Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 17: TIẾT 49,51-VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19:57 17/04/2023
Lượt xem: 2
Dung lượng: 3.756,4kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 5: VẺ ĐẸP ĐẤT NƯỚC Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 17 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 49: GIỚI THIỆU VỀ NHỮNG CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN CỦA QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết giới thiệu về cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước; - Bày tỏ cảm xúc của bản thân khi được tham quan, trải nghiệm cảnh quan, di tích. 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô trong việc tiếp nhận nhiệm vụ. * Năng lực riêng: - Biết rung cảm với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, phát triển thêm lòng tự hào về quê hương đất nước. - Phát triển năng lực giới thiệu về một chủ đề nào đó. 2. Phẩm chất - Yêu nước: biết yêu và tôn trọng những giá trị về cảnh đẹp của đất nước. - Trách nhiệm: HS ý thức trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ và tuyên truyền về vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên của đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định trước mục tiêu của chương trình, phổ biến để HS hiểu rõ. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với nội dung chủ đề. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Chuẩn bị một số hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên mà mình dự định sẽ giới thiệu. - Tổ trực tuần chuẩn bị một tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (10 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề GIỚI THIỆU VỀ NHỮNG CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN EM TỪNG ĐẾN a. Mục tiêu - HS biết được ý nghĩa của những cảnh quan thiên nhiên đẹp với đất nước và đời sống con người. - HS giới thiệu và thể hiện được sự hiểu biết của bản thân với các cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (10 phút) - GVCN mời HS biểu diễn tiết mục văn nghệ mở đầu do tổ trực tuần đã chuẩn bị. - GVCN yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, giữ trật tự theo dõi tiết mục văn nghệ. - HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. * Hoạt động 2: Nhìn ảnh đoán tên ( 10 phút) - GVCN trình chiếu các hình ảnh về những cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của đất nước. Yêu cầu HS nhìn hình ảnh, xung phong nêu tên địa danh, cảnh quan thiên nhiên trong ảnh. - Với mỗi hình ảnh sau khi HS đoán đúng tên cảnh quan thiên nhiên, GV giới thiệu về cảnh quan đó để HS hiểu rõ hơn. Vịnh Hạ Long là một cảnh quan thiên nhiên thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp, được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hóa kỳ vĩ và sống động. Vịnh Hạ Long có phong cảnh tuyệt đẹp nên nơi đây là một điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Dãy núi Hoàng Liên có độ dài khoảng 180km bắt đầu từ Tây Bắc đến Đông Nam, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, nằm giữa Hồng và sông Đà. Hoàng Liên Sơn dài 180 km, rộng gần 30 km, có những ngọn núi cao hiểm trở như Fansipan, đỉnh cao nhất Việt Nam, còn được xem là “nóc nhà” của Tổ quốc. Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Vẻ đẹp của thác Bản Giốc là ở phần thác chính, thác không chảy thẳng 1 dải từ trên xuống mà có những mô đất mấp mô, chia tầng như cầu thang. Đồi cát Mũi Né nằm ở khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Là một trong những bãi cát trải dài nhiều km, lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn. Đồi cát được hình thành từ rất lâu đời, có tổng diện tích gần 50ha từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận. Cát ở đây có nhiều màu, chủ yếu là các màu: vàng, trắng ngà, đỏ sâm, đỏ nhạt… trộn lẫn vào nhau trông rất đẹp mắt. Những cồn cát ở đây được thiên nhiên tạo hình rất kỳ lạ và thay đổi theo từng giờ. Bãi Sao, Phú Quốc, Kiên Giang Với bờ cát trắng trải dài, những hàng dừa xanh cao vút bên bờ biển cong hình lưỡi liềm. Nơi đây được ví như chốn thiên đường có thật ở Phú Quốc. Bãi biển Phú Quốc này mang một cái tên hết sức thú vị là do mỗi khi màn đêm buông xuống, hàng chục ngàn con sao biển di chuyển lên bờ cát trắng phủ đầy một vùng nên người dân đã đặt tên cho nơi đây là Bãi Sao. * Hoạt động 3: Giới thiệu về những cảnh quan thiên nhiên em từng đến (13 phút) - GVCN kể về một cảnh quan mình từng đến thăm cho HS nghe. - GV hướng dẫn HS giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên mà em từng đến theo gợi ý sau: + Cảnh quan đó tên gì, thuộc tỉnh nào? + Em đi tới đó vào thời gian nào? Em đi cùng với ai, nhân dịp gì? + Em nhận xét về cảnh quan thiên nhiên nơi đó. + Em có thực hiện những hành động bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi đó hay không, như là: không xả rác, không bẻ cành cây… + Cảm xúc của em như thế nào khi được tận mắt nhìn thấy những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước? - GVCN khuyến khích các em tự tin chia sẻ. - Trong lúc HS chia sẻ, tương tác với các em bằng các câu hỏi để các em chia sẻ nhiều hơn. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò ( 2 phút) - GVCN cảm ơn các HS đã có những chia sẻ thực tế về trải nghiệm của bản thân. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: + Triển lãm tranh, ảnh, ... về cảnh quan thiên nhiên. ******************&************** HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 50: ẤN TƯỢNG VỀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Biết rung cảm với cảnh quan, di tích, truyền thống, thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước; - Thiết kế được sản phẩm thể hiện cách nhìn nhận, cảm xúc của bản thân về những gì đã trải nghiệm trong chuyến tham quan, dã ngoại. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề, thoả thuận, thuyết phục được các bạn trong nhóm để được hỗ trợ, chia sẻ nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô - Trách nhiệm với bản thân: có tinh thần tự học hỏi và rèn luyện bản thân - Trách nhiệm với gia đình, cộng đồng: biết trân trọng, bảo vệ những danh lam thắng cảnh thiên nhiên của đất nước II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về các cảnh quan thiên nhiên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Phiếu học tập, giấy A0 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin về một cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước mà em yêu thích. - Vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh về cảnh quan thiên nhiên mà em đã tìm thông tin. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (3 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các danh lam thắng cảnh của tỉnh Nam Định mà em biết. + Đội nào viết được nhiều, đúng thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Mỗi vùng miền trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta đều có những danh lam thắng cảnh, những cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng. Có những bạn đã được đi đến tận nơi để chiêm ngưỡng những vẻ đẹp đó, nhưng cũng có những bạn chưa có điều kiện đi thăm đây đó. Vậy nay cô trò mình sẽ đi du lịch thăm các cảnh quan thiên nhiên trên các miền đất nước qua màn ảnh nhỏ và qua bài học ngày hôm nay – Ấn tượng về cảnh quan thiên nhiên B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Thiết kế sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên (12 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được bài thuyết minh, chia sẻ hiểu biết về một cảnh quan thiên nhiên 2. Nội dung: GV hướng dẫn; HS lắng nghe, làm việc nhóm và thiết kế được sản phẩm. 3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của các nhóm. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Ở tiết học trước, cô đã giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu thông tin, ghi lại cảm xúc…khi đến thăm hoặc một cảnh quan thiên nhiên mà em biết. Cô sẽ hướng dẫn các em thiết kế một sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên từ những thông tin mà các em đã chuẩn bị. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 1. Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thông qua các gợi ý. GV hướng dẫn:Gợi ý lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên: + Xác định cảnh quan thiên nhiên mình muốn giới thiệu + Lựa chọn hình thức sản phẩm: có thể là bài viết ngắn, tranh vẽ, thơ, mô hình cảnh quan thu nhỏ…hoặc hình thức khác. + Các nhóm thảo luận thống nhất ý tưởng của sản phẩm + Nhóm trưởng phân công các thành viên chuẩn bị 2. Các nhóm thiết kế sản phẩm theo ý tưởng đã chọn 3. Viết bài thuyết minh cho sản phẩm, chia sẻ hiểu biêt, cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được giới thiệu để trình bày trong triển lãm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, thực hiện thiết kế sản phẩm theo nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm trình bày sản phẩm. Nhóm 1trình bày: - Cảnh quan thiên nhiên muốn giới thiệu: Vịnh Hạ Long. - Hình thức thể hiện sản phẩm: + Thuyết trình về vẻ đẹp và đặc điểm thiên nhiên, con người ở vịnh Hạ Long. + Kết hợp tranh, ảnh, video minh hoạ. -Phân công nhiệm vụ: + Hai bạn Thảo, Trang: lên dàn ý cho bài thuyết trình và tổng hợp ý kiến đóng góp của các bạn khác để bài viết được sinh động. + Bạn Hoa: tìm tranh, ảnh liên quan đến vịnh Hạ Long. + Bạn Ly: tìm, cắt ghép video giới thiệu về thiên nhiên, con người ở vịnh Hạ Long. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm tiếp theo trình bày sản phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động nhóm của HS GV chiếu một sản phẩm mẫu Hiện nay, Việt Nam được biết đến không chỉ là một nước đầy tiềm năng về kinh tế phát triển mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh đẹp hùng vĩ lay động lòng người. Được UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới mới, vẻ đẹp của vịnh Hạ Long đã và thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, là một địa điểm thiên nhiên tuyệt đẹp với diện tích khoảng hơn 1500 km2 và hơn 1600 các đảo lớn nhỏ. Đây là một di sản vô cùng độc đáo bởi nó đánh dấu những mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Việt Nam. Đến với Hạ Long, bạn sẽ không thể bỏ lỡ đảo Bồ Hòn căn nhà của các loài động thực vật, đỉnh núi Yên Tử, hang Sửng Sốt và hòn Trống Mái. Ngoài ra, Hạ Long có khí hậu ẩm ướt, nhiệt đới phù hợp cho khách du lịch đến thăm bất cứ lúc nào. Đến với Hạ Long, bên cạnh việc hòa mình vào thiên nhiên đầy thơ mộng, du khách còn có cơ hội thưởng thức những đồ biển ngon với giá cả hợp lí và sự phục vụ tốt nhất cũng như có thể thư giãn với các trò chơi dưới nước như bơi lội, lặn, lướt ván... Người dân nơi đây cũng rất thân thiện và hiếu khách. Một Hạ Long huyền bí, mơ mộng và thanh lịch như vậy đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. Mỗi người cần phải có ý thức, trách nhiệm bảo tồn và giữ gìn di sản văn hoá quý giá này. - GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Thiết kế một sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên Hoạt động 2: Giới thiệu sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên (12 phút) 1. Mục tiêu: HS biết thêm về những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. Từ đó, hình thành cảm xúc tích cực về các cảnh quan thiên nhiên đó. 2. Nội dung: GV tổ chức triển lãm các sản phẩm đã thiết kế của các nhóm. 3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho trưng bày các sản phẩm của các nhóm trên bảng theo thứ tự. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập -Đại diện các nhóm trình bày thuyết minh về sản phẩm nhóm mình - HS quan sát các sản phẩm, lắng nghe bài thuyết minh của các nhóm - GV lắng nghe HS thuyết minh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS thuyết minh về sản phẩm. Nhóm 2: -Cảnh quan thiên nhiên được thể hiện qua sản phẩm trong triển lãm: phố cổ Hội An. - Hiểu biết của em: Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, là địa điểm du lịch nổi tiếng và thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi năm. Tới Hội An, ta sẽ được đưa vào không gian văn hóa truyền thống của dân tộc với các làng nghề xưa như làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều. Nơi đây mang nét kiến trúc độc đáo cổ kính, tiêu biểu là Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công (Chùa Ông) và nhà thờ tộc Trần. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ: phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá,... - Cảm xúc của em: + Hào hứng, mong được một lần đặt chân đến phố cổ Hội An. + Tự hào vì cảnh đẹp quê hương được bạn bè quốc tế biết đến rộng rãi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động nhóm của HS 2. Giới thiệu sản phẩm về cảnh quan thiên nhiên. Hoạt động 3: Mỗi cảnh quan một câu chuyện (7 phút) 1. Mục tiêu: HS biết thêm về những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước được các nhóm trình bày trong triển lãm. Từ đó, hình thành cảm xúc về các cảnh quan thiên nhiên đó. 2. Nội dung: GV tổ chức triển lãm các sản phẩm đã thiết kế của các nhóm. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV dẫn dắt: Mỗi cảnh quan thiên nhiên trên đất nước ta đều gắn liền với một truyền thuyết, một sự tích, hay một câu chuyện. Hãy chia sẻ một câu chuyện có ý nghĩa mà em biết về một cảnh quan thiên nhiên. - GV gợi ý: * Chia sẻ câu chuyện ý nghĩa: + Truyền thuyết trong dân gian về sự hình thành, ra đời của cảnh quan đó; + Câu chuyện về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử gắn liền với cảnh quan… * Cảm nhận của em về những câu chuyện đã được các bạn chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, trả lời - GV lắng nghe HS trả lời, chốt lại kiến thức Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời, chia sẻ câu chuyện ý nghĩa về cảnh quan thiên nhiên. - HS nêu cảm nhận về những câu chuyện các bạn chia sẻ. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động nhóm của HS - GV chốt lại kiến thức: Truyền thuyết về vịnh Hạ Long Ngày xưa, khi nước Việt ta mới được thành lập đã bị giặc ngoại xâm đánh chiếm. Thấy thế Ngọc Hoàng đã cử Rồng Mẹ cùng đàn Rồng Con của mình xuống hạ giới để giúp đỡ người Việt đánh giặc. Khi các thuyền giặc ồ ạt tiến từ biển vào bờ cũng là lúc đàn Rồng hạ phàm. Ngay lập tức, đàn Rồng phun lửa thiêu cháy thuyền giặc và một phần nhả Châu Ngọc đã tạo thành một vức tường đá vô cùng vững chắc sừng sững giữa đất trời khiến thuyền giặc đâm vào vỡ tan tành. Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm giúp người Việt, đàn Rồng mới có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh nơi đây. Thấy mặt đất thanh bình, cây cối xanh tươi và những con người thì cần cù, chịu khó nên Rồng Mẹ đã quyết định cùng Rồng Con ở lại nơi vừa mới diễn ra trận đấu để có thể bảo vệ con dân Đại Việt muôn đời. Và ngày nay, nơi Rồng Mẹ đáp xuống chính là Vịnh Hạ Long còn nơi đàn Rồng Con hạ giới là vịnh Bái Tử Long. Nơi đuôi đàn Rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (tức bán đảo Trà Cổ ngày nay) với bãi cát mịn và dài hơn chục kilômét. 3. Mỗi cảnh quan một câu chuyện Mỗi vùng, miền trên đất nước ta đều có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình, gợi cho con người những cảm xúc tích cực. Hãy cùng giữ gìn, bảo vệ những cảnh quan đó cho chính chúng ta và các thế hệ mai sau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi: Cảm xúc của em khi được đến thăm Đền Trần – một quần thể đền thờ tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định? 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Cảm xúc của em khi được đến thăm Đền Trần – một quần thể đền thờ tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định? - HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời: Đến đền Trần, em cảm thấy xúc động với quá khứ hào hùng của dân tộc, dấy lên trong lòng em niềm tự hào dân tộc. Em tự hứa với bản thân phải cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng là người con của đất thành Nam. - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.Chia sẻ những hiểu biết của em về đền Trần – Nam Định ? 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Chia sẻ những hiểu biết của em về đền Trần – Nam Định ? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần – một triều đại hưng thịnh bậc nhất của nước ta đã 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông xâm lược. Đền Trần là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. - GV nhận xét, đánh giá. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: -Tìm hiểu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng miền của đất nước mà em biết. - Tìm hiểu những hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh. * Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 51: TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TÌM HIỂU CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA ĐẤT NƯỚC l. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Nắm được kiến thức về các cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước. - Bày tỏ cảm xúc của bản thân khi được tham quan, trải nghiệm cảnh quan, di tích. 2. Về năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Góp phần phát triển năng lực tự học và tự chủ. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực thẩm mĩ, tư duy trong quá trình tham gia trò chơi. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia trò chơi. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập kĩ năng khi tham gia nhiệt tình vào các trò chơi tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước. - Trung thực: HS cần phát huy tính trung thực của bản thân trong việc trả lời câu hỏi, và khi tham gia trò chơi, để trò chơi mang lại hiệu quả giáo dục. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Nội dung trò chơi “Rung chuông vàng” - Bộ câu hỏi cho trò chơi. - Phần thưởng cho người chiến thắng. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. (bảng, phấn, khăn lau) III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: “Tổ chức trò chơi tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước” (30 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua trò chơi, HS được tìm hiểu kiến thức về cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước. b. Tổ chức thực hiện - GV tổ chức cho HS cả lớp tham gia trò chơi lớn “Rung chuông vàng”. - Mục đích lựa chọn trò chơi “Rung chuông vàng”: + Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để HS thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo; đồng thời tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy logic, xử lý nhanh tình huống + Tạo điều kiện để tất cả HS trong lớp đều được tham gia trò chơi. + Đa dạng hóa các hình thức giáo dục nhằm tăng cường tính chủ động và hiệu quả tiếp thu kiến thức cho HS. - GV phổ biến luật chơi: + Mỗi HS sẽ sử dụng 1 bảng con, 1 khăn lau, phấn để thực hiện trả lời các câu hỏi. + Lớp học sẽ là sàn thi đấu. + Nội dung bộ câu hỏi sẽ xoay quanh kiến thức về các chủ đề liên quan đến cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước. + Cấu trúc câu hỏi dưới dạng trả lời nhanh từ khóa, câu hỏi trắc nghiệm và điền khuyết. + Gói câu hỏi gồm 20 câu. GV lần lượt đọc từ câu hỏi số 1. Mỗi câu thí sinh có thời gian suy nghĩ là 10 giây. Hết 10 giây, các thí sinh giơ cao bảng lên để GV kiểm tra kết quả. + Thí sinh viết kết quả vào bảng, viết chữ to hết phần bảng. + Nếu đến câu hỏi nào mà chỉ còn khoảng 10 thí sinh thi đấu, thì GV sẽ tổ chức một trò chơi nhỏ để cứu trợ, và tăng thêm sự sôi nổi cho tiết học. + Thí sinh cuối cùng còn lại trên sàn thi đấu và tiếp tục trả lời các câu hỏi sẽ là thí sinh chiến thắng và giành được phần thưởng của cuộc thi. + Trong trường hợp đến câu hỏi cuối cùng mà còn nhiều hơn 1 thí sinh thì GV sẽ sử dụng một số câu hỏi phụ. - GV linh hoạt tổ chức trong khi tổ chức trò chơi cho HS, theo từng sự thay đổi số lượng các câu trả lời. - GV kết hợp đọc câu hỏi và chiếu hình ảnh lên màn chiếu (tivi). * Bộ câu hỏi sử dụng trong trò chơi “Rung chuông vàng” Câu 1: Cổng Tò Vò bằng đá nổi tiếng Việt Nam nằm ở bãi biển thuộc đảo nào? A. Đảo Phú Quốc B. Đảo Lý Sơn C. Đảo Bình Ba Câu 2: Hồ nước ngọt rộng nhất Đà Lạt có tên là gì? A. Hồ Than Thở B. Hồ Xuân Hương C. Hồ Tuyền Lâm Câu 3: Nơi đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, đã từng diễn ra các cuộc thi tuyển chọn người tài để tìm ra những bậc hiền tài góp phần dựng xây đất nước. Đó là di tích nào? Văn Miếu – Quốc Tử Giám Câu 4: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở tỉnh nào? A. Hải Dương B. Quảng Bình C. Ninh Bình Câu 5: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau: Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng Câu 6: Đây là một di tích lịch sử văn hóa lâu đời ở quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là quần thể kiến trúc bao gồm ngôi chùa và tòa đài giữa hồ, đó là tên của di tích lịch sử văn hóa nào? Chùa Một Cột Câu 7: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ Câu 8: Dãy núi nào cao nhất Việt Nam? A. Hoàng Liên Sơn B. Núi Hồng Lĩnh C. Núi Bạch Mã Câu 9: Hình ảnh sau đây là tên của danh lam thắng cảnh nào? Vịnh Hạ Long Câu 10: Đây là tên một phố cổ nằm ở tỉnh Quảng Nam, có nét kiến trúc độc đáo, cổ kính. A. Phố cổ Hội An B. Phố cổ Hà Nội C. Phố cổ Đồng Văn Câu 11: Cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh nào? A. Thanh Hóa B. Huế C. Ninh Bình Câu 12: Trong các đề bài sau, đề nào dùng để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh? A. Thuyết Minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội B. Giới thiệu về món ăn truyền thống của dân tộc C. Thuyết minh về cách làm một chiếc diều giấy Câu 13: Hồ nào nức tiếng xa gần, Vua Lê trả kiếm cho thần Kim Quy? Hồ Hoàn Kiếm Câu 14: Hình ảnh sau đây là địa danh lịch sử nào? Cố đô Huế Câu 15: Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 16: Nơi nào được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Bắc”, cách thủ đô Hà Nội 80km, có khí hậu mát mẻ se lạnh quanh năm và sở hữu nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Tam Đảo Câu 17: Là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở Hà Nội, là danh thắng bậc nhất kinh kỳ với kiến trúc cổ kính, uy nghiêm hoà hợp với cảnh quan thanh nhã, yên bình bên mênh mông hồ nước, là nơi chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. A. Chùa Hương B. Chùa Trấn Quốc C. Chùa Bộc Câu 18: Tên một thành phố du lịch nổi tiếng ở Tây Bắc, nơi có danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, và đỉnh Fansipan tọa lạc – nơi được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Sa Pa Câu 19: Đâu là tên một hòn đảo lớn nhất Việt Nam, có cảnh quan thiên nhiên là những bãi tắm tuyệt đẹp? A. Đảo Phú Quốc B. Đảo Vân Đồn C. Đảo Cát Hải Câu 20: Đây là nơi ghi dấu nhiều cột mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Vào ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã chọn nơi này để đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quảng trường Ba Đình 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. + Trao thưởng cho HS đạt giải nhất cuộc thi “Rung chuông vàng”. + Phỏng vấn HS về những kiến thức em thu hoạch được sau cuộc thi, cảm nhận của em khi khám phá được nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và di tích lịch sử của đất nước ta. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật về cảnh quan thiên nhiên của quê hương.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Các trang: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12