
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- HĐTN 7-TUẦN 18: TIẾT 52 54 - VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC
- Tài liệu cùng tác giả
- Tài liệu cùng chủ đề
- «Trở về
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 20:01 17/04/2023
Lượt xem: 3
Dung lượng: 3.199,1kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 18 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 52: TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH, TÁC PHẨM VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết giới thiệu về cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước; - Bày tỏ cảm xúc của bản thân khi được tham quan, trải nghiệm cảnh quan, di tích. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô và các bạn trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. * Năng lực riêng: - Biết yêu quý các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, phát triển thêm lòng tự hào về quê hương đất nước. - Phát triển năng lực lựa chọn trưng bày triển lãm một sản phẩm nào đó. 3. Phẩm chất - Yêu nước: biết yêu và tôn trọng những giá trị về cảnh đẹp của đất nước. - Trách nhiệm: HS ý thức trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ và tuyên truyền về vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên của đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định trước nội dung của chương trình, phổ biến để HS hiểu rõ và chuẩn bị những sản phẩm để triển lãm. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với nội dung buổi triển lãm. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Dụng cụ để gắn tranh, ảnh sưu tầm và tranh vẽ, bài viết của HS về cảnh đẹp của quê hương, đất nước (Giấy A0, băng keo, định ghim....); - Một số phần thưởng cho những tổ có những sản phẩm triển lãm đẹp. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Chuẩn bị những sản phẩm sẽ triển lãm. - Tổ trực tuần chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (10 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH, TÁC PHẨM VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN a. Mục tiêu - HS giới thiệu được đến cả lớp những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - Các tổ thể hiện được sự hiểu biết với các cảnh quan thiên nhiên mà tổ lựa chọn để triển lãm. - HS phát huy được khả năng thẩm mĩ, sáng tạo và hợp tác cùng nhau trong hoạt động triển lãm. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (10 phút) - GVCN mời HS biểu diễn tiết mục văn nghệ mở đầu do tổ trực tuần đã chuẩn bị. - GVCN yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, giữ trật tự theo dõi tiết mục văn nghệ. - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. * Hoạt động 2: Triển lãm tranh, ảnh…về các cảnh quan thiên nhiên.(23 phút) - GVCN giới thiệu mục tiêu và ý nghĩa của việc tổ chức buổi triển lãm tranh, ảnh, các mô hình, video clip về các cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - GVCN giới thiệu về hoạt động : Các em thân mến! Nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên, chẳng cần đi đâu xa, ngay trên mảnh đất hình chữ S thân thương nơi được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc” cũng đã đem đến vô vàn thú vị. Cảnh đẹp thiên nhiên về biển, về núi, về hang động…rất phong phú, hùng vĩ và tươi đẹp. Để cho tất cả các em cùng mở mang tầm nhìn và biết đến nhiều cảnh quan thiên nhiên của đất nước, hôm nay lớp ta tổ chức triển lãm tranh, ảnh, những sản phẩm giới thiệu về các cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - Lớp trưởng giới thiệu chung về khu trưng bày của cả lớp, khu vực riêng của từng tổ. - Các tổ lần lượt giới thiệu các sản phẩm trưng bày của tổ mình. - Mỗi tổ cử một HS thuyết trình về ý nghĩa sản phẩm của tổ mình. (Sản phẩm có thể là tranh ảnh tải từ mạng Internet về in ra, hoặc là tranh vẽ của HS, hoặc video clip sưu tầm giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, mô hình…) - GVCN và các HS theo dõi phần thuyết trình của các tổ, có thể đặt thêm câu hỏi về những nội dung xoay quanh sản phẩm. - Sau mỗi lượt giới thiệu sản phẩm triển lãm của các tổ, GVCN cùng cả lớp vỗ tay cổ vũ và khích lệ. - GVCN cùng ban cán sự lớp hội ý, nhận xét các sản phẩm, xếp loại và công bố kết quả, trao phần thưởng cho tổ có phần triển lãm xuất sắc nhất về nội dung, hình thức và thuyết trình. - Kết thúc chương trình, GVCN nhận xét chung về tinh thần chuẩn bị và tham gia triển lãm của các tổ. - GVCN nhận xét về các sản phẩm HS trưng bày trong buổi triển lãm, đánh giá ưu, nhược điểm để HS rút kinh nghiệm cho hoạt động lần sau. - GVCN mời một số HS các tổ chia sẻ cảm xúc khi các em tham quan và theo dõi phần thuyết trình của các tổ về các sản phẩm triển lãm mà các tổ đã thiết kế về nội dung những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc của bản thân khi được theo dõi buổi triển lãm sản phẩm. - GVCN lưu ý và khích lệ, động viên những HS thể hiện được năng khiếu về thiết kế, hội họa để định hướng phát triển cho các em. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò ( 2 phút) - GVCN cảm ơn, tuyên dương HS cả lớp đã có những sản phẩm ý nghĩa để thể hiện sự hiểu biết và tình yêu với những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: + Biểu biễn văn nghệ về vẻ đẹp quê hương, đất nước. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ Tiết 53 : ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I Môn: HĐTN, HN Khối 7 I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động tuyên truyền của học sinh về hai nội dung sau: + Thầy cô – Người bạn đồng hành của em + Giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng - Giúp học sinh đánh giá kết quả đạt được sau khi hoàn thành bài thuyết trình, từ đó hình thành kĩ năng tự đánh giá, làm cho việc đánh giá trở nên khách quan hơn và hiểu rõ hơn ý nghĩa của các chủ đề. - Củng cố kinh nghiệm và kỹ năng đã trải nghiệm sau khi học xong các chủ đề trong học kì I. - Đánh giá các năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh khi làm việc nhóm, năng lực tin học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi thực hiện bài thực hành. Qua đó xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất trong các chủ đề. II. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ - Bài thuyết trình theo nhóm. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 6 thành viên. III. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Hội thi thuyết trình phản biện về một chủ đề xác định. - Nhóm học sinh lựa chọn một trong hai chủ đề sau: + Thầy cô – Người bạn đồng hành của em + Giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 1. Yêu cầu a. Thiết kế nội dung thuyết trình - Đúng chủ đề (chọn 1 trong 2 chủ đề). - Nội dung thuyết trình có cấu trúc phù hợp, nội dung đúng với yêu cầu của đề. - Nội dung trình bày phải được sắp xếp hợp lí, logic, khoa học. - Từ ngữ khi thuyết trình được sử dụng phù hợp với người nghe, với văn hóa địa phương. b. Những mạch nội dung chính cần làm rõ được: * Thầy cô – Người bạn đồng hành của em - Cách ứng xử phù hợp với thầy cô - Những hành động ứng xử chưa phù hợp với thầy cô - Những hình thức giao tiếp với thầy cô - Phát triển mối quan hệ với thầy cô - Em gặp phải khó khăn gì khi giao tiếp và phát triển mối quan hệ với thầy cô + HS nêu ra những khó khăn thực tế theo cảm nhận của các em. - Chia sẻ những mong muốn của em đối với thầy cô. + HS nêu ra những mong muốn thực tế của các em đối với thầy cô trong giao tiếp, ứng xử, học tập, trong các hoạt động. - Sưu tầm một vài hình ảnh đẹp, ý nghĩa về tình cảm giữa thầy cô và học sinh * Giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng - Hoạt động cộng đồng là gì? - Hãy kể tên và giới thiệu một số hoạt động cộng đồng mà em biết (hoặc đã từng tham gia) kèm theo hình ảnh minh họa. - Em đã từng tham gia hoạt động cộng đồng nào? Hãy kể lại cảm xúc và trải nghiệm thực tế của em khi tham gia hoạt động đó. + HS chia sẻ tình huống thực tế của bản thân. - Những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các hoạt động cộng đồng - Những hành vi giao tiếp, ứng xử chưa phù hợp trong các hoạt động cộng đồng c. Kĩ năng thuyết trình - Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, không nói lắp. - Tốc độ nói vừa phải, âm lượng vừa đủ nghe, biết nhấn nhá ở những điểm quan trọng. - Phong thái tự tin, cách trình bày thân thiện với người nghe. - Có sự tương tác với người nghe trong khi trình bày. - Sử dụng kết hợp giữa lời thuyết trình với ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, video minh họa…phù hợp (nếu có). d. Kĩ năng hợp tác - Có sự hợp tác với tốt với các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài thuyết trình. - Phối hợp nhịp nhàng với thành viên trong nhóm trong hoạt động thuyết trình (trình bày nối tiếp nhau, hoặc hỗ trợ chiếu slide (nếu có)) - Thảo luận trả lời các câu hỏi phản biện của các nhóm khác đặt ra. e. Thời gian thuyết trình - Khoảng 7 – 10 phút cho bài thuyết trình của mỗi nhóm. 2. Đánh giá TT Tiêu chí Chỉ số nội dung Đạt Chưa đạt 1 Thiết kế nội dung Đúng chủ đề 2 Đầy đủ các nội dung chính 3 Đảm bảo các nội dung chính 4 Các nội dung được sắp xếp hợp lí, logic 5 Từ ngữ được sử dụng phù hợp 6 Kĩ năng thuyết trình Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, không nói lắp. 7 Tốc độ nói vừa phải, âm lượng vừa đủ nghe 8 Biết nhấn nhá ở những điểm quan trọng 9 Phong thái tự tin, thân thiện 10 Có sự tương tác với người nghe trong khi trình bày 11 Sử dụng kết hợp giữa lời thuyết trình với ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, video minh họa…phù hợp. 12 Kĩ năng hợp tác Có sự hợp tác với tốt với các thành viên trong nhóm 13 Phối hợp nhịp nhàng với thành viên trong nhóm 14 Thời gian Đảm bảo thời gian quy định 3. Tổng hợp Đánh giá học sinh ở mức ĐẠT khi đạt được 8 chỉ số nội dung trở lên. Đánh giá học sinh ở mức CHƯA ĐẠT khi đạt từ 8 chỉ số nội dung trở xuống. ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 54: GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CỦA QUÊ HƯƠNG l. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. - Bày tỏ cảm nhận cá nhân về nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm văn học. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Góp phần phát triển năng lực tự học và tự chủ. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các nhiệm vụ học tập. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc tìm hiểu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Tư liệu về một số tác phẩm văn học về chủ đề cảnh quan thiên nhiên. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Giới thiệu những tác phẩm văn học về cảnh quan thiên nhiên của địa phương, đất nước Hoạt động 1: GV giới thiệu những tác phẩm văn học, những quyển sách hay về cảnh quan thiên nhiên của địa phương, đất nước (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS được tìm hiểu kiến thức về cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước thể hiện dưới sự miêu tả văn thơ của những tác phẩm văn học. b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS lắng nghe, làm việc nhóm và giới thiệu được sản phẩm. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của các nhóm. b. Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu HS ngồi trật tự, chú ý theo dõi lắng nghe. - GV trình chiếu, giới thiệu những tác phẩm văn học về chủ đề cảnh quan thiên nhiên đẹp ở địa phương nơi sinh sống, ở đất nước Việt Nam. - Phần trình chiếu kết hợp giữa hình ảnh, lời miêu tả hoặc video clip để thêm phần sinh động. * Tác phẩm văn học “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Vẻ đẹp tinh tế của dòng sông Hương được hiện lên sinh động trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Với nhiều người, dòng sông Hương ngàn đời vẫn miệt mài chảy xuôi dòng thời gian tạo nên vẻ đẹp tinh tế và lãng mạn cho xứ Huế mộng mơ. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn đã trở thành một dòng sông Hương dịu dàng. Dòng sông Hương lượn quanh các chân núi, uốn lượn như một dải lụa phất phơ mơ hồ xuyên qua những cành rừng già đại ngàn tạo nên một vẻ đẹp vừa nên thơ vừa dịu dàng. * Tác phẩm văn học “Lặng lẽ Sa Pa” Một Sapa đầy chất thơ trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long hiện lên với những núi cao, thác đổ trắng xoá, đường núi uốn quanh co, cây cối chen nhau tạo nên một bức hoạ thiên nhên vô cùng hấp dẫn. Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, một Sa Pa khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Dưới cái nhìn của tác giả, Sapa không phải chỉ có bốn mùa mây phủ, cây phong lạnh mát mà Sapa còn có cả nắng. Chính bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ được tạo hoá ban tặng đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của nơi này. * Quyển sách “Hang, động nổi tiếng ở Việt Nam” Danh lam thắng cảnh Việt Nam nổi tiếng không chỉ nhờ những bờ biển xinh đẹp mà còn nhờ nét đặc trưng của núi rừng. Những cánh rừng bạt ngàn trải dài khắp đất nước. Ẩn sâu bên trong, những hang, động đang chờ bạn khám phá để cảm nhận được nét hoang sơ, hùng vĩ và mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. * Quyển sách “Danh lam thắng cảnh Hà Nội” Quyển sách tập hợp những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội: Chùa Một Cột, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình, khu Thái học – Quốc Tử Giám, đền Quán Thánh, hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, khu di tích Phủ Chủ Tịch, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, khu thành cổ, nhà sàn Bác Hồ, đền Bạch Mã…giúp chúng ta hiểu biết thêm về những cảnh đẹp của thủ đô. * Quyển sách 100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam. Thiên nhiên Việt Nam được tạo hóa ban tặng những cánh rừng gần như nguyên sơ, những hang động với kiến tạo hình thù độc đáo, những núi đồi kỳ vĩ, những thác nước tuyệt đẹp, những hòn đảo huyền bí, những bãi tắm đẹp như trong cổ tích. Tất cả được thể hiện trong quyển sách này, các em tìm đọc để có thêm hiểu biết về những cảnh đẹp của đất nước. * Tác phẩm “Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long” "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" của danh họa Phạm Hậu (1903 - 1994) có kích cỡ 100 x 198 cm, vẽ khoảng năm 1938 - 1945, thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của họa sĩ, đại diện cho các sáng tác đậm chất thơ với kỹ thuật sơn mài điêu luyện. Đây là bức bình phong sơn mài gồm 6 ô mô tả phong cảnh tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long - Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Việt Nam * Ảnh chụp thác Bản Giốc Năm 2019, cuộc thi chụp ảnh trên cao với chủ đề "Tự hào biên cương Việt Nam" đã thu hút gần 4.000 tác phẩm dự thi của 261 tác giả chuyên và không chuyên, đến từ 53 tỉnh thành trên cả nước. Đây là sân chơi dành riêng cho những người chụp ảnh bằng flycam và các thiết bị chụp từ trên cao, đặc biệt là những người đam mê chụp cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam. Giải Nhất của cuộc thi là tác phẩm Thác Bản Giốc của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn ở TPHCM. Đây là tác phẩm được đánh giá cao về nghệ thuật và đã chuyển tải được thông điệp về vẻ đẹp của biên cương Việt Nam. * Tác phẩm "Về miền cổ tích" chụp tại Khu Bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) của tác giả Vũ Đức Phương được trao giải Nhì tại cuộc thi Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam, công bố những tác phẩm tuyệt đẹp về thiên nhiên Việt Nam. * Bức ảnh chụp Thác Đắk Mai nằm trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập của Bình Phước. Tác phẩm của tác giả Ngô Thị Thúy (Tây Ninh) là một trong 15 tác phẩm nhận giải khuyến khích cuộc thi Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam, công bố những tác phẩm tuyệt đẹp về thiên nhiên Việt Nam. Hoạt động 2: HS chia sẻ những tác phẩm mà em biết và cảm xúc của bản thân sau khi nghe phần giới thiệu về các tác phẩm văn học về cảnh quan thiên nhiên (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những tác phẩm văn học về cảnh quan thiên nhiên mà mình biết. - HS chia sẻ được cảm xúc của bản thân. b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS lắng nghe, làm việc cá nhân. c. Sản phẩm học tập: Phần chia sẻ cá nhân của học sinh. d. Tổ chức thực hiện - GV mời HS chia sẻ về một trong những nội dung sau: + Em đã được học, đọc tác phẩm văn học hoặc quyển sách nào nói về cảnh quan thiên nhiên? Hãy giới thiệu sơ lược về tác phẩm đó. + Em có cảm xúc như thế nào khi được nghe giới thiệu, hoặc đọc các tác phẩm đó? - HS suy nghĩ, thực hiện hoạt động cá nhân. - HS xung phong chia sẻ theo yêu cầu của GV. - GV khích lệ, tương tác trong quá trình HS chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV nhận xét, kết luận hoạt động. 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên của quê hương (TT)
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 20:01 17/04/2023
Lượt xem: 3
Dung lượng: 3.199,1kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 18 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 52: TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH, TÁC PHẨM VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết giới thiệu về cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước; - Bày tỏ cảm xúc của bản thân khi được tham quan, trải nghiệm cảnh quan, di tích. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô và các bạn trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. * Năng lực riêng: - Biết yêu quý các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, phát triển thêm lòng tự hào về quê hương đất nước. - Phát triển năng lực lựa chọn trưng bày triển lãm một sản phẩm nào đó. 3. Phẩm chất - Yêu nước: biết yêu và tôn trọng những giá trị về cảnh đẹp của đất nước. - Trách nhiệm: HS ý thức trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ và tuyên truyền về vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên của đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định trước nội dung của chương trình, phổ biến để HS hiểu rõ và chuẩn bị những sản phẩm để triển lãm. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với nội dung buổi triển lãm. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Dụng cụ để gắn tranh, ảnh sưu tầm và tranh vẽ, bài viết của HS về cảnh đẹp của quê hương, đất nước (Giấy A0, băng keo, định ghim....); - Một số phần thưởng cho những tổ có những sản phẩm triển lãm đẹp. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Chuẩn bị những sản phẩm sẽ triển lãm. - Tổ trực tuần chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (10 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH, TÁC PHẨM VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN a. Mục tiêu - HS giới thiệu được đến cả lớp những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - Các tổ thể hiện được sự hiểu biết với các cảnh quan thiên nhiên mà tổ lựa chọn để triển lãm. - HS phát huy được khả năng thẩm mĩ, sáng tạo và hợp tác cùng nhau trong hoạt động triển lãm. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (10 phút) - GVCN mời HS biểu diễn tiết mục văn nghệ mở đầu do tổ trực tuần đã chuẩn bị. - GVCN yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, giữ trật tự theo dõi tiết mục văn nghệ. - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. * Hoạt động 2: Triển lãm tranh, ảnh…về các cảnh quan thiên nhiên.(23 phút) - GVCN giới thiệu mục tiêu và ý nghĩa của việc tổ chức buổi triển lãm tranh, ảnh, các mô hình, video clip về các cảnh quan thiên nhiên của đất nước. - GVCN giới thiệu về hoạt động : Các em thân mến! Nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên, chẳng cần đi đâu xa, ngay trên mảnh đất hình chữ S thân thương nơi được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc” cũng đã đem đến vô vàn thú vị. Cảnh đẹp thiên nhiên về biển, về núi, về hang động…rất phong phú, hùng vĩ và tươi đẹp. Để cho tất cả các em cùng mở mang tầm nhìn và biết đến nhiều cảnh quan thiên nhiên của đất nước, hôm nay lớp ta tổ chức triển lãm tranh, ảnh, những sản phẩm giới thiệu về các cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - Lớp trưởng giới thiệu chung về khu trưng bày của cả lớp, khu vực riêng của từng tổ. - Các tổ lần lượt giới thiệu các sản phẩm trưng bày của tổ mình. - Mỗi tổ cử một HS thuyết trình về ý nghĩa sản phẩm của tổ mình. (Sản phẩm có thể là tranh ảnh tải từ mạng Internet về in ra, hoặc là tranh vẽ của HS, hoặc video clip sưu tầm giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, mô hình…) - GVCN và các HS theo dõi phần thuyết trình của các tổ, có thể đặt thêm câu hỏi về những nội dung xoay quanh sản phẩm. - Sau mỗi lượt giới thiệu sản phẩm triển lãm của các tổ, GVCN cùng cả lớp vỗ tay cổ vũ và khích lệ. - GVCN cùng ban cán sự lớp hội ý, nhận xét các sản phẩm, xếp loại và công bố kết quả, trao phần thưởng cho tổ có phần triển lãm xuất sắc nhất về nội dung, hình thức và thuyết trình. - Kết thúc chương trình, GVCN nhận xét chung về tinh thần chuẩn bị và tham gia triển lãm của các tổ. - GVCN nhận xét về các sản phẩm HS trưng bày trong buổi triển lãm, đánh giá ưu, nhược điểm để HS rút kinh nghiệm cho hoạt động lần sau. - GVCN mời một số HS các tổ chia sẻ cảm xúc khi các em tham quan và theo dõi phần thuyết trình của các tổ về các sản phẩm triển lãm mà các tổ đã thiết kế về nội dung những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc của bản thân khi được theo dõi buổi triển lãm sản phẩm. - GVCN lưu ý và khích lệ, động viên những HS thể hiện được năng khiếu về thiết kế, hội họa để định hướng phát triển cho các em. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò ( 2 phút) - GVCN cảm ơn, tuyên dương HS cả lớp đã có những sản phẩm ý nghĩa để thể hiện sự hiểu biết và tình yêu với những cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: + Biểu biễn văn nghệ về vẻ đẹp quê hương, đất nước. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ Tiết 53 : ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I Môn: HĐTN, HN Khối 7 I. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động tuyên truyền của học sinh về hai nội dung sau: + Thầy cô – Người bạn đồng hành của em + Giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng - Giúp học sinh đánh giá kết quả đạt được sau khi hoàn thành bài thuyết trình, từ đó hình thành kĩ năng tự đánh giá, làm cho việc đánh giá trở nên khách quan hơn và hiểu rõ hơn ý nghĩa của các chủ đề. - Củng cố kinh nghiệm và kỹ năng đã trải nghiệm sau khi học xong các chủ đề trong học kì I. - Đánh giá các năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh khi làm việc nhóm, năng lực tin học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi thực hiện bài thực hành. Qua đó xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất trong các chủ đề. II. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ - Bài thuyết trình theo nhóm. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 6 thành viên. III. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Hội thi thuyết trình phản biện về một chủ đề xác định. - Nhóm học sinh lựa chọn một trong hai chủ đề sau: + Thầy cô – Người bạn đồng hành của em + Giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 1. Yêu cầu a. Thiết kế nội dung thuyết trình - Đúng chủ đề (chọn 1 trong 2 chủ đề). - Nội dung thuyết trình có cấu trúc phù hợp, nội dung đúng với yêu cầu của đề. - Nội dung trình bày phải được sắp xếp hợp lí, logic, khoa học. - Từ ngữ khi thuyết trình được sử dụng phù hợp với người nghe, với văn hóa địa phương. b. Những mạch nội dung chính cần làm rõ được: * Thầy cô – Người bạn đồng hành của em - Cách ứng xử phù hợp với thầy cô - Những hành động ứng xử chưa phù hợp với thầy cô - Những hình thức giao tiếp với thầy cô - Phát triển mối quan hệ với thầy cô - Em gặp phải khó khăn gì khi giao tiếp và phát triển mối quan hệ với thầy cô + HS nêu ra những khó khăn thực tế theo cảm nhận của các em. - Chia sẻ những mong muốn của em đối với thầy cô. + HS nêu ra những mong muốn thực tế của các em đối với thầy cô trong giao tiếp, ứng xử, học tập, trong các hoạt động. - Sưu tầm một vài hình ảnh đẹp, ý nghĩa về tình cảm giữa thầy cô và học sinh * Giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong hoạt động cộng đồng - Hoạt động cộng đồng là gì? - Hãy kể tên và giới thiệu một số hoạt động cộng đồng mà em biết (hoặc đã từng tham gia) kèm theo hình ảnh minh họa. - Em đã từng tham gia hoạt động cộng đồng nào? Hãy kể lại cảm xúc và trải nghiệm thực tế của em khi tham gia hoạt động đó. + HS chia sẻ tình huống thực tế của bản thân. - Những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các hoạt động cộng đồng - Những hành vi giao tiếp, ứng xử chưa phù hợp trong các hoạt động cộng đồng c. Kĩ năng thuyết trình - Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, không nói lắp. - Tốc độ nói vừa phải, âm lượng vừa đủ nghe, biết nhấn nhá ở những điểm quan trọng. - Phong thái tự tin, cách trình bày thân thiện với người nghe. - Có sự tương tác với người nghe trong khi trình bày. - Sử dụng kết hợp giữa lời thuyết trình với ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, video minh họa…phù hợp (nếu có). d. Kĩ năng hợp tác - Có sự hợp tác với tốt với các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài thuyết trình. - Phối hợp nhịp nhàng với thành viên trong nhóm trong hoạt động thuyết trình (trình bày nối tiếp nhau, hoặc hỗ trợ chiếu slide (nếu có)) - Thảo luận trả lời các câu hỏi phản biện của các nhóm khác đặt ra. e. Thời gian thuyết trình - Khoảng 7 – 10 phút cho bài thuyết trình của mỗi nhóm. 2. Đánh giá TT Tiêu chí Chỉ số nội dung Đạt Chưa đạt 1 Thiết kế nội dung Đúng chủ đề 2 Đầy đủ các nội dung chính 3 Đảm bảo các nội dung chính 4 Các nội dung được sắp xếp hợp lí, logic 5 Từ ngữ được sử dụng phù hợp 6 Kĩ năng thuyết trình Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, không nói lắp. 7 Tốc độ nói vừa phải, âm lượng vừa đủ nghe 8 Biết nhấn nhá ở những điểm quan trọng 9 Phong thái tự tin, thân thiện 10 Có sự tương tác với người nghe trong khi trình bày 11 Sử dụng kết hợp giữa lời thuyết trình với ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, video minh họa…phù hợp. 12 Kĩ năng hợp tác Có sự hợp tác với tốt với các thành viên trong nhóm 13 Phối hợp nhịp nhàng với thành viên trong nhóm 14 Thời gian Đảm bảo thời gian quy định 3. Tổng hợp Đánh giá học sinh ở mức ĐẠT khi đạt được 8 chỉ số nội dung trở lên. Đánh giá học sinh ở mức CHƯA ĐẠT khi đạt từ 8 chỉ số nội dung trở xuống. ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 54: GIỚI THIỆU CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CỦA QUÊ HƯƠNG l. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. - Bày tỏ cảm nhận cá nhân về nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm văn học. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Góp phần phát triển năng lực tự học và tự chủ. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia các nhiệm vụ học tập. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc tìm hiểu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Tư liệu về một số tác phẩm văn học về chủ đề cảnh quan thiên nhiên. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Giới thiệu những tác phẩm văn học về cảnh quan thiên nhiên của địa phương, đất nước Hoạt động 1: GV giới thiệu những tác phẩm văn học, những quyển sách hay về cảnh quan thiên nhiên của địa phương, đất nước (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS được tìm hiểu kiến thức về cảnh quan thiên nhiên đẹp của đất nước thể hiện dưới sự miêu tả văn thơ của những tác phẩm văn học. b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS lắng nghe, làm việc nhóm và giới thiệu được sản phẩm. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của các nhóm. b. Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu HS ngồi trật tự, chú ý theo dõi lắng nghe. - GV trình chiếu, giới thiệu những tác phẩm văn học về chủ đề cảnh quan thiên nhiên đẹp ở địa phương nơi sinh sống, ở đất nước Việt Nam. - Phần trình chiếu kết hợp giữa hình ảnh, lời miêu tả hoặc video clip để thêm phần sinh động. * Tác phẩm văn học “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Vẻ đẹp tinh tế của dòng sông Hương được hiện lên sinh động trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Với nhiều người, dòng sông Hương ngàn đời vẫn miệt mài chảy xuôi dòng thời gian tạo nên vẻ đẹp tinh tế và lãng mạn cho xứ Huế mộng mơ. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn đã trở thành một dòng sông Hương dịu dàng. Dòng sông Hương lượn quanh các chân núi, uốn lượn như một dải lụa phất phơ mơ hồ xuyên qua những cành rừng già đại ngàn tạo nên một vẻ đẹp vừa nên thơ vừa dịu dàng. * Tác phẩm văn học “Lặng lẽ Sa Pa” Một Sapa đầy chất thơ trong “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long hiện lên với những núi cao, thác đổ trắng xoá, đường núi uốn quanh co, cây cối chen nhau tạo nên một bức hoạ thiên nhên vô cùng hấp dẫn. Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, một Sa Pa khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Dưới cái nhìn của tác giả, Sapa không phải chỉ có bốn mùa mây phủ, cây phong lạnh mát mà Sapa còn có cả nắng. Chính bởi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ được tạo hoá ban tặng đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của nơi này. * Quyển sách “Hang, động nổi tiếng ở Việt Nam” Danh lam thắng cảnh Việt Nam nổi tiếng không chỉ nhờ những bờ biển xinh đẹp mà còn nhờ nét đặc trưng của núi rừng. Những cánh rừng bạt ngàn trải dài khắp đất nước. Ẩn sâu bên trong, những hang, động đang chờ bạn khám phá để cảm nhận được nét hoang sơ, hùng vĩ và mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời. * Quyển sách “Danh lam thắng cảnh Hà Nội” Quyển sách tập hợp những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội: Chùa Một Cột, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình, khu Thái học – Quốc Tử Giám, đền Quán Thánh, hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, khu di tích Phủ Chủ Tịch, hồ Tây, hồ Trúc Bạch, khu thành cổ, nhà sàn Bác Hồ, đền Bạch Mã…giúp chúng ta hiểu biết thêm về những cảnh đẹp của thủ đô. * Quyển sách 100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam. Thiên nhiên Việt Nam được tạo hóa ban tặng những cánh rừng gần như nguyên sơ, những hang động với kiến tạo hình thù độc đáo, những núi đồi kỳ vĩ, những thác nước tuyệt đẹp, những hòn đảo huyền bí, những bãi tắm đẹp như trong cổ tích. Tất cả được thể hiện trong quyển sách này, các em tìm đọc để có thêm hiểu biết về những cảnh đẹp của đất nước. * Tác phẩm “Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long” "Hoàng hôn vàng trên vịnh Hạ Long" của danh họa Phạm Hậu (1903 - 1994) có kích cỡ 100 x 198 cm, vẽ khoảng năm 1938 - 1945, thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của họa sĩ, đại diện cho các sáng tác đậm chất thơ với kỹ thuật sơn mài điêu luyện. Đây là bức bình phong sơn mài gồm 6 ô mô tả phong cảnh tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long - Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Việt Nam * Ảnh chụp thác Bản Giốc Năm 2019, cuộc thi chụp ảnh trên cao với chủ đề "Tự hào biên cương Việt Nam" đã thu hút gần 4.000 tác phẩm dự thi của 261 tác giả chuyên và không chuyên, đến từ 53 tỉnh thành trên cả nước. Đây là sân chơi dành riêng cho những người chụp ảnh bằng flycam và các thiết bị chụp từ trên cao, đặc biệt là những người đam mê chụp cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam. Giải Nhất của cuộc thi là tác phẩm Thác Bản Giốc của tác giả Nguyễn Tấn Tuấn ở TPHCM. Đây là tác phẩm được đánh giá cao về nghệ thuật và đã chuyển tải được thông điệp về vẻ đẹp của biên cương Việt Nam. * Tác phẩm "Về miền cổ tích" chụp tại Khu Bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) của tác giả Vũ Đức Phương được trao giải Nhì tại cuộc thi Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam, công bố những tác phẩm tuyệt đẹp về thiên nhiên Việt Nam. * Bức ảnh chụp Thác Đắk Mai nằm trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập của Bình Phước. Tác phẩm của tác giả Ngô Thị Thúy (Tây Ninh) là một trong 15 tác phẩm nhận giải khuyến khích cuộc thi Ảnh về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam, công bố những tác phẩm tuyệt đẹp về thiên nhiên Việt Nam. Hoạt động 2: HS chia sẻ những tác phẩm mà em biết và cảm xúc của bản thân sau khi nghe phần giới thiệu về các tác phẩm văn học về cảnh quan thiên nhiên (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những tác phẩm văn học về cảnh quan thiên nhiên mà mình biết. - HS chia sẻ được cảm xúc của bản thân. b. Nội dung: GV hướng dẫn; HS lắng nghe, làm việc cá nhân. c. Sản phẩm học tập: Phần chia sẻ cá nhân của học sinh. d. Tổ chức thực hiện - GV mời HS chia sẻ về một trong những nội dung sau: + Em đã được học, đọc tác phẩm văn học hoặc quyển sách nào nói về cảnh quan thiên nhiên? Hãy giới thiệu sơ lược về tác phẩm đó. + Em có cảm xúc như thế nào khi được nghe giới thiệu, hoặc đọc các tác phẩm đó? - HS suy nghĩ, thực hiện hoạt động cá nhân. - HS xung phong chia sẻ theo yêu cầu của GV. - GV khích lệ, tương tác trong quá trình HS chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV nhận xét, kết luận hoạt động. 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên của quê hương (TT)
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

