Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 29: TIẾT 85,87-CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22:02 17/04/2023
Lượt xem: 3
Dung lượng: 41,2kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 8: CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 29 SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tiết 85 - GIÁ TRỊ CỦA CÁC NGHỀ TRONG XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được một số hiểu biết về nghề truyền thống của Việt Nam. - Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống. - Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội. 2. Về năng lực : HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tích cực, tự giác tìm hiểu thông tin về truyền thống của Việt Nam, về yêu cầu của các công việc trong nghề truyền thống. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong việc tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia buổi giao lưu với người làm nghề truyền thống và khai thác được thông tin hữu ích. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được lập luận logic và dẫn chứng cho hoạt động tranh luận về việc cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội; thể hiện được các ý tưởng sáng tạo để quảng bá cho nghề truyền thống thông qua việc sáng tác thông điệp, hình ảnh biểu trưng. - Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được về sự phù hợp hoặc không phù hợp của mình với nghề truyền thống thông qua việc khám phá sở thích, khả năng của bản thân so với yêu cầu của nghề truyền thống; thu thập được một số thông tin chính về các nghề truyền thống. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Làm việc nhóm, tổ chức buổi triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống; sáng tác logo quảng bá nghề truyền thống. 3. Về phẩm chất - Yêu nước: Tự hào về các nghề truyền thống và nghệ nhân làng nghề. - Nhân ái: Quan tâm đến những người làm nghề truyền thống và trân trọng công việc của họ. - Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu, bảo vệ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống; tôn trọng các lao động nghề nghiệp khác nhau. - Trung thực: Thẳng thắn trong đánh giá sự phù hợp của bản thân với các nghề truyền thống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS đọc và sưu tầm thông tin về một số nghề truyền thống của địa phương mình và của Việt Nam. - Giới thiệu cho HS một số nguồn tài liệu chính thức các em có thể tham khảo để tự tìm hiểu về nghề truyền thống của Việt Nam: + Danh mục các làng nghề truyền thống Việt Nam của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: http://httcs.org.vn/report.aspx?sitepageid=659&id=13 + Làng nghề Việt Nam (Cổng thông tin điện tử của Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam): http://langnghevietnam.vn/ + Khám phá làng nghề truyền thống Việt Nam (Trang thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông): https://vietbao.vn/Kham-pha-Viet-Nam/Lang-nghe-truyen-thong + Đi dọc Việt Nam thăm các làng nghề truyền thống: https://www.vietravel. com/vn/du-lich-bang-hinh-anh/di-doc-hinh-chu-s-viet-nam-tham-cac-lang-nghe truyen-thong-v5552.aspx 2. Đối với HS - Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Chào cờ, nhận xét hoạt động tuần, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề Giá trị của các nghề trong xã hội Hoạt động 1: Biểu diễn thời trang nghề nghiệp a. Mục tiêu: - Giới thiệu được trang phục phù hợp với hoạt động nghề nghiệp; - Tự tin trình diễn thời trang nghề nghiệp. b. Nội dung: HS biểu diễn thời trang thể hiện nghề nghiệp mình lựa chọn c. Sản phẩm: các tiết mục biểu diễn d. Tổ chức thực hiện: - Lớp trực tuần tuyên bố lí do, giới thiệu các vị khách mời (các chuyên gia tư vấn, cán bộ Đoàn, Đội cấp trên, BGH nhà trường, đại diện Hội Cha mẹ HS). - Đại diện BGH tuyên bố khai mạc. - Lớp trực tuần để dẫn vào màn biểu diễn thời trang nghề nghiệp. - Người dẫn chương trình gọi tên lần lượt từng HS hoá trang ra sân khấu. Mỗi nhân vật hoá trang phải mang theo đạo cụ, làm động tác, nói lời thoại đúng với nghề nghiệp mình chọn. - Nêu câu hỏi: “Các bạn cho biết, họ làm nghề gì? ” - HS toàn trường chia sẻ ý kiến, nếu ý kiến đúng, cả trường vỗ tay chúc mừng. - Sau biểu diễn, GV tổng kết, đánh giá hoạt động bằng các câu hỏi: + Các em đã biết được các nghề nào sau khi xem biểu diễn thời trang? + Em quan tâm đến bộ thời trang nghề nghiệp nào? Vì sao? Hoạt động 2: Giá trị của các nghề trong xã hội a. Mục tiêu: - HS nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng với mọi lao động nghề nghiệp. b. Nội dung: HS giới thiệu giá trị nghề nghiệp và nêu ý kiến tranh luận. c. Sản phẩm: sản phẩm của HS d. Tổ chức thực hiện: - Tổ chức cho HS trao đổi về các nghề nghiệp khác nhau và giá trị của mỗi nghề trong xã hội theo câu hỏi gợi ý: + Em biết những nhóm nghề nghiệp nào trong xã hội? + Giá trị của mỗi nhóm nghề đó đối với xã hội là gì? – Tranh luận theo chủ đề: Cần tôn trọng mọi nghề trong xã hội. + Gợi ý chủ đề tranh luận cụ thể: “Xã hội có nhiều nghề khác nhau, nhưng có những nghề cần thiết hơn nên cũng cần được tôn trọng nhiều hơn nghề khác.”. Em nghĩ thế nào về ý kiến này? + Mời 2 đội: nhóm đồng ý và nhóm phản đối quan điểm được đưa ra. + Các nhóm có thời gian 5 đến 7 phút thảo luận để đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng bảo vệ quan điểm của nhóm mình. + Hết thời gian chuẩn bị, 2 nhóm tiến hành tranh luận. - BGK chấm điểm và tổng hợp kết quả gửi về TPT. -------------------------&------------------------ HOẠT ĐỘNG TNHN THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 86: NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG ( T1) Môn HĐTN- HN: Lớp 7B2 I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Nắm được một số nghề hiện có ở địa phương. - Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về nghề ở địa phương, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về nghề ở địa phương. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi). - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ. - Chuẩn bị cho Hoạt động 3 (Giới thiệu một số nghề truyền thống): Đề nghị Họ tìm kiếm, đọc thêm thông tin để tìm hiểu kĩ hơn về 4 làng nghề truyền thống sau làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng muối Tuyết Diệm (Phú Yên), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng dệt chiếu Định Yên (Đồng Tháp). Hướng dẫn HS phân công người thu thập, trình bày thông tin. 2. Đối với học sinh: - Tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại của người thân trong gia đình và những người xung quanh trong cộng đồng. - Tìm đọc, ghi lại thông tin về những nghề hiện có ở địa phương. - Sưu tầm những câu chuyện nói về các nghề ở địa phương hoặc những người làm nghề ở địa phương. - Tìm thông tin về các tấm gương khởi nghiệp thành công ở địa phương. - HS tìm kiếm, đọc thêm thông tin để tìm hiểu kĩ hơn về 4 làng nghề truyền thống sau làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng muối Tuyết Diệm (Phú Yên), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng dệt chiếu Định Yên (Đồng Tháp). Hướng dẫn HS phân công người thu thập, trình bày thông tin. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các nghề của bố, mẹ, anh chị người thân của mình. + Đội nào viết được nhiều, đúng tên các nghề nghiệp thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, xung quanh chung ta có biết bao nhiêu nghề, biết bao công việc giúp cho rất nhiều gia đình đủ ăn đủ mặc và dần trở nên khá giả, giàu có. Mỗi nghề nghiệp đó đi liền với biết bao kỉ niệm, với bao vất vả và hạnh phúc, với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người. Những cảm xúc đó các em cũng phần nào nhìn thấy, cảm nhận thấy từ các thành viên trong gia đình mình, trong xóm, trong tổ dân phố của các em đúng không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về các nghề ở địa phương mình qua hai tiết học bài học “NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG” nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động 1: Xác định nghề ở địa phương (10 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nghề nghiệp hiện tại của người thân trong gia đình và những người xung quanh trong cuộc sống. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta được ăn, được vui chơi, được cắp sách đến trường chắc chắn các em đều thấy vui và hạnh phúc. Để các em được ăn học và vui chơi bố mẹ cần phải làm việc, phải lao động sản xuất. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu tên nghề nghiệp của bố mẹ, người thân của em. ? Gần nơi em ở có làng nghề nào không. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những nghề nghiệp của người thân và của những người xung quanh trong cộng đồng. Chia các nghề thành các nhóm nghề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS GV chiếu các thông tin về các nghề ở địa phương. GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1.Xác định nghề ở địa phương - Nhóm nghề Nhóm các nghề sản xuất, chế biến: + Sản xuất rượu, bia, nước uống đóng chai, thực phẩm đông lạnh,... + Sản xuất các loại thuốc, vải, trang phục, da giày,... - Chế biến các sản phẩm từ sữa, thuỷ hải sản, rau củ quả,... - Nhóm các nghề kinh doanh: + Buôn bán các sản phẩm nông - lâm nghiệp và thuỷ hải sản. + Buôn bán các mặt hàng điện tử, công nghệ, lương thực - thực phẩm,... + Đầu tư chứng khoán, đất đai,... - Nhóm các nghề dịch vụ: + Các nghề liên quan đến làm đẹp: salon tóc, làm nail, spa,... + Hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không,... + Chuyên viên tư vấn, nhân viên chăm sóc khách hàng,... - Nhóm nghề hành chính sự nghiệp: + Bác sĩ, giáo viên, kế toán, công an, bộ đội…. + Chuyên viên, cán bộ hành chính sự nghiệp….. Hoạt động 2: Đặc điểm một số nghề ở địa phương (13 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những đặc điểm cụ thể của một số nghề ở địa phương. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề “đặc điểm nghề ở địa phương” - GV gợi ý cho HS: + Mục tiêu của buổi tọa đàm: - Nâng cao hiểu biết về nghề ở địa phương. + Những nội dung chính của buổi tọa đàm: Thảo luận để làm rõ về nghề ở địa phương. . Tăng thêm hiểu biết về thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu của nghề. . Trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề. GV cho các nhóm chọn nghề trong ds nghề địa phương, tìm hiểu đặc điểm nghề thông qua bản mô tả nghề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. ước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về cách mô tả nghề nghiệp: rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, dễ nhận biết. 2.Đặc điểm một số nghề ở địa phương Công việc đặc trưng Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu Trang thiết bị, dụng cụ lao động Ghi chú Nhân viên văn phòng Từ thứ hai đến thứ bảy, giờ hành chính Văn phòng Máy tính, số sách, bút,... Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong ngày Luật sư Từ thứ hai đến thứ bảy, giờ hành chính Văn phòng luật sư Máy tính, máy in, giấy tờ,… Nắm chắc luật để linh hoạt xử lí các tình huống kiện tụng khác nhau Lính cứu hoả Bất kể ngày đêm Nơi xảy ra hoả hoạn, cháy nổ,… Đồ bảo hộ, bình xịt chữa cháy,… Giữ tinh thần tỉnh táo, bình tĩnh, khả năng ứng biến nhanh Kinh doanh tại chợ Tất cả các ngày trong tuần. Chợ Các mặt hàng kinh doanh C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 9 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên phiếu câu hỏi vào thẻ Biggo. 3. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời, thẻ biggo của học sinh. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: tham gia trả lời các câu hỏi vào phiếu thẻ BIGGO. HS nào được nhiều biggo nhất là người chiến thắng. ( mỗi thẻ có 9 ô: 3 cột, 3 hàng. Mỗi cột hoặc hàng gồm cả 3 ô đúng sẽ được 1 biggo, kể cả các hàng chéo) - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Tìm hiểu và giới thiệu một nghề em thấy thích nhất. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một nghề mà em thích nhất. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở dịa phương. - Hùng biện “nếu em là lãnh đạo địa phương”. - Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương khởi nghiệp thành công ở địa phương. * Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................... SINH HOẠT LỚP Tiết 87 - TRÒ CHƠI TÌM HIỂU VỀ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG l. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS cảm nhận được vẻ đẹp của nghề truyền thống dân tộc thông qua một số câu thơ, bài hát, điệu hò, bài vè,... phổ biến nói về nghề truyền thống của Việt Nam. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về nghề ở địa phương, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính để trình chiếu hình ảnh, bài hát. - Trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề để tổ chức hoạt động khởi động. - Bộ thẻ màu cho Hoạt động 2, mỗi bộ gồm 2 loại thẻ: màu hồng ghi tên địa danh có làng nghề truyền thống, màu vàng ghi tên nghề đó hoặc sản phẩm của làng nghề (như hướng dẫn trong Hoạt động 2). Mỗi thẻ chỉ ghi tên một địa danh hoặc một sản phẩm của làng nghề. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7. - Nội dung thảo luận. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Tổng kết tuần - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GVCN các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại: */ Ưu điểm: Ra vào lớp đúng giờ, ôn bài và đọc báo đầu giờ có hiệu quả, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Nhiều học sinh hăng hái, tích cực xây dựng bài, đạt nhiều điểm cao trong các giờ học - Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua do nhà trường phát động. Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch Covid -19, tai nạn thương tích, đuối nước… - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. */ Tồn tại - Một số học sinh ốm, nghỉ học - Một số học sinh chưa tập trung trong các giờ học: - Cuối giờ vệ sinh lớp học chưa sạch sẽ, vẫn còn giấy rác - Ban cán sự lớp xây dựng kế hoạch tuần mới, đề xuất biện pháp. Gv chủ nhiệm tổng kết. - GVCN nhận xét, đánh giá. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở những HS còn vi phạm nề nếp - Thông qua kế hoạch tuần tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của nghề truyền thống dân tộc thông qua một số câu thơ, bài hát, điệu hỏ, bài vè,... phổ biến. b. Nội dung: - GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: - GV hướng dẫn, HS thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè,... nói về nghề truyền thống của Việt Nam. c. Sản phẩm: - Thái độ của HS: vui vẻ, hợp tác khi chơi trò chơi - GV thu thập được thông tin phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của HS. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Trò chơi “ Ai nhanh hơn ?” Bước 1: - GV phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ màu gồm 2 loại thẻ: mỗi thẻ màu hồng ghi tên 1 địa danh có làng nghề truyền thống, mỗi thẻ màu vàng ghi tên nghề đó hoặc sản phẩm của làng nghề. Các thẻ này đang bị trộn lẫn với nhau. Tên địa danh 1. Đọi Tam 2. Làng Vòng 3. Chuôn Ngọ 4. Bát Tràng 5. Vạn Phúc 6. Làng Chuông 7. Tuyết Diêm 8. Non Nước Sản phẩm nghề truyền thống a. Khảm trai b. Muối c. Trống d. Lụa e. Nón g. Cốm h. Gốm i. Đá mĩ nghệ Các nhóm thi xem nhóm nào ghép nhanh và đúng nhất tên địa danh với tên sản phẩm nghề truyền thống tương ứng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày - Hỏi nhận xét của HS sau khi thực hiện hoạt động. - GV có thể cung cấp thêm thông tin tóm tắt về một số nghề/làng nghề được nêu trong thẻ và mời HS bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận : Mỗi nghề truyền thống đều gắn liền với một địa danh của đất nước và cũng là niềm tự hào của người dân địa phương đó. VD: Cốm – Làng Vòng Nón – Chuôn Ngọ Lụa – Vạn phúc,… Nhiệm vụ 2: Thi tìm những câu thơ, ca dạo, tục ngữ, thành ngữ, …nói về nghề truyền thống của Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tổ chức cho các nhóm thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè,... nói về nghề truyền thống của Việt Nam. - Từng nhóm phải nêu được đúng tên của nghề truyền thống (hoặc sản phẩm của nghề đó) đã được đề cập trong câu thơ/ca dao/tục ngữ... mà nhóm mình tìm được. Khi HS tìm hiểu xem có câu thơ, ca dao, tục ngữ,... nào nói về nghề truyền thống của địa phương mình hay không. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tham gia thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè,... nói về nghề truyền thống của Việt Nam. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Những câu thơ, ca dao, tục ngữ, hò, vè,... thể hiện một cách sinh động, gần gũi.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12