
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- HĐTN 7-TUẦN 21: TIẾT 61 63-TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNH
- Tài liệu cùng tác giả
- Tài liệu cùng chủ đề
- «Back
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 21:35
Lượt xem: 5
Dung lượng: 1,391.4kB
Nguồn:
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNH Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 21 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 61: TỌA ĐÀM HỌC SINH VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Biết được những công việc cụ thể hằng ngày của gia đình các em và ý nghĩa của việc làm đó với bản thân. - Biết chia sẻ, giúp đỡ việc nhà cùng người thân. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ bản thân trong công việc gia đình. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô và các bạn trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị các nội dung tọa đàm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực đưa ra ý kiến về một vấn đề, đưa ra các dẫn chứng bảo vệ ý kiến của mình. 3. Phẩm chất - Yêu nước thể hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu con người. - Trách nhiệm: HS có ý thức xác định trách nhiệm của bản thân với công việc gia đình. - Chăm chỉ trong công việc gia đình. - Trung thực khi chia sẻ cảm nghĩ và suy nghĩ của mình. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Trang trí bảng, phông nền phù hợp với nội dung sinh hoạt. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho tiết mục văn nghệ. - Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung tham luận tại buổi tọa đàm. - Chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ. - Nội dung sinh hoạt dưới cờ, kế hoạch của nhà trường. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Các tổ chuẩn bị nội dung bài tham luận, cử người đại diện tham luận trước lớp. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, nhận xét hoạt động tuần, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (5 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề TỌA ĐÀM HỌC SINH VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH a. Mục tiêu - HS hiểu và chia sẻ được nội dung về trách nhiệm của bản thân với công việc gia đình. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em đối với người thân và công việc gia đình. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động mở đầu (5 phút) - HS đồng ca bài hát “Ba ngọn nến lung linh” – sáng tác của nhạc sĩ Ngọc Lễ. - GV chiếu lời bài hát lên tivi. - GV bắt nhịp cho HS đồng thanh cùng hát bài hát “Ba ngọn nến lung linh”. - GV làm động tác giơ tay lên đưa qua trái, qua phải để tạo hiệu ứng cho HS thực hiện theo. - Sau khi kết thúc bài hát, GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa em cảm nhận được sau khi hát bài hát “Ba ngọn nến lung linh” theo gợi ý câu hỏi: + Em có biết những câu từ trong bài hát này là nói về chủ đề gì không? + Khi cất giọng từng câu hát, trong đầu em nghĩ đến hình ảnh của ai? + Em hãy nêu ý nghĩa của bài hát mà em cảm nhận được? * Gợi ý trả lời: + Những câu từ trong bài hát này nói về chủ đề “Gia đình”. + Khi hát bài hát này, em nghĩ đến ba mẹ, và gia đình của mình. + Ý nghĩa của bài hát: Bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình. - GV: Các em thân mến! Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người. Đó là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu thương mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau không bao giờ kết thúc. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình đều phải đóng góp tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc và trách nhiệm với công việc gia đình. Vậy chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào? Ngày hôm nay chúng ta cùng trải nghiệm, chia sẻ với nhau về trách nhiệm đối với gia đình thông qua nội dung những việc làm cụ thể đối với công việc gia đình. * Hoạt động 2: Khảo sát nhanh (5 phút) - GV nắm được cơ bản tâm tư, mức độ và suy nghĩ của học sinh trong việc thực hiện các công việc gia đình. - GV đưa ra câu hỏi liên quan đến nội dung hoạt động. - GV phát cho HS mỗi bạn 3 thẻ màu : Xanh, đỏ, vàng. Quy ước như sau: + Màu xanh: thường xuyên + Màu đỏ: không bao giờ + Màu vàng: thỉnh thoảng - GV đọc các câu hỏi khảo sát nhanh. HS giơ thẻ tương ứng với mức độ của bản thân trong thực tế tại gia đình. - HS giơ thẻ bằng cảm nhận thực tế của bản thân. - Nội dung bộ khảo sát như sau: + Câu 1: Thể hiện tình cảm và sự quan tâm tới bố mẹ bằng hành động và lời nói. + Câu 2: Thực hiện những công việc gia đình phù hợp lứa tuổi vào thời gian rảnh. + Câu 3: Chủ động phụ giúp bố mẹ trong các công việc gia đình. - GV nhận xét hoạt động khảo sát. * Hoạt động 3: Tham luận về trách nhiệm của học sinh đối với công việc gia đình. (35 phút) - HS chuẩn bị trước bài tham luận theo tổ, theo từng nội dung GV đã giao về nhà từ tuần trước. + Nhóm 1: Vì sao học sinh cần phải có trách nhiệm với công việc gia đình? + Nhóm 2: Ở lứa tuổi học sinh lớp 7, các em có thể làm được những việc gì trong các công việc gia đình? + Nhóm 3: Thực hiện các công việc gia đình là trách nhiệm của tất cả các thành viên. + Nhóm 4: Tự giác trong các công việc gia đình chính là cách thể hiện tình yêu thương và sự hiếu thảo với bố mẹ. - Mỗi bài tham luận phải nêu bật được các nội dung chính như sau: + Thực trạng của vấn đề + Giải pháp đặt ra + Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp + Phương hướng thời gian tới. - Mỗi nhóm được báo cáo tham luận trong thời gian 10 phút. - Bài báo cáo có thể kèm theo slide minh hoạt, hình ảnh, video clip. - Bài tham luận dài không quá 1000 từ. - GVCN cử lớp trưởng làm người dẫn chương trình điều hành giới thiệu các tổ lên trình bày tham luận theo danh sách đã đăng kí. - GVCN yêu cầu HS nghiêm túc, lắng nghe phần tham luận của các bạn để có sự học hỏi, cảm nhận và có thể nêu ý kiến, phản biện (nếu có). - Sau mỗi phần tham luận, HS toàn trường giành một tràng pháo tay. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (5 phút) - GVCN nhận xét về sự chuẩn bị hoạt động tham luận của các tổ: + Nội dung tham luận: Nêu bật được nội dung chính bằng các dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. + Cách thức trình bày tham luận: khoa học, rõ ràng, có cảm xúc. - GVCN phỏng vấn một số HS, mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia buổi tọa đàm và nghe tham luận của các tổ: + Em thích nội dung của bài tham luận nào nhất? + Qua buổi tọa đàm ngày hôm nay, em thấy bản thân mình đã làm tốt các công việc gia đình hay chưa? + Em có dự định sẽ có trách nhiệm hơn trong các công việc gia đình hay không? - GV nhận xét ưu, khuyết điểm, khen ngợi và trao thưởng cho những tổ có phần bài tham luận hay, thuyết phục. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: Biểu diễn tiểu phẩm Chia sẻ việc nhà – kết nối yêu thương. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 62: THAM GIA LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch lao động tại gia đình. - Biết được những công việc cụ thể hằng ngày của gia đình các em và ý nghĩa của việc làm đó với bản thân. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Phát triển khả năng tự chủ và tự học, tìm hiểu cách thức sắp xếp và quản lí đồ dùng cá nhân một cách hiệu quả, tạo được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với GV và các bạn. * Năng lực riêng: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua việc trả lời câu hỏi, báo cáo thảo luận. - Năng lực thẩm mỹ trong việc sắp xếp đồ dùng cá nhân và gọn gàng ở gia đình. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ thực hiện những công việc gìn giữ, bảo quản đồ dùng cá nhân và thực hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình. - Yêu nước thể hiện qua tình yêu thương con người, yêu thương gia đình. - Trách nhiệm với những hoạt động trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Video phù hợp với hoạt động mở đầu. - Trò chơi kiến thức trong hoạt động 1. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Ghi lại những việc làm thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Quan sát ở nhà các hoạt động lao động trong gia đình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Mở ra hiểu biết và cảm hứng kết nối với nội dung của tiết học. b. Nội dung: GV cho HS xem video. c. Sản phẩm học tập: HS tập trung xem vieo và trình bày cảm nhận sau khi xem video. d. Tổ chức thực hiện - GV chiếu video “Truyện kể Bác Hồ ngăn nắp và trật tự” (video dài 2 phút 24 giây) lên màn chiếu cho HS theo dõi. - HS chăm chú theo dõi, xem video. - Sau khi hết video, GV phỏng vấn HS bằng hai câu hỏi gợi ý sau: + Nội dung chính của video kể về câu chuyện gì? + Dựa vào nội dung video, em có biết chủ đề trong tiết học của chúng ta ngày hôm nay là gì không? - HS trả lời câu hỏi, GV dựa vào đó dẫn dắt vào chủ đề. - GV kết luận hoạt động: Các em thân mến! Qua câu chuyện các em nhận thấy, dù Bác sống trong một hang đá, một lán nhỏ, hay một căn phòng ở Hà Nội, Bác đều luôn thực hiện nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng, để đồ vật đúng nơi quy định. Đó là một đức tính tốt đẹp mà tất cả chúng ta đều nên noi gương theo Người. Việc thực hiện và rèn luyện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nên được bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, từ những thói quen thường ngày để tạo thành thói quen, thành tính cách, trong chính cuộc sống gia đình. Vậy trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trải nghiệm và chia sẻ với nhau cách các em đã thực hiện để nơi ở của mình luôn được ngăn nắp và gọn gàng và sạch sẽ nhé! 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Quản lí đồ dùng cá nhân (15 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, GV tổ chức một trò chơi kiến thức giúp HS biết cách sắp xếp và quản lí những đồ dùng cá nhân một cách hợp lí, chia sẻ được với các bạn những sáng tạo của em trong cách quản lí đồ dùng cá nhân. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm, chơi trò chơi. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận, câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Tìm nhà”. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử 5 bạn lên sân khấu để tham gia trò chơi. - GV phổ biết luật của trò chơi “Tìm nhà”. + 5 HS ở đội 1 sẽ được nhận được 5 tờ giấy trong đó là hình ảnh của một đồ vật bất kì (đồ vật ấy là “nhà” dùng để chứa vật dụng khác). Khi nhận được tờ giấy, các bạn hãy giơ tờ giấy lên trong vòng 15 giây để 5 bạn ở đội 2 nhìn và ghi nhớ. Sau đó các bạn đội 1 gấp các tờ giấy lại, đổi vị trí đứng cho nhau tùy ý. + 5 HS ở đội 2 sẽ nhận được 5 tờ giấy (bí mật, chỉ được nhìn mà không được nói ra), trong đó là hình ảnh của một đồ vật bất kì (là đồ vật được đựng trong các vật chứa ở đội 1). Nhiệm vụ của các bạn ở đội 2 là sau 5 giây suy nghĩ, nghe hiệu lệnh “1 2 3 tìm nhà” của GV thì hãy nhanh chóng chạy đến đứng phía trước 1 bạn ở đội 1 mà mình cho là “nhà” của đồ vật mà mình đang nắm giữ. + Sau khi các bạn đã chọn cho mình được một vị trí mà các bạn cho là đúng, GV sẽ yêu cầu các cặp giơ cao hình ảnh trong tay mình để xem các đồ vật và vật chứa có đúng là một cặp hay không. Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ - HS nhanh nhẹn, nhiệt tình tham gia trò chơi. - Các HS ở dưới cổ vũ cho các bạn đội mình. Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS tìm được đúng nhà cho đồ vật của mình. Bước 4. Tổng kết hoạt động - Sau khi trò chơi kết thúc, GV tổ chức cho HS chia sẻ theo gợi ý sau: + Em đã sắp xếp và quản lí những đồ dùng cá nhân ở gia đình như thế nào? + Em đã có những sáng tạo nào để quản lí đồ dùng cá nhân hiệu quả và hợp lí? - HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ trả lời. - GV mời những HS có tinh thần xung phong trước, sau đó lần lượt mời thêm các HS khác để các em có cơ hội chia sẻ nhiều hơn. - GV nhận xét câu trả lời của các HS, kết luận hoạt động. * Sản phẩm trò chơi “Tìm nhà” Các cặp hình ảnh đúng như sau: - Quần áo + tủ quần áo - Chén bát + tủ đựng chén bát - Đồ dùng học tập + Hộp bút - Giày dép + Giá đựng giày dép - Sách + Giá đựng sách * Gợi ý câu trả lời cuối hoạt động - Cách em sắp xếp, quản lí đồ dùng cá nhân: Em để đồ dùng cá nhân gọn gàng trong các hộc tủ. Đồ dùng nào cần thiết thì để ở các tủ ngay gần. Đồ dùng không cần thì kê cao và cất gọn trong kho. Sách vở và đồ dùng học tập em để trên giá, quần áo treo ngay ngắn vào tủ, đồ chơi sẽ xếp gọn gàng vào các hộp. - Cách quản lí đồ dùng cá nhân hiệu quả: + Dọn dẹp theo khu vực và thứ tự ngay từ lần đầu. + Để đồ dùng ở chỗ dễ thấy và dễ lấy khi cần. + Đồ dùng không dùng đến và bỏ đi thì không giữ lại trong phòng. + Đồ dùng để theo các loại có cùng chức năng, phân loại và sắp xếp đồ dùng cá nhân theo từng nhóm nhất định. + Tận dụng hộp giấy để đóng gói và cất gọn những đồ dùng ít sử dụng. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 2: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình ( 10 phút) a. Mục tiêu: - HS thông qua việc chia sẻ các thói quen em đã thực hiện để thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình, học hỏi thêm kinh nghiệm và những việc làm tốt từ các bạn, làm phong phú thêm trải nghiệm và thực hành của bản thân. b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, đúc kết và sẵn sàng trả lời các câu hỏi theo gợi ý sau: + Ở gia đình, em đã thực hiện những thói quen gì thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? + Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải khi thực hiện những thói quen đó? + Những điều gì em chưa thực hiện được? + Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi em thường xuyên duy trì thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời phù hợp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV. - GV mời những HS có tinh thần xung phong trước. - GV lần lượt mời HS trong lớp chia sẻ. - GV tương tác, khích lệ, vỗ tay, động viên HS trong quá trình các em chia sẻ để HS cởi mở và tự tin hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS đã thực hiện được nhiều thói quen tốt trong việc thực hiện ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến những điều HS có thể trả lời. GV có thể bổ sung thêm: - Những thói quen em đã thực hiện ở gia đình để thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: HS chia sẻ theo thực tế trải nghiệm và thực hiện của bản thân ở gia đình, những công việc ví dụ như: + Quét dọn nhà cửa hàng ngày + Rửa bát ngay sau khi ăn + Để đồ đạc vào đúng nơi quy định + Sắp xếp nơi ở, đồ dùng cá nhân gọn gàng. + Vệ sinh cá nhân và giặt quần áo sạch sẽ. - Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải khi thực hiện những thói quen đó: + HS chia sẻ thực tế khó khăn của bản thân: chưa có sự quyết tâm cho bản thân, còn ỷ lại vào bố mẹ… - Những điều gì em chưa thực hiện được: HS chia sẻ theo thực tế của bản thân. - Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi em thường xuyên duy trì thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: Khen ngợi, tuyên dương, tự hào… 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 3: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ( 12 phút) a. Mục tiêu: - HS vận dụng được những điều đã được trải nghiệm và chia sẻ từ các bạn, đưa ra được ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Xây dựng được kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm tham gia thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: + Việc thực hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình có ý nghĩa như thế nào? + Mỗi nhóm xây dựng một kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ theo gợi ý trong SGK để mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện và vận dụng tại gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời phù hợp và xây dựng kế hoạch. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận và chia sẻ bản kế hoạch với cả lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, phản biện, nêu câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm. - GV tuyên dương những nhóm đưa ra được ý nghĩa hay, kế hoạch phù hợp. - GV kết luận hoạt động, nhắc nhở HS vận dụng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đã xây dựng khi ở gia đình. * Gợi ý câu trả lời của HS - Ý nghĩa của việc thực hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình: + Tiết kiệm được thời gian khi cần tìm các đồ vật cần thiết, tiết kiệm thời gian dọn dẹp. + Tạo được thói quen tốt trong cuộc sống, giúp ích trong học tập và cuộc sống + Tạo được không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái trong học tập và làm việc. - Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ theo gợi ý trong SGK: HS tự thực hiện, GV hướng dẫn, định hướng, nhận xét, bổ sung thêm. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề. - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS vận dụng tốt những trải nghiệm trong tiết học vào thực tiễn cuộc sống ở gia đình. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Tham gia lao động trong gia đình (Hoạt động 4, 5, 6). ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 63: CHIA SẺ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỬ THÁCH LÀM ĐẸP NGÔI NHÀ EM YÊU I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - HS biết chia sẻ được cảm xúc của mình đối với ngôi nhà nơi mình sinh ra và lớn lên. - Biết tự trang trí để làm đẹp thêm ngôi nhà của gia đình. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ trong việc làm đẹp ngôi nhà của em. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các nhiệm vụ học tập. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực thẩm mĩ trong việc làm đẹp cho ngôi nhà. - Năng lực tính toán để thực hiện công việc một cách phù hợp. - Năng lực ngôn ngữ khi chia sẻ kết quả nhiệm vụ em đã thực hiện. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm với gia đình trong hoạt động làm đẹp ngôi nhà. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện việc làm đẹp ngôi nhà của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Một số hình ảnh về ngôi nhà sau khi được trang trí, làm đẹp. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ kết quả thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu. Hoạt động 1: Viết một thông điệp của em về ý nghĩa của ngôi nhà (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được cảm xúc của mình đối với ngôi nhà nơi mình sinh ra và lớn lên. b. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu một vài hình ảnh về ngôi nhà ấm cúng, gọn gàng, sạch đẹp. ` - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: + Mỗi HS hãy viết một câu không quá 20 từ, diễn tả cảm xúc một cách ngắn gọn về suy nghĩ, tình cảm của em đối với ngôi nhà của mình. + HS viết ra một tờ giấy (hoặc bảng). - Gợi ý một số câu tương tự sản phẩm của HS, GV có thể chiếu lên làm ví dụ cho HS: + Ngôi nhà chính là nơi nuôi dưỡng em lớn lên và trưởng thành. + Nhà là nơi đầy ắp tình yêu thương. + Ngôi nhà chính là một người thân của em + Ngôi nhà lưu giữ tình yêu gia đình và đầy ắp kỉ niệm mà em lớn lên ….. - Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GV thu thập các câu HS đã viết, chọn một số câu nói hay, ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi. - GV kết luận hoạt động: Đối với mỗi người, ngôi nhà luôn là hình ảnh rất thân thuộc từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bởi ngôi nhà là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, sự trưởng thành, là nơi mỗi người trở về sau những một ngày đi làm, đi học. Vậy chúng ta cần phải chăm sóc và làm đẹp cho ngôi nhà của mình để nơi đó không chỉ là tổ ấm, mà còn là nơi giúp chúng ta thư giãn sau những giờ học căng thẳng, để nhà trở thành không gian khiến mọi người gần gũi nhau hơn. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ trải nghiệm về kết quả thử thách làm đẹp ngôi nhà mà mình yêu thương nhé! Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà yêu thương (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những việc mà mình đã thực hiện để làm đẹp thêm ngôi nhà của gia đình và cảm xúc của em sau khi thực hiện điều đó. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, đúc kết và sẵn sàng trả lời các câu hỏi theo gợi ý sau: + Những việc em đã làm khi thực hiện thử thách làm đẹp cho ngôi nhà của mình. + Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải và cách em vượt qua những khó khăn đó. + Cảm nhận của em sau khi thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu. + Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi nhìn thấy kết quả sau khi em thực hiện thử thách. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời phù hợp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV. - GV mời những HS có tinh thần xung phong trước. - GV lần lượt mời HS trong lớp chia sẻ. - GV tương tác, khích lệ, vỗ tay, động viên HS trong quá trình các em chia sẻ để HS cởi mở và tự tin hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có cách làm sáng tạo trong quá trình thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà của mình. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến những điều HS có thể trả lời. GV có thể bổ sung những cách để làm đẹp thêm ngôi nhà cho các em tham khảo thêm: - Những việc em đã làm khi thực hiện thử thách làm đẹp cho ngôi nhà của mình. + Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. + Loại bỏ những đồ vật không còn sử dụng được nữa. + Trồng hoa, trang trí các chậu cây nhỏ trong sân, trước hiên và trong nhà. + Trang trí ngôi nhà bằng một số đồ thủ công tự làm. - Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải và cách em vượt qua những khó khăn đó. + HS chia sẻ thực tế khó khăn của bản thân: có thể gặp phải sự phản đối của bố mẹ, một số việc nặng ngoài sức của em, kinh phí không đủ… - Cảm nhận của em sau khi thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu: thêm yêu ngôi nhà, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc với những gì mình làm được… - Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi nhìn thấy kết quả sau khi em thực hiện thử thách: Khen ngợi, tuyên dương, tự hào… 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Chia sẻ cách thức làm việc nhà hiệu quả. ———»«———
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 21:35
Lượt xem: 5
Dung lượng: 1,391.4kB
Nguồn:
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM CHỦ GIA ĐÌNH Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 – lớp 7B1 TUẦN 21 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 61: TỌA ĐÀM HỌC SINH VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng phát triển: 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Biết được những công việc cụ thể hằng ngày của gia đình các em và ý nghĩa của việc làm đó với bản thân. - Biết chia sẻ, giúp đỡ việc nhà cùng người thân. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ bản thân trong công việc gia đình. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô và các bạn trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị các nội dung tọa đàm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực đưa ra ý kiến về một vấn đề, đưa ra các dẫn chứng bảo vệ ý kiến của mình. 3. Phẩm chất - Yêu nước thể hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu con người. - Trách nhiệm: HS có ý thức xác định trách nhiệm của bản thân với công việc gia đình. - Chăm chỉ trong công việc gia đình. - Trung thực khi chia sẻ cảm nghĩ và suy nghĩ của mình. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Trang trí bảng, phông nền phù hợp với nội dung sinh hoạt. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho tiết mục văn nghệ. - Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung tham luận tại buổi tọa đàm. - Chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ. - Nội dung sinh hoạt dưới cờ, kế hoạch của nhà trường. 2. Đối với HS - Tham gia đầy đủ. - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự. - Các tổ chuẩn bị nội dung bài tham luận, cử người đại diện tham luận trước lớp. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, nhận xét hoạt động tuần, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. (5 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề TỌA ĐÀM HỌC SINH VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH a. Mục tiêu - HS hiểu và chia sẻ được nội dung về trách nhiệm của bản thân với công việc gia đình. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em đối với người thân và công việc gia đình. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện * Hoạt động mở đầu (5 phút) - HS đồng ca bài hát “Ba ngọn nến lung linh” – sáng tác của nhạc sĩ Ngọc Lễ. - GV chiếu lời bài hát lên tivi. - GV bắt nhịp cho HS đồng thanh cùng hát bài hát “Ba ngọn nến lung linh”. - GV làm động tác giơ tay lên đưa qua trái, qua phải để tạo hiệu ứng cho HS thực hiện theo. - Sau khi kết thúc bài hát, GV yêu cầu HS chia sẻ ý nghĩa em cảm nhận được sau khi hát bài hát “Ba ngọn nến lung linh” theo gợi ý câu hỏi: + Em có biết những câu từ trong bài hát này là nói về chủ đề gì không? + Khi cất giọng từng câu hát, trong đầu em nghĩ đến hình ảnh của ai? + Em hãy nêu ý nghĩa của bài hát mà em cảm nhận được? * Gợi ý trả lời: + Những câu từ trong bài hát này nói về chủ đề “Gia đình”. + Khi hát bài hát này, em nghĩ đến ba mẹ, và gia đình của mình. + Ý nghĩa của bài hát: Bài hát nói về tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình. - GV: Các em thân mến! Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và cao cả trong lòng mỗi người. Đó là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu thương mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau không bao giờ kết thúc. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình đều phải đóng góp tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc và trách nhiệm với công việc gia đình. Vậy chúng ta sẽ làm điều đó như thế nào? Ngày hôm nay chúng ta cùng trải nghiệm, chia sẻ với nhau về trách nhiệm đối với gia đình thông qua nội dung những việc làm cụ thể đối với công việc gia đình. * Hoạt động 2: Khảo sát nhanh (5 phút) - GV nắm được cơ bản tâm tư, mức độ và suy nghĩ của học sinh trong việc thực hiện các công việc gia đình. - GV đưa ra câu hỏi liên quan đến nội dung hoạt động. - GV phát cho HS mỗi bạn 3 thẻ màu : Xanh, đỏ, vàng. Quy ước như sau: + Màu xanh: thường xuyên + Màu đỏ: không bao giờ + Màu vàng: thỉnh thoảng - GV đọc các câu hỏi khảo sát nhanh. HS giơ thẻ tương ứng với mức độ của bản thân trong thực tế tại gia đình. - HS giơ thẻ bằng cảm nhận thực tế của bản thân. - Nội dung bộ khảo sát như sau: + Câu 1: Thể hiện tình cảm và sự quan tâm tới bố mẹ bằng hành động và lời nói. + Câu 2: Thực hiện những công việc gia đình phù hợp lứa tuổi vào thời gian rảnh. + Câu 3: Chủ động phụ giúp bố mẹ trong các công việc gia đình. - GV nhận xét hoạt động khảo sát. * Hoạt động 3: Tham luận về trách nhiệm của học sinh đối với công việc gia đình. (35 phút) - HS chuẩn bị trước bài tham luận theo tổ, theo từng nội dung GV đã giao về nhà từ tuần trước. + Nhóm 1: Vì sao học sinh cần phải có trách nhiệm với công việc gia đình? + Nhóm 2: Ở lứa tuổi học sinh lớp 7, các em có thể làm được những việc gì trong các công việc gia đình? + Nhóm 3: Thực hiện các công việc gia đình là trách nhiệm của tất cả các thành viên. + Nhóm 4: Tự giác trong các công việc gia đình chính là cách thể hiện tình yêu thương và sự hiếu thảo với bố mẹ. - Mỗi bài tham luận phải nêu bật được các nội dung chính như sau: + Thực trạng của vấn đề + Giải pháp đặt ra + Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp + Phương hướng thời gian tới. - Mỗi nhóm được báo cáo tham luận trong thời gian 10 phút. - Bài báo cáo có thể kèm theo slide minh hoạt, hình ảnh, video clip. - Bài tham luận dài không quá 1000 từ. - GVCN cử lớp trưởng làm người dẫn chương trình điều hành giới thiệu các tổ lên trình bày tham luận theo danh sách đã đăng kí. - GVCN yêu cầu HS nghiêm túc, lắng nghe phần tham luận của các bạn để có sự học hỏi, cảm nhận và có thể nêu ý kiến, phản biện (nếu có). - Sau mỗi phần tham luận, HS toàn trường giành một tràng pháo tay. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (5 phút) - GVCN nhận xét về sự chuẩn bị hoạt động tham luận của các tổ: + Nội dung tham luận: Nêu bật được nội dung chính bằng các dẫn chứng cụ thể, thuyết phục. + Cách thức trình bày tham luận: khoa học, rõ ràng, có cảm xúc. - GVCN phỏng vấn một số HS, mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia buổi tọa đàm và nghe tham luận của các tổ: + Em thích nội dung của bài tham luận nào nhất? + Qua buổi tọa đàm ngày hôm nay, em thấy bản thân mình đã làm tốt các công việc gia đình hay chưa? + Em có dự định sẽ có trách nhiệm hơn trong các công việc gia đình hay không? - GV nhận xét ưu, khuyết điểm, khen ngợi và trao thưởng cho những tổ có phần bài tham luận hay, thuyết phục. - GVCN dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: Biểu diễn tiểu phẩm Chia sẻ việc nhà – kết nối yêu thương. ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 62: THAM GIA LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch lao động tại gia đình. - Biết được những công việc cụ thể hằng ngày của gia đình các em và ý nghĩa của việc làm đó với bản thân. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Phát triển khả năng tự chủ và tự học, tìm hiểu cách thức sắp xếp và quản lí đồ dùng cá nhân một cách hiệu quả, tạo được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với GV và các bạn. * Năng lực riêng: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ thông qua việc trả lời câu hỏi, báo cáo thảo luận. - Năng lực thẩm mỹ trong việc sắp xếp đồ dùng cá nhân và gọn gàng ở gia đình. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ thực hiện những công việc gìn giữ, bảo quản đồ dùng cá nhân và thực hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình. - Yêu nước thể hiện qua tình yêu thương con người, yêu thương gia đình. - Trách nhiệm với những hoạt động trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Video phù hợp với hoạt động mở đầu. - Trò chơi kiến thức trong hoạt động 1. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Ghi lại những việc làm thể hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Quan sát ở nhà các hoạt động lao động trong gia đình. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Mở ra hiểu biết và cảm hứng kết nối với nội dung của tiết học. b. Nội dung: GV cho HS xem video. c. Sản phẩm học tập: HS tập trung xem vieo và trình bày cảm nhận sau khi xem video. d. Tổ chức thực hiện - GV chiếu video “Truyện kể Bác Hồ ngăn nắp và trật tự” (video dài 2 phút 24 giây) lên màn chiếu cho HS theo dõi. - HS chăm chú theo dõi, xem video. - Sau khi hết video, GV phỏng vấn HS bằng hai câu hỏi gợi ý sau: + Nội dung chính của video kể về câu chuyện gì? + Dựa vào nội dung video, em có biết chủ đề trong tiết học của chúng ta ngày hôm nay là gì không? - HS trả lời câu hỏi, GV dựa vào đó dẫn dắt vào chủ đề. - GV kết luận hoạt động: Các em thân mến! Qua câu chuyện các em nhận thấy, dù Bác sống trong một hang đá, một lán nhỏ, hay một căn phòng ở Hà Nội, Bác đều luôn thực hiện nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp và gọn gàng, để đồ vật đúng nơi quy định. Đó là một đức tính tốt đẹp mà tất cả chúng ta đều nên noi gương theo Người. Việc thực hiện và rèn luyện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nên được bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, từ những thói quen thường ngày để tạo thành thói quen, thành tính cách, trong chính cuộc sống gia đình. Vậy trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng trải nghiệm và chia sẻ với nhau cách các em đã thực hiện để nơi ở của mình luôn được ngăn nắp và gọn gàng và sạch sẽ nhé! 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Quản lí đồ dùng cá nhân (15 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, GV tổ chức một trò chơi kiến thức giúp HS biết cách sắp xếp và quản lí những đồ dùng cá nhân một cách hợp lí, chia sẻ được với các bạn những sáng tạo của em trong cách quản lí đồ dùng cá nhân. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận theo nhóm, chơi trò chơi. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận, câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Tìm nhà”. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ cử 5 bạn lên sân khấu để tham gia trò chơi. - GV phổ biết luật của trò chơi “Tìm nhà”. + 5 HS ở đội 1 sẽ được nhận được 5 tờ giấy trong đó là hình ảnh của một đồ vật bất kì (đồ vật ấy là “nhà” dùng để chứa vật dụng khác). Khi nhận được tờ giấy, các bạn hãy giơ tờ giấy lên trong vòng 15 giây để 5 bạn ở đội 2 nhìn và ghi nhớ. Sau đó các bạn đội 1 gấp các tờ giấy lại, đổi vị trí đứng cho nhau tùy ý. + 5 HS ở đội 2 sẽ nhận được 5 tờ giấy (bí mật, chỉ được nhìn mà không được nói ra), trong đó là hình ảnh của một đồ vật bất kì (là đồ vật được đựng trong các vật chứa ở đội 1). Nhiệm vụ của các bạn ở đội 2 là sau 5 giây suy nghĩ, nghe hiệu lệnh “1 2 3 tìm nhà” của GV thì hãy nhanh chóng chạy đến đứng phía trước 1 bạn ở đội 1 mà mình cho là “nhà” của đồ vật mà mình đang nắm giữ. + Sau khi các bạn đã chọn cho mình được một vị trí mà các bạn cho là đúng, GV sẽ yêu cầu các cặp giơ cao hình ảnh trong tay mình để xem các đồ vật và vật chứa có đúng là một cặp hay không. Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ - HS nhanh nhẹn, nhiệt tình tham gia trò chơi. - Các HS ở dưới cổ vũ cho các bạn đội mình. Bước 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS tìm được đúng nhà cho đồ vật của mình. Bước 4. Tổng kết hoạt động - Sau khi trò chơi kết thúc, GV tổ chức cho HS chia sẻ theo gợi ý sau: + Em đã sắp xếp và quản lí những đồ dùng cá nhân ở gia đình như thế nào? + Em đã có những sáng tạo nào để quản lí đồ dùng cá nhân hiệu quả và hợp lí? - HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ trả lời. - GV mời những HS có tinh thần xung phong trước, sau đó lần lượt mời thêm các HS khác để các em có cơ hội chia sẻ nhiều hơn. - GV nhận xét câu trả lời của các HS, kết luận hoạt động. * Sản phẩm trò chơi “Tìm nhà” Các cặp hình ảnh đúng như sau: - Quần áo + tủ quần áo - Chén bát + tủ đựng chén bát - Đồ dùng học tập + Hộp bút - Giày dép + Giá đựng giày dép - Sách + Giá đựng sách * Gợi ý câu trả lời cuối hoạt động - Cách em sắp xếp, quản lí đồ dùng cá nhân: Em để đồ dùng cá nhân gọn gàng trong các hộc tủ. Đồ dùng nào cần thiết thì để ở các tủ ngay gần. Đồ dùng không cần thì kê cao và cất gọn trong kho. Sách vở và đồ dùng học tập em để trên giá, quần áo treo ngay ngắn vào tủ, đồ chơi sẽ xếp gọn gàng vào các hộp. - Cách quản lí đồ dùng cá nhân hiệu quả: + Dọn dẹp theo khu vực và thứ tự ngay từ lần đầu. + Để đồ dùng ở chỗ dễ thấy và dễ lấy khi cần. + Đồ dùng không dùng đến và bỏ đi thì không giữ lại trong phòng. + Đồ dùng để theo các loại có cùng chức năng, phân loại và sắp xếp đồ dùng cá nhân theo từng nhóm nhất định. + Tận dụng hộp giấy để đóng gói và cất gọn những đồ dùng ít sử dụng. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG - THỰC HÀNH Hoạt động 2: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình ( 10 phút) a. Mục tiêu: - HS thông qua việc chia sẻ các thói quen em đã thực hiện để thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình, học hỏi thêm kinh nghiệm và những việc làm tốt từ các bạn, làm phong phú thêm trải nghiệm và thực hành của bản thân. b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, đúc kết và sẵn sàng trả lời các câu hỏi theo gợi ý sau: + Ở gia đình, em đã thực hiện những thói quen gì thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? + Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải khi thực hiện những thói quen đó? + Những điều gì em chưa thực hiện được? + Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi em thường xuyên duy trì thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời phù hợp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV. - GV mời những HS có tinh thần xung phong trước. - GV lần lượt mời HS trong lớp chia sẻ. - GV tương tác, khích lệ, vỗ tay, động viên HS trong quá trình các em chia sẻ để HS cởi mở và tự tin hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS đã thực hiện được nhiều thói quen tốt trong việc thực hiện ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến những điều HS có thể trả lời. GV có thể bổ sung thêm: - Những thói quen em đã thực hiện ở gia đình để thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: HS chia sẻ theo thực tế trải nghiệm và thực hiện của bản thân ở gia đình, những công việc ví dụ như: + Quét dọn nhà cửa hàng ngày + Rửa bát ngay sau khi ăn + Để đồ đạc vào đúng nơi quy định + Sắp xếp nơi ở, đồ dùng cá nhân gọn gàng. + Vệ sinh cá nhân và giặt quần áo sạch sẽ. - Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải khi thực hiện những thói quen đó: + HS chia sẻ thực tế khó khăn của bản thân: chưa có sự quyết tâm cho bản thân, còn ỷ lại vào bố mẹ… - Những điều gì em chưa thực hiện được: HS chia sẻ theo thực tế của bản thân. - Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi em thường xuyên duy trì thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ: Khen ngợi, tuyên dương, tự hào… 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 3: Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ( 12 phút) a. Mục tiêu: - HS vận dụng được những điều đã được trải nghiệm và chia sẻ từ các bạn, đưa ra được ý nghĩa của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - Xây dựng được kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm tham gia thảo luận. c. Sản phẩm học tập: HS tham gia thảo luận. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: + Việc thực hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình có ý nghĩa như thế nào? + Mỗi nhóm xây dựng một kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ theo gợi ý trong SGK để mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện và vận dụng tại gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời phù hợp và xây dựng kế hoạch. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận và chia sẻ bản kế hoạch với cả lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, phản biện, nêu câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm. - GV tuyên dương những nhóm đưa ra được ý nghĩa hay, kế hoạch phù hợp. - GV kết luận hoạt động, nhắc nhở HS vận dụng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đã xây dựng khi ở gia đình. * Gợi ý câu trả lời của HS - Ý nghĩa của việc thực hiện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình: + Tiết kiệm được thời gian khi cần tìm các đồ vật cần thiết, tiết kiệm thời gian dọn dẹp. + Tạo được thói quen tốt trong cuộc sống, giúp ích trong học tập và cuộc sống + Tạo được không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái trong học tập và làm việc. - Xây dựng kế hoạch rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ theo gợi ý trong SGK: HS tự thực hiện, GV hướng dẫn, định hướng, nhận xét, bổ sung thêm. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 3 phút) - GV đánh giá hoạt động chủ đề. - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Nhắc nhở những HS có chưa có sự hợp tác tốt với nhóm trong thực hiện nhiệm vụ. - Dặn dò HS vận dụng tốt những trải nghiệm trong tiết học vào thực tiễn cuộc sống ở gia đình. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Tham gia lao động trong gia đình (Hoạt động 4, 5, 6). ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 63: CHIA SẺ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỬ THÁCH LÀM ĐẸP NGÔI NHÀ EM YÊU I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình. - HS biết chia sẻ được cảm xúc của mình đối với ngôi nhà nơi mình sinh ra và lớn lên. - Biết tự trang trí để làm đẹp thêm ngôi nhà của gia đình. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự chủ trong việc làm đẹp ngôi nhà của em. - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Giao tiếp và hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các nhiệm vụ học tập. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực thẩm mĩ trong việc làm đẹp cho ngôi nhà. - Năng lực tính toán để thực hiện công việc một cách phù hợp. - Năng lực ngôn ngữ khi chia sẻ kết quả nhiệm vụ em đã thực hiện. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm với gia đình trong hoạt động làm đẹp ngôi nhà. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện việc làm đẹp ngôi nhà của mình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Một số hình ảnh về ngôi nhà sau khi được trang trí, làm đẹp. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ kết quả thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu. Hoạt động 1: Viết một thông điệp của em về ý nghĩa của ngôi nhà (10 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được cảm xúc của mình đối với ngôi nhà nơi mình sinh ra và lớn lên. b. Tổ chức thực hiện - GV trình chiếu một vài hình ảnh về ngôi nhà ấm cúng, gọn gàng, sạch đẹp. ` - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: + Mỗi HS hãy viết một câu không quá 20 từ, diễn tả cảm xúc một cách ngắn gọn về suy nghĩ, tình cảm của em đối với ngôi nhà của mình. + HS viết ra một tờ giấy (hoặc bảng). - Gợi ý một số câu tương tự sản phẩm của HS, GV có thể chiếu lên làm ví dụ cho HS: + Ngôi nhà chính là nơi nuôi dưỡng em lớn lên và trưởng thành. + Nhà là nơi đầy ắp tình yêu thương. + Ngôi nhà chính là một người thân của em + Ngôi nhà lưu giữ tình yêu gia đình và đầy ắp kỉ niệm mà em lớn lên ….. - Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GV thu thập các câu HS đã viết, chọn một số câu nói hay, ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi. - GV kết luận hoạt động: Đối với mỗi người, ngôi nhà luôn là hình ảnh rất thân thuộc từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bởi ngôi nhà là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, sự trưởng thành, là nơi mỗi người trở về sau những một ngày đi làm, đi học. Vậy chúng ta cần phải chăm sóc và làm đẹp cho ngôi nhà của mình để nơi đó không chỉ là tổ ấm, mà còn là nơi giúp chúng ta thư giãn sau những giờ học căng thẳng, để nhà trở thành không gian khiến mọi người gần gũi nhau hơn. Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ trải nghiệm về kết quả thử thách làm đẹp ngôi nhà mà mình yêu thương nhé! Hoạt động 2: Chia sẻ kết quả thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà yêu thương (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những việc mà mình đã thực hiện để làm đẹp thêm ngôi nhà của gia đình và cảm xúc của em sau khi thực hiện điều đó. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ, đúc kết và sẵn sàng trả lời các câu hỏi theo gợi ý sau: + Những việc em đã làm khi thực hiện thử thách làm đẹp cho ngôi nhà của mình. + Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải và cách em vượt qua những khó khăn đó. + Cảm nhận của em sau khi thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu. + Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi nhìn thấy kết quả sau khi em thực hiện thử thách. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời phù hợp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - HS trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV. - GV mời những HS có tinh thần xung phong trước. - GV lần lượt mời HS trong lớp chia sẻ. - GV tương tác, khích lệ, vỗ tay, động viên HS trong quá trình các em chia sẻ để HS cởi mở và tự tin hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS. - GV tuyên dương những HS có cách làm sáng tạo trong quá trình thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà của mình. - GV kết luận hoạt động. * Dự kiến những điều HS có thể trả lời. GV có thể bổ sung những cách để làm đẹp thêm ngôi nhà cho các em tham khảo thêm: - Những việc em đã làm khi thực hiện thử thách làm đẹp cho ngôi nhà của mình. + Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. + Loại bỏ những đồ vật không còn sử dụng được nữa. + Trồng hoa, trang trí các chậu cây nhỏ trong sân, trước hiên và trong nhà. + Trang trí ngôi nhà bằng một số đồ thủ công tự làm. - Những khó khăn/trở ngại mà em gặp phải và cách em vượt qua những khó khăn đó. + HS chia sẻ thực tế khó khăn của bản thân: có thể gặp phải sự phản đối của bố mẹ, một số việc nặng ngoài sức của em, kinh phí không đủ… - Cảm nhận của em sau khi thực hiện thử thách làm đẹp ngôi nhà em yêu: thêm yêu ngôi nhà, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc với những gì mình làm được… - Cảm nhận hoặc nhận xét của mọi người trong gia đình khi nhìn thấy kết quả sau khi em thực hiện thử thách: Khen ngợi, tuyên dương, tự hào… 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Chia sẻ cách thức làm việc nhà hiệu quả. ———»«———
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

