
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02:00 04/01/2020
Lượt xem: 81
Dung lượng: 18,5kB
Nguồn: SGK, SÁCH THAM KHAO, SACH GV
Mô tả: Ngày soạn: ........................................ Tiết 19 Bài 12. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiết 1) I, MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1, Kiến thức: - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Nêu được ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2, Kĩ năng: * Kĩ năng bài học: - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân * Kĩ năng sống: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với những trẻ em thiệt thòi. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. 3, Thái độ: Tôn trọng quyền của mình và mọi người * Tích hợp: Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác. - Tôn trọng quyền của mình và mọi người - Có ý thức bảo vệ, không xâm phạm quyền của người khác; phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em. 4, Năng lực: - Năng lực tự học tự tìm kiếm và xử lí thông tin - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực xác định giá trị - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực trình bày suy nghĩ II, CHUẨN BỊ. - GV: Soạn bài theo kiến thức chuẩn, SGK, SGV, SBT GDCD 6, UDCNTT. - HS: Xem trước nội dung bài học, sách vở, đồ dùng học tập. III, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1, Phương pháp: kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, phân tích, vấn đáp. 2, Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày 1’. IV, TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY. 1, Ổn định tổ chức(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6D 6E 2, Bài mới(39’). * Giới thiệu bài: Treo một số các tranh ảnh về trẻ em sống thiếu thốn, phải đói rách, không được học hành lang thang không nơi nương tựa. ? Suy nghĩ của bản thân? Trẻ em như búp trên cành, trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là đối tượng được cả thế giới quan tâm. Liên hợp quốc đã quy định trẻ em được hưởng những quyền gì, cô và các em cùng vào bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1(10’): Phân tích truyện đọc. - Mục đích: Phân tích truyện đọc. - Phương pháp: phân tích, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi. GV gọi HS đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội". ? Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? Có gì khác thường? HS: Diễn ra rất vui vẻ, ấm cúng, đầy đủ cái tết của một gia đình. Nhưng điều khác biệt gia đình ở đây rất đông con tiêu biểu là chị Đỗ vốn là giáo viên nhưng chị đã làm mẹ của 11 đứa trẻ mồ côi. ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. HS: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. *Hoạt động 2(20’): Giới thiệu khái quát về công ước Liên Hợp Quốc. - Mục đích: Tìm hiểu nội dung bài học. - Phương pháp: phân tích, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm. GV giải thích Công ước Liên hợp quốc là luật quốc tế về quyền trẻ em. - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. GV cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: - Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. Việt Nam kí công ước vào ngày 26/1/1990, là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. Đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên. Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều). ? Công ước LHQ ra đời vào năm nào?Do ai ban hành? GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS nêu và phân biệt 4 nhóm quyền. HS thảo luận nhóm theo hình thức khăn phủ bàn trả lời câu hỏi. GV đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học. GV tổ chức cho HS thảo luận 4 nhóm Công ước. Vận dụng 4 phiếu rời và 8 tranh đã được chuẩn bị làm phương tiện dạy học. GV khuyến khích hs các nhóm thi đua nhau. ? Dựa vào nội dung đã ghi các quyền trong các phiếu, hãy phân loại 8 bức tranh hoặc ảnh tương ứng với nội dung 4 quyền đó? GV yêu cầu HS ghi ý kiến của nhóm mình vào tờ giấy A4. Nhóm nào xong trước được trình bày trước. ? Vì sao em đã sắp xếp như vậy? HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. Từ 4 ND các quyền trên, GV giới thiệu các tên quyền hoặc đưa ra 4 tên quyền và hỏi: ? Theo em ND quyền nào phù hợp với những quyền này? HS: Trả lời (Quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia). ? Quyền sống còn là gì ? HS: Trả lời. ? Thế nào là quyền bảo vệ? * Hoạt động 3(9’): Luyện tập. - Mục đích: Vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Phương pháp: phân tích, vấn đáp, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK và SBT. I, Đặt vấn đề. 1, Truyện đọc. 2, Nhận xét. - Tết ở làng trẻ em SOS diễn ra rất vui vẻ, ấm cúng, đầy đủ cái tết của một gia đình; nhưng gia đình ở đây rất đông con. - Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. II, Nội dung bài học. 1, Giới thiệu khái quát về công ước. - Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước. - Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm: a. Nhóm quyền sống còn: - Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. b. Nhóm quyền bảo vệ: - Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. của mình... III, Luyện tập. Bài a(SGK/38) - Việc làm thực hiện quyền trẻ em: + Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn. + Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. + Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. + Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. + Tổ chức trại hè cho trẻ em. - Việc làm vi phạm quyền trẻ em: (Các ý còn lại) Người lớn đã vi phạm quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia mà đúng ra An phải được hưởng. Những nguy cơ sẽ xảy ra với An: cuộc sống lang thang sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. An có thể bị lôi kéo vào các con đường tệ nạn xã hội. 3, Củng cố(2’): Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em ra đời thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc và thông cảm. 4, Hướng dẫn về nhà(3’): - Về nhà học bài và hoàn thành các bài tập còn lại. - Về nhà tìm ở thực tế địa phương mình những biểu hiện tốt hoặc chứ tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em để trình bày trước lớp vào tiết sau (Tiết 2). V, Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 02:00 04/01/2020
Lượt xem: 81
Dung lượng: 18,5kB
Nguồn: SGK, SÁCH THAM KHAO, SACH GV
Mô tả: Ngày soạn: ........................................ Tiết 19 Bài 12. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiết 1) I, MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1, Kiến thức: - Nêu được tên bốn nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. - Nêu được ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2, Kĩ năng: * Kĩ năng bài học: - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân * Kĩ năng sống: - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với những trẻ em thiệt thòi. - Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. 3, Thái độ: Tôn trọng quyền của mình và mọi người * Tích hợp: Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác. - Tôn trọng quyền của mình và mọi người - Có ý thức bảo vệ, không xâm phạm quyền của người khác; phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em. 4, Năng lực: - Năng lực tự học tự tìm kiếm và xử lí thông tin - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực xác định giá trị - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực trình bày suy nghĩ II, CHUẨN BỊ. - GV: Soạn bài theo kiến thức chuẩn, SGK, SGV, SBT GDCD 6, UDCNTT. - HS: Xem trước nội dung bài học, sách vở, đồ dùng học tập. III, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1, Phương pháp: kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, phân tích, vấn đáp. 2, Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày 1’. IV, TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY. 1, Ổn định tổ chức(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6D 6E 2, Bài mới(39’). * Giới thiệu bài: Treo một số các tranh ảnh về trẻ em sống thiếu thốn, phải đói rách, không được học hành lang thang không nơi nương tựa. ? Suy nghĩ của bản thân? Trẻ em như búp trên cành, trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là đối tượng được cả thế giới quan tâm. Liên hợp quốc đã quy định trẻ em được hưởng những quyền gì, cô và các em cùng vào bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1(10’): Phân tích truyện đọc. - Mục đích: Phân tích truyện đọc. - Phương pháp: phân tích, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi. GV gọi HS đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội". ? Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? Có gì khác thường? HS: Diễn ra rất vui vẻ, ấm cúng, đầy đủ cái tết của một gia đình. Nhưng điều khác biệt gia đình ở đây rất đông con tiêu biểu là chị Đỗ vốn là giáo viên nhưng chị đã làm mẹ của 11 đứa trẻ mồ côi. ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?. HS: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. *Hoạt động 2(20’): Giới thiệu khái quát về công ước Liên Hợp Quốc. - Mục đích: Tìm hiểu nội dung bài học. - Phương pháp: phân tích, vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm. GV giải thích Công ước Liên hợp quốc là luật quốc tế về quyền trẻ em. - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam. GV cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu: - Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. Việt Nam kí công ước vào ngày 26/1/1990, là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. Đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên. Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều). ? Công ước LHQ ra đời vào năm nào?Do ai ban hành? GV cho HS quan sát tranh và yêu cầu HS nêu và phân biệt 4 nhóm quyền. HS thảo luận nhóm theo hình thức khăn phủ bàn trả lời câu hỏi. GV đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học. GV tổ chức cho HS thảo luận 4 nhóm Công ước. Vận dụng 4 phiếu rời và 8 tranh đã được chuẩn bị làm phương tiện dạy học. GV khuyến khích hs các nhóm thi đua nhau. ? Dựa vào nội dung đã ghi các quyền trong các phiếu, hãy phân loại 8 bức tranh hoặc ảnh tương ứng với nội dung 4 quyền đó? GV yêu cầu HS ghi ý kiến của nhóm mình vào tờ giấy A4. Nhóm nào xong trước được trình bày trước. ? Vì sao em đã sắp xếp như vậy? HS: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung. Từ 4 ND các quyền trên, GV giới thiệu các tên quyền hoặc đưa ra 4 tên quyền và hỏi: ? Theo em ND quyền nào phù hợp với những quyền này? HS: Trả lời (Quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia). ? Quyền sống còn là gì ? HS: Trả lời. ? Thế nào là quyền bảo vệ? * Hoạt động 3(9’): Luyện tập. - Mục đích: Vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Phương pháp: phân tích, vấn đáp, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi. GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK và SBT. I, Đặt vấn đề. 1, Truyện đọc. 2, Nhận xét. - Tết ở làng trẻ em SOS diễn ra rất vui vẻ, ấm cúng, đầy đủ cái tết của một gia đình; nhưng gia đình ở đây rất đông con. - Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc. II, Nội dung bài học. 1, Giới thiệu khái quát về công ước. - Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời. - Năm 1990 Việt nam kí và phê chuẩn công ước. - Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nhóm: a. Nhóm quyền sống còn: - Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. b. Nhóm quyền bảo vệ: - Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. của mình... III, Luyện tập. Bài a(SGK/38) - Việc làm thực hiện quyền trẻ em: + Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn. + Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. + Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn. + Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em. + Tổ chức trại hè cho trẻ em. - Việc làm vi phạm quyền trẻ em: (Các ý còn lại) Người lớn đã vi phạm quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia mà đúng ra An phải được hưởng. Những nguy cơ sẽ xảy ra với An: cuộc sống lang thang sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. An có thể bị lôi kéo vào các con đường tệ nạn xã hội. 3, Củng cố(2’): Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em ra đời thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc và thông cảm. 4, Hướng dẫn về nhà(3’): - Về nhà học bài và hoàn thành các bài tập còn lại. - Về nhà tìm ở thực tế địa phương mình những biểu hiện tốt hoặc chứ tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em để trình bày trước lớp vào tiết sau (Tiết 2). V, Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

