Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 14: TIẾT 40,42 - NỐI TIẾP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 4/17/23 7:44 PM
Lượt xem: 6
Dung lượng: 458.3kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 4: TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG Môn: HĐTN 7 - Lớp 7B1 TUẦN 14 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 40: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ LÒNG BIẾT ƠN ĐỐI VỚI CÁC THẾ HỆ ĐI TRƯỚC I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: 1. Kiến thức - HS biết được ý nghĩa của lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước. - HS thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước thông qua lời ca tiếng hát, qua các tiết mục văn nghệ. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong việc tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn nghệ. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực nghệ thuật, phát huy năng khiếu của HS. - Phát triển năng lực tổ chức phong trào. 3. Phẩm chất - Yêu nước: yêu thương con người, tôn trọng giá trị nhân đạo, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Trách nhiệm: HS ý thức trách nhiệm tập luyện và biểu diễn các tiết mục văn nghệ. - Chăm chỉ tập luyện các tiết mục văn nghệ. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định mục tiêu của buổi biểu diễn, thành lập ban tổ chức. - Ban tổ chức xây dựng kế hoạch: + Yêu cầu các tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Thể hiện lòng biết ơn các thế hệ đi trước” + Duyệt các tiết mục đăng kí để lựa chọn. - Ban tổ chức phối hợp với các tổ xây dựng kịch bản tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ về lòng biết ơn các thế hệ đi trước. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với chương trình biểu diễn văn nghệ. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Các tổ đăng kí các tiết mục văn nghệ tham gia và tập luyện. - Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ VỀ LÒNG BIẾT ƠN ĐỐI VỚI CÁC THẾ HỆ ĐI TRƯỚC a. Mục tiêu - HS biết được ý nghĩa của lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước. - HS thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước thông qua lời ca tiếng hát, qua các tiết mục văn nghệ. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GVCN thay mặt ban tổ chức giới thiệu mục tiêu và nội dung chương trình văn nghệ. - GVCN mời Lớp trưởng làm người dẫn chương trình điều hành buổi biểu diễn văn nghệ, đọc lời dẫn cho các tiết mục. - GVCN : Kính thưa cô giáo và các bạn HS thân mến! Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay, những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Ngày hôm nay, để thể hiện lòng biết ơn với các thế hệ đi trước, lớp chúng ta tổ chức biểu diễn văn nghệ với các tiết mục thể hiện tình yêu với quê hương đất nước, gia đình và lòng biết ơn. Kính mời cô cùng tất cả các bạn theo dõi buổi biểu diễn! - Lớp trưởng thông qua thứ tự biểu diễn các tiết mục văn nghê. - Các tổ trình bày các tiết mục đã được lựa chọn. - GVCN Yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, lắng nghe và xem các tiết mục văn nghệ, cảm thụ cái hay của nội dung và giai điệu bài hát, điệu múa,... trải nghiệm các cung bậc cảm xúc mà các tiết mục mang lại. - Sau mỗi tiết mục, HS các tổ giành một tràng pháo tay hoặc lên tặng hoa (nếu có). - Ban tổ chức hội ý xếp loại các tiết mục và công bố kết quả xếp loại, trao phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc. - GVCN mời một số HS các tổ chia sẻ cảm xúc về buổi biểu diễn văn nghệ, về cảm nhận về lòng biết ơn. - HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và quyết tâm cố gắng học tập rèn luyện để thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước. - GVCN lưu ý và lựa chọn danh sách những em HS có năng khiếu về văn nghệ để tham gia vào đội văn nghệ của lớp, của nhà trường. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò - Kết thúc chương trình, GVCN nói lời cảm ơn với các “diễn viên” đã giành thời gian tập luyện các tiết mục và với toàn thể các HS đã chăm chú lắng nghe theo dõi buổi biểu diễn.. - GVCN tổng kết: Để có một đất nước hòa bình như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mắt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt sĩ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay. Như vậy lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng lòng biết ơn không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ. Lòng biết ơn còn bồi đắp thêm lòng yêu nước, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. - Dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHỆM HN THEO CHỦ ĐỀ Tiết 41: THAM GIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN, NHÂN ĐẠO (tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - HS biết được những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được tổ chức ở nhà trường hoặc địa phương. - HS cùng với các bạn lập được kế hoạch tham gia một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo cụ thể. - HS biết cách vận động bạn bè, người thân tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - HS biết các hoạt động cộng đồng và biết cách ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động cộng đồng. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. * Năng lực riêng: - Năng lực cảm nhận các giá trị tinh thần, giá trị nhân đạo thông qua việc tìm hiểu kiến thức. - Năng lực ngôn ngữ: thông qua trả lời câu hỏi, phỏng vấn, chia sẻ 3. Phẩm chất - Yêu nước: biết quý trọng các giá trị tinh thần, nhân đạo của con người. - Nhân ái: HS biết yêu thương, phát huy tính thiện trong mỗi người. - Trách nhiệm: HS có ý thức rèn luyện bản thân trong mỗi hoạt động cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Một số tình huống cụ thể để HS rèn luyện cách ứng xử có văn hóa trong các hoạt động cộng đồng. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Trò chơi sử dụng cho hoạt động mở đầu. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Giấy nhớ màu. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. - Nhiệm vụ GV giao cho từ tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”. c. Sản phẩm học tập: - HS tham gia với tinh thần hào hứng, phấn chấn. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết về các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà em biết, nghe nói đến hoặc đã tham gia. + Đội nào viết được nhiều, đúng thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, như vậy đây là các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo mà các con biết và đã từng tham gia. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo và khi tham gia những hoạt động đó chúng ta phải có cách ứng xử như thế nào cho phù hợp. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng trải nghiệm trong tiết học đầu tiên của chủ đề 4. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 3: Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và chia sẻ kết quả tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. a. Mục tiêu: - HS biết cách vận động bạn bè, người thân tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - HS chia sẻ được những kinh nghiệm, câu chuyện, kết quả nhận được của bản thân khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. b. Nội dung: - GV nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề. - HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi GV đưa ra. c. Sản phẩm học tập: - HS trả lời được các câu hỏi của GV. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận về cách thức vận động bạn bè, người thân tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo theo gợi ý sau: + Xác định đối tượng vận động. + Xây dựng nội dung vận động. + Lựa chọn hình thức vận động. + Em đã tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo nào? Trong hoạt động đó em đã thực hiện công việc gì? Em đã thu được kết quả như thế nào? Em gặp phải khó khăn gì khi tham gia các hoạt động đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận trả lời các câu hỏi GV đưa ra. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời kết quả thảo luận. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. * Gợi ý câu trả lời - Xác định đối tượng vận động: bố mẹ, anh chị em, người thân, bạn bè,... - Xây dựng nội dung vận động: cùng tham gia các hoạt động quyên góp, chia sẻ, động viên các hoàn cảnh khó khăn,... - Lựa chọn hình thức vận động: + Vận động trực tiếp: trò chuyện, chia sẻ, toạ đàm. + Vận động gián tiếp: tuyên truyền qua thư, tranh cổ động, bài viết, video,... - HS/nhóm HS chia sẻ câu chuyện và trải nghiệm thực tế của bản thân. Ví dụ: Em đã tham gia hoạt động thiện nguyện "Vì miền Trung ruột thịt" vào đầu tháng này để ủng hộ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập,... cho đồng bào miền Trung đang hứng chịu thiên tai. Nghe cô giáo phổ biến, các thành viên trong lớp của em đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Hôm sau, em và các bạn đều mang đầy đủ những món đồ mà mình đã chuẩn bị đến nộp. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Lớp em đã đóng góp được mười bộ sách giáo khoa, hai mươi bộ quần áo vẫn còn rất mới và hơn một triệu đồng tiền mặt. Cuối buổi chiều, các bạn nam phụ trách mang những món quà của lớp đem nộp cho cô tổng phụ trách. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 1: Những hoạt động trong cộng đồng. a. Mục tiêu: - HS biết được những hoạt động cộng đồng. b. Nội dung: - HS sử dụng kiến thức đã học và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm học tập: - HS trả lời được các câu hỏi GV nêu ra. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau đây: + Những hoạt động nào được coi là hoạt động cộng đồng? + Em biết hoặc đã thấy hoạt động cộng đồng nào đã được tổ chức tại địa phương nơi em sinh sống? + Chia sẻ cảm nhận của em về một hoạt động cộng đồng mà em đã tham gia thực tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luân trước lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, phản biện và đặt câu hỏi (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cùng HS phân tích câu hỏi của các nhóm. - GV lựa chọn câu hỏi phù hợp nhất, kết luận hoạt động. * Gợi ý sản phẩm - Hoạt động cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh sống, lao động, học tập…nhằm mục đích tạo ra các giá trị nhân đạo, hướng đến con người và xã hội. - Em có thể thấy một số hoạt động cộng đồng như: + Tổng vệ sinh môi trường khu vực nơi em sinh sống. + Sinh hoạt hè tại địa phương. + Lễ hội truyền thống tại địa phương nơi em sinh sống. - HS chia sẻ cảm nhận của bản thân khi được tham gia thực tế một hoạt động cộng đồng nào đó. Hoạt động 2: Hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng. a. Mục tiêu: - HS thực hành được những hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động cộng đồng. b. Nội dung: - HS sử dụng kiến thức đã học và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi của GV. c. Sản phẩm học tập: - HS trả lời được các câu hỏi GV nêu ra. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp và chưa phù hợp trong các tình huống sau: - Chia sẻ một hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động cộng đồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận và đưa ra cách thức xử lí phù hợp với tình huống. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, phản biện và đặt câu hỏi (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cùng HS phân tích câu hỏi của các nhóm. - GV lựa chọn phương án xử lí tình huống phù hợp nhất. * Gợi ý sản phẩm - Cách xử lí phù hợp và chưa phù hợp trong các tình huống. + Hành vi trong tình huống 1 là hành vi giao tiếp, ứng xử chưa phù hợp vì bạn nam thể hiện thái độ thờ ơ, thiếu ý thức tự giác, ỷ lại khi tham gia hoạt động chung của cộng đồng. + Hành vi trong tình huống 2 là hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp vì bạn nam rất có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng. - Chia sẻ một số hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà em quan sát được khi tham gia các hoạt động cộng đồng. + Tôn trọng nội quy, quy tắc mà hoạt động đó đặt ra. Ví dụ: quy định về trang phục, tác phong… + Tuyệt đối tuân thủ quy định về thời gian. Không giờ cao su, không tới trễ. + Đọc kĩ những hướng dẫn, quy định của ban tổ chức trước khi tham gia hoạt động. + Tích cực, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động. + Giúp đỡ và hợp tác tốt với mọi người trong các hoạt động. + Luôn thể hiện thái độ vui vẻ, nhiệt tình, có kỉ luật trong suốt quá trình tham gia hoạt động. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 3: Rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng. a. Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng. b. Nội dung: - GV nêu nhiệm vụ là các tình huống SGK trang 32. - HS giải quyết các nhiệm vụ tình huống. c. Sản phẩm học tập: - HS nêu ra được cách thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong tình huống đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ sau: + HS nêu ra được cách thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong tình huống ở hoạt động 3 SGK trang 39. + Chia sẻ cách thể hiện những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia một hoạt động cộng đồng. + Thể hiện, rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, thảo luận và xử lí tình huống. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, phản biện và đặt câu hỏi (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cùng HS phân tích và lựa chọn cách xử lí hợp lý nhất. * Gợi ý sản phẩm - Hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa mà bạn An đã thực hiện trong tình huống: + Các bạn đều nhắc nhau chuẩn bị trang phục chỉnh tề, nói năng lịch sự, lễ phép. + An cùng các bạn con đọc rất kĩ những quy định của ban tổ chức và chủ động hướng dẫn du khách tham quan thực hiện theo. + Đôi khi, An và các bạn giải thích và giới thiệu cho du khách những hiểu biết của mình về ý nghĩa của các hoạt động có trong lễ hội. + Các bạn luôn nở nụ cười. - Chia sẻ cách em thể hiện những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia một hoạt động trong cộng đồng: Em luôn chuẩn bị tốt để tham gia hoạt động, có thái độ tích cực, chủ động, đóng góp vào cách hoạt động, thái độ vui vẻ và tích cực. - Rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày bằng cách thực hành những hành vi giao tiếp lịch sự, tôn trọng, văn hóa. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - GV đánh giá hoạt động chủ đề - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Tự hào truyền thống quê hương. ———»«——— SINH HOẠT LỚP Tiết 42: Kể lại một kỉ niệm khi tham gia hoạt động thiện nguyện nhân đạo l. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết được ý nghĩa của những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - HS chia sẻ được những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương. - HS bày tỏ được cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm đó. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. * Năng lực riêng: - Năng lực ngôn ngữ - Phát triển năng lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ cộng đồng. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết giúp đỡ người khác trong các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân chia sẻ những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương và bày tỏ cảm xúc về những câu chuyện đó. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập kĩ năng khi tham gia nhiệt tình các hoạt động nhân đạo. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Nội dung kế hoạch dự định sẽ tổ chức. - Video phù hợp với hoạt động mở đầu. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Nội dung - HS báo cáo tổng kết tổ, lớp với GV. - Triển khai kế hoạch tuần mới. c. Sản phẩm - Bản báo cáo tổng kết tuần. - Kế hoạch tuần tiếp theo. d. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Hoạt động 2: Khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp b. Nội dung - GV cho HS xem video về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. c. Sản phẩm - Thái độ của HS: vui vẻ, cảm xúc khi theo dõi video. d. Tổ chức thực hiện - GV mở video “Tình đồng bào hướng về TP. Hồ Chí Minh” tại địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=CdZF2locnKs - GV nhận xét sau khi kết thúc video: Các em thân mến! Khi chúng ta giúp đỡ một số phận đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nghĩa là ta đã cho đi thì khi ta cần giúp đỡ sẽ lại có những người khác đến với ta. Khi tham gia thiện nguyện tức là các em đang dùng thời gian, của cải của mình để đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Video các em vừa xem là một trong các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo, nói về hành động quyên góp lương thực gửi về TP. Hồ Chí Minh trong đợt dịch Covid. Vậy ý nghĩa và mục đích của các hoạt động thiện nguyện và nhân đạo hoạt động như thế nào, các em cảm nhận và chia sẻ về những hoạt động đó ra sao. Cô trò ta cùng trải nghiệm điều đó trong tiết học ngày hôm nay nhé. 3. Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề: Kể lại một kỉ niệm khi tham gia hoạt động thiện nguyện nhân đạo a. Mục tiêu - HS biết được ý nghĩa của những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo. - HS chia sẻ được những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương. - HS bày tỏ được cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm đó. b. Nội dung - HS hoạt động nhóm, hoàn thành yêu cầu GV đưa ra. - HS hoạt động cá nhân, chia sẻ những câu chuyện và cảm xúc của bản thân. c. Sản phẩm - HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi dưới đây: + Em hiểu thế nào là hoạt động thiện nguyện, nhân đạo? + Em hãy kể tên và những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương mà em đã làm Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. - GV hỗ trợ, quan sát HS trong quá trình hoạt động nhóm. Bước 3: đại diện nhóm học sinh thực hiện - GV mời HS trả lời - HS các nhóm khác chú ý lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cùng HS chia sẻ cùng kỉ niệm của học sinh - GV động viên khuyến khích. * Gợi ý các câu trả lời: - Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo là các hoạt động mà mọi người tình nguyện làm một công việc gì đó không lấy tiền, không kể công, cống hiến công sức của mình cho việc làm tốt bằng cả trái tim, xuất phát từ chính tấm lòng và ý thức của mình. - Một số hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em đã làm ở địa phương. + Tổng vệ sinh môi trường khu vực nơi em sinh sống: Có thể huy động tất cả mọi người dân xung quanh và các tình nguyện viên cùng thực hiện các công việc như: thu gom xử lí rác thải, phát quang bụi rậm, khai thông mương nước… + Thu gom quần áo, sách vở tặng các bạn học sinh vùng cao: có thể thực hiện hàng năm, tuyên truyền tổ chức tại nhà trường và địa phương. Kết nối với các câu lạc bộ thiện nguyện để tổ chức. * Nhiệm vụ 2: Hoạt động kể lại kỉ niệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: - Giới thiệu được hoạt động thiện nguyện ấy là gì? - Thời gian? - Địa điểm - Việc làm thiện nguyện của em là gì? - Hoạt động nào làm em ấn tượng nhất? Hoạt động ý nghĩa, nhiều cảm xúc khi cùng mọi người làm thiện nguyện.... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV khích lệ, mời các HS có tinh thần xung phong chia sẻ trước. - Các HS khác lắng nghe, cảm nhận. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV động viên HS nên tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo khi có thời gian và cơ hội, để nâng cao tính thiện trong mỗi người, qua đó rèn luyện ý thức cộng đồng, tính trách nhiệm, tình yêu thương và kĩ năng sống cho bản thân. * Gợi ý câu trả lời: - HS chia sẻ câu chuyện và cảm xúc của chính bản thân các em. 4. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ a. Mục tiêu - Tổng kết những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Nội dung - GV nhận xét các hoạt động trong chủ đề: + Tuyên dương những em HS nhiệt tình trong hoạt động nhóm. + Nhắc nhở những bạn còn chưa tập trung khi các nhóm thảo luận và báo cáo. c. Sản phẩm - Kết quả thực hiện buổi sinh hoạt - HS hiểu được ý nghĩa của những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và chia sẻ được những câu chuyện ý nghĩa về hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương. d. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Biểu dương khen ngợi những HS tích cực. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: - Thuyết trình ý tưởng xây dựng câu lạc bộ bảo tồn, phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương ———»«———

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Pages: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12