Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 16: TIẾT 46,48-TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 19:54
Lượt xem: 5
Dung lượng: 375.9kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 4. TIẾP NỐI TRUYỀN TỐNG QUÊ HƯƠNG Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 - Lớp 7B1 TUẦN 16 SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tiết 46 : GIỚI THIỆU TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ CỦA ĐỊA PHƯƠNG l. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về các sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống ở địa phương. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập và thể hiện sự sáng tạo của bản thân. - Góp phần phát triển năng lực tự học và tự chủ. * Năng lực riêng: - Phát triển năng lực thẩm mĩ, tư duy trong quá trình tham gia trò chơi. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: HS tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong khi tham gia trò chơi. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập kĩ năng khi tham gia nhiệt tình vào các trò chơi tìm hiểu về các sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống ở địa phương. - Trung thực: HS cần phát huy tính trung thực của bản thân trong việc trả lời câu hỏi, và khi tham gia trò chơi, để trò chơi mang lại hiệu quả giáo dục. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Nội dung trò chơi “Rung chuông vàng” - Bộ câu hỏi cho trò chơi. - Phần thưởng cho người chiến thắng. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7. - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. (bảng, phấn, khăn lau) III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Giới thiệu truyền thống lịch sử của địa phương (30 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS được tìm hiểu kiến thức về các sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống ở địa phương. b. Tổ chức thực hiện NV1 : GV tổ chức cho HS cả lớp tham gia trò chơi Ai hiểu biết hơn? - Mục đích lựa chọn trò chơi: + Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để HS thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo; đồng thời tạo cơ hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy logic, xử lý nhanh tình huống + Tạo điều kiện để tất cả HS trong lớp đều được tham gia trò chơi. + Đa dạng hóa các hình thức giáo dục nhằm tăng cường tính chủ động và hiệu quả tiếp thu kiến thức cho HS. - Luật chơi: Các đội thi bốc thăm câu hỏi và đáp án của truyền thống địa phương: + Các hội thi tổ chức câu hỏi đáp chéo. + Đội nào trả lời đúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc. Câu hỏi : Câu 1: Kể tên 3 lễ hội ở Quảng Ninh thu hút đông đảo du khách tới tham dự? 1. Lễ hội tại Quảng Ninh - Lễ hội Yên Tử 2. Lễ hội ở Quảng Ninh độc đáo - Lễ hội Tiên Công 3. Lễ hội đền Cửa Ông ở Quảng Ninh Câu 2. Đâu là tên lễ hội theo vùng miền, mùa ở Việt Nam: A. Lễ hội đến Gióng (Hà Nội). B. Lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). C. Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh). D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4. Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở miền sông nước: A. Hội Lim. B. Lễ hội Nghinh Ông. C. Lễ hội chùa Hương. D. Lễ hội Lồng Tồng. Câu 5. Trang phục trong lễ hội thường có đặc điểm gì khác với trang phục thường ngày? A. Trang phục lễ hội có phần rực rỡ, được thiết kế cầu kỳ, không có tính ứng dụng cao như trang phục hàng ngày. B. Trang phục lễ hội mang tính riêng biệt, độc đáo, mang sắc thái riêng của từng lễ hội, từng vùng miền. C. Trang phục lễ hội được thiết kế theo một khuôn mẫu nhất định, phục vụ cho các sự kiện lễ hội trong năm. D. A và C Câu 6. Để thiết kế trang phục cho nhân vật, có thể sử dụng những chất liệu như thế nào? A. Kết hợp nhiều chất liệu khác nhau, đa dạng về màu sắc B. Chỉ sử dụng các chất liệu giống nhau và tương đồng về màu sắc C. Các chất liệu chống thấm nước được ưu tiên sử dụng D. Chỉ có thể sử dụng giấy hoặc vải Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa văn hóa của lễ hội: A. Lễ hội là chủ đề quen thuộc trong các sáng tác mĩ thuật. B. Nhiều tác phẩm sử dụng màu sắc tươi vui để thể hiện không khí rộn ràng, náo nức trong lễ hội. C. Lễ hội tập trung chủ yếu ở miền núi, đa số không có đồng bằng. D. Những hoạt động như: đoàn rước, múa,…là nguồn cảm hứng để tạo nên các bố cục hấp dẫn sinh động. Câu 8. Loại cờ nào thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam? A. Cờ vua B. Quốc kỳ C. Cờ ngũ sắc D. Không sử dụng cờ Câu 9. Các lễ hội truyền thống của nước ta thường được tổ chức vào thời gian nào? A. Mùa Xuân B. Mùa Hạ C. Mùa Thu D. Mùa Đông Câu 10. Lễ hội truyền thống nào sau đây của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại? A. Lễ hội Khai ấn đền Trần B. Hội Gióng C. Lễ hội chùa Hương D. Lễ hội Gầu tào Câu 11. Ai là người đặt tên nước ta là Vạn Xuân? A. Lí Bạch B. Ngô Quyền C. Lí Bôn D. Lí Công Uẩn Câu 12. Tên thật của nữ vương đầu tiên và cuối cùng của nước ta ? A. Lí Phật Thiên B. Trưng Trắc C. Trưng Nhị D. Lí Phật Kim Câu 13. Vua nào bảy tuổi lên ngôi / Việc dân việc nước trọn đời lo toan / Mở trường thi chọn quan văn / Lập Quốc Tử Giám luyện hàng danh nhân? A. Lý Thánh Tông B. Lý Cao Tông C. Lý Nhân Tông D. Lý Anh Tông Câu 14. Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến / Mơ về ngày đánh chiếm Long Biên / Nhiều năm gian khổ liên miên / Hỏi ai ngang dọc trong miền sậy lau? A. Lý Nam Đế B. Triệu Quang Phục C. Triệu Túc D. Lý Phật Tử Câu 15. Ai ngồi đan sọt giữa đường / Giáo đâm thủng đùi mà mình không hay? A. Phạm Ngũ Thư B. Phạm Tu C. Phạm Ngũ Lão D. Dã Tượng Câu 16. Vua nào mặt sắt đen sì? A. Mai Thúc Loan B. Phùng Hưng c. Ngô Quyền D. Lý Nam Đế Câu 17.Dòng sông nào được nhắc đến trong câu thơ sau: “ Đây là nơi chiến địa buổi Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao” A. Sông Mã. B. Sông Cả. C. Sông Hồng. D. Sông Bạch Đằng. Câu 18. Nhận xét dưới đây của nhà sử học Lê Văn Hưu đề cập đến nhân vật nào? “Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết”. A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Ngô Quyền. C. Lê Hoàn. D. Nguyễn Huệ. Câu 19. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là A. Đại Việt. B. Vạn Xuân. C. Đại Nam. D. Đại Cồ Việt. Câu 20. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi A. Quân dân Đại Cồ Việt đã chiến đấu anh dũng. B. LêHoàn đề nghị giảng hòa để giảm bớt hao tổn. C. Nhà Tống bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân. D. Nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa. NV2 : Giới thiệu về một truyền thống địa phương Mỗi nhóm giới thiệu về một truyền thông của địa phương theo gợi ý đưới đây: + Tên lịch sử ra đời + Tên truyền thống: + Thời điểm diễn ra trong năm. Gợi ý: 5 Làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Quảng Ninh Quảng Ninh được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh, phong phú các khu du lịch nổi tiếng. Ngoài ra, còn nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công như: Nghề thủ công gốm sứ Móng Cái; nghề nuôi cây ngọc trai Vân Đồn; nghề đánh bắt hải sản... 1. Nghề thủ công gốm sứ Móng Cái (Ảnh: ST) Sứ Móng Cái mang nhiều dáng dấp Trung Hoa từ cách trang trí các đề tài, tiểu thức nhưng gốm sứ Móng Cái vẫn có chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc và được ưa chuộng tại các nước lớn như : Nga, Hồng Kông, Pháp… Các sản phẩm đa dạng, phong phú từ kiểu dáng như các loại hũ, đôn, chậu, bình đựng rượu… đến các hoa văn trang trí hình móc câu, sóng nước, quả trám. Gốm sứ Móng Cái ra đời mang dấu ấn riêng ở phần men màu lam nhạt đặc sắc. Ngày nay các làng nghề gốm còn hoạt động chủ yếu ở Mạo Khê và Đông Triều. Những sản phẩm gốm sứ có cách pha trộn màu độc đáo từ đậm nhạt đến tươi, sẫm được nung ở nhiệt độ trên 1000 độ C cho ra những sản phẩm có độ bền cao. Ngày nay làng nghề gốm sứ sản xuất chủ yếu các đồ gia dụng phục vụ đời sống hằng ngày và vật dụng trang trí có tính thẩm mỹ cao góp phần phát triển kinh tế xã hội và tăng thu nhập cho người dân nơi đây. 2. Làng nuôi cấy ngọc trai Vân Đồn Được ví như “vương quốc ngọc trai” – ngọc trai Vân Đồn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng đứng đầu thế giới. Hàng năm làng nuôi cấy ngọc trai trên Vịnh Bái Tử Long thu hoạch số lượng lớn những viên ngọc trai có kích thước lớn, lấp lánh đầy màu sắc, có giá trị kinh tế cao chinh phục cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật… Nghề nuôi cấy trai vô cùng nhiều công đoạn chăm sóc chọn lọc tỉ mỉ và đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của nghệ nhân nuôi cấy kết hợp cùng điều kiện khí hậu tự nhiên, môi trường nước thuận lợi đã tạo nên một làng nghề mang lại giá trị kinh tế cao. 3. Làng nghề mỹ nghệ than đá Được biết đến là thủ phủ ” vàng đen “, than Quảng Ninh không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn có nhiều giá trị mang tính thẩm mỹ. Nghề thủ công mỹ nghệ than đá được du nhập từ Pháp và có mặt từ đầu thế kỷ 20, đến nay làng nghề truyền thống này đã khá nổi tiếng. Những sản phẩm làm từ than đá có tính thẩm mỹ cao, chất liệu độc đáo kết hợp với bàn tay tài hoa của người thợ đã tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, góp phần tạo dựng tên tuổi cho làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh. Những tác phẩm được khách hàng yêu thích và tiêu thụ tốt như : hòn gà chọi, hang luồn, tượng bán thân, tượng truyền thần, tượng thần tài, biểu tượng 12 con giáp,…. 4. Nghề đánh bắt hải sản Quảng Ninh Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền như: nghề câu mực, câu cá song, câu cáy, nghề chã, nghề chài, nghề đào sái sùng, nghề đánh cá đèn, nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà…không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hoá và du lịch. Vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi thủy sản rất phong phú, có nhiều loại tôm, cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao cả ở trong nước và xuất khẩu như các loại cá ngon nổi tiếng: chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ, các đặc sản như: tôm he, mực ống, cua, ghẹ, sái sùng, sò huyết, hải sâm, ngán, các loại ốc… Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã quan tâm đầu tư nâng cấp tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ, nâng cao sản lượng, kết hợp với việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở ven bờ. Ðó là một hướng đi đúng, phù hợp với thời đại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện tại, người dân vùng biển Quảng Ninh còn duy trì nghề đánh bắt hải sản bằng thủ công khá phổ biến. Ðó là các nghề: nghề câu mực, câu cá song; câu cáy; nghề chã, nghề chài; nghề đào sái sùng; nghề đánh cá đèn; nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà,…Nghề câu mực, câu cá song có ý nghĩa kinh tế lớn. Mấy năm vừa qua, nghề câu cá song phát triển rất mạnh ở vùng biển Cô Tô. Có đêm một người thu được vài triệu đồng. Câu cáy ở ven biển, ở những bãi sú vẹt thường là để giải trí, đi câu cho vui và kết hợp kiếm bát canh cho khoẻ người. Câu cáy không cần mồi, chỉ cần 2 – 3 lưỡi câu buộc chụm lại, thả xuống cáy chạy ra ngậm càng vào, thế là nhấc vội lên, không cần phải gỡ mà cáy tự nhả càng ra rơi vào giỏ đựng. Nghề chã, nghề chài bằng thuyền nhỏ, không ra khơi xa, chỉ ở trong vịnh, ven bờ. Có khi cả gia đình sống trên một chiếc thuyền nhỏ. Cảnh thường gặp và gây ấn tượng là cảnh phơi lưới thường thấy ở lán bè thành phố Hạ Long mà các họa sĩ đã thể hiện trong các bức tranh của mình. Nghề đánh cá đèn cách đây vài chục năm, trên vùng biển Quảng Ninh còn rất phổ biến nghề đánh cá đèn. Khi đèn thắp sáng trong đêm thì cá đua nhau tìm đến và người ta bủa lưới bắt cá. Du khách có dịp đi cùng thuyền đánh cá đèn tha hồ mà ngắm nhìn tôm cá tung tăng bơi lội dưới ánh đèn. Người ngư dân vớt mực đem nướng trên phễu đèn rồi chủ khách cùng ăn. Mực tươi nướng thơm phức, ngọt lịm, nhấm nháp với một vài chén rượu, du khách như cảm thấy cảnh thần tiên trên mặt biển. Mặt biển trong đêm rực sáng như một thành phố nổi thật là ngoạn mục nên thơ. Nghề đào sái sùng người đi đào sái sùng lăm lăm trong tay cái mai, cán dìu, mắt quan sát về phía trước, bước chân đi nhẹ nhàng. Khi phát hiện có sái sùng thì họ hết sức nhanh nhẹn dùng mai lao xuống cát hất vội con sái sùng nâng lên, nhặt đưa ngay vào giỏ. Nếu đẩy mạnh và chậm một chút thì sái sùng luồn sâu vào trong cát rất khó bắt. Nhìn ngắm cảnh đào bắt sái sùng có cảm tưởng như thấy người nghệ sĩ đang biểu diễn trên bãi cát rất điệu nghệ, cũng rất gây ấn tượng. Quảng Ninh có ngư trường rộng lớn, có bờ biển dài hơn 250km từ Trà Cổ thuộc thị xã Móng Cái giáp với Trung Quốc đến đảo Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng giáp với Hải Phòng. Kết quả khai quật ở nhiều di chỉ khảo cổ học ở vùng biển Hạ Long cho thấy nghề đánh bắt hải sản xuất hiện rất sớm, cách đây bốn, năm ngàn năm đến sáu, bảy ngàn năm. Ðó là các hòm chỉ lưới bằng đất nung, các mũi nhọn, kim khâu bằng xương để đan lưới tìm thấy ở các di chỉ Soi Nhụ, Thoi Giếng, Ngọc Vừng, Hoàng Tân… hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh. 5. Làng nghề đóng, sửa chữa tàu thuyền Hà An Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và tham quan các làng nghề truyền thống những năm gần đây được các công ty lữ hành du lịch thúc đẩy và mở rộng rất nhiều để du khách có thể tìm hiểu và mua sắm các sản phẩm thủ công làm quà lưu niệm. Trong những làng nghề truyền thống thu hút du khách thì làng nghề đóng, sửa chữa tàu Hà An cũng được nhiều du khách hiếu kỳ ghé đến vì phong cảnh đẹp và thanh bình. Làng nghề có truyền thống hàng trăm năm ở phường Hà An – Quảng Yên nổi tiếng với kỹ thuật đóng thuyền điêu luyện. Ngày nay những con tàu máy hiện đại đang dần thay thế những con thuyền gỗ nhỏ, thuyền ba vát, buồm dơi nhưng làng nghề truyền thống này vẫn duy trì hoạt động để phục vụ người dân địa phương và góp phần phát triển du lịch văn hóa. c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò - Mời một số HS các tổ chia sẻ thông tin về truyền thống lịch sử của địa phương. - HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và quyết tâm cố gắng học tập rèn luyện để phát huy truyền thống của địa phương. - GVCN lưu ý và lựa chọn danh sách những em HS có năng khiếu về văn nghệ để sau này tham gia vào đội văn nghệ của lớp, của nhà trường. - Dặn HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: + Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương. ———»«—— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 47: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Nêu được những truyền thống tốt đẹp của quê hương - Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương - Có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống của địa phương 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết bày tỏ tình yêu, niềm tự hào về truyền thống quê hương. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân về truyền thống quê hương. - Trách nhiệm: Ghi lại những truyền thống của quê hương mà em đã biết và tìm hiểu. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học tập tham gia nhiệt tình và phát huy truyền thống của quê hương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, tư liệu về các truyền thống của quê hương - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 - Hình ảnh, video clip liên quan đến truyền thống. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin về truyền thống quê hương mình III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức : KTSS lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - KT sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới. A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết về các truyền thống quê hương mà em biết và đã tham gia. + Đội nào viết được nhiều, đúng thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, như vậy đây là các truyền thống quê hương mà các con biết và đã từng tham gia. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và của các truyền thống quê hương như thế nào chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào truyền thống quê hương B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động : Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống địa phương 1.Mục tiêu: - Chia sẻ được những hiểu biết của bản thân về truyền thống của quê hương; - Biết những truyền thống nổi bật của quê hương. 2. Nội dung: HS thực hiện các hoạt động 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS 4. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu từng HS làm việc nhóm để chia sẻ với các bạn trong nhóm theo các câu hỏi: + Địa phương em có những truyền thống nào? (gợi ý: lễ hội, phong tục,...) + Em đã tham gia hoạt động truyền thống nào? Nêu cảm nhận của em khi tham gia hoạt động truyền thống đó. + Em đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + HS ghi bài. 1. Chia sẻ những hiểu biết về truyền thống địa phương - Quê hương chúng ta có nhiều truyễn thống tốt đẹp (GV nêu tên một số truyền thống của địa phương). Mỗi địa phương thường có nhiễu truyên thống khác nhau như: lễ hội truyền thống, các phong tục tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hoá riêng cho quê hương. Mỗi chúng ta hãy tích cực tìm hiểu để biết được các truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và tự hào về những truyền thống đó. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút) 1. Mục tiêu: - Trình bày được những hiểu biết của bản thân về nghề truyền thống; - Nêu được nội dung phiếu phỏng vấn và kết quả tim hiểu một nghề truyền thống qua hoạt động sau giờ học. 2. Nội dung: HS chia sẻ về những điều đã tìm hiểu được ở làng nghề truyền thống địa phương em 3. Sản phẩm: HS thực hiện quy tắc. 4. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HS chia sẻ về: - Những điều đã học hỏi được về nghề truyền thống ở nước ta và địa phương em; - Phiếu phỏng vấn đã thiết kế được (nếu chưa thực hiện được trong tiết hoạt động giáo dục theo chú đề); - Kết quả tìm hiểu một nghề truyền thống. - Các nhóm sắm vai là phóng viên đế đi phỏng vấn thầy cô và các bạn nhóm khác về lễ hội hoặc phong tục của quê hương. Để tìm hiểu về lễ hội truyền thống, HS có thể phỏng vấn theo gợi ý: + Tên lễ hội + Lễ hội được tồ chức vào dịp nào trong năm? + Những hoạt động diễn ra trong lễ hội? + Ý nghĩa cùa lễ hội? + Địa phương em đã làm gì để giữ gìn và phát huy lễ hội? + Những điều thầy/ cô/ bạn thấy ấn tượng hoặc thích về lễ hội? + Ý kiến của thẩy/ cô/ bạn để tổ chức lễ hội tốt hơn? - GV nhắc HS khi phỏng vấn cần ghi chép lại những nội dung trọng tâm và có thể hỏi them những câu hỏi để hiểu rõ hon các câu trả lời. - Sau khi kết thúc phỏng vấn, GV yêu cầu các nhóm thảo luận để viết bài giới thiệu về lễ hội hoặc phong tục của quê hương dựa trên những thông tin đã thu thập được khi phỏng vấn. Bài giới thiệu cần đảm bảo thế hiện được những nét chủ yểu, hấp dần của truyền thống, đồng thời nêu được nhũng việc các em sẽ làm để bảo tổn, phát huy truyền thống đó. Ngoài ra, bài giới thiệu cần truyền được cảm xúc tích cực về truyền thống quê hương. - HS thảo luận nhóm đê lựa chọn nội dung sẽ viêt, phân công thành viên vict bài, giới thiệu về truyền thống mà nhóm đã lựa chọn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Chia sẻ về niềm tự hào truyền thống quê hương em.. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Tìm hiểu và giới thiệu một truyền thống ở quê hương mà em rất tự hào. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS về nhà: + Tiếp tục thu thập, bổ sung thông tin, tư liệu, hình ảnh cho bài giới thiệu. + Hoàn chỉnh bài giới thiệu. + Tập giới thiệu truyền thống quê hương với bạn bè, người thân. - GV kết luận chung: Quê hương chúng ta có nhiều truyền thống tốt đẹp. Hiểu được các truyền thống của quê hương, chúng ta càng thêm yêu và tự hào về truyền thống của quê hương mình. Mồi chúng ta hãy là một tuyên truyền viên tích cực để giúp cho mọi người biết đen truyền thống của quê hương, đông thời có những hành động thiết thực để góp phần bảo tồn các truyền thống tốt đẹp của quê hương. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Tìm hiểu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên đất nước - Tìm hiểu về các phướng hướng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến cảnh quan, di tích đất nước - Chia sẻ một hành động em đã làm để bảo vệ cảnh quan đất nước. * Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS, HS đánh giá HS) - Vấn đáp. - Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết. - Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành. - Các tình huống thực tế trong cuộc sống ———»«——— SINH HOẠT LỚP Tiết 48 : THUYẾT TRÌNH Ý TƯỞNG XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC TRUYỀN THỐNG TỰ HÀO Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 4 l. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết cách xây dựng một ý tưởng để thuyết trình trước lớp về xây dựng câu lạc bộ bảo tồn, phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự học và tự chủ. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo trong việc xây dựng ý tưởng thuyết phục. * Năng lực riêng: + Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. + Rèn kĩ năng thiết kế tố chức, đánh giá hoạt động, tự tin, khả năng thuyết trình. 3. Phẩm chất - Yêu nước: HS biết trân trọng các giá trị truyền thống ở địa phương. - Trách nhiệm: HS có ý thức hợp tác với bạn bè hoàn thành nhiệm vụ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Video phóng sự về bảo tồn truyền thống làng nghề ở địa phương. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Nội dung - HS báo cáo tổng kết tổ, lớp với GV. - Triển khai kế hoạch tuần mới. c. Sản phẩm - Bản báo cáo tổng kết tuần. - Kế hoạch tuần tiếp theo. d. Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNPT. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Hoạt động 2: Khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp b. Nội dung - GV cho HS xem video “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” c. Sản phẩm - Thái độ của HS: nghiêm túc, tập trung theo dõi video. - Đưa ra được suy nghĩ, nhìn nhận của bản thân sau khi xem video. d. Tổ chức thực hiện - GV chiếu cho HS xem video “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” tại địa chỉ trang web https://www.youtube.com/watch?v=rW3QZCwQ5-E&t=47s - GV phỏng vấn 1 số em HS sau khi xem video: + Nội dung video đề cập đến vấn đề chính nào? - GV: Mỗi địa phương đều có rất nhiều truyền thống đáng để tự hào, và làng nghề truyền thống chính là một trong số đó. Vậy để tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo tồn, phát huy các truyền thống đáng tự hào ở địa phương, chúng ta sẽ đến với buổi thuyết trình ý tưởng xây dựng câu lạc bộ bảo tồn, phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương đã được các nhóm, tổ chuẩn bị trong tuần qua. 3. Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề “Thuyết trình ý tưởng xây dựng câu lạc bộ bảo tồn, phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương”. a. Mục tiêu - HS biết cách xây dựng một ý tưởng để thuyết trình trước lớp. - HS thuyết trình được các ý tưởng trong nội dung đã xây dựng. b. Nội dung: HS các tổ, nhóm lần lượt thuyết trình ý tưởng của nhóm mình. c. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức các nhóm lần lượt lên thuyết trình ý tưởng của nhóm mình đã xây dựng. - Thành lập BGK chấm điểm các bài thuyết trình theo tiêu chí đã đưa ra. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm lần lượt thuyết trình ý tưởng và nội dung của nhóm mình. - Lưu ý, người đại diện nhóm thuyết trình phải tự tin, lời nói mạch lạc. Thành viên nhóm hỗ trợ trình chiếu (nếu có). - HS các nhóm khác chú ý lắng nghe thuyết trình, đặt câu hỏi phản biện (nếu có). - Nhóm có nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi hoặc yêu cầu giải thích từ BGK. Bước 3: Nhận xét, đánh giá - BGK nhận xét phần trình bày của các nhóm. - Đánh giá ưu, nhược điểm trong nội dung, hình thức và thuyết trình của các nhóm. * Bộ tiêu chí đánh giá phần thuyết trình của các nhóm. TT Tiêu chí Chỉ số nội dung Điểm 1 Thiết kế nội dung Đúng chủ đề 2 Đủ các nội dung chính 3 Đảm bảo 4 Các nội dung được sắp xếp hợp lí, logic 5 Các từ ngữ được sử dụng phù hợp 6 Kĩ năng thuyết trình Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, không nói lắp. 7 Tốc độ nói vừa phải, âm lượng vừa đủ nghe 8 Biết nhấn nhá ở những điểm quan trọng 9 Phong thái tự tin, thân thiện 10 Có sự tương tác với người nghe trong khi trình bày 11 Sử dụng kết hợp giữa lời thuyết trình với ngôn ngữ cơ thể, hình ảnh, video minh họa…phù hợp. 12 Kĩ năng hợp tác Có sự hợp tác với tốt với các thành viên trong nhóm 13 Phối hợp nhịp nhàng với thành viên trong nhóm 14 Thời gian Đảm bảo thời gian quy định Tổng điểm 4. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ a. Mục tiêu - Tổng kết những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt b. Nội dung - GV nhận xét các hoạt động trong chủ đề: + Tuyên dương những nhóm có ý tưởng hay và phần trình bày xuất sắc. + Nhắc nhở các nhóm còn những điểm hạn chế trong cách xây dựng ý tưởng và thuyết trình. c. Sản phẩm - Kết quả thực hiện buổi sinh hoạt - HS được trải nghiệm các nội dung về ý tưởng xây dựng câu lạc bộ bảo tồn, phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương. d. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Biểu dương khen ngợi những HS tích cực. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Tổ chức tranh luận với chủ đề: Tổ chức các trò chơi tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 4 STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Đạt Chưa đạt 1 Em tìm hiểu được những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo tổ chức ở trường và địa phương em. 2 Em cùng các bạn lập được một kế hoạch và thực hiện được một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động được mọi người tham gia. 3 Em nêu được các hoạt động cộng đồng đã tham gia và nhận diện được các hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa trong các hoạt động đó. 4 Em tự hào và giới thiệu được một truyền thống tự hào ở địa phương với mọi người. 5 Em xác định được cách thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tự hào ở địa phương, cùng các bạn xây dựng và thuyết trình được ý tưởng câu lạc bộ bảo tồn và phát huy các truyền thống đáng tự hào ở địa phương. Đạt: HS đạt được ít nhất 3 trong số 5 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 2 tiêu chí trở xuống.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Pages: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12