Danh mục
CÔNG NGHỆ 6-TUẦN 30 - NĂM HỌC 2020-2021
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 09/04/21 00:36
Lượt xem: 29
Dung lượng: 25.1kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH THAM KHẢO, SÁCH HƯỚNG DẪN MÔN CÔNG NGHỆ
Mô tả: Ngày soạn: ................................... Tiết 57 Bài 21. TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Về kiến thức: - Biết được khái niệm bữa ăn hợp lý trong gia đình. - Hiểu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. 2. Về kỹ năng: Giải thích được cơ sở khoa học của việc phân chia số bữa ăn trong ngày để bảo vệ sức cho các thành viên trong gia đình. 3. Về thái độ: Yêu thích công việc, thích tìm tòi, khám phá để tổ chức hoặc đề xuất được bữa ăn ngon, bổ dưỡng, ít tốn kém và không lãng phí. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thảo luận nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6A4 2. Kiểm tra bài cũ(4’). - Mục đích: Kiểm tra bài cũ. - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi: Em hiểu gì về bữa ăn hợp lý trong gia đình? TL: Bữa ăn hợp lý là sự phối hợp những thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và theo tỷ lệ thích hợp. 3. Giảng bài mới. a. Mở bài(1’): Giờ trước, chúng ta đã hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý và cách phân chia số bữa ăn trong ngày để đảm bảo sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ cho các thành viên trong gia đình. Vậy, muốn tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc nào. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu phần III của “ Bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình”. b. Các hoạt động(35’). * Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. - Mục đích: Tìm hiểu về nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H3.24/SGK/Tr107: - Muốn tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình cần tuân theo những nguyên tắc nào? HS: 4 nguyên tắc. GV: Theo em, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi thành viên trong gia đình như thế nào? Hãy cho ví dụ minh hoạ? HS: Giống nhau và khác nhau. GV: Em có nhận xét gì về khẩu phần ăn của trẻ em, người trưởng thành, người già va người đang mang thai? HS: Khẩu phần ăn khác nhau: + Trẻ em: Cần nhiều loại thực phẩm. + Người lớn: Cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. + Phụ nữ mang thai: Cần ăn thực phẩm nhiều chất đạm, canxi, photpho và chất sắt. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Khi đi chợ mua thực phẩm cần cân nhắc điều gì? HS: Cân nhắc số tiền hiện có. GV: Có phải cứ mua thực phẩm đắt tiền là đảm bảo chất dinh dưỡng không? Tại sao? HS: Không. Vì nó còn phụ thuộc vào cách lựa chọn thực phẩm và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. GV: Vậy, cần làm thế nào để đảm bảo điều kiện tài chính khi đi mua thực phẩm? HS: Cần cân nhắc số tiền hiện có và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Đã bao giờ em đi chợ, mua đồ vượt qua số tiên hiện có chưa? Em đã xử lý tình huống đó như thế nào? HS: Liên hệ, trả lời. GV: Em hãy nhắc lại bốn nhóm dinh dưỡng mà em đã học? HS: Nhóm giàu chất đạm, đường bột, chất béo, giàu chất khoáng và VTM. GV: Làm thế nào để cân bằng các chất dinh dưỡng trong bữa ăn? HS: Thực phẩm phải có đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng để kết hợp thành một bữa ăn hoàn chỉnh. GV: Em hãy lấy ví dụ một thực đơn về sự cân bằng chất dinh dưỡng? HS: Thịt rang tôm, rau cải luộc, giá đỗ xào, cơm, dưa hấu tráng miệng. GV: Loại thực phẩm em chọn thuộc nhóm dinh dưỡng nào? HS: Thực phẩm thuộc nhóm giàu prôtêin. GV: Vậy, cần mua thực phẩm như thế nào để cân bằng chất dinh dưỡng? HS: Chọn mua thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Tại sao phải thay đổi món ăn? HS: Để tránh nhàm chán, thích ăn, ăn ngon hơn và dễ ăn hơn, cân bằng các chất dinh dưỡng. GV: Làm thế nào để thay đổi được món ăn trong thực đơn bữa ăn? HS: Thay đổi thực phẩm, cách chế biến, phối hợp các loại thực phẩm, món ăn trong một thực đơn hợp lý. GV: Gia đình em đã lựa chọn thực phẩm như thế nào trong các bữa ăn hàng ngày? HS: Liên hệ, trả lời. GV: Em hãy lấy ví dụ về việc thay đổi món ăn trong bữa ăn? HS: Cá hấp -> Cá rán -> Cá kho. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. I. Khái niệm về bữa ăn hợp lý. II. Phân chia số bữa ăn trong ngày. III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình. 1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình: - Tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng và công việc mà mỗi người có những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. 2. Điều kiện tài chính. - Cân nhắc về số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm. - Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền. 3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng: - Cần chọn mua đủ thực phẩm của bốn nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng. 4. Thay đổi món ăn: - Thay đổi món ăn để tránh nhầm chán. - Thay đổi phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng. - Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc món ăn để bữa ăn hấp dẫn. - Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (4’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học. - Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố để học sinh khắc sâu kiến thức bài học. +Gia đình em đã lựa chọn thực phẩm như thế nào trong các bữa ăn hàng ngày? +Làm thế nào để thay đổi được món ăn trong thực đơn bữa ăn? - Nhận xét giờ học, cho điểm sổ đầu bài. - Đọc và chuẩn bị phần I, II của “Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn”/SGK/Tr109. V. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: ........................................ Tiết 58 Bài 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Về kiến thức: - Hiểu được nguyên tắc xây dựng thực đơn. - Biết cách sắp xếp bố trí công việc hợp lý để tổ chức bữa ăn. 2. Về kỹ năng: - Hình thành kỹ năng lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và tính toán số người dự bữa ăn. - Hình thành kỹ năng bày bàn và thu dọn sau khi ăn. 3. Về thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thảo luận nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy, giáo dục. 3. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6A4 4. Kiểm tra bài cũ(4’). - Mục đích: Kiểm tra bài cũ. - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Câu hỏi: 1. Em hãy nêu những nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình? 2. Em hãy kể tên những món ăn mà em và gia đình đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét xem ăn như vậy đã hợp lý chưa? TL: 1. Nhu cầu của các thành viên trong gia đình, điều kiện tài chính, sự cân bằng chất dinh dưỡng, thay đổi món ăn. 2. Liên hệ, trả lời. 3. Giảng bài mới. a. Mở bài(1’): Để việc thực hiện bữa ăn được tiến hành tốt đẹp, cần bố trí, sắp xếp công việc sao cho hợp lý theo một quy trình công nghệ nhất định. Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần phải làm như thế nào. Hôm nay, cô cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn”. b. Các hoạt động(35’). * Hoạt động 1(20’): Tìm hiểu về xây dựng thực đơn. - Mục đích: Tìm hiểu về nguyên liệu thực hành. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc SGK/Tr109 kết hợp quan sát tranh: - Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần phải làm gì? HS: Xây dựng thực đơn, chọn lựa thực phẩm, chế biến món ăn, trình bày và thu dọn sau khi ăn. GV: Em hãy kể tên các món ăn ở hình ảnh vừa quan sát? HS: Cơm, trứng rán, rau muống luộc, dưa hấu. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Vậy, em hiểu thực đơn là gì? HS: Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn ngày hôm đó. GV: Nhận xét, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: YCHS quan sát một thực đơn: Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp trong thực đơn? HS: Món nhiều chất đạm xếp ở trên, món nhiều VTM xếp ở dưới... GVMR: Trình tự sắp xếp món ăn phản ánh phong tục tập quán về ăn uống của từng vùng miền và đánh giá mức độ hiểu biết của người xây dựng thực đơn. GV: Vì sao phải xây dựng thực đơn? HS: Vì có thực đơn, công việc tổ chức bữa ăn sẽ tiến hành trôi chảy, khoa học. GV: Xây dựng thực đơn cần tuân theo những nguyên tắc nào? HS: 3 nguyên tắc. GV: Cần xây dựng thực đơn cho những bữa ăn nào? HS: Bữa ăn thường ngày, bữa cỗ, liên hoan... GVMR: Căn cứ vào tính chất bữa ăn người ta mới đặt cơ sở để xây dựng thực đơn. GV: Bữa ăn thường ngày có đặc điểm gì? HS: Có 3 đến 4 món, chế biến đơn giản. GV: Bữa cỗ, liên hoan, chiêu đãi có đặc điểm gì? HS: Có từ 5 món trở lên, chế biến công phu, đẹp mắt. GV: Các món ăn được chia thành những loại nào? HS: Món canh, món rau, củ, quả, món nguội, món xào, rán, món mặn, món tráng miệng. GV: Em hãy kể tên một số món ăn thường ngày ở gia đình em và trong bữa cỗ mà em đã dự? HS: Xôi, mực xào cần tây, canh khoai, chả Sài Gòn... GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Theo em, trong bữa ăn thường ngày gồm các món chính nào? HS: Canh, mặn, xào, nước chấm. GV: Trong bữa ăn liên hoan, chiêu đãi gồm các loại món ăn nào? HS: Gồm rất nhiều món như: Món canh, món rau, củ, quả, món nguội, món xào, rán, món mặn, món tráng miệng. GV: Nếu bữa ăn có người phục vụ thì các loại món ăn được được cơ cấu như thế nào? HS: Gồm rất nhiều món như: Món khai vị, món ăn sau khai vị, món ăn chính, món ăn thêm, món ăn tráng miện, đồ uống. GV: Nếu bữa ăn có các món được dọn cùng một lúc lên bàn thì hình thức tổ chức như thế nào? HS: Tuỳ thuộc vào tập quán ăn uống của từng địa phương. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Vì sao thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế? HS: Vì nó thể hiện tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người dự định xây dựng thực đơn. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. I. Xây dựng thực đơn. 1. Khái niệm về thực đơn: Là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn ngày hôm đó. 2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn. a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn: - Bữa ăn thường ngày có 3 – 4 món ăn. - Bữa cỗ hoặc liên hoan, chiêu đãi có 5 món ăn trở lên. b. Thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn: - Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: Canh, mặn, xào và nước chấm. - Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường gồm đủ các loại món ăn. c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế: - Đây là nguyên tắc thể hiện tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người dự định xây dựng thực đơn. * Hoạt động 2(15’): Tìm hiểu về cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. - Mục đích: Tìm hiểu về cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Khi chọn thực phẩm cho thực đơn cần lưu ý điều gì? HS: Mua thực phẩm tươi ngon, số thực phẩm vừa đủ dùng. GV: Đối với các thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày nên lựa chọn thực phẩm như thế nào? HS: Nên lựa chọn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, vệ sinh, đủ dùng cho gia đình trong ngày nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống. GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi cần lựa chọn thực phẩm ra sao? HS: -Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, cân đối với số người dự. - Không nên quá cầu kỳ, tiêu hoang phí cho các bữa tiệc. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Em hãy kể tên và phân loại các món ăn của bữa tiệc, liên hoan mà em đã dự. HS: Món khai vị: Súp hải sâm, mực xào, thịt trâu xào, tôm chiên, thịt nướng, nộm dưa góp... II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn. 1. Đối với thực phẩm dùng cho bữa ăn thường ngày: - Thực phẩm lựa chọn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, vệ sinh, đủ dùng cho gia đình trong ngày nhưng không chi tiêu nhiều hơn số tiền dự định cho việc ăn uống. 2. Đối với thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi: - Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện sẵn có mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, cân đối với số người dự. - Không nên quá cầu kỳ, tiêu hoang phí cho các bữa tiệc. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (4’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung các phần đã học của bài. - Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố để học sinh khắc sâu kiến thức bài học. - Nhận xét giờ học, cho điểm sổ đầu bài. - Đọc và chuẩn bị phần III, IV của “Bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn”/SGK/Tr111. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tổ duyệt Nguyễn Thị Hảo

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.