tập. - GV chuyển giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân vào các nội dung tương ứng trong phiếu học tập. - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân trong nhóm và lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện vào nhiệm vụ vào phiếu học tập cá nhân. - Chia sẻ phiếu trong nhóm và nhận góp ý từ các bạn. - Lắng nghe những chia sẻ của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ kết quả phiếu để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS đứng tại chỗ, chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập trong phiếu học tập cá nhân. - GV tổ chức cho lớp thảo luận, bình chọn những HS thực hiện tốt và thường xuyên các nội dung trong phiếu học tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá mức độ, thái độ tham gia hoạt động của HS. - GV tuyên dương những HS đã thực hiện tốt và thường xuyên các việc làm thể hiện cách sắp xếp công việc khoa học những nhiệm vụ trong gia đình. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Mỗi HS cần có một sản phẩm là bản tự nhận xét, đánh giá việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân. PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN Họ và tên:........................................... TT Cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình Bản thân tự nhận xét Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 1 Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện 2 Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên 3 Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lí cho các công việc theo thứ tự ưu tiên 4 Sử dụng công cụ quản lí thời gian 5 Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh 6 Có trách nhiệm với công việc gia đình * Nhiệm vụ 3: Xác định những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình. Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học và chia sẻ kết quả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ 2 và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Từng HS dựa vào kết quả tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân để điều chỉnh cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình. - HS làm việc cá nhân, dựa vào kết quả phiếu học tập ở nhiệm vụ trước để đề xuất những điều cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình sao cho khoa học, hợp lí hơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trình bày những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình dựa vào kết quả phiếu học tập. - Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học sau giờ học trong thực tiễn cuộc sống và ghi lại quá trình, kết quả để chia sẻ với các bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời một số HS xác định những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn mình thay đổi tích cực hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của HS. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh trong quá trình Hs hoạt động, chia sẻ để có sự điều chỉnh phù hợp. - GV khuyến khích, động viên HS thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học và chia sẻ kết quả của mình. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Mỗi HS xác định được những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 4. BÁO CÁO THẢO LUẬN : Duy trì việc tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình ( Tiết 69) a. Mục tiêu: - HS thường xuyên thực hiện, cải thiện để tổ chức, sắp xếp công việc gia đình khoa học và hợp lí hơn. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình qua các hoạt động thực tế thực hiện sau giờ học, vận dụng thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động vận dụng thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, thực hiện sau giờ học, trong thực tiễn cuộc sống những hoạt động cụ thể sau: + Tiếp tục thực hiện tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình trong cuộc sống hằng ngày. + HS ghi chép các kết quả thực hiện, cảm xúc và những khó khăn cũng như cách khắc phục vào SBT để báo cáo và chia sẻ, phản hồi trong hoạt động sau.. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. - HS thực hiện các nhiệm vụ được giao và ghi kết quả rèn luyện vào SBT. - Ghi chép lại kết quả thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS báo cáo kết quả vận dụng, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục khi thực hiện hoạt động. - Cả lớp lắng nghe và đưa ý kiến góp ý (nếu có). - GV nhận xét về kết quả vận dụng của từng HS. - Tuyên dương những HS đã vận dụng tốt trong thực tiễn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS phân tích, nhận xét, đánh giá, định hướng thêm nội dung phù hợp cho HS. - GV cùng cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS và tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Những vận dụng của HS vào thực tiễn cuộc sống. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của HS. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình một cách khoa học cũng là thể hiện sự chia sẻ giữa các thành viên và góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— TUẦN 24 TIẾT 70, 71,72 Nội dung 3: PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung và nhiệm vụ yêu cầu của bài học một cách độc lập. Tự giác tham gia vào các công việc góp phần phát triển kinh tế trong gia đình. - Giao tiếp và hợp tác, thảo luận, phối hợp với các bạn trong lớp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Hợp tác tốt với mọi người trong gia đình để cùng góp phần phát triển kinh tế gia đình. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo, xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động giúp phát triển kinh tế trong gia đình. - Thích ứng với cuộc sống, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan. Ứng phó linh hoạt với các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ và tự giác tham gia các hoạt động giúp phát triển kinh tế gia đình. - Trung thực, thẳng thắn nhìn nhận và cải thiện những hạn chế của bản thân trong các hoạt động. - Trách nhiệm với gia đình và các hoạt động học tập được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Sưu tầm tình huống, video có nội dung liên quan đến hoạt động trong bài. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Các ví dụ về một số biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình phù hợp với lứa tuổi HS. - Máy chiếu, máy tính để có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. 2. Đối với HS - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - SGK và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Suy nghĩ về những công việc trong gia đình và những việc em có thể làm để góp phần phát triển kinh tế gia đình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 70 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - GV đưa ra tình huống gợi mở có vấn đề. - HS phân tích tình huống, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS khi phân tích tình huống. - Gợi mở cho HS đến những nội dung trong bài học. d. Tổ chức thực hiện: - GV đọc và chiếu hình ảnh tình huống sau: + Tình huống: Mẹ Hương trước đây là thợ làm bánh, nhưng từ khi bị bệnh, sức khỏe yếu đi thì mẹ không làm bánh nữa. Hương có năng khiếu nấu ăn, trước đó lại được mẹ chỉ dạy và có sẵn các dụng cụ nên Hương cũng thường tự làm bánh vào các ngày sinh nhật hoặc liên hoan của gia đình hoặc tiệc của lớp. Mọi người rất thích, luôn khen bánh của Hương vừa ngon vừa đẹp. - GV đặt câu hỏi phát vấn đưa ra vấn đề: + Em có lời khuyên nào cho Hương để tăng thu nhập cho gia đình? - HS suy nghĩ và xung phong trả lời nhanh. - Tổng hợp các câu trả lời của HS, GV đưa ra những cách Hương có thể làm: + Hương sẽ hỏi mẹ thêm các kinh nghiệm về làm bánh. Ngoài giờ học, Hương sẽ học hỏi thêm công thức làm các loại bánh ngon. + Vào những dịp liên hoan, sinh nhật bạn bè, Hương sẽ giới thiệu bánh mình làm để mọi người thưởng thức và đặt mua. + Hương đăng bài lên các trang mạng xã hội để quảng cáo bánh của mình. + Hương phải xác định nghiêm túc đó là một công việc làm thêm, nhưng không để ảnh hưởng đến việc học của bản thân. + Hương có thể làm bánh và bán cho mọi người để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình vì Hương có điều kiện thuận lợi (có đủ dụng cụ, nguyên liệu) để làm điều đó. - GV tiếp tục phát vấn khảo sát chung cả lớp: + Theo em, lứa tuổi HS lớp 9 có thể giúp bố mẹ phát triển kinh tế gia đình không? ( HS hô to (Có/không) hoặc giơ tay. - GV nhận xét tinh thần, giới thiệu, dẫn dắt vào các hoạt động tiếp theo của bài. 2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NỘI DUNG : Tìm hiểu biện pháp phát triển kinh tế gia đình a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS có được hiểu biết về các biện pháp phát triển kinh tế trong cuộc sống gia đình. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các biện pháp phát triển kinh tế trong cuộc sống gia đình qua các nhiệm vụ: + Chia sẻ những biện pháp phát triển kinh tế gia đình mà em biết. + Xác định các việc làm cụ thể của em có thể làm để phát triển kinh tế gia đình. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở cho HS xem video có nội dung về lứa tuổi HS giúp đỡ gia đình làm kinh tế. - Sau khi HS xem video, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Mỗi HS trong nhóm đưa ra một biện pháp phù hợp với lứa tuổi giúp phát triển kinh tế gia đình mà em biết. + Thảo luận chung trong nhóm và đưa ra những cách xác định biện pháp phát triển kinh tế gia đình. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ dựa vào các gợi ý ở hoạt động 1, trang 32 (SGK) và những kinh nghiệm đã có trong thực tiễn để bổ sung những cách khác nhằm đưa ra được các biện pháp giúp phát triển kinh tế gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng tìm kiếm thêm những biện pháp khác phù hợp để góp ý phát triển kinh tế gia đình. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Những biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp lứa tuổi HS: - Biện pháp sản xuất: chăn nuôi gia cầm, trồng rau quả, làm đồ thủ công, trồng cây ăn quả, trồng lúa, làm bàn ghế gỗ, làm đồ inox, làm đồ gốm, dệt vải,… - Biện pháp kinh doanh: bán hàng ăn, bàn hàng tạp hóa, bán cafe, bán hoa quả, bán văn phòng phẩm, bán rau, bán giày dép, bán hàng quần áo, bán hàng đồ gia dụng,… - Biện pháp dịch vụ: cho thuê truyện, sách, cho thuê trang phục để chụp ảnh, cho thuê xe máy, cho thuê xe đạp, cho thuê xuồng, phao, đồ đi biển, giao hàng… * Cách xác định biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp + Xem xét kĩ nhu cầu sử dụng/ tiêu thụ mặt hàng/ loại sản phẩm ở địa phương nơi em sống và xã hội, những người xung quanh. + Dựa vào điều kiện gia đình (nguồn vốn, nhân lực, vật lực, nghề truyền thống, bí quyết của gia đình hoặc có sẵn công cụ lao động....) và liệt kê những biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình mình. + Đối chiếu với nhu cầu xã hội xem biện pháp nào có triển vọng và khả thi, lựa chọn biện pháp phù hợp. + Khả năng của bản thân: năng khiếu, khéo tay, ý chí, kiên trì, thời gian... 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM: Đề xuất biện pháp phát triển kinh tế gia đình (Tiết 71) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình em. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình thông qua hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Những biện pháp HS đưa ra phù hợp. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, tham gia trò chơi “Tung bóng tuyết”. - GV vo tròn 2 tờ giấy A4 tạo thành một quả bóng tuyết. GV phổ biến luật chơi trò chơi như sau: - GV tung quả bóng tuyết về phía HS. Nếu rơi trúng HS nào thì HS đó sẽ đứng lên chia sẻ trước lớp. - Khi HS nhận được quả bóng tuyết, HS sẽ chia sẻ những điều thực tế ở gia đình mình theo nội dung định hướng sau: + Gia đình em phát triển kinh tế thông qua hoạt động nào? + Em có tham gia vào việc phát triển kinh tế ở gia đình hay không và bằng cách nào? + Em hãy đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp và khả thi đối với gia đình em. - Sau khi HS trả lời, chia sẻ xong sẽ được quyền tung bóng tuyết về phía những HS khác để trò chơi được tiếp diễn. - Việc tung bóng tuyết sẽ dừng lại khi đã có khá nhiều HS được chia sẻ trải nghiệm của bản thân mình. - GV hướng dẫn HS đưa ra biện pháp theo trình tự: + Xem xét, phân tích nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ, sản phẩm của người dân ở nơi mình sống. + Xác định các điều kiện để phát triển kinh tế gia đình em: nhân lực, thời gian, tài chính/ vốn, phương tiện, địa điểm,… + Đề xuất biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ bằng cách tham gia trò chơi để để trả lời câu hỏi (Giơ tay để được đón bóng tuyết). - GV khích lệ các HS mạnh dạn tham gia trò chơi, chia sẻ những biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình. - Lắng nghe những chia sẻ của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS chia sẻ thông qua trò chơi. - HS chuẩn bị, trình bày những phân tích, lập luận về những cơ sở lựa chọn và đề xuất biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình mình. - Những HS khác đóng góp ý kiến cho biện pháp của bạn, phân tích tính khả thi của biện pháp mà các bạn đưa ra. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, định hướng về những điều HS chia sẻ. - GV nhận xét, đánh giá về sự phân tích nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ, sản phẩm của cộng đồng, xã hội; các điều kiện để phát triển kinh tế gia đình và các biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình được HS đề xuất có những ưu điểm nào và những gì cần rút kinh nghiệm. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Điều HS trải nghiệm: Những hoạt động phát triển kinh tế ở mỗi gia đình là không giống nhau. Ở lứa tuổi của các em, việc tham gia phát triển kinh tế gia đình không phải là công việc chính, trách nhiệm chính, nhưng chính là việc thể hiện trách nhiệm và sự chia sẻ với người thân trong gia đình. Khi tham gia các hoạt động phát triển kinh tế gia đình, cần lưu ý phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi, và không làm ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân. 4. BÁO CÁO, THẢO LUẬN : Chia sẻ về những đóng góp của em vào việc phát triển kinh tế gia đình và vai trò trách nhiệm của lứa tuổi HS trong phát triển kinh tế gia đình (Tiết 72) a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS hiểu rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong phát triển kinh tế gia đình. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS( kế hoạch, quá trình thực hiện) - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích, gợi mở vấn đề cho HS: "Thực tế, việc tham gia phát triển kinh tế gia đình hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. HS cần có sự cân nhắc và lựa chọn phù hợp để vừa giúp đỡ gia đình, vừa không ảnh hưởng đến việc học tập. Điều quan trọng là phải biết phân bổ thời gian hợp lý." - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, tổ chức vấn đáp trực tiếp. - GV phát vấn câu hỏi, mỗi HS được trả lời một lần, câu trả lời không trùng với bạn đã trả lời trước đó. + Câu 1: Có phải việc chỉ tập trung vào học tập là cách duy nhất giúp HS thành công trong tương lai? Nếu không, HS có thể học được gì từ việc tham gia giúp đỡ gia đình? + Câu 2: Trong bối cảnh gia đình khó khăn về tài chính, HS có thể làm gì để hỗ trợ mà vẫn bảo đảm được việc học? Cần có sự cân bằng như thế nào giữa việc học và giúp đỡ gia đình? + Câu 3: Tại sao nhiều quốc gia phát triển khuyến khích HS tham gia các hoạt động ngoại khóa, thậm chí là công việc bán thời gian? Liệu những hoạt động này có thể giúp HS học hỏi thêm những kỹ năng cần thiết cho tương lai không? + Câu 4: Có phải HS chỉ nên tập trung vào việc học trong môi trường trường lớp, còn mọi trách nhiệm về phát triển kinh tế gia đình nên thuộc về bố mẹ? Nếu vậy, liệu HS có thể học được bài học về trách nhiệm và tự lập từ gia đình không? + Câu 5: Việc HS tham gia giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế có thể giúp các em hiểu được giá trị của đồng tiền và công sức lao động không? Nếu có, thì điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và thái độ của các em đối với việc học và tương lai nghề nghiệp của mình? + HS giơ tay trả lời câu hỏi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - HS tích cực tham gia trả lời câu hỏi phát vấn, kết nối kinh nghiệm cá nhân. - HS trả lời bằng cách giơ tay. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV cùng HS nhận xét, chia sẻ cảm nghĩ về kết quả chung trong bản tổng hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét thái độ tham gia hoạt động của HS. - GV định hướng các câu trả lời mà HS đưa ra. - Tổng hợp câu trả lời của HS là sản phẩm của hoạt động. - GV kết luận hoạt động: Việc tham gia giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế hay không là một quyết định phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình và sự cân đối giữa học tập và các trách nhiệm khác. HS cần biết cách phân bổ thời gian hợp lý, không để việc giúp đỡ gia đình ảnh hưởng đến việc học. Đồng thời, gia đình cũng nên hỗ trợ HS trong việc duy trì sự cân bằng này, giúp các em phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng sống. * Gợi ý trả lời: Câu 1: Việc chỉ tập trung vào học tập không phải là cách duy nhất giúp HS thành công trong tương lai. HS có thể học được rất nhiều bài học quý giá từ việc tham gia giúp đỡ gia đình, đặc biệt là những kỹ năng sống như quản lý thời gian, giao tiếp, hợp tác và thấu hiểu giá trị của lao động. Tham gia vào công việc gia đình giúp HS phát triển tính kỷ luật, tự lập và trách nhiệm, những điều quan trọng không chỉ cho cuộc sống mà còn trong học tập và nghề nghiệp sau này. Câu 2: Trong bối cảnh gia đình khó khăn, HS có thể giúp đỡ bằng những việc đơn giản, linh hoạt như giúp đỡ việc nhà, hỗ trợ bán hàng online hoặc tham gia các công việc bán thời gian vào cuối tuần. Quan trọng là HS cần biết phân bổ thời gian hợp lý để không làm ảnh hưởng đến việc học. Cần có sự cân bằng giữa việc học và hỗ trợ gia đình, bằng cách ưu tiên học tập vào các giờ học chính thức và dành thời gian rảnh vào các công việc gia đình. Điều này giúp HS vừa hỗ trợ gia đình, vừa phát triển bản thân. Câu 3: Nhiều quốc gia phát triển khuyến khích HS tham gia các hoạt động ngoại khóa và công việc bán thời gian vì những hoạt động này giúp HS phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và quản lý tài chính cá nhân. Những kỹ năng này rất cần thiết cho tương lai nghề nghiệp và cuộc sống. Tham gia các hoạt động ngoài giờ học giúp HS rèn luyện sự tự lập, trưởng thành hơn, đồng thời có thể cải thiện khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực. Câu 4: Việc HS chỉ tập trung vào việc học trong trường lớp và để mọi trách nhiệm về kinh tế gia đình thuộc về bố mẹ là một quan điểm khá hẹp. Trong thực tế, gia đình là môi trường đầu tiên giúp HS học được bài học về trách nhiệm và tự lập. HS có thể học được rất nhiều từ công việc trong gia đình, chẳng hạn như hiểu được giá trị của đồng tiền, tầm quan trọng của lao động, cũng như sự hỗ trợ và đoàn kết trong gia đình. Mặc dù HS cần ưu tiên việc học, nhưng không có nghĩa là các em không thể tham gia giúp đỡ gia đình một cách hợp lý. Câu 5: Việc HS tham gia giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế chắc chắn sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền và công sức lao động. Khi trực tiếp tham gia vào các công việc gia đình, các em sẽ nhận thấy rằng mọi thành quả đều phải trả bằng công sức và sự cố gắng. Điều này sẽ giúp HS có thái độ trân trọng hơn việc học và lao động trong tương lai. Họ cũng sẽ nhận thức được rằng học tập không chỉ là việc đạt điểm cao, mà còn là nền tảng để có thể xây dựng sự nghiệp và cải thiện cuộc sống. Các em sẽ học được rằng học tập và làm việc chăm chỉ là hai yếu tố quan trọng để thành công trong tương lai. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Bước 1:GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho học sinh trước đó 1 tháng. GV giao cho các nhân mỗi học sinh xây dựng kế hoạch: Mỗi học sinh sẽ xây dựng một kế hoạch cụ thể để giúp phát triển kinh tế gia đình mình. Ví dụ: trồng rau sạch tại nhà, kinh doanh nhỏ lẻ qua mạng, hay quản lý tài chính gia đình hiệu quả hơn. Bước 2: HS lập nhóm, xây dựng kế hoạch Bước 3: Thực hiện kế hoạch, thu hoạch, báo cáo kết quả, chia sẻ những khó khăn và hạn chế gặp phải khi thực hiện kế hoạch. Bước 4: GV chốt, đánh giá, rút kinh nghiệm * Dự kiến sản phẩm : Xây dựng kế hoạch trồng rau sạch tại nhà để bán hàng online. Kế hoạch bao gồm: • Mục tiêu: Trồng 50 chậu rau sạch trong 1 tháng, bán 10 chậu mỗi tháng. • Nguồn lực: Đất, hạt giống, phân bón, chậu trồng từ nguồn có sẵn hoặc chi phí thấp. • Thực hiện: Học sinh dành 1 giờ mỗi ngày để chăm sóc rau, và chụp ảnh đăng bán trên các nền tảng mạng xã hội. • Kết quả: Sau 1 tháng, học sinh đã bán được 25 chậu rau, thu về 1 triệu đồng, đồng thời tích lũy kinh nghiệm trong việc quản lý thời gian và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. 2. Chia sẻ kết quả: Học sinh chia sẻ kế hoạch, kết quả khi thực hiện kế hoạch của mình với cả lớp, bao gồm những khó khăn gặp phải (như cạnh tranh về giá cả, chi phí vận chuyển) và cách khắc phục (tìm nguồn hàng giá rẻ hơn, thương lượng với nhà cung cấp dịch vụ giao hàng). 3. Phản hồi từ bạn bè và giáo viên: Các bạn trong lớp và giáo viên sẽ đưa ra phản hồi, góp ý để giúp học sinh hoàn thiện kế hoạch và nâng cao hiệu quả trong tương lai. - Kết thúc hoạt động: • Tổng kết lại những bài học quan trọng mà học sinh đã rút ra qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ. • Động viên học sinh áp dụng những gì đã học vào cuộc sống hàng ngày để góp phần phát triển kinh tế gia đình mình một cách bền vững. Kế hoạch bán hàng online với các sản phẩm là mận Mộc Châu, rau sạch, và sản phẩm thủ công tự làm Nội dung 1. Mục tiêu - Mục tiêu doanh thu: Đạt doanh thu 5 triệu đồng từ việc bán các sản phẩm qua mạng. Nội dung 2. Sản phẩm * Mận Mộc Châu: • Mùa vụ: Mùa mận từ tháng 5 đến tháng 7. • Lựa chọn mận: Chọn những quả mận chín, có chất lượng tốt, mua trực tiếp từ nông dân tại Mộc Châu để đảm bảo giá cả hợp lý và nguồn hàng ổn định. • Đóng gói: Sử dụng hộp giấy thân thiện với môi trường, dán nhãn sản phẩm để tăng tính chuyên nghiệp. * Rau Sạch: • Trồng rau tại nhà hoặc hợp tác với những người quen trong vùng để lấy nguồn rau sạch. • Sản phẩm rau gồm có: Rau cải xanh, rau muống, cà chua, và các loại rau gia vị. • Đóng gói: Sử dụng túi giấy hoặc túi vải tái sử dụng để bảo vệ môi trường. * Sản Phẩm Thủ Công Tự Làm: • Các sản phẩm gồm: Túi vải, vòng tay, móc khóa làm từ chất liệu tái chế hoặc vật liệu thân thiện với môi trường. • Tự thiết kế và làm bằng tay, đảm bảo mỗi sản phẩm có tính độc đáo và chất lượng. Nội dung 3. Nguồn lực • Nguồn hàng: Mua mận Mộc Châu từ nông dân, tự trồng rau sạch, tự làm các sản phẩm thủ công. • Nguồn vốn: Tiết kiệm cá nhân và hỗ trợ từ gia đình (khoảng 2 triệu đồng). • Nhân lực: Tự thân vận động, có thể nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ trong những khâu như đóng gói, vận chuyển. Nội dung 4. Thực hiện • Bước 1: Xây dựng thương hiệu online • Tạo một trang Facebook hoặc Instagram để bán hàng. • Đặt tên trang và tạo logo mang tính gần gũi, gợi nhớ đến thiên nhiên và sản phẩm sạch. • Chụp ảnh sản phẩm đẹp mắt, rõ ràng, và đăng tải kèm theo thông tin chi tiết về nguồn gốc, chất lượng. • Bước 2: Quảng bá sản phẩm • Chia sẻ trang bán hàng lên các nhóm cộng đồng trên mạng xã hội, đặc biệt là các nhóm quan tâm đến sản phẩm sạch, sản phẩm vùng miền, và đồ thủ công. • Tận dụng các kênh truyền thông cá nhân (Facebook cá nhân, Zalo) để giới thiệu sản phẩm đến bạn bè, người thân. • Bước 3: Bán hàng và giao hàng • Nhận đơn đặt hàng qua tin nhắn trên Facebook, Instagram hoặc Zalo. • Đóng gói sản phẩm cẩn thận, đảm bảo giao hàng nhanh chóng trong vòng 2-3 ngày sau khi nhận đơn. • Hợp tác với dịch vụ giao hàng uy tín hoặc tự giao hàng trong khu vực gần. • Bước 4: Chăm sóc khách hàng • Liên hệ với khách hàng sau khi giao hàng để hỏi về chất lượng sản phẩm, thu thập ý kiến phản hồi. • Giới thiệu các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho lần mua tiếp theo để giữ chân khách hàng. Nội dung 5. Kết quả dự kiến • Doanh thu: Dự kiến bán 100 kg mận Mộc Châu, 50 kg rau sạch, và 30 sản phẩm thủ công. Tổng doanh thu dự kiến khoảng 5 triệu đồng. • Lợi nhuận: Sau khi trừ chi phí mua hàng, đóng gói, và vận chuyển, lợi nhuận ước tính khoảng 2 triệu đồng. 5. Tổng kết hoạt động, đánh giá cuối chủ đề a. Mục tiêu - HS tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân sau khi trải nghiệm các nội dung trong chủ đề. - GV có được sự phản hồi đối với mục tiêu đạt được của các HS trong lớp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện phiếu đánh giá. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS. - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, chia sẻ theo những gợi ý và thực hiện nhiệm vụ sau: + Khi trải nghiệm các hoạt động học tập trong chủ đề, em gặp phải khó khăn và thuận lợi gì? + Em hãy hoàn thành phiếu đánh giá theo các mức độ phù hợp. - Sau khi HS hoàn thành phiếu đánh giá, GV tổ chức khảo sát nhanh, tuyên dương những HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, tích cực phát biểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi mà bản thân trải nghiệm với các bạn. - HS giơ tay xung phong trả lời, chia sẻ. - GV khích lệ HS tích cực phát biểu. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời để HS tự tin. - HS cả lớp theo dõi chia sẻ của các bạn. - HS hoàn thành phiếu đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá chia sẻ của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương khen ngợi những HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Tổ chức khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay đối với những tiêu chí mà HS đều đạt được mức Tốt (hoặc Đạt) trong phiếu đánh giá, tuyên dương HS. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Những chia sẻ về thuận lợi, khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình trải nghiệm các hoạt động trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 6 Họ và tên HS: .......................................................... STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình; cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. 2 Em có thể giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. 3 Em tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. 4 Em đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. Đạt: HS đạt được mức Tốt hoặc Đạt 3 trong số 4 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được 1 tiêu chí. BẢNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Lớp:............... STT Yêu cầu cần đạt Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình; cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. 2 Em có thể giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. 3 Em tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. 4 Em đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta. ———»«———
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10:07 14/02/2025
Lượt xem: 1
Dung lượng: 2.923,6kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách tham khảo HĐTN 9
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị The TUẦN 21,22,23,24 CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Môn: HĐTN 9 - Lớp: 9D1 (Số tiết thực hiện : 12 tiết) MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: - Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. - Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. - Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. TUẦN 21,22 Tiết 61,62,63,64,65,66 Nội dung 1: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp – Lớp dạy: 9D2 Số tiết: 06 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. - Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. - Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. 2. Năng lực * Năng lực chung : - Tự chủ và tự học: + HS tự nghiên cứu và tìm hiểu cách xây dựng gia đình hạnh phúc, từ đó cải thiện mối quan hệ gia đình. - Giao tiếp và hợp tác: + HS biết lắng nghe và chia sẻ cảm xúc để xây dựng mối quan hệ gia đình yêu thương và gắn kết. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: + HS sử dụng sự sáng tạo để đưa ra các giải pháp giải quyết mâu thuẫn gia đình một cách hiệu quả. * Năng lực bài học : - Thiết kế và tổ chức hoạt động: + HS có khả năng tổ chức các hoạt động gia đình để tạo sự gắn kết và cải thiện tình cảm giữa các thành viên. - Thích ứng với cuộc sống: + HS học cách điều chỉnh hành vi và ứng xử để phù hợp với từng hoàn cảnh trong gia đình. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS thể hiện sự quan tâm, yêu thương và chia sẻ với các thành viên trong gia đình, tạo không khí hòa thuận và gắn kết giữa các thành viên. - Chăm chỉ: HS luôn nỗ lực học tập và hoàn thành công việc trong gia đình, kiên trì vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu và tạo gương mẫu tích cực. - Trung thực: HS luôn giữ lời nói và hành động trung thực, giúp xây dựng niềm tin và sự tôn trọng trong gia đình, giải quyết vấn đề một cách minh bạch. - Trách nhiệm: HS nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong gia đình, hoàn thành tốt công việc và hỗ trợ các thành viên khác, góp phần duy trì sự ổn định gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Video, hình ảnh, trò chơi về chủ đề gia đình. - Sưu tầm tình huống liên quan đến chủ đề. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. 2. Đối với HS - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. - Ghi nhớ những hoạt động, lời nói, việc làm bản thân đã thực hiện trong gia đình thể hiện tình cảm với thành viên trong gia đình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 61 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - HS theo dõi hình ảnh. c. Sản phẩm - Thái độ và cảm nghĩ của HS sau hoạt động. + Chùm ảnh 1: (Những gia đình hạnh phúc) + Chùm ảnh 2: (Những gia đình chưa hạnh phúc) d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động trò chơi “Đặt tên cho ảnh”. - GV chiếu 2 chùm ảnh: + Mỗi chùm ảnh gồm 3 hình ảnh cùng ý nghĩa. + Mời HS xem 3 chùm ảnh và đặt tên (mang ý nghĩa gần giống với nội dung của chùm ảnh) - Sau hoạt động, GV mời HS chia sẻ cảm xúc và trả lời câu hỏi: + Em yêu thích chùm ảnh nào? + Em mong ước gia đình mình sẽ giống chùm ảnh số 1 hay số 2? - HS trả lời theo cảm nhận của bản thân. - GV nhận xét phần tham gia hoạt động và các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới : “Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương và giải quyết bất đồng trong gia đình”. 2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TRẢI NGHIỆM Hoạt động 2.1: Nhận diện những bất đồng trong quan hệ gia đình a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bất đồng trong gia đình. b)Nội dung: HS theo dõi sgk, nhận diện những bất đồng trong quan hệ gia đình. c) Sản phẩm: HS đưa ra được các bất đồng trong gia đình, nguyên nhân của các bất đồng đó. d) Tổ chức thực hiện: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhận một phiếu bài tập mô tả một tình huống cụ thể trong gia đình. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 3 nhóm - GV yêu cầu các nhóm phân tích tình huống trong SGK tr.52 và chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống đó. Tình huống: Thảo hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thảo góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thảo vì cho rằng thường xuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Mẹ yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thảo cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Tháo không đồng ý với quan điểm của Thảo và hai mẹ con đã giận nhau. Gợi ý phân tích tình huống: + Bất đồng xảy ra giữa ai với ai? + Nguyên nhân dẫn đến bất đồng đó là gì? + Suy nghĩ của em về cách ứng xử của các nhân vật trong tình huống. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau. Gợi ý: + Xác định nguyên nhân của những vấn đề bất đồng đó. + Chỉ ra hậu quả nếu những bất đồng đó không được giải quyết. + Lấy ví dụ minh hoạ về một tình huống cụ thể. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống trong SGK và thảo luận, chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống đó. - HS thảo luận nhóm về những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Tổng kết và đề xuất cách giải quyết + Giáo viên tóm tắt các nguyên nhân chính dẫn đến bất đồng trong gia đình. + Học sinh cùng giáo viên đề xuất các cách giải quyết cụ thể cho tình huống trên, ví dụ: + Thảo nên làm gì để thuyết phục mẹ? + Mẹ Thảo nên làm gì để hiểu và tôn trọng mong muốn của con? + Cả hai bên cần nhượng bộ và thỏa hiệp ở mức độ nào? - Giáo viên kết luận về tầm quan trọng của việc lắng nghe và thấu hiểu nhau trong gia đình để giải quyết các bất đồng. - GV chuyển sang hoạt động mới. 1. Nhận diện những bất đồng trong quan hệ gia đình - Tình huống: Điều bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống trên là: Bất đồng về quan điểm của Thảo và mẹ Thảo. + Thảo cho rằng học khuya sẽ hiệu quả hơn. + Mẹ Thảo cho rằng học khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. => Hai mẹ con giận nhau. - Những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau: + Bất đồng về quan điểm, sở thích, thói quen… của các thành viên trong gia đình. + Bất đồng giữa anh chị em khi phân công công việc trong gia đình. + Bất đồng về suy nghĩ giữa thế hệ trẻ là con cái và thế hệ lớn hơn là ông bà, bố mẹ… Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình (Tiết 62) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS xác định được cách giải quyết bất đồng trong gia đình. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong gia đình qua các nội dung: + Thảo luận tìm hiểu về cách giải quyết bất đồng trong gia đình. c. Sản phẩm - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở cho HS xem video có nội dung về bất đồng trong gia đình. - Sau khi HS xem video, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thảo luận và đưa ra những cách cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ dựa vào những gợi ý (SGK – trang 52) và những kinh nghiệm của các em đã chia sẻ để thảo luận, nêu cách giải quyết bất đồng trong gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng thực hiện tốt những cách để giải quyết khi gia đình xảy ra bất đồng, mâu thuẫn. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Khi trong gia đình xảy ra bất đồng: đầu tiên, cần tìm hiểu nguyên nhân bất đồng. Sau đó, đề xuất cách giải quyết rồi cùng nhau giải quyết bất đồng. * Những cách giải quyết bất đồng trong gia đình. - Xác định bất đồng cần giải quyết. - Chủ động nói chuyện với người thân về bất đồng. - Tìm hiểu nguyên nhân của bất đồng - Chú ý lắng nghe, tìm hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người thân, không định kiến hay quy kết. - Tự nhận thức những điều bản thân cần rút kinh nghiệm để giảm thiểu những bất đồng có thể xảy ra trong gia đình. - Thiện chí giải quyết bất đồng với tình yêu thương và mang tính xây dựng. - Bao dung với những sai trái, lỗi lầm của người thân. Hoạt động 2.3: Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. (Tiết 63) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm và xác định được cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương. cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc qua các nội dung: + Chia sẻ những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. + Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở cho HS xem video có nội dung về gia đình có không khí vui vẻ, hạnh phúc. - Sau khi HS xem video, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thảo luận và đưa ra những cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ dựa vào các gợi ý ở trang 51 (SGK) và những kinh nghiệm đã có để bổ sung những cách khác nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng thực hiện tốt những cách nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV yêu cầu HS thực hiện trong thực tiễn: Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Những cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc - Nói những điều tích cực trong gia đình. - Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân. - An ủi, động viên mọi người trong gia đình khi có chuyện lo lắng, buồn phiền. - Quan tâm, chăm sóc người thân. - Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình. - Kể những câu chuyện vui, hài hước cho nhau nghe. - Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với các thành viên trong gia đình. - Cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình. - Tổ chức các chuyến đi tham quan, du lịch cùng nhau. - Khích lệ nhau suy nghĩ và hành động gắn kết yêu thương. - Cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc ai đó gặp khó khăn, thử thách. - Cộng đồng trách nhiệm cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh và chung sức vượt qua khó khăn, thử thách. - Cùng nhau xây dựng truyền thống yêu thương, bao dung giữa các thành viên. * Điều HS trải nghiệm Gia đình là quan trọng đối với tất cả mọi người. Ai cũng mong muốn được sống trong bầu không khí vui vẻ, yêu thương của gia đình. 3. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM (Tiết 64,65) : Thực hành giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS luyện tập được kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình trong một số tình huống cụ thể. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS xây dựng tiểu phẩm và đóng vai thể hiện HS luyện tập được kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình. c. Sản phẩm - Phần sân khấu hóa của các nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau: - GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS thực hành kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình trong một tình huống ở hoạt động 4, trang 53 SGK. • Nhóm 1 – Tình huống 1 • Nhóm 2 – Tình huống 2 • Nhóm 3 – Tình huống 3 • Nhóm 4 – Tình huống 4 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Từng nhóm thảo luận đưa ra kĩ năng kĩ năng giải quyết bất đồng trong gia đình. Sau đó, nhóm được phân công sắm vai sẽ chuẩn bị sắm vai. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời hai nhóm lên sắm vai tình huống 1 và tình huống 2. - Sau khi sắm vai, GV đề nghị HS nêu ý kiến về những cách ứng xử mà nhóm đã thể hiện. - Yêu cầu HS các nhóm khác lắng nghe tích cực để đồng thuận hoặc đưa ra ý kiến khác với cách giải quyết tình huống của nhóm đã trình bày. - GV có thể đặt thêm câu hỏi gắn tình huống với bối cảnh/ hoàn cảnh đã thay đổi để rèn tư duy biện chứng và cách ứng xử linh hoạt cho HS. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo phân tích tình huống của từng nhóm, những chia sẻ của cá nhân HS. - GV nhận xét về ý kiến của các nhóm đã nêu và kết luận những cách ứng xử phù hợp trong 4 tình huống trên. - GV cùng HS tổng hợp ý kiến và kết luận về cách giải quyết bất đồng trong từng tình huống. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Tình huống 1 Hai anh em nên lập thời gian biểu cụ thể để chia công việc nhà, tránh xảy ra mâu thuẫn khi phân công. Hai anh em có thể luân phiên thay đổi công việc để mỗi người đều có cơ hội học thêm kỹ năng mới. Trong tình huống này, hai anh em nên phân công công việc nhà cho phù hợp. Người em nấu cơm, người anh rửa bát; người anh quét nhà thì người em sẽ giúp lau nhà. * Tình huống 2 Con gái nên trình bày nguyện vọng, sở thích của mình một cách rõ ràng để bố mẹ hiểu và cân nhắc. Bố mẹ và con gái có thể cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về hai trường qua website hoặc các buổi tư vấn tuyển sinh để đưa ra lựa chọn tốt nhất. Bố mẹ và con gái nên trao đổi những suy nghĩ về hai trường mình lựa chọn và đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi chọn các trường đó để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất. * Tình huống 3 Trong tình huống này, người mẹ nên trao đổi về tình hình học tập với con trai một cách khéo léo, nhẹ nhàng và tránh nói trước mặt con gái để con trai xấu hổ. Con trai cũng nên đưa ra lời hứa để thay đổi việc học giúp mẹ yên tâm hơn. Con gái không nên bênh vực mẹ hoặc bênh vực anh trai trong tình huống này mà nên tránh mặt để 2 người có không gian trò chuyện. * Tình huống 4 Người mẹ có thể bày tỏ sự lo lắng về việc người con đi chơi với bạn nhiều, người con có thể tâm sự với mẹ về việc mình không phải đi chơi mà có thể là đi học nhóm, trao đổi học tập. Người mẹ nên tìm hiểu cụ thể về các hoạt động của con, tránh phán xét hay hiểu lầm trước khi trao đổi. Người con có thể đề xuất với mẹ tham gia một vài hoạt động cùng mình để mẹ cảm thấy yên tâm hơn về những việc mình đang làm. 4. BÁO CÁO, THẢO LUẬN: Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc (Tiết 666) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm cuản bản thân về hoạt động tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương. cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. b. Nội dung + Chia sẻ những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. + Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình. Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV phát vấn câu hỏi: + Em hãy nhớ lại và chia sẻ những cách mà các em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ HS chia sẻ cho đến khi không còn ý kiến khác nữa. - GV lưu ý HS lắng nghe tích cực những ý kiến chia sẻ của bạn để bổ sung ý kiến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ bằng cách giơ tay để trả lời câu hỏi. - GV khích lệ các HS mạnh dạn giơ tay chia sẻ những kết quả, kinh nghiệm của bản thân để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - Lắng nghe những kinh nghiệm của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS đứng tại chỗ, chia sẻ suy nghĩ và câu trả lời của bản thân. - GV tổ chức cho lớp thảo luận rút ra những bài học kinh nghiệm để làm phong phú thêm các kinh nghiệm cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có chia sẻ thực tế, cách trả lời phù hợp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. - GV nhận xét và cùng HS chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù hợp để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV yêu cầu HS về nhà tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình; cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả (vào một tiết học khác). - GV cung cấp hình ảnh, video liên quan đến một số biểu hiện của gia đình hạnh phúc. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. HS tích cực chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và học hỏi kinh nghiệm của các bạn khác về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc: - Cùng bố mẹ dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa vào những ngày nghỉ; - Chia sẻ những chuyện vui, kết quả tốt ở trường với người thân khi gia đình quây quần; - Chủ động chăm sóc, động viên, giúp đỡ khi người thân bị ốm, mệt; - Cùng với anh/ chị/ em chủ động làm việc nhà hằng ngày. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của HS. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết cách giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là cách chúng ta xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— TUẦN 23 Tiết 67,68,69 Nội dung 2: CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH Môn: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp – Lớp dạy : 9D2 Số tiết : 03 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung và nhiệm vụ yêu cầu của bài học một cách độc lập. Tự giác tham gia các công việc trong gia đình, thể hiện trách nhiệm của mình. - Giao tiếp và hợp tác, thảo luận, phối hợp với các bạn trong lớp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Hợp tác tốt với mọi người trong gia đình để thực hiện những công việc nhà. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo, xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động trong gia đình. - Thích ứng với cuộc sống, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan. Ứng phó linh hoạt với các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ và tự giác tham gia các công việc trong gia đình, không để mọi người nhắc nhở. - Trung thực, thẳng thắn nhìn nhận và cải thiện những hạn chế của bản thân. - Trách nhiệm, chịu trách nhiệm về lời nói, hành vi, cũng như các kế hoạch, đề xuất trong hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Sưu tầm tình huống, video có nội dung liên quan đến hoạt động. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Các ví dụ về một số biện pháp giúp làm tốt và sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình. - Máy chiếu, máy tính để có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. 2. Đối với HS - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - SGK và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 67 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của hoạt động khởi động với nội dung bài học. b. Nội dung: - GV chiếu cho HS xem video. c. Sản phẩm học tập: - HS xem video và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu cho HS xem video về câu chuyện “Hai đứa trẻ ngoan” – dài 3 phút. - HS theo dõi video. - Sau khi kết thúc video, GV phát vấn câu hỏi: + Câu 1: Khi mẹ vắng nhà, hai chị em làm gì? Khi mẹ về, hai chị em như thế nào? Khi mẹ vắng nhà, hai chị em đã chủ động, tích cực làm những công việc nhà như nấu cơm, quét sân, giặt quần áo. Khi mẹ về, hai chị em hỏi thăm, chăm sóc mẹ bằng cách hỏi mẹ có mệt không, rót nước cho mẹ. - Câu 2: Em thấy cách ứng xử giữa các nhân vật trong câu chuyện như thế nào? Các nhân vật đối xử với nhau nhẹ nhàng, có sự tôn trọng nhau. - Câu 3: Em học được điều gì sau khi xem video? Cả ba nhân vật trong video đều thực hiện những việc làm, lời nói, ứng xử làm hài lòng những thành viên còn lại trong gia đình. Tuy là những công việc nhà nhỏ nhặt, lời nói giản dị nhưng lại khiến mọi người trong gia đình đều vui vẻ và cảm nhận được tình yêu thương. - GV kết luận, định hướng trong câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. 2. TÌM HIỂU NỘI DUNG : Cách tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được kinh nghiệm và nêu được cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình mà mình đã vận dụng b. Nội dung - GV hướng dẫn HS chia sẻ cá nhân. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Truyền điện”, thông qua đó, HS chia sẻ tên những kinh nghiệm tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình của bản thân mà em đã thực hiện. - GV thông qua thể lệ trò chơi “Truyền điện”. + Chia lớp thành 2 nhóm lớn theo dãy bàn, quay mặt vào nhau. + Bắt đầu từ nhóm 1, 1 HS được gọi sẽ đứng lên chia sẻ những công việc em đã thực hiện trong gia đình và kinh nghiệm của em khi tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc đó. + Sau khi chia sẻ xong được quyền chỉ định (truyền điện) một bạn ở nhóm 2 đứng lên chia sẻ. Sau chia sẻ, tiếp tục được quyền chỉ định HS ở nhóm 1. + Tiếp tục luân phiên. Lưu ý các HS nêu đúng với thực tế gia đình mình, những việc mà bản thân đã trực tiếp thực hiện. - GV có thể kết thúc trò chơi sau khi đã có tương đối nhiều HS được chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, nhiệt tình, tích cực để tham gia trò chơi và chia sẻ. - GV theo dõi hoạt động của 2 nhóm, định hướng, khích lệ HS. - GV đặt thêm câu hỏi cho HS khi HS đã chia sẻ xong: + Em cảm thấy các công việc gia đình mình như thế nào? + Cảm xúc của em khi thực hiện tốt những công việc đó. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV khích lệ HS tích cực và trung thực chia sẻ kinh nghiệm của mình. - HS khác lắng nghe tích cực những ý kiến chia sẻ của bạn để bổ sung những ý kiến khác với bạn hoặc góp ý cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tuyên dương nhóm HS tích cực chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện công việc trong gia đình. - GV dựa vào hoạt động của HS để kết luận nhiệm vụ. - GV cùng HS chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù hợp về cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình. - GV mở video liên quan đến nội dung hoạt động để HS mở rộng kinh nghiệm, kĩ năng cho bản thân. - GV đánh giá, nhận xét hoạt động, chuyển sang hoạt động tiếp theo. - HS chia sẻ được các nội dung theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. - Sản phẩm là những kinh nghiệm tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình mà HS đã thực hiện. - HS chia sẻ, thể hiện sự quan tâm, biết sắp xếp các công việc trong gia đình. 3. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM : Tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình( Tiết 68) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS biết cách tổ chức, sắp xếp khoa học công việc gia đình. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc trong gia đình HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Thảo luận và đưa ra những cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ 2 dựa vào các gợi ý ở mục 2, hoạt động 1, trang 30 (SGK) và những kinh nghiệm đã có để bổ sung những cách khác nhằm tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng thực hiện tốt những cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Những cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình - Liệt kê và phân loại những công việc cần thực hiện theo 4 nhóm (Công việc quan trọng và khẩn cấp; Công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp; Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp; Công việc không quan trọng và không khẩn cấp). - Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên. Sau khi đã phân loại công việc vào 4 nhóm, những công việc còn lại sẽ có thể loại bỏ nếu không cần thiết để tránh làm mất thời gian. - Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lí cho các công việc theo thứ tự ưu tiên. - Quản lí tiến độ công việc. - Có trách nhiệm với công việc của mình và tự cam kết thực hiện đúng tiến độ. - Sử dụng công cụ quản lí thời gian như: phiếu nhắc việc, lịch bàn, thời gian biểu,... - Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh. * Nhiệm vụ 2: Tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân thực hiện vào phiếu học tập. - GV chuyển giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân vào các nội dung tương ứng trong phiếu học tập. - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân. - GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân trong nhóm và lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện vào nhiệm vụ vào phiếu học tập cá nhân. - Chia sẻ phiếu trong nhóm và nhận góp ý từ các bạn. - Lắng nghe những chia sẻ của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ kết quả phiếu để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS đứng tại chỗ, chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập trong phiếu học tập cá nhân. - GV tổ chức cho lớp thảo luận, bình chọn những HS thực hiện tốt và thường xuyên các nội dung trong phiếu học tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá mức độ, thái độ tham gia hoạt động của HS. - GV tuyên dương những HS đã thực hiện tốt và thường xuyên các việc làm thể hiện cách sắp xếp công việc khoa học những nhiệm vụ trong gia đình. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Mỗi HS cần có một sản phẩm là bản tự nhận xét, đánh giá việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân. PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN Họ và tên:........................................... TT Cách tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình Bản thân tự nhận xét Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 1 Liệt kê những công việc gia đình cần thực hiện 2 Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên 3 Phân phối thời gian và nguồn lực hợp lí cho các công việc theo thứ tự ưu tiên 4 Sử dụng công cụ quản lí thời gian 5 Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh 6 Có trách nhiệm với công việc gia đình * Nhiệm vụ 3: Xác định những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình. Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học và chia sẻ kết quả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ 2 và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Từng HS dựa vào kết quả tự nhận xét việc tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân để điều chỉnh cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình. - HS làm việc cá nhân, dựa vào kết quả phiếu học tập ở nhiệm vụ trước để đề xuất những điều cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình sao cho khoa học, hợp lí hơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trình bày những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình dựa vào kết quả phiếu học tập. - Thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học sau giờ học trong thực tiễn cuộc sống và ghi lại quá trình, kết quả để chia sẻ với các bạn. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời một số HS xác định những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn mình thay đổi tích cực hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của HS. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh trong quá trình Hs hoạt động, chia sẻ để có sự điều chỉnh phù hợp. - GV khuyến khích, động viên HS thực hiện tổ chức, sắp xếp các công việc gia đình của bản thân một cách khoa học và chia sẻ kết quả của mình. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Mỗi HS xác định được những điều em cần thay đổi trong cách tổ chức, sắp xếp công việc gia đình và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 4. BÁO CÁO THẢO LUẬN : Duy trì việc tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình ( Tiết 69) a. Mục tiêu: - HS thường xuyên thực hiện, cải thiện để tổ chức, sắp xếp công việc gia đình khoa học và hợp lí hơn. b. Nội dung - GV hướng dẫn, định hướng HS rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình qua các hoạt động thực tế thực hiện sau giờ học, vận dụng thực tiễn. c. Sản phẩm - Hoạt động vận dụng thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, thực hiện sau giờ học, trong thực tiễn cuộc sống những hoạt động cụ thể sau: + Tiếp tục thực hiện tổ chức, sắp xếp khoa học các công việc gia đình trong cuộc sống hằng ngày. + HS ghi chép các kết quả thực hiện, cảm xúc và những khó khăn cũng như cách khắc phục vào SBT để báo cáo và chia sẻ, phản hồi trong hoạt động sau.. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ. - HS thực hiện các nhiệm vụ được giao và ghi kết quả rèn luyện vào SBT. - Ghi chép lại kết quả thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS báo cáo kết quả vận dụng, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục khi thực hiện hoạt động. - Cả lớp lắng nghe và đưa ý kiến góp ý (nếu có). - GV nhận xét về kết quả vận dụng của từng HS. - Tuyên dương những HS đã vận dụng tốt trong thực tiễn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV cùng HS phân tích, nhận xét, đánh giá, định hướng thêm nội dung phù hợp cho HS. - GV cùng cha mẹ HS và các lực lượng giáo dục khác giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của HS và tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. Những vận dụng của HS vào thực tiễn cuộc sống. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của HS. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV truyền tải thông điệp của bài: + Tổ chức, sắp xếp công việc trong gia đình một cách khoa học cũng là thể hiện sự chia sẻ giữa các thành viên và góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— TUẦN 24 TIẾT 70, 71,72 Nội dung 3: PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ hoàn thành các nội dung và nhiệm vụ yêu cầu của bài học một cách độc lập. Tự giác tham gia vào các công việc góp phần phát triển kinh tế trong gia đình. - Giao tiếp và hợp tác, thảo luận, phối hợp với các bạn trong lớp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Hợp tác tốt với mọi người trong gia đình để cùng góp phần phát triển kinh tế gia đình. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo, xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động giúp phát triển kinh tế trong gia đình. - Thích ứng với cuộc sống, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan. Ứng phó linh hoạt với các yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ và tự giác tham gia các hoạt động giúp phát triển kinh tế gia đình. - Trung thực, thẳng thắn nhìn nhận và cải thiện những hạn chế của bản thân trong các hoạt động. - Trách nhiệm với gia đình và các hoạt động học tập được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Sưu tầm tình huống, video có nội dung liên quan đến hoạt động trong bài. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Các ví dụ về một số biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình phù hợp với lứa tuổi HS. - Máy chiếu, máy tính để có thể sử dụng cho nhiều hoạt động. 2. Đối với HS - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - SGK và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Suy nghĩ về những công việc trong gia đình và những việc em có thể làm để góp phần phát triển kinh tế gia đình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 70 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - GV đưa ra tình huống gợi mở có vấn đề. - HS phân tích tình huống, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS khi phân tích tình huống. - Gợi mở cho HS đến những nội dung trong bài học. d. Tổ chức thực hiện: - GV đọc và chiếu hình ảnh tình huống sau: + Tình huống: Mẹ Hương trước đây là thợ làm bánh, nhưng từ khi bị bệnh, sức khỏe yếu đi thì mẹ không làm bánh nữa. Hương có năng khiếu nấu ăn, trước đó lại được mẹ chỉ dạy và có sẵn các dụng cụ nên Hương cũng thường tự làm bánh vào các ngày sinh nhật hoặc liên hoan của gia đình hoặc tiệc của lớp. Mọi người rất thích, luôn khen bánh của Hương vừa ngon vừa đẹp. - GV đặt câu hỏi phát vấn đưa ra vấn đề: + Em có lời khuyên nào cho Hương để tăng thu nhập cho gia đình? - HS suy nghĩ và xung phong trả lời nhanh. - Tổng hợp các câu trả lời của HS, GV đưa ra những cách Hương có thể làm: + Hương sẽ hỏi mẹ thêm các kinh nghiệm về làm bánh. Ngoài giờ học, Hương sẽ học hỏi thêm công thức làm các loại bánh ngon. + Vào những dịp liên hoan, sinh nhật bạn bè, Hương sẽ giới thiệu bánh mình làm để mọi người thưởng thức và đặt mua. + Hương đăng bài lên các trang mạng xã hội để quảng cáo bánh của mình. + Hương phải xác định nghiêm túc đó là một công việc làm thêm, nhưng không để ảnh hưởng đến việc học của bản thân. + Hương có thể làm bánh và bán cho mọi người để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình vì Hương có điều kiện thuận lợi (có đủ dụng cụ, nguyên liệu) để làm điều đó. - GV tiếp tục phát vấn khảo sát chung cả lớp: + Theo em, lứa tuổi HS lớp 9 có thể giúp bố mẹ phát triển kinh tế gia đình không? ( HS hô to (Có/không) hoặc giơ tay. - GV nhận xét tinh thần, giới thiệu, dẫn dắt vào các hoạt động tiếp theo của bài. 2. HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NỘI DUNG : Tìm hiểu biện pháp phát triển kinh tế gia đình a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS có được hiểu biết về các biện pháp phát triển kinh tế trong cuộc sống gia đình. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các biện pháp phát triển kinh tế trong cuộc sống gia đình qua các nhiệm vụ: + Chia sẻ những biện pháp phát triển kinh tế gia đình mà em biết. + Xác định các việc làm cụ thể của em có thể làm để phát triển kinh tế gia đình. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Sản phẩm thảo luận nhóm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở cho HS xem video có nội dung về lứa tuổi HS giúp đỡ gia đình làm kinh tế. - Sau khi HS xem video, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau: + Mỗi HS trong nhóm đưa ra một biện pháp phù hợp với lứa tuổi giúp phát triển kinh tế gia đình mà em biết. + Thảo luận chung trong nhóm và đưa ra những cách xác định biện pháp phát triển kinh tế gia đình. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ dựa vào các gợi ý ở hoạt động 1, trang 32 (SGK) và những kinh nghiệm đã có trong thực tiễn để bổ sung những cách khác nhằm đưa ra được các biện pháp giúp phát triển kinh tế gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp thành nội dung kết quả hoạt động chung của nhóm. - GV đến các nhóm, GV quan sát các nhóm thảo luận, và hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. - HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhắc các nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với cách nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, phản hồi ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo và tinh thần hoạt động của các nhóm. - GV nhắc nhở chung những nội dung còn tồn tại mà GV quan sát nhanh ở các nhóm để các nhóm có sự điều chỉnh phù hợp. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, đưa ra được những câu trả lời phù hợp. - GV nhận xét và khuyến khích, động viên HS cố gắng tìm kiếm thêm những biện pháp khác phù hợp để góp ý phát triển kinh tế gia đình. - GV chiếu sản phẩm của hoạt động lên màn chiếu, HS theo dõi. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Những biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp lứa tuổi HS: - Biện pháp sản xuất: chăn nuôi gia cầm, trồng rau quả, làm đồ thủ công, trồng cây ăn quả, trồng lúa, làm bàn ghế gỗ, làm đồ inox, làm đồ gốm, dệt vải,… - Biện pháp kinh doanh: bán hàng ăn, bàn hàng tạp hóa, bán cafe, bán hoa quả, bán văn phòng phẩm, bán rau, bán giày dép, bán hàng quần áo, bán hàng đồ gia dụng,… - Biện pháp dịch vụ: cho thuê truyện, sách, cho thuê trang phục để chụp ảnh, cho thuê xe máy, cho thuê xe đạp, cho thuê xuồng, phao, đồ đi biển, giao hàng… * Cách xác định biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp + Xem xét kĩ nhu cầu sử dụng/ tiêu thụ mặt hàng/ loại sản phẩm ở địa phương nơi em sống và xã hội, những người xung quanh. + Dựa vào điều kiện gia đình (nguồn vốn, nhân lực, vật lực, nghề truyền thống, bí quyết của gia đình hoặc có sẵn công cụ lao động....) và liệt kê những biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình mình. + Đối chiếu với nhu cầu xã hội xem biện pháp nào có triển vọng và khả thi, lựa chọn biện pháp phù hợp. + Khả năng của bản thân: năng khiếu, khéo tay, ý chí, kiên trì, thời gian... 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM: Đề xuất biện pháp phát triển kinh tế gia đình (Tiết 71) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình em. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình thông qua hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. - Những biện pháp HS đưa ra phù hợp. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, tham gia trò chơi “Tung bóng tuyết”. - GV vo tròn 2 tờ giấy A4 tạo thành một quả bóng tuyết. GV phổ biến luật chơi trò chơi như sau: - GV tung quả bóng tuyết về phía HS. Nếu rơi trúng HS nào thì HS đó sẽ đứng lên chia sẻ trước lớp. - Khi HS nhận được quả bóng tuyết, HS sẽ chia sẻ những điều thực tế ở gia đình mình theo nội dung định hướng sau: + Gia đình em phát triển kinh tế thông qua hoạt động nào? + Em có tham gia vào việc phát triển kinh tế ở gia đình hay không và bằng cách nào? + Em hãy đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình phù hợp và khả thi đối với gia đình em. - Sau khi HS trả lời, chia sẻ xong sẽ được quyền tung bóng tuyết về phía những HS khác để trò chơi được tiếp diễn. - Việc tung bóng tuyết sẽ dừng lại khi đã có khá nhiều HS được chia sẻ trải nghiệm của bản thân mình. - GV hướng dẫn HS đưa ra biện pháp theo trình tự: + Xem xét, phân tích nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ, sản phẩm của người dân ở nơi mình sống. + Xác định các điều kiện để phát triển kinh tế gia đình em: nhân lực, thời gian, tài chính/ vốn, phương tiện, địa điểm,… + Đề xuất biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ bằng cách tham gia trò chơi để để trả lời câu hỏi (Giơ tay để được đón bóng tuyết). - GV khích lệ các HS mạnh dạn tham gia trò chơi, chia sẻ những biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình. - Lắng nghe những chia sẻ của các bạn khác để học hỏi và bổ sung khi các bạn chia sẻ. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS chia sẻ thông qua trò chơi. - HS chuẩn bị, trình bày những phân tích, lập luận về những cơ sở lựa chọn và đề xuất biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình mình. - Những HS khác đóng góp ý kiến cho biện pháp của bạn, phân tích tính khả thi của biện pháp mà các bạn đưa ra. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, định hướng về những điều HS chia sẻ. - GV nhận xét, đánh giá về sự phân tích nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ, sản phẩm của cộng đồng, xã hội; các điều kiện để phát triển kinh tế gia đình và các biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với gia đình được HS đề xuất có những ưu điểm nào và những gì cần rút kinh nghiệm. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. Điều HS trải nghiệm: Những hoạt động phát triển kinh tế ở mỗi gia đình là không giống nhau. Ở lứa tuổi của các em, việc tham gia phát triển kinh tế gia đình không phải là công việc chính, trách nhiệm chính, nhưng chính là việc thể hiện trách nhiệm và sự chia sẻ với người thân trong gia đình. Khi tham gia các hoạt động phát triển kinh tế gia đình, cần lưu ý phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi, và không làm ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân. 4. BÁO CÁO, THẢO LUẬN : Chia sẻ về những đóng góp của em vào việc phát triển kinh tế gia đình và vai trò trách nhiệm của lứa tuổi HS trong phát triển kinh tế gia đình (Tiết 72) a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS hiểu rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong phát triển kinh tế gia đình. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS( kế hoạch, quá trình thực hiện) - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giải thích, gợi mở vấn đề cho HS: "Thực tế, việc tham gia phát triển kinh tế gia đình hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. HS cần có sự cân nhắc và lựa chọn phù hợp để vừa giúp đỡ gia đình, vừa không ảnh hưởng đến việc học tập. Điều quan trọng là phải biết phân bổ thời gian hợp lý." - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, tổ chức vấn đáp trực tiếp. - GV phát vấn câu hỏi, mỗi HS được trả lời một lần, câu trả lời không trùng với bạn đã trả lời trước đó. + Câu 1: Có phải việc chỉ tập trung vào học tập là cách duy nhất giúp HS thành công trong tương lai? Nếu không, HS có thể học được gì từ việc tham gia giúp đỡ gia đình? + Câu 2: Trong bối cảnh gia đình khó khăn về tài chính, HS có thể làm gì để hỗ trợ mà vẫn bảo đảm được việc học? Cần có sự cân bằng như thế nào giữa việc học và giúp đỡ gia đình? + Câu 3: Tại sao nhiều quốc gia phát triển khuyến khích HS tham gia các hoạt động ngoại khóa, thậm chí là công việc bán thời gian? Liệu những hoạt động này có thể giúp HS học hỏi thêm những kỹ năng cần thiết cho tương lai không? + Câu 4: Có phải HS chỉ nên tập trung vào việc học trong môi trường trường lớp, còn mọi trách nhiệm về phát triển kinh tế gia đình nên thuộc về bố mẹ? Nếu vậy, liệu HS có thể học được bài học về trách nhiệm và tự lập từ gia đình không? + Câu 5: Việc HS tham gia giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế có thể giúp các em hiểu được giá trị của đồng tiền và công sức lao động không? Nếu có, thì điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và thái độ của các em đối với việc học và tương lai nghề nghiệp của mình? + HS giơ tay trả lời câu hỏi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - HS tích cực tham gia trả lời câu hỏi phát vấn, kết nối kinh nghiệm cá nhân. - HS trả lời bằng cách giơ tay. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - GV cùng HS nhận xét, chia sẻ cảm nghĩ về kết quả chung trong bản tổng hợp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét thái độ tham gia hoạt động của HS. - GV định hướng các câu trả lời mà HS đưa ra. - Tổng hợp câu trả lời của HS là sản phẩm của hoạt động. - GV kết luận hoạt động: Việc tham gia giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế hay không là một quyết định phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình và sự cân đối giữa học tập và các trách nhiệm khác. HS cần biết cách phân bổ thời gian hợp lý, không để việc giúp đỡ gia đình ảnh hưởng đến việc học. Đồng thời, gia đình cũng nên hỗ trợ HS trong việc duy trì sự cân bằng này, giúp các em phát triển toàn diện cả về kiến thức và kỹ năng sống. * Gợi ý trả lời: Câu 1: Việc chỉ tập trung vào học tập không phải là cách duy nhất giúp HS thành công trong tương lai. HS có thể học được rất nhiều bài học quý giá từ việc tham gia giúp đỡ gia đình, đặc biệt là những kỹ năng sống như quản lý thời gian, giao tiếp, hợp tác và thấu hiểu giá trị của lao động. Tham gia vào công việc gia đình giúp HS phát triển tính kỷ luật, tự lập và trách nhiệm, những điều quan trọng không chỉ cho cuộc sống mà còn trong học tập và nghề nghiệp sau này. Câu 2: Trong bối cảnh gia đình khó khăn, HS có thể giúp đỡ bằng những việc đơn giản, linh hoạt như giúp đỡ việc nhà, hỗ trợ bán hàng online hoặc tham gia các công việc bán thời gian vào cuối tuần. Quan trọng là HS cần biết phân bổ thời gian hợp lý để không làm ảnh hưởng đến việc học. Cần có sự cân bằng giữa việc học và hỗ trợ gia đình, bằng cách ưu tiên học tập vào các giờ học chính thức và dành thời gian rảnh vào các công việc gia đình. Điều này giúp HS vừa hỗ trợ gia đình, vừa phát triển bản thân. Câu 3: Nhiều quốc gia phát triển khuyến khích HS tham gia các hoạt động ngoại khóa và công việc bán thời gian vì những hoạt động này giúp HS phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, và quản lý tài chính cá nhân. Những kỹ năng này rất cần thiết cho tương lai nghề nghiệp và cuộc sống. Tham gia các hoạt động ngoài giờ học giúp HS rèn luyện sự tự lập, trưởng thành hơn, đồng thời có thể cải thiện khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực. Câu 4: Việc HS chỉ tập trung vào việc học trong trường lớp và để mọi trách nhiệm về kinh tế gia đình thuộc về bố mẹ là một quan điểm khá hẹp. Trong thực tế, gia đình là môi trường đầu tiên giúp HS học được bài học về trách nhiệm và tự lập. HS có thể học được rất nhiều từ công việc trong gia đình, chẳng hạn như hiểu được giá trị của đồng tiền, tầm quan trọng của lao động, cũng như sự hỗ trợ và đoàn kết trong gia đình. Mặc dù HS cần ưu tiên việc học, nhưng không có nghĩa là các em không thể tham gia giúp đỡ gia đình một cách hợp lý. Câu 5: Việc HS tham gia giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế chắc chắn sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về giá trị của đồng tiền và công sức lao động. Khi trực tiếp tham gia vào các công việc gia đình, các em sẽ nhận thấy rằng mọi thành quả đều phải trả bằng công sức và sự cố gắng. Điều này sẽ giúp HS có thái độ trân trọng hơn việc học và lao động trong tương lai. Họ cũng sẽ nhận thức được rằng học tập không chỉ là việc đạt điểm cao, mà còn là nền tảng để có thể xây dựng sự nghiệp và cải thiện cuộc sống. Các em sẽ học được rằng học tập và làm việc chăm chỉ là hai yếu tố quan trọng để thành công trong tương lai. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Bước 1:GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho học sinh trước đó 1 tháng. GV giao cho các nhân mỗi học sinh xây dựng kế hoạch: Mỗi học sinh sẽ xây dựng một kế hoạch cụ thể để giúp phát triển kinh tế gia đình mình. Ví dụ: trồng rau sạch tại nhà, kinh doanh nhỏ lẻ qua mạng, hay quản lý tài chính gia đình hiệu quả hơn. Bước 2: HS lập nhóm, xây dựng kế hoạch Bước 3: Thực hiện kế hoạch, thu hoạch, báo cáo kết quả, chia sẻ những khó khăn và hạn chế gặp phải khi thực hiện kế hoạch. Bước 4: GV chốt, đánh giá, rút kinh nghiệm * Dự kiến sản phẩm : Xây dựng kế hoạch trồng rau sạch tại nhà để bán hàng online. Kế hoạch bao gồm: • Mục tiêu: Trồng 50 chậu rau sạch trong 1 tháng, bán 10 chậu mỗi tháng. • Nguồn lực: Đất, hạt giống, phân bón, chậu trồng từ nguồn có sẵn hoặc chi phí thấp. • Thực hiện: Học sinh dành 1 giờ mỗi ngày để chăm sóc rau, và chụp ảnh đăng bán trên các nền tảng mạng xã hội. • Kết quả: Sau 1 tháng, học sinh đã bán được 25 chậu rau, thu về 1 triệu đồng, đồng thời tích lũy kinh nghiệm trong việc quản lý thời gian và kỹ năng giao tiếp với khách hàng. 2. Chia sẻ kết quả: Học sinh chia sẻ kế hoạch, kết quả khi thực hiện kế hoạch của mình với cả lớp, bao gồm những khó khăn gặp phải (như cạnh tranh về giá cả, chi phí vận chuyển) và cách khắc phục (tìm nguồn hàng giá rẻ hơn, thương lượng với nhà cung cấp dịch vụ giao hàng). 3. Phản hồi từ bạn bè và giáo viên: Các bạn trong lớp và giáo viên sẽ đưa ra phản hồi, góp ý để giúp học sinh hoàn thiện kế hoạch và nâng cao hiệu quả trong tương lai. - Kết thúc hoạt động: • Tổng kết lại những bài học quan trọng mà học sinh đã rút ra qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ. • Động viên học sinh áp dụng những gì đã học vào cuộc sống hàng ngày để góp phần phát triển kinh tế gia đình mình một cách bền vững. Kế hoạch bán hàng online với các sản phẩm là mận Mộc Châu, rau sạch, và sản phẩm thủ công tự làm Nội dung 1. Mục tiêu - Mục tiêu doanh thu: Đạt doanh thu 5 triệu đồng từ việc bán các sản phẩm qua mạng. Nội dung 2. Sản phẩm * Mận Mộc Châu: • Mùa vụ: Mùa mận từ tháng 5 đến tháng 7. • Lựa chọn mận: Chọn những quả mận chín, có chất lượng tốt, mua trực tiếp từ nông dân tại Mộc Châu để đảm bảo giá cả hợp lý và nguồn hàng ổn định. • Đóng gói: Sử dụng hộp giấy thân thiện với môi trường, dán nhãn sản phẩm để tăng tính chuyên nghiệp. * Rau Sạch: • Trồng rau tại nhà hoặc hợp tác với những người quen trong vùng để lấy nguồn rau sạch. • Sản phẩm rau gồm có: Rau cải xanh, rau muống, cà chua, và các loại rau gia vị. • Đóng gói: Sử dụng túi giấy hoặc túi vải tái sử dụng để bảo vệ môi trường. * Sản Phẩm Thủ Công Tự Làm: • Các sản phẩm gồm: Túi vải, vòng tay, móc khóa làm từ chất liệu tái chế hoặc vật liệu thân thiện với môi trường. • Tự thiết kế và làm bằng tay, đảm bảo mỗi sản phẩm có tính độc đáo và chất lượng. Nội dung 3. Nguồn lực • Nguồn hàng: Mua mận Mộc Châu từ nông dân, tự trồng rau sạch, tự làm các sản phẩm thủ công. • Nguồn vốn: Tiết kiệm cá nhân và hỗ trợ từ gia đình (khoảng 2 triệu đồng). • Nhân lực: Tự thân vận động, có thể nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ trong những khâu như đóng gói, vận chuyển. Nội dung 4. Thực hiện • Bước 1: Xây dựng thương hiệu online • Tạo một trang Facebook hoặc Instagram để bán hàng. • Đặt tên trang và tạo logo mang tính gần gũi, gợi nhớ đến thiên nhiên và sản phẩm sạch. • Chụp ảnh sản phẩm đẹp mắt, rõ ràng, và đăng tải kèm theo thông tin chi tiết về nguồn gốc, chất lượng. • Bước 2: Quảng bá sản phẩm • Chia sẻ trang bán hàng lên các nhóm cộng đồng trên mạng xã hội, đặc biệt là các nhóm quan tâm đến sản phẩm sạch, sản phẩm vùng miền, và đồ thủ công. • Tận dụng các kênh truyền thông cá nhân (Facebook cá nhân, Zalo) để giới thiệu sản phẩm đến bạn bè, người thân. • Bước 3: Bán hàng và giao hàng • Nhận đơn đặt hàng qua tin nhắn trên Facebook, Instagram hoặc Zalo. • Đóng gói sản phẩm cẩn thận, đảm bảo giao hàng nhanh chóng trong vòng 2-3 ngày sau khi nhận đơn. • Hợp tác với dịch vụ giao hàng uy tín hoặc tự giao hàng trong khu vực gần. • Bước 4: Chăm sóc khách hàng • Liên hệ với khách hàng sau khi giao hàng để hỏi về chất lượng sản phẩm, thu thập ý kiến phản hồi. • Giới thiệu các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho lần mua tiếp theo để giữ chân khách hàng. Nội dung 5. Kết quả dự kiến • Doanh thu: Dự kiến bán 100 kg mận Mộc Châu, 50 kg rau sạch, và 30 sản phẩm thủ công. Tổng doanh thu dự kiến khoảng 5 triệu đồng. • Lợi nhuận: Sau khi trừ chi phí mua hàng, đóng gói, và vận chuyển, lợi nhuận ước tính khoảng 2 triệu đồng. 5. Tổng kết hoạt động, đánh giá cuối chủ đề a. Mục tiêu - HS tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân sau khi trải nghiệm các nội dung trong chủ đề. - GV có được sự phản hồi đối với mục tiêu đạt được của các HS trong lớp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện phiếu đánh giá. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS. - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, chia sẻ theo những gợi ý và thực hiện nhiệm vụ sau: + Khi trải nghiệm các hoạt động học tập trong chủ đề, em gặp phải khó khăn và thuận lợi gì? + Em hãy hoàn thành phiếu đánh giá theo các mức độ phù hợp. - Sau khi HS hoàn thành phiếu đánh giá, GV tổ chức khảo sát nhanh, tuyên dương những HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, tích cực phát biểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi mà bản thân trải nghiệm với các bạn. - HS giơ tay xung phong trả lời, chia sẻ. - GV khích lệ HS tích cực phát biểu. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời để HS tự tin. - HS cả lớp theo dõi chia sẻ của các bạn. - HS hoàn thành phiếu đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá chia sẻ của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương khen ngợi những HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Tổ chức khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay đối với những tiêu chí mà HS đều đạt được mức Tốt (hoặc Đạt) trong phiếu đánh giá, tuyên dương HS. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Những chia sẻ về thuận lợi, khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình trải nghiệm các hoạt động trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 6 Họ và tên HS: .......................................................... STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình; cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. 2 Em có thể giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. 3 Em tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. 4 Em đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. Đạt: HS đạt được mức Tốt hoặc Đạt 3 trong số 4 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được 1 tiêu chí. BẢNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Lớp:............... STT Yêu cầu cần đạt Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình; cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. 2 Em có thể giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên. 3 Em tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. 4 Em đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta. ———»«———
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

