Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 31: TIẾT 91,93-CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 22:09
Lượt xem: 2
Dung lượng: 2,659.7kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị The Chủ đề 8: Con đường tương lai Môn: TNHN 7 - Lớp: 7B1 TUẦN 31 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 91: TRIỂN LÃM TRANH, ẢNH VỀ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Tự học và tự chủ, tự giác trong việc tìm kiếm các hình ảnh để tham gia triển lãm trưng bày theo yêu cầu. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. - Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong việc trưng bày và trình bày các tác phẩm. * Năng lực riêng: - Có khả năng phát triển năng lực thẩm mĩ, cảm nhận. - Phát hiện, phát triển khả năng hội họa, thẩm mĩ của HS. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS có ý thức tham gia các hoạt động chung tại lớp, trường, có ý thức tìm hiểu và trân trọng các nghề ở địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc rèn luyện bản thân, tìm hiểu các nghề ở địa phương. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định mục tiêu của buổi triển lãm, trưng bày để HS hiểu rõ. - Tổ chức xây dựng kế hoạch, yêu cầu các tổ đăng kí và chuẩn bị trước các sản phẩm thể hiện sự hiểu biết về các nghề ở địa phương. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với nội dung trưng bày. - Chuẩn bị khu vực triển lãm các sản phẩm. 2. Đối với HS - Các tổ đăng kí và chuẩn bị các sản phẩm trưng bày. - Chuẩn bị bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới (10 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề (30 phút) a. Mục tiêu - HS tìm hiểu được về các nghề ở địa phương thông qua việc lựa chọn, chụp ảnh, vẽ tranh về nghề. - HS hiểu được ý nghĩa của việc tìm hiểu các nghề ở địa phương. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động 1: Trò chơi “Đoán ý đồng đội”. - GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi cử 2 người lên sân khấu thực hiện trò chơi. Những HS khác cổ vũ cho đội của mình. - GV phổ biến luật chơi trò chơi “Đoán ý đồng đội” như sau: + Mỗi đội có 2 bạn chơi tạo thành một cặp. Một bạn nhận từ GV 3 tờ giấy trong đó có 3 từ khóa về nghề nghiệp. Bạn nhận được từ khóa sẽ dùng từ ngữ, hành động mô tả, cử chỉ của nghề nghiệp đó. Không được dùng từ ngữ có xuất hiện trong từ khóa. Bạn còn lại không được nhìn thấy từ khóa, chỉ nghe đồng đội của mình diễn tả và đoán từ khóa trong tờ giấy. + Mỗi từ khóa trả lời đúng sẽ được 10 điểm. + Trong thời gian 1 phút, đội nào trả lời được nhiều từ khóa đúng và không phạm luật sẽ giành chiến thắng và nhận được một món quà nhỏ. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của em qua trò chơi theo gợi ý sau: + Em nhận thấy các từ khóa mà hai đội được nhận có chung nội dung về điều gì? Gợi ý trả lời: Những từ khóa đều nói về các nghề trong cuộc sống. - Nội dung các từ khóa cho hai đội Đội 1 Đội 2 Nghề xây dựng Nghề đánh cá Nghề lái xe Nghề luật sư Nghề dệt vải Nghề trồng trọt Nghề nấu rượu Nghề làm mắm Nghề nhạc sĩ Nghề diễn viên - GV: Qua các tiết học ở nội dung HĐ giáo dục theo chủ đề và SHDC, các em đã có thêm nhiều hiểu biết về các nghề ở địa phương. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham gia triển lãm tranh, ảnh về các nghề ở địa phương để mở rộng thêm hiểu biết về nghề. * Hoạt động 2: Tham quan triển lãm tranh ảnh về nghề ở địa phương. - Sản phẩm trưng bày được yêu cầu như sau: + Hình thức: ảnh chụp, ảnh sưu tầm trên Internet, tranh vẽ. + Nội dung: Về các hoạt động nghề nghiệp ở địa phương, đặc trưng của nghề, sản phẩm của nghề ở địa phương, khoảnh khắc nghề nghiệp, ảnh đẹp về làng nghề hoặc nét đep lao động. - GVCN giới thiệu chung về sản phẩm và khu vực trưng bày của lớp. - Các tổ đặt các sản phẩm trưng bày của tổ mình ở khu vực trưng bày. - Đại diện các tổ lần lượt giới thiệu ý nghĩa về các sản phẩm trưng bày triển lãm của tổ mình. - HS cả lớp theo dõi, lắng nghe phần thuyết trình giới thiệu của các tổ, có thể đặt thêm câu hỏi về chất liệu, thời gian thực hiện, người thiết kế, sưu tầm…đối với các sản phẩm. - Sau mỗi lượt giới thiệu sản phẩm của các tổ, cả lớp vỗ tay cổ vũ và khích lệ. - Sau khi các tổ giới thiệu lần lượt. GVCN cho phép HS tự do tham quan các tác phẩm của buổi triển lãm. - Kết thúc chương trình, GVCN nhận xét chung về tinh thần tham gia của các tổ. - GVCN nhận xét đánh giá về các sản phẩm HS thiết kế, trưng bày, triển lãm. - GVCN mời một số HS trong lớp chia sẻ cảm xúc khi các em tham quan và theo dõi phần thuyết trình của các bạn về các sản phẩm trưng bày. + Em thích sản phẩm nào nhất? + Qua buổi triển lãm, em có thêm hiểu biết gì về các nghề ở địa phương? - HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và cảm nhận của bản thân. - GVCN lưu ý và khích lệ, động viên những HS thể hiện được năng khiếu về thiết kế, hội họa để định hướng phát triển cho các em. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (5 phút) - GVCN tổng kết hoạt động. - GV dặn dò HS tiếp tục có những tìm hiểu, nghiên cứu về nghề ở địa phương. - Dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: Chia sẻ về những tấm gương khởi nghiệp thành công bằng nghề ở địa phương. + Mỗi HS tìm hiểu qua sách báo, người thân, người dân xung quanh ở nơi sinh sống để có tư liệu về các tấm gương khởi nghiệp thành công bằng nghề ở địa phương. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 92: NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Phát triển khả năng tự chủ và tự học khi tìm hiểu về các nghề hiện có ở địa phương. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với GV và các bạn. * Năng lực riêng: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua việc trả lời câu hỏi, báo cáo thảo luận. - Năng lực tìm hiểu kiến thức về nghề nghiệp thông qua sách báo, mạng Internet, người thân xung quanh, tham quan trải nghiệm. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ thực hiện những nhiệm vụ học tập. - Trách nhiệm với những nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Trò chơi phù hợp với hoạt động mở đầu. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Tư liệu, hình ảnh về một số nghề ở địa phương. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. -Tìm hiểu trước về các nghề ở địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu - Thông qua hoạt động, HS kết nối được với nội dung của bài học. - Tạo không khí sôi nổi, thoải mái khi bắt đầu phần nội dung bài học. d. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi cử 2 người lên sân khấu thực hiện trò chơi. Những HS khác cổ vũ cho đội của mình. - GV phổ biến luật chơi trò chơi “Đoán tên nghề từ sản phẩm” như sau: + Thời gian cho mỗi đội là 2 phút. + Mỗi đội có 2 bạn chơi tạo thành một cặp. Bạn thứ nhất nêu tên một sản phẩm của nghề ở địa phương, bạn kia phải nói được tên của nghề đó. Ví dụ bạn thứ nhất nói: “bàn ghế” thì bạn cùng đội phải nói được tên nghề là “nghề mộc”. + Mỗi cặp tên sản phẩm – tên nghề đúng sẽ được 10 điểm. + Trong thời gian quy định, đội nào nêu được tên nhiều nghề hơn ở địa phương sẽ giành chiến thắng. - Sau khi trò chơi kết thúc, GV tuyên bố đội thắng. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của em qua trò chơi theo gợi ý sau: + Em biết ở địa phương mình có phong phú về nghề nghiệp hay không? + Em có sẵn sàng và thích thú khi tìm hiểu các nghề ở địa phương không? - GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Các em thân mến, xung quanh chung ta có biết bao nhiêu nghề, biết bao công việc giúp cho rất nhiều gia đình đủ ăn đủ mặc và dần trở nên khá giả, giàu có. Mỗi nghề nghiệp đó đi liền với những vất vả và hạnh phúc, có thể trải qua nhiều thế hệ, nuôi nấng các em nên người. Vậy ở địa phương chúng ta có những nghề nghiệp với các đặc trưng như thế nào, tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM (15 phút) Hoạt động 1: Xác định nghề ở địa phương. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS nêu được tên những nghề nghiệp hiện có ở địa phương. - Dựa vào tên các nghề đã được nêu, tập hợp thành danh sách các nghề theo nhóm nghề. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia làm 4 nhóm tham gia trò chơi “Đoán tên nghề qua hình ảnh”. - GV chuẩn bị một số hình ảnh là các nghề thường thấy ở địa phương, HS dễ dàng nhận diện. - GV chiếu hình ảnh lên máy chiếu, HS các nhóm giành quyền trả lời bằng cách giơ tay nhanh. - Nội dung bộ hình ảnh như sau: - Sau khi HS xem xong các hình ảnh, GV yêu cầu HS thực hiện công việc sau: + Nêu thêm tên các nghề khác chưa có trong ảnh mà các em biết. + Dựa vào tên các nghề trong ảnh, và các nghề mà HS nêu thêm, phân chia các nghề vào các nhóm nghề sao cho phù hợp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, giơ tay trả lời các câu hỏi hình ảnh. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời. Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chia sẻ thêm với HS một số đặc điểm nghề nghiệp ở địa phương. - GV tuyên dương nhóm HS giành chiến thắng trong trò chơi. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý câu trả lời của HS về hình ảnh một số nghề - Ảnh 1: Nghề trồng lúa - Ảnh 2: Nghề trồng trọt - Ảnh 3: Nghề giáo viên - Ảnh 4: Nghề bác sĩ - Ảnh 5: Nghề chăn nuôi - Ảnh 6: Kinh doanh tạp hóa - Ảnh 7: Nghề cơ khí - Ảnh 8: Dịch vụ làm đẹp HS chia sẻ thêm được một số nghề mà em thấy ở địa phương, có thể là nghề mà người trong gia đình dòng họ em, xung quanh nơi em sinh sống đang làm. - Sắp xếp nghề theo nhóm nghề: + Nhóm nghề sản xuất: trồng cây, chăn nuôi, sản xuất sản phẩm may mặc, thực phẩm… + Nhóm nghề kinh doanh: buôn bán tạp hóa, đại lí thu mua nông sản, cửa hàng mua bán gạo… + Nhóm nghề dịch vụ: tiệm tóc, spa, tư vấn bảo hiểm… + Nhóm nghề hành chính sự nghiệp: giáo viên, bác sĩ, công an… Hoạt động 2: Đặc điểm một số nghề ở địa phương. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những đặc điểm cụ thể của một số nghề ở địa phương. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện những nhiệm vụ sau: + Mỗi nhóm sẽ lựa chọn một nghề trong các nghề có ở địa phương. + Trao đổi với nhau để đưa ra những đặc điểm liên quan đến nghề như: tên nghề, công việc đặc trưng của nghề, thời gian địa điểm làm việc, trang thiết bị dụng cụ lao động, những lưu ý khi làm nghề… Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu của GV. - HS trình bày vào bảng phụ của nhóm, có thể dựa vào bản mô tả nghề được gợi ý trong SGK trang 73. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện một số nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận và trước cả lớp. - GV lựa chọn những nhóm đôi có miêu tả về các nghề khác nhau, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, bổ sung, phản biện, nêu câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm. - GV tuyên dương những nhóm đưa ra được những nội dung phong phú, đầy đủ, đúng về nghề. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý câu trả lời của HS (Ví dụ về một số nghề thường thấy, hoặc GV có thể bổ sung thêm cho HS). Tên nghề: Nghề làm gốm - Nguyên liệu chủ yếu: Đất và một số loại đá - Những hoạt động đặc trưng: Ủ đất (thấu đất), tạo hình sản phẩm, gọt, tiện sản phẩm, vẽ hoa văn, nung sản phẩm. - Địa điểm làm việc: tại gia đình, xưởng gia công - Trang thiết bị: Lò nung, dao, chậu, khuôn… Tên nghề: Nghề mộc (Nghề gỗ) - Công việc đặc trưng: chế biến, tạo ra các sản phẩm đồ dùng, trang trí từ gỗ - Trang thiết bị, dụng cụ cơ bản: máy tiện, máy cắt, bào, đục… - Những phẩm chất, năng lực của người làm nghề: cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, khéo léo, thẩm mỹ, sáng tạo - Những nguy hiểm có thể xảy ra: các loại máy móc và đồ dùng sắc nhọn, cắt, lưỡi cưa, tiếng ồn và bụi bẩn lâu ngày - Cách giữ an toàn khi làm các công việc của nghề: cẩn thận và thao tác đúng các loại máy móc, dụng cụ, sử dụng đồ bảo hộ lao động, mắt kính, khẩu trang… 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH (10 phút) Hoạt động 3: Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS nhận diện được những nguy hiểm trong một số nghề truyền thống cụ thể ở địa phương. - Trao đổi và tìm hiểu được cách giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia thành các nhóm, thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Em hãy lựa chọn một nghề hiện có ở địa phương. + Nghề đó có thể gặp phải những nguy hiểm nào? + Để đảm bảo an toàn lao động khi làm nghề đó, cần chú ý những gì? + Em có đề xuất gì để áp dụng giữ an toàn cho mình và mọi người nếu thực hiện nghề đó không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của GV. - HS trình bày vào bảng phụ của nhóm để treo lên bảng chính phục vụ thuyết trình. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện một số nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV lựa chọn những nhóm lựa chọn nghề khác nhau, tránh trùng lặp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, bổ sung, phản biện, nêu câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm. - GV tuyên dương những nhóm đưa ra được những nội dung phong phú, đầy đủ, đúng về nghề. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý câu trả lời của HS (GV có thể bổ sung thêm cho HS). Ví dụ về một số nghề Tên nghề Nguy hiểm có thể gặp phải An toàn lao động Nghề lái xe - Tai nạn - Vi phạm giao thông - Gặp nguy hiểm khi đi vào ban đêm - Luôn tuân thủ luật giao thông - Giữ sức khỏe và tỉnh táo khi lái xe Lính cứu hỏa - Đám cháy lớn bùng phát - Sập các kết cấu xây dựng - Khói bụi từ đám cháy - Mặc đồ bảo hộ đảm bảo tiêu chuẩn - Luôn thận trọng trước mọi quyết định khi làm việc Nghề đánh cá - Gặp dông, bão trên biển - Nắng, gió nhiều ngày ảnh hưởng sức khỏe - Tuân thủ các quy định về đánh bắt hải sản - Luôn có đủ thuốc dự phòng khi đánh bắt xa bờ 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10 phút) Hoạt động 4: Hùng biện: “Nếu em là lãnh đạo địa phương…”. a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS đưa ra được nội dung bài hùng biện và thể hiện nó trước cả lớp về nội dung theo yêu cầu. - HS hiểu được ý nghĩa của việc gìn giữ và phát triển các nghề ở địa phương. - Tầm quan trọng của việc khích lệ thanh niên khởi nghiệp. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: + Các nhóm thảo luận về nội dung: Nếu em là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp? + Sau khi thảo luận, mỗi nhóm cử 3 HS tham gia hùng biện trước lớp. Mỗi HS phụ trách một nội dung trong bài hùng biện. + Các thành viên có sự liên kết, hợp tác với nhau để bài hùng biện được liền mạch, có sức thuyết phục người nghe. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận trong nhóm và thực hiện yêu cầu của GV. - Các nhóm thực hiện bài hùng biện theo nhiệm vụ đã phân công. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời lần lượt các nhóm lên thực hiện bài hùng biện trước lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, bổ sung, phản biện, nêu câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét bài hùng biện mà sự hợp tác của các nhóm. - GV tuyên dương những nhóm có bài hùng biện thuyết phục người nghe, phong phú, đầy đủ, nêu bật được nội dung trọng tâm cần khai thác. - GV kết luận hoạt động. * Gợi ý nội dung bài hùng biện - Để phát triển các nghề ở địa phương: + Chú trọng đào tạo những người làm nghề trẻ tuổi, có sự nhạy bén về công nghệ. + Tạo điều kiện tối đa để phát triển nghề. + Lãnh đạo địa phương chú ý kết nối các nguồn đầu ra cho sản phẩm nghề ở địa phương. + Tổ chức các triễn lãm, hội nghị thương mại xúc tiến đầu tư vào các nghề ở địa phương. - Để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp + Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương. + Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mĩ nghệ,...và các sản phẩm khởi nghiệp ở địa phương. + Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 5 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề. - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS vận dụng tốt những trải nghiệm trong tiết học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Em phù hợp với nghề nào?   SINH HOẠT LỚP TIẾT 93: TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TÌM HIỂU VỀ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: - Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa trong việc trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm với bạn bè. - Phát triển khả năng tìm hiểu nghề nghiệp. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tìm hiểu kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Trung thực: HS chia sẻ những kinh nghiệm của chính mình với các bạn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi (máy chiếu), máy tính. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 - Trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề để tổ chức hoạt động mở đầu. - Một số hình ảnh về nghề nghiệp ở địa phương. 2. Học sinh - SGK, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7. - Nghiên cứu trước những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị từ tiết học trước. - Giấy, bảng phụ, bút để thực hiện các hoạt động học tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNTP. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Tổ chức trò chơi tìm hiểu về nghề ở địa phương (30 phút) Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, sôi nổi cho HS trước khi bắt đầu tiết học. - Kết nối ý nghĩa trò chơi với nội dung tiết học. b. Tổ chức thực hiện: - Người quản trò mời cả lớp vào vị trí. - Người quản trò phổ biến cách chơi và luật chơi của trò chơi “Tôi tên – Tên nghề” + Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò tung cho bạn chơi đầu tiên quả bóng giấy. Trong vòng 10 giây, bạn đó phải nói được tên một nghề mà nghề đó có chữ cái đứng trước tên nghề trùng với chữ cái đứng ở đầu tên của mình. Ví dụ, tôi tên Lan – tôi biết nghề Lái xe tải, Tôi tên Tuấn – tôi biết nghề Thợ xây,…Nói xong tên nghề, bạn đó có quyền tung quả bóng giấy cho bất kì bạn nào khác. Người nhận được quả bóng giấy nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình như bạn trước. Nếu trong 10 giây, bạn nào không nói được tên nghề, bạn đó phải rời khỏi vị trí và đứng vào giữa vòng tròn. Bóng được tung cho bạn tiếp theo. Cuộc chơi kéo dài khoảng 4 phút. Những bạn không trả lời được, đứng ở giữa vòng tròn sẽ thực hiện một hoạt động nào đó theo yêu cầu của các bạn trong lớp, ví dụ: hát và múa phụ họa, nhảy lò cò,… + Những bạn kể tên nghề sau không được trùng với tên nghề bạn trước đã kể. Chữ cái đầu tên nghề phải trùng với chữ cái đầu của tên mình. Mỗi người chỉ có thời gian 10 giây để trả lời. Ai vi phạm những quy định trên là phạm luật và phải dừng cuộc chơi. Người nào chơi đến khi kết thúc là người thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi, GV mời HS chia sẻ về: + Cảm nhận của em về trò chơi. + Nếu được chơi lại, em nghĩ mình có chơi nhanh hơn, tốt hơn không? Vì sao? - GV nhận xét và dẫn dắt vào chủ đề: Nghề nghiệp là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người. Ở lứa tuổi HS, việc hiểu biết về nghề nghiệp sẽ là một sự định hướng tốt cho tương lai, cho việc chọn nghề sau này. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tham gia trò chơi để tìm hiểu về nghề nghiệp hiện có ở địa phương mình nhé! Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn” a. Mục tiêu: - HS kể được những nghề ở địa phương mà em biết b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức hoạt động. - GV chia bảng thành 4 phần. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm trong 2 phút về những nghề mà em biết ở địa phương nơi em sinh sống. + Hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt viết thật nhanh lên bảng những nghề mà em đã nêu tên bằng cách viết tiếp sức. Mỗi HS chỉ được viết một lần, HS này viết xong nhanh chóng chuyển phấn cho HS kế tiếp. + Trong thời gian 2 phút, nhóm nào viết đúng được các nghề ở địa phương (ít bị trùng lặp) sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và hợp tác với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhóm. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm trên bảng. - GV cùng HS đánh giá kết quả, sản phẩm của hoạt động, tuyên dương nhóm xuất sắc giành giải nhất. * Sản phẩm của hoạt động - HS tham gia trò chơi nhiệt tình - HS viết được tên những nghề các em biết ở địa phương: (Các nghề về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất…). Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - HS tham gia trò chơi, nghe bài hát đoán tên nghề. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV ổn định tổ chức lớp. Yêu cầu HS giữ trật tự, nghiêm túc tham gia trò chơi. - GV phổ biến luật chơi: + Có 5 đoạn nhạc thuộc 5 bài hát. + Đoạn nhạc gợi ý đến một ngành nghề nào đó. + HS giơ tay nhanh để giành quyền trả lời tên ngành nghề mà bài hát đề cập đến. - Sản phẩm của hoạt động: + Bài hát 1: Nghề giáo viên + Bài hát 2: Nghề bác sĩ + Bài hát 3: Nghề đánh cá + Bài hát 4: Nghề công an + Bài hát 5: Nghề trồng lúa 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GV nhắc nhở HS việc tìm hiểu những nghề nghiệp hiện có địa phương sẽ mang đến cho em nhiều kiến thức bổ ích về nghề nghiệp. - HS tiếp nhận chú ý lắng nghe. - GV nhận xét đánh giá tiết học: + Tuyên dương những HS, nhóm HS thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. + Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - GV nhắc nhở chuẩn bị nội dung cho tiết học sau: Khảo sát xu hướng chọn nghề ở địa phương của các bạn trong lớp. ———»«———

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Pages: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12