Danh mục
CÔNG NGHỆ 6-TUẦN 28 - NĂM HỌC 2020-2021
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 28/03/21 07:41
Lượt xem: 47
Dung lượng: 21.1kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH THAM KHẢO, SÁCH HƯỚNG DẪN MÔN CÔNG NGHỆ
Mô tả: Ngày soạn: ..................................... Tiết 54 KIỂM TRA 1 TIẾT I, Mục tiêu: - Kiểm tra nội dung kiến thức chương III. - Qua kết quả kiểm tra, HS rút ra kinh nghiệm, cải tiến phương pháp học tập. II, Chuẩn bị. 1, Giáo viên: đề kiểm tra. 2, Học sinh: đồ dùng học tập. III,Tiến trình giờ dạy - giáo dục. 1, Ổn định lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6B 6C 6D 6E 2, Tiến hành kiểm tra(43’). I, Ma trận. Chủ đề Mức độ kiến thức, kĩ năng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL Vận dụng thấp Vận dụng cao TNKQ TL I, Cơ sở của ăn uống hợp lý 1 1 1 3 3đ 30% II, Vệ sinh an toàn thực phẩm 1 1 1 1 4 4.5đ 45% III, Các phương pháp chế biến thực phẩm 1 1 2 2.5đ 25% Tổng 3 1.5đ 15% 2 1đ 10% 2 5đ 50% 1 0.5đ 5% 1 2đ 20% 9 10 100% II, NỘI DUNG. A, TRẮC NGHIỆM(3 điểm). Câu 1. Chất đạm có vai trò gì? A. Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng. B. Giúp cơ thể phát triển tốt C. Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể. D. Là thành phần chủ yếu của cơ thể. Câu 2. Nước và chất xơ có phải chất dinh dưỡng không? Tại sao? A. Có. Vì nước và chất xơ có vai trò rất quan trọng với cơ thể. B. Không. Vì nước và chất xơ không cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Câu 3. Nhiệt độ từ 500C đến 800C có ảnh hưởng như thế nào đối với vi khuẩn? A. Đây là nhiệt độ nguy hiểm, vi khuẩn có thể sinh nở mau chóng. B. Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết. C. Đây là nhiệt độ vi khuẩn không thể sinh nở nhưng cũng không chết hoàn toàn. D. Đây là nhiệt độ an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt. Câu 4. Đâu là chữ viết tắt của Hạn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm? A. EPX B. MFG C. EXP D. BEE Câu 5. Đâu không phải là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? A. Do ăn phải khoai tây mọc mầm. B. Do ăn quá no. B. Do ăn thức ăn bị mốc, thối, hỏng. D. Do ăn phải hoa quả có chứa chất bảo quản. Câu 6. Câu nào dưới đây đúng? A. Trộn dầu giấm chỉ có nguyên liệu động vật, trộn hỗn hợp gồm nguyên liệu động vật và nguyên liệu thực vật. B. Trộn dầu giấm chỉ có nguyên liệu thực vật, trộn hỗn hợp gồm nguyên liệu động vật và nguyên liệu thực vật. B, TỰ LUẬN(7 điểm). Câu 1(2 điểm): Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng và cho ví dụ ở từng loại(ít nhất 3 ví dụ). Câu 2(3 điểm): Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm. Câu3 (2 điểm): Em hãy nêu định nghĩa của các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt sau đây: Kho, Hấp, Nướng, Xào. III, ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. A, TRẮC NGHIỆM(3 điểm). Câu 1. A Câu 2. A Câu 3. C Câu 4. C Câu 5. B Câu 6. B B, TỰ LUẬN(7 điểm). Câu 1(2 điểm): Có 5 chất dinh dưỡng: - Chất đạm: thịt, cá, các loại đậu hạt… - Chất đường bột: gạo, khoai, mía… - Chất béo: mỡ, dầu ăn, lạc… - Vitamin: + Vtm A: cà rốt, dưa hấu, cà chua… + Vtm C: cam, chanh, ổi… + Vtm D: bơ, trứng, bí đỏ… - Chất khoáng: + Canxi: cua, cá, trứng… + I ốt: muối, cá, ốc… + Sắt: trứng, cà rốt, ngao… Câu 2(3 điểm): Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm: a, Phòng tránh nhiễm trùng: - Rửa tay sạch trước khi ăn. - Vệ sinh nhà bếp. - Rửa kỹ thực phẩm. - Nấu chín thực phẩm. - Đậy thức ăn cẩn thận. - Bảo quản thực phẩm chu đáo. b, Phòng tránh nhiễm độc: - Không dùng thực phẩm có chất độc. - Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm độc. - Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng. Câu3(2 điểm): Các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: • Kho: Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nuớc vừa phải với vị mặn đậm đà. • Hấp: Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. • Nướng: Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa. • Xào: Là làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật, đun lửa to trong thời gian ngắn. 4, Củng cố và hướng dẫn về nhà (1’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - GV thu bài và nhận xét ý thức làm bài của HS. - GV nhận xét, đánh giá giờ học. - HS xem trước bài mới. V, Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.