Danh mục
GDCD TUAN 26
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23/04/20 18:27
Lượt xem: 68
Dung lượng: 21.4kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH THAM KHẢO, SÁCH HƯỚNG DẪN MÔN GDCD
Mô tả: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 25 – Bài 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu -Ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. - Thấy được sự quan tâm của gia đình đối với quyền lợi học tập của con em và vai trò của Nhà nước ta trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập - Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thục hiện 3. Thái độ: Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác 4. Năng lực - Năng lực tự học tự tìm kiếm và xử lí thông tin - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực xác định giá trị - Năng lực tư duy sáng tạo - Năng lực trình bày suy nghĩ II. Chuẩn bị - Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6, Quy định của pháp luật về quyền và trách nhiệm - nghĩa vụ của học sinh. - Học sinh: Xem trước nội dung bài học. III. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp: phân tích , thuyết trình vấn đáp,liên hệ thực tế, dạy học nhóm, thực hành có hướng dẫn, tổ chức trò chơi sắm vai. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi,chia nhóm,giao nhiệm vụ, trình bày 1’. IV. Tiến trình bài dạy- giáo dục: 1.Ổn định tổ chức:(1’) 2.Kiểm tra bài cũ:(5’) Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào? Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo đảm trật tự ATGT? 3.Bài mới: Hoạt động 1(2’): Giới thiệu bài - Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: nêu vấn đề Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ. GV: Em có biết tại sao Đảng và Nhà nước lại rất quan tâm đến việc học tập của công dân hay không? ( Vì đó là quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi đi học)  Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, vậy nội dung đó được thể hiện như thế Nào. Chúng ta sẽ học bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Học sinh tự tìm hiểu về sự thay đổi ở huyện đảo Cô Tô là nhờ có sự quan tâm của Đảng và nhà nước. 1. Truyện đọc: Hs tự tìm hiểu ở nhà HĐ2: ( 15’) Tìm hiểu nội dung bài học - Mục đích: Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập. - Phương pháp: phân tích , thuyết trình , vấn đáp,liên hệ thực tế, dạy học nhóm. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi,chia nhóm,giao nhiệm vu, trình bày 1’. Gv: Chia nhóm HS và nêu câu hỏi ? Vì sao chúng ta phải học tập? - Nhờ học tập chúng ta mới có hiểu biết có kiến thức, mới tiến bộ và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. ? Học tập để làm gì? - Em học tập để có kiến thức nhằm xây dựng cho tương lai của bản thân và đất nước. ? Nếu không học sẽ bị thiệt thòi như thế nào? Nếu không đi học sẽ không biết chữ, không có hiểu biết... GV: - Giới thiệu điều 59 Hiến pháp 1992 - Điều 10 luật BV,CS và GD trẻ em - Điều 1 luật phổ cập giáo dục tiểu học. Gv: Theo em những ai có quyền học tập ? Gv: Hãy kể các hình thức học tập mà em biết? - Học ở trường, ở lớp. - Học ở lớp học tình thương. - Học phổ cập. - Vừa học vừa làm. - Học từ xa. - Học ở trung tâm giáo dục thường xuyên ? Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập? ? Ở địa phương em có những trường nào dành cho trẻ em khuyết tật không? ? Bản thân em đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập? -Luôn tích cực học tập có ý thức chấp hành nội quy học tập… ? Gia đình có trách nhiệm ra sao đối với việc học tập của con em mình? - Tạo mọi điều kiện động viên, quan tâm đến việc học tập của con. ?Cụ thể thông qua hành động gì? - Mua quần áo, sách vở… GV:Giới thiệu các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập: - Điều 59, Hiến pháp 1992: “ Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức” - Điều 10, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “ Trẻ em có quyền được học tập và học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí. Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện tốt cho con em học tập. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền học tập của trẻ em, khuyến khích trẻ em học tập tốt và tạo điều kiện để trẻ em phát triển năng khiếu” Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (17’) - Mục đích: Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Phương pháp: phân tích , thuyết trình , vấn đáp,liên hệ thực tế, thực hành có hướng dẫn, tổ chức trò chơi đóng vai. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi. BT b : HS nêu yêu cầu bài tập. ? Em hãy kể một số tấm gương thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập? ? Qua những tấm gương vừa kể em học tập được gì ở họ? G Kết luận: Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập: Phải say mê, kiên trì, tự lực, phải có phương pháp học tập tốt. HS đọc yêu cầu bài tập,làm việc cá nhân,trả lời, nhận xét. GV chốt, khái quát. Gv: HD học sinh làm BT e) sgk Đọc BT e) Cho HS thi đấu giữa các nhóm, nhóm nào đến lượt mà không trả lời được thì thua. Nhóm nào đến phút cuối cùng vẫn có câu tục ngữ, ca dao hay danh ngôn thì nhóm đó thắng cuộc. Gv nêu tình huống ,yêu cầu học sinh đóng tình huống và giải quyết tình huống. BT thêm : GV phân công HS lên sắm vai: - Học sinh lên thực hiện. - HS nhận xét. - GV chốt, khái quát. 2. Nội dung bài học: a. Ý nghĩa của việc học tập. - Đối với bản thân:Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm,hạnh phúc - Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng dân giàu nước mạnh. b. Những quy định của pháp luật về học tập: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. *)Quyền: - Mọi công dân đều có quyền học tập, học không hạn chế từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học đến trung học, đại học, sau đại học. - Có thể học bất kì ngành nghề nào phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. - Có thể học bằng nhiều hình thức, học suốt đời. *. Nghĩa vụ học tập: - CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. - Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. BT b: (1) Đỗ Hoàng Thái Anh và Nguyễn Minh Tâm - HS khuyết tật (Từ Liêm): Sử dụng thành thạo hệ điều hành Windows. (2) Nguyễn Ngọc Kí, quê Hải Thanh, Hải Hậu, Nam Định - 4 tuổi bị liệt hoàn toàn 2 tay, nhưng đã siêng năng, kiên trì rèn luyện vượt khó giành lấy cuộc sống có ý nghĩa nhất. (3) Ôn bài sau giờ lên lớp ở trung tâm bảo trợ xã hội (Hà Giang). BT c) Trẻ em khuyết tật có thể học ở những trường mà nhà nước dành riêng cho họ. Với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn : - Học ở lớp học tình thương. - Ngày đi làm, tối học ở TTGDTX - Học ở TT vừa học, vừa làm - Học qua chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình. BT e - Kiến thức là chìa khoá vạn năng mở ra tất cả các cánh cửa.(A.Phơ-răng - xơ) - Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương (J.Niu-tơn) Tình huống : An và khoa tranh luận với nhau. An nói, học tập là quyền của mình , muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học. - Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của An và Khoa? Ý kiến của em về việc học tập là gì? 4. Củng cố :(3’) ? Nêu tầm quan trọng của học tập đối với mỗi người? ? Nêu nội dung về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? 5.Hướng dẫn về nhà:(2') - Học bài và làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài 16 + Xem phần nội dung bài học, bài tập sách giáo khoa. + Sưu tầm các điều luật, quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. V. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.