Danh mục
HĐTN 9-TUẦN 29:TIẾT 85,86,87: CHỦ ĐỀ 8: NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 31/03/25 07:34
Lượt xem: 1
Dung lượng: 676.4kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách tham khảo HĐTN 9
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Họ và tên giáo viên: Ngô Thị The TUẦN 29,30,31,32 CHỦ ĐỀ 8: NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI Môn: HĐTN 9 - Lớp: 9D1 (Số tiết thực hiện : 12 tiết) * MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: - Kể tên được những nghề mà mình quan tâm. - Nêu được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm. - Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan tâm. - Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm. - Đánh giá và rèn luyện phẩm chất và năng lực liên quan đến nghề mình quan tâm. - Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. - Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động. TUẦN 29,30 Tiết 85 - 91 Nội dung 1: NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp - Lớp dạy: 9D2 (Số tiết: 07) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu về các nghề nghiệp trong cuộc sống, từ đó phát triển sự tự tin và khả năng tự học của bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác, thảo luận, trao đổi với bạn bè, làm việc nhóm để tìm hiểu và chia sẻ thông tin về các nghề nghiệp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tìm hiểu, đặt câu hỏi và đưa ra giải pháp liên quan đến việc định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. - Năng lực nhận thức về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp, hiểu biết về các loại nghề nghiệp, yêu cầu của từng nghề, và có ý thức trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích và hoàn cảnh cá nhân. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho bản thân. - Chăm chỉ, tích cực, chủ động tìm kiếm thông tin về các nghề, học hỏi và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp. - Trung thực đánh giá đúng năng lực của bản thân, không ngại nêu ra điểm yếu và tìm cách cải thiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề nghề nghiệp. - Sưu tầm video về một số ngành nghề. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Phân công HS tham gia trao đổi hoặc viết bài tham luận để tham gia diễn đàn về chủ đề “Nên chọn nghề mình quan tầm hay chọn nghề theo trào lưu xã hội”. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Chuẩn bị để trao đổi hoặc viết bài tham luận về chủ đề “Nên chọn nghề mình quan tâm hay chọn nghề theo trào lưu xã hội” theo sự phân công, tư vấn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 85,86 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế tò mò, hứng thú cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - GV tổ chức trò chơi “Bingo nghề nghiệp”. - HS thông qua các nội dung trong trò chơi, kết nối được với các nội dung trong bài. - HS xem video về lựa chọn nghề nghiệp. c. Sản phẩm - Kết quả trò chơi. d. Tổ chức thực hiện: - GV chuẩn bị và tổ chức trò chơi “Bingo nghề nghiệp": + Bảng Bingo: Tạo bảng bingo trống cho mỗi HS hoặc mỗi nhóm. + Thẻ hình ảnh: Chuẩn bị một số thẻ hình ảnh đại diện cho các nghề nghiệp. + Thẻ tên: Chuẩn bị một hộp kín có chứa các thẻ tên nghề nghiệp. - Quy tắc trò chơi: + GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 - 6 HS). GV cung cấp cho HS thẻ hình ảnh nghề nghiệp. Các nhóm sẽ có thời gian để trao đổi, thảo luận và lựa chọn, ghép các nghề nghiệp mà nhóm quan tâm vào đủ các ô trong bảng bingo. + Thành viên của mỗi nhóm sẽ lần lượt lên rút một thẻ tên từ hộp kín và thực hiện miêu tả những hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp đó. + HS ở dưới sẽ quan sát miêu tả và dự đoán tên nghề nghiệp tương ứng. Nhóm nào dự đoán đúng tên gọi sẽ được đánh dấu ô trên bảng bingo chứa hình ảnh đó. + Tiếp tục thực hiện đến khi một nhóm điền đủ các ô trong bảng bingo (đạt hàng dọc, ngang, chéo), nhóm sẽ thông báo và giành chiến thắng. - GV nhận xét hoạt động tham gia của HS. - GV kết luận, định hướng, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM (Tiết 87,88) 2.1: Tìm hiểu thông tin về các nghề em quan tâm: Một số hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà em quan tâm. a. Mục tiêu: - HS chia sẻ được hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về nghề em quan tâm và cách tìm hiểu, thu thập thông tin về nghề mình quan tâm. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về nghề em quan tâm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm đôi theo bàn. - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS chia sẻ với bạn trong nhóm theo các gợi ý sau: + Theo em, thế nào được gọi là nghề em quan tâm? + Chia sẻ về nghề em đang quan tâm theo các nội dung: • Những hoạt động đặc trưng của nghề. • Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề. • Yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề. • Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để đưa ra khái niệm và kể tên những nghề mà em quan tâm. - Hai bạn trong nhóm cùng chia sẻ về nghề mà bản thân quan tâm, góp ý cho nhau. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số HS đứng tại chỗ, chia sẻ về nghề mà em quan tâm trước lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung, góp ý hoặc đặt câu hỏi cho bạn (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng HS. - GV tổng hợp, trình chiếu sản phẩm dự kiến, HS bổ sung vào kết quả của nhóm. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. “Nghề mình quan tâm là nghề mà bản thân cảm thấy hứng thú, thu hút được sự chú ý và làm mình chú ý đến nghề đó một cách thường xuyên, luôn muốn tìm hiểu và theo đuổi nghề đó.” 2.2: Xác định nghề em quan tâm a. Mục tiêu: - Giúp HS chia sẻ, kết nối với các bạn về những nghề em quan tâm. - GV có được sự phản hồi bước đầu về mức độ quan tâm của HS với định hướng nghề nghiệp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập dưới dạng trò chơi, hoạt động cá nhân. - HS tham gia trò chơi, hoàn thành nhiệm vụ học tập. c. Sản phẩm ¬- Những nghề HS quan tâm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, tổ chức trò chơi “Tia chớp”: + GV mời HS đầu tiên tham gia chơi bằng cách giơ tay, nói tên một số nghề mà em quan tâm. + Sau khi HS đầu tiên trả lời xong sẽ ngay lập tức gọi tên một bạn bất kì trong lớp, bạn tiếp theo phải nhanh chóng đứng lên và nói tên một nghề bạn quan tâm, tiếp tục mời bạn khác. + Trò chơi diễn ra nhanh, mỗi HS đều phải chuẩn bị cho mình 1 số phương án trả lời để khi được đọc đến tên, nhanh chóng đứng lên và trả lời nhanh như “tia chớp”. - GV thực hiện trò chơi trong khoảng thời gian 2 – 3 phút hoặc linh động dừng hoạt động khi đã có nhiều HS được chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tham gia trò chơi nhiệt tình, hợp tác, nêu được tên các nghề mà em quan tâm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV cùng HS theo dõi hoạt động của HS, GV chú ý tạo không khí sôi nổi trong hoạt động. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét mức độ hợp tác của HS trong hoạt động. - Đánh giá sản phẩm hoạt động của HS thông qua các câu trả lời, sự chuẩn bị của HS. Tuyên dương HS tích cực góp phần đưa ra được nhiều tên nghề em quan tâm. - GV nhấn mạnh, định hướng: Mỗi người nên có những định hướng nghề nghiệp nhất định dù có thể thay đổi sở thích và mối quan tâm nghề những điều đó sẽ tạo ra sự cố gắng và định hướng học tập tốt. - GV kết luận hoạt động, chuyển qua hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động là tên những nghề HS quan tâm và nêu ra. 2.3: Nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn khi làm nghề em quan tâm a. Mục tiêu: - HS có thêm hiểu biết về các nguy hiểm trong công việc của các nghề mà mình quan tâm - Phân tích các yếu tố nguy hiểm có thể gặp trong quá trình làm việc tại các ngành nghề cụ thể. - Nắm bắt các biện pháp an toàn để phòng tránh tai nạn lao động và bảo vệ bản thân khi làm việc. - Khuyến khích học sinh có ý thức về an toàn lao động và sức khỏe trong công việc. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS xác định những nguy hiểm có thể gặp và cách giữ an toàn khi làm những nghề em quan tâm qua hoạt động thảo luận nhóm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 5–6 HS). Mỗi nhóm sẽ chọn một nghề mà các em quan tâm để thảo luận. + Thảo luận trả lời các câu hỏi: Bạn quan tâm đến nghề gì? Những nguy hiểm có thể gặp phải khi làm nghề đó là gì? Cách giữ an toàn khi làm nghề đó như thế nào? + Thiết kế bản quy tắc giữ an toàn cho nghề mà nhóm đã chọn (ví dụ: thiết kế poster, bảng minh họa hoặc trình bày miệng). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các thành viên nhóm cùng nhau liệt kê các nguy hiểm trong nghề đã chọn. Thảo luận và đề xuất các biện pháp giữ an toàn phù hợp. - Thiết kế sản phẩm và trình bày kết quả dưới dạng bảng phân tích hoặc thiết kế poster với các quy tắc giữ an toàn cụ thể phù hợp với nghề. - HS có thể chuẩn bị bài thuyết trình hoặc kịch ngắn để minh họa tình huống nguy hiểm và cách xử lý. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - Đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp: + Nghề mà nhóm đã chọn. + Nguy hiểm thường gặp trong nghề đó. + Cách giữ an toàn hoặc quy tắc làm việc an toàn. + Minh họa sản phẩm bằng Poster, hình vẽ hoặc kịch ngắn. - HS các nhóm khác đặt câu hỏi hoặc góp ý để làm rõ thêm về nguy hiểm và biện pháp an toàn của nhóm trình bày. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung, góp ý hoặc đặt câu hỏi cho bạn (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện -GV nhận xét về sự hiểu biết và cách trình bày sản phẩm của nhóm. Các nguy hiểm được liệt kê và biện pháp an toàn phù hợp. - HS tự đánh giá nhóm mình dựa trên tiêu chí đã thống nhất (ví dụ: sáng tạo, đầy đủ thông tin, hợp lý). - GV tổng kết bài học, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết nguy hiểm và giữ an toàn trong lao động. Đưa ra các quy tắc an toàn chung phù hợp với nhiều ngành nghề. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. 1. Nghề Bác sĩ/Y tá Nguy hiểm có thể gặp: + Nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm: Làm việc trong môi trường có nhiều bệnh nhân, bác sĩ và y tá có thể tiếp xúc với virus và vi khuẩn. + Áp lực công việc: Làm việc lâu dài và căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Cách giữ an toàn: + Đeo thiết bị bảo vệ: Sử dụng khẩu trang, găng tay, kính bảo vệ để tránh tiếp xúc với các chất độc hại và mầm bệnh. + Rửa tay thường xuyên và sử dụng dung dịch sát khuẩn. + Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Tìm các biện pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động thư giãn. 2. Nghề Công an/Lính cứu hỏa Nguy hiểm có thể gặp: + Nguy cơ bị thương tích khi tham gia vào các tình huống nguy hiểm như chữa cháy, giải cứu nạn nhân, bắt tội phạm. + Ngộ độc khí: Lính cứu hỏa có thể bị ngộ độc khí độc hoặc các chất dễ cháy. Cách giữ an toàn: + Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ: Mũ bảo hiểm, áo chống cháy, mặt nạ phòng độc. + Đào tạo kỹ năng xử lý tình huống: Tham gia các khóa huấn luyện, luyện tập thường xuyên để đối phó với các tình huống nguy hiểm. + Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và luôn giữ cảnh giác khi làm việc trong môi trường có nguy cơ. 3. Nghề Xây dựng Nguy hiểm có thể gặp: + Tai nạn do vật liệu xây dựng: Gạch, xi măng, sắt thép có thể rơi hoặc vỡ ra gây thương tích. + Rủi ro từ máy móc: Các máy móc như cẩu, máy xay xi măng có thể gây tai nạn nếu không sử dụng đúng cách. + Nguy cơ rơi từ cao: Làm việc trên cao như xây dựng nhà cao tầng có thể gặp nguy hiểm nếu không sử dụng dây bảo hiểm. Cách giữ an toàn: + Đeo đầy đủ bảo hộ: Mũ bảo hiểm, giày bảo hộ, găng tay và kính bảo vệ. + Đảm bảo an toàn của công trình: Kiểm tra chắc chắn hệ thống giàn giáo, thang để tránh bị ngã. + Tuân thủ quy định an toàn khi làm việc với máy móc: Học cách sử dụng và bảo trì các thiết bị máy móc an toàn. 4. Nghề Nông Dân Nguy hiểm có thể gặp: + Tiếp xúc với hóa chất: Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. + Chấn thương do dụng cụ lao động: Dao, cuốc, máy cắt có thể gây thương tích. Cách giữ an toàn: + Sử dụng bảo vệ cá nhân: Đeo găng tay, khẩu trang, và các trang bị bảo vệ khác khi tiếp xúc với hóa chất. + Bảo quản và sử dụng dụng cụ đúng cách: Sử dụng đúng loại công cụ và kiểm tra thường xuyên để tránh tai nạn. + Thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe: Uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý và kiểm tra sức khỏe định kỳ. 2.4: Tìm hiểu thách thức, phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề trong xã hội hiện đại a. Mục tiêu: - HS xác định được thách thức, phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề trong xã hội hiện đại. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về năng lực, phẩm chất của nghề em quan tâm. c. Sản phẩm - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm đôi theo bàn. - GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS chia sẻ với bạn trong nhóm theo các gợi ý sau: + Chia sẻ về nghề em đang quan tâm theo các nội dung: • Yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề đó. • Dự định của em về việc rèn luyện các phẩm chất, năng lực đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận với nhau để xác định năng lực và phẩm chất của nghề. - Hai bạn trong nhóm cùng chia sẻ về năng lực, phẩm chất của nghề mà bản thân quan tâm, góp ý cho nhau. - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số HS đứng tại chỗ, chia sẻ về năng lực phẩm chất của nghề mà em quan tâm trước lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung, góp ý hoặc đặt câu hỏi cho bạn (Nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng HS. - GV tổng hợp, trình chiếu sản phẩm dự kiến, HS bổ sung vào kết quả của nhóm. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. 1. Nghề Đầu bếp Năng lực cần có: + Kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng và cách chế biến món ăn. + Kỹ năng nấu ăn, sáng tạo món ăn mới. + Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc trong bếp. + Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Phẩm chất cần có: + Tính sáng tạo. + Sự kiên nhẫn và chăm chỉ. + Đam mê với nghề bếp. + Tinh thần sạch sẽ, gọn gàng. 2. Nghề Lập trình viên Năng lực cần có: + Kiến thức về các ngôn ngữ lập trình (Python, Java, C++, v.v.). + Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. + Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. + Khả năng học hỏi, cập nhật công nghệ mới. Phẩm chất cần có: + Tư duy logic, sáng tạo. + Tính tỉ mỉ, cẩn thận. + Đam mê và kiên trì. + Tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. 3. Nghề Nông dân hiện đại Năng lực cần có: + Hiểu biết về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. + Kỹ năng sử dụng máy móc, công nghệ trong nông nghiệp. + Kỹ năng quản lý đất đai, tài nguyên và chi phí. + Kỹ năng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Phẩm chất cần có: + Sự chăm chỉ, chịu khó. + Tinh thần yêu nghề, gắn bó với đất đai. + Tính sáng tạo và ham học hỏi. + Tính kỷ luật, tuân thủ kỹ thuật sản xuất. 4. Nghề Phóng viên/Nhà báo Năng lực cần có: + Kỹ năng viết lách, biên tập, phỏng vấn. + Khả năng thu thập và xử lý thông tin nhanh nhạy. + Kỹ năng sử dụng công cụ công nghệ (máy quay, máy ghi âm, phần mềm chỉnh sửa). + Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mạng lưới quan hệ. Phẩm chất cần có: + Tính trung thực, khách quan. + Sự nhạy bén và linh hoạt. + Đam mê tìm hiểu và khám phá. + Tinh thần trách nhiệm cao. 3. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM: Thiết kế Cây nghề nghiệp (Tiết 89,90) a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS thiết kế được cây nghề nghiệp về nghề mà em quan tâm. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS thiết kế sản phẩm. c. Sản phẩm - Cây nghề nghiệp về nghề em quan tâm. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập sau: + Mỗi HS thiết kế một sản phẩm có tên là Cây nghề nghiệp gồm các nội dung sau: • Bộ rễ: Những phẩm chất năng lực em cần rèn luyện. • Thân cây: Cách em thực hiện • Các tán lá: Hiểu biết của em về nghề em quan tâm. + Thực hiện sản phẩm sau giờ học. + Trưng bày và thuyết trình sản phẩm vào tiết học sau trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thiết kế sản phẩm theo yêu cầu. - Có thể vẽ trực tiếp trên giấy A4 hoặc thiết kế bằng các phần mềm hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS tích cực tìm hiểu, xây dựng nội dung cho sản phẩm thêm phong phú, thể hiện sự sáng tạo. - HS thực hiện sản phẩm và hoàn thiện sau giờ học. - Báo cáo sản phẩm vào tiết học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần hoạt động, sản phẩm của các HS. - GV góp ý cho một số ý tưởng để HS xây dựng sản phẩm hoàn thiện hơn. - Gọi một số HS nêu cảm nhận, những điều rút ra qua phần trình bày của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương những HS hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc cả về nội dung và hình thức. * Sản phẩm của hoạt động - HS thiết kế được sản phẩm theo yêu cầu về hình thức và nội dung “Cây nghề nghiệp”. 4. BÁO CÁO SẢN PHẨM, THẢO LUẬN: Cây nghề nghiệp về nghề mà em quan tâm (Tiết 91) a. Mục tiêu - Giúp học sinh nhận diện và hiểu rõ vai trò của trang phục, trang thiết bị, dụng cụ lao động đối với nghề nghiệp mình quan tâm. - Phát triển kỹ năng quan sát, tổng hợp thông tin và trình bày trước đám đông. - Khuyến khích học sinh chia sẻ quan điểm cá nhân về sự phù hợp của nghề với bản thân. b. Nội dung - Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước hình ảnh, video hoặc câu chuyện về trang phục, thiết bị, dụng cụ lao động của nghề mà các em quan tâm. - Học sinh trình bày cá nhân về đặc điểm trang phục, công cụ lao động của nghề đó. c. Sản phẩm - Câu trả lời, phần trình bày của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nhiệm vụ giao trước tiết học: Mỗi HS đã chuẩn bị sản phẩm có tên "Cây nghề nghiệp" tại nhà, bao gồm 3 phần: • Bộ rễ: Những phẩm chất, năng lực mà em cần rèn luyện. • Thân cây: Cách em thực hiện các hoạt động, rèn luyện để phát triển bản thân. • Các tán lá: Hiểu biết của em về nghề mà em quan tâm (các thông tin, yêu cầu, triển vọng…). - GV nhắc lại mục tiêu của sản phẩm: giúp em nhận diện và đánh giá bản thân cũng như định hướng nghề nghiệp. - Nhấn mạnh rằng sản phẩm cần có bố cục rõ ràng, sáng tạo và phản ánh đầy đủ quá trình tự học, rèn luyện và khám phá nghề nghiệp của em. - Giáo viên giải thích cách thức báo cáo sản phẩm trong tiết học này: + Mỗi HS trình bày sản phẩm (khoảng 2 phút), nêu rõ nội dung từng phần của Cây nghề nghiệp. - GV khuyến khích các HS chia sẻ cảm nhận, khó khăn và bài học rút ra từ quá trình xây dựng sản phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Mỗi học sinh lần lượt trình bày sản phẩm Cây nghề nghiệp của mình. - Khi trình bày, HS giải thích: + Bộ rễ: Liệt kê các phẩm chất, năng lực mà em cần rèn luyện (ví dụ: tính trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp, sự sáng tạo…). + Thân cây: Mô tả cách em thực hiện các hoạt động phát triển bản thân, chẳng hạn như tham gia các khóa học, hoạt động ngoại khóa, dự án nhóm… + Các tán lá: Chia sẻ những kiến thức, thông tin về nghề mà em quan tâm, như đặc điểm công việc, yêu cầu, triển vọng và những câu chuyện truyền cảm hứng liên quan đến nghề đó. - GV nhắc nhở HS trình bày rõ ràng, mạch lạc và sử dụng các phương tiện hỗ trợ nếu có (hình ảnh, sơ đồ, bản vẽ…). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - Sau mỗi bài báo cáo, GV và các HS khác có thể đặt câu hỏi, góp ý, hoặc chia sẻ suy nghĩ của mình về sản phẩm. - GV khuyến khích học sinh lắng nghe và ghi nhận ý kiến của bạn bè để có thể hoàn thiện sản phẩm trong tương lai. - Mục tiêu trao đổi: Nâng cao kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và phản biện. Tạo cơ hội cho các HS học hỏi từ quá trình chia sẻ của bạn bè và từ góp ý của giáo viên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét: Dựa trên tiêu chí về nội dung, tính sáng tạo, cách trình bày và khả năng truyền tải thông điệp của sản phẩm. - Tự đánh giá: HS tự nhận xét quá trình xây dựng sản phẩm và rút ra bài học cho bản thân. - Đánh giá đồng đẳng: Một số nhóm HS có thể cùng nhau thảo luận và góp ý về sản phẩm của bạn cùng lớp. - GV tổng kết hoạt động, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự đánh giá và định hướng nghề nghiệp từ sớm. - Động viên HS tiếp tục rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết và áp dụng chúng trong quá trình học tập, làm việc sau này. HS giới thiệu được sản phẩm Cây nghề nghiệp. 5. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của HS. - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Những trải nghiệm em thấy có ý nghĩa trong bài học. - GV tổ chức cho HS chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS cần ghi nhớ và tiếp tục thực hiện. - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau. ———»«——— Tuần 31,32 Tiết 92- 96 Nội dung 2 : RÈN LUYỆN BẢN THÂN THEO NGHỀ EM QUAN TÂM Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp – Lớp dạy: 9D2 (Số tiết: 05) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Tự học và tự chủ xây dựng thói quen tự nghiên cứu tài liệu và cập nhật kiến thức mới mỗi ngày. Lập kế hoạch học tập rõ ràng và quản lý thời gian hiệu quả để đạt mục tiêu cá nhân trong hoạt động rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp. - Giao tiếp và hợp tác, rèn luyện kỹ năng lắng nghe, trình bày ý kiến mạch lạc và thuyết phục người khác. Tham gia các hoạt động nhóm, học cách làm việc chung và xử lý xung đột trong nhóm. - Giải quyết vấn đề, biết cách phân tích tình huống, xác định nguyên nhân và đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Trải nghiệm thực tế, ứng dụng kiến thức để xử lý các vấn đề trong công việc và cuộc sống. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm với bản thân trong cuộc sống. - Chăm chỉ thực hiện các hoạt động - Trung thực chia sẻ ý kiến cá nhân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Tranh, ảnh, video liên quan đến những hoạt động trong bài. - GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9, cần chuẩn bị trước tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. - Bài giảng điện tử. - Phiếu học tập, phiếu khảo sát theo nội dung nhiệm vụ. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. 2. Đối với HS - Tập hợp kết quả nhận thức bản thân (sở thích, khả năng, điểm mạnh, điểm hạn chế,...). SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9. - Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 92 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. - Kết nối được ý nghĩa của nội dung hoạt động mở đầu với nội dung bài học. b. Nội dung - HS tham gia trò chơi “Hiểu ý đồng đội” c. Sản phẩm - HS trả lời được các câu hỏi liên quan để giành chiến thắng. - Nội dung định hướng chủ đề. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Hiểu ý đồng đội” - GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi cử 2 người lên sân khấu thực hiện trò chơi. Những HS khác cổ vũ cho đội của mình. - GV phổ biến luật chơi trò chơi “Hiểu ý đồng đội” như sau: + Mỗi đội có 2 bạn chơi tạo thành một cặp. + Có 10 tờ giấy trong đó có 10 từ khóa về nghề nghiệp. + Một bạn bốc để nhận từ khóa. Bạn nhận được từ khóa sẽ dùng từ ngữ diễn tả về nghề nghiệp đó, hành động mô tả, cử chỉ của nghề nghiệp đó. Không được dùng từ ngữ có xuất hiện trong từ khóa. Bạn còn lại không được nhìn thấy từ khóa, chỉ nghe đồng đội của mình diễn tả và đoán từ khóa trong tờ giấy. + Mỗi từ khóa trả lời đúng sẽ được 10 điểm. + Trong thời gian 1 phút, đội nào trả lời được nhiều từ khóa đúng và không phạm luật sẽ giành chiến thắng và nhận được một món quà nhỏ. - Nội dung các từ khóa cho hai đội Đội 1 Đội 2 Kĩ sư xây dựng Diễn viên Tài xết Y tá Lập trình viên Shipper Người mẫu Văn thư Thư kí Kiến trúc sư - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của em qua trò chơi. - GV nhận xét tinh thần, thái độ tham gia trò chơi của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM 2.1. Hoạt động 1: Đánh giá, rèn luyện phẩm chất và năng lực cá nhân a. Mục tiêu: - Hoạt động này giúp HS tự đánh giá những phẩm chất, năng lực của bản thân liên quan đến nghề mình quan tâm và đề xuất biện pháp rèn luyện phù hợp. b. Nội dung - HS hoạt động cá nhân đánh giá năng lực, phẩm chất cuả bản thân. c. Sản phẩm - Biện pháp rèn luyện phù hợp. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân thực hiện vào phiếu học tập. - GV chuyển giao nhiệm vụ: + Em hãy xác định một nghề nghiệp mà mình yêu thích (quan tâm). + Xác định những đặc điểm về phẩm chất và năng lực của em phù hợp với phẩm chất và năng lực yêu cầu của nghề em đang quan tâm, đánh giá mức độ phù hợp và đề xuất hướng rèn luyện. - GV gợi ý cho HS: + Lựa chọn một nghề mà em yêu thích, quan tâm + Xác định, tập hợp những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề đó. + Tự đánh giá sự phù hợp hoặc chưa phù hợp giữa phẩm chất, năng lực của bản thân với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề mà em quan tâm. + Đề xuất hướng thay đổi, rèn luyện để phù hợp với năng lực phẩm chất của nghề. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ vào phiếu học tập trong 10 phút. - Một số HS chia sẻ kết quả phiếu của mình trước lớp. - GV khích lệ các HS mạnh dạn giơ tay chia sẻ kết quả bảng đánh giá của em với nghề mình dự định lựa chọn để các bạn cùng góp ý. - GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần nhiệm vụ học tập của HS. - GV tuyên dương những HS có chia sẻ trung thực, cách trả lời phù hợp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. - GV khích lệ HS cố gắng rèn luyện, thay đổi những điểm yếu để phù hợp với nghề nghiệp mà mình yêu thích. - GV có thể dừng hoạt động khi có một số HS đã được chia sẻ. - GV mời một HS làm người phỏng vấn, phỏng vấn các bạn trong lớp theo gợi ý: + Bạn đã thành công trong rèn luyện một phẩm chất hay năng lực nào? + Cảm xúc của bạn khi rèn luyện thành công phẩm chất hay năng lực đó? - GV nhận xét, ghi nhận những thành công của HS: Thành công sẽ mang lại cảm xúc tích cực và là động lực để các em tiếp tục phấn đấu. GV khuyến khích HS tiếp tục rèn luyện trên con đường định hướng nghề nghiệp và làm nghề trong tương lai. - GV kết luận hoạt động, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Mỗi HS hoàn thiện được bảng đánh giá chỉ ra những phẩm chất, năng lực của bản thân phù hợp với nghề mà em quan tâm.  Mỗi nghề đều có những yêu cầu phẩm chất, năng lực riêng đối với người lao động. Ai có sự phù hợp cao giữa phẩm chất, năng lực của bản thân với yêu cầu của nghề sẽ là yếu tố đảm bảo cho sự thành công hoạt động nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự nhiên đạt được điều này. Điều quan trọng là bản thân mỗi người phải xác định được những phẩm chất, năng lực đã phù hợp và chưa phù hợp để có kế hoạch rèn luyện và quyết tâm rèn luyện kế hoạch. 2.2 Rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề em quan tâm a. Mục tiêu: - HS củng cố, mở rộng hiểu biết về nghề bản thân quan tâm qua tìm hiểu, quan sát thực tiễn và trải nghiệm nghề. - HS thực hiện được những biện pháp rèn luyện phẩm chất, năng lực để từng bước đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động làm nghề em quan tâm. b. Nội dung - HS hoạt động cá nhân rèn luyện vận dụng sau giờ học. c. Sản phẩm - Biện pháp rèn luyện phù hợp. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV giao HS thực hiện các nhiệm vụ sau: + Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tìm hiểu các nghề khác mà em quan tâm. + Thực hiện những biện pháp rèn luyện phẩm chất, năng lực đã đề xuất để từng bước đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề em quan tâm. + Ghi và lưu lại kết quả, hình ảnh tìm hiểu nghề và rèn luyện phẩm chất, năng lực để chia sẻ với thầy cô, các bạn. - HS thực hiện ngoài giờ học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo các yêu cầu của GV, vận dụng trong các hoạt động thực tiễn của cuộc sống. - HS thực hiện ngoài giờ học, có thể lập nhóm từ 3-4 HS cùng lựa chọn một nghề. Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện - GV kết luận hoạt động, yêu cầu HS tiếp tục vận dụng những trải nghiệm vào thực tiễn cuộc sống, tìm hiểu để có thêm hiểu biết và trải nghiệm về các nghề mà em quan tâm. - GV tổng kết hoạt động. * Sản phẩm của hoạt động - HS tiếp nhận những nhiệm vụ mà GV yêu cầu. - HS vận dụng vào thực tiễn. 3. THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM: Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển bản thân (Tiết 93,94,95) a. Mục tiêu: - HS lập được kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch phù hợp. c. Sản phẩm - Kế hoạch của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nhiệm vụ: Cá nhân lập kế hoạch phát triển bản thân theo yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. - GV chuyển giao nhiệm vụ, sau đó hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trong Bảng kế hoạch phát triển bản thân ở SGK, trang 73. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện cá nhân, lập kế hoạch phù hợp với thực tiễn cá nhân. - HS lập kế hoạch phát triển bản thân theo định hướng nghề nghiệp. - GV lắng nghe, quan sát hoạt động của HS, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời một số HS chia sẻ kết quả lập kế hoạch của bản thân. - HS khác nhận xét cho bạn hoàn thiện kế hoạch trước lớp. - Thực hiện kế hoạch trong thực tiễn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV chỉ định hoặc động viên HS xung phong chia sẻ kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng. Yêu cầu HS trong lớp chú ý lắng nghe bạn chia sẻ để nhận xét và nêu những điều học hỏi được qua nghe nội dung chia sẻ của các bạn. - Tổ chức cho các nhóm/ tổ nhận xét, đánh giá kế hoạch phát triển bản thân của từng thành viên trong nhóm theo mức: + Đạt: Thể hiện đẩy đủ, rõ ràng các nội dung của bản kế hoạch. Các nhiệm vụ, biện pháp rèn luyện để ra rõ ràng, khả thi. + Đạt nhưng cần điều chỉnh, bổ sung cho rõ ràng, đầy đủ hơn. + Chưa đạt, cần xây dựng lại kế hoạch. - GV tổng hợp kết quả thực hành của HS trong lớp và sử dụng 1 bản kế hoạch trình bày tương đối đầy đủ, rõ ràng của HS để kết luận Hoạt động 5. - HS về nhà điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng lại kế hoạch (nếu nhóm/ tổ đánh giá đạt nhưng cần điều chỉnh, bổ sung hoặc chưa đạt), thực hiện kế hoạch phát triển bản thân đã xây dựng để đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo định hướng nghề nghiệp. Kế hoạch phát triển bản thân cần thể hiện rõ, đầy đủ về: + Nhận thức bản thân, bao gồm: học lực, khả năng, sở thích, điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. + Kết quả tìm hiểu yêu cầu của con đường bản thân đã lựa chọn và kết quả thực hành ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau THCS của bản thân. + Các nhiệm vụ, biện pháp cần thực hiện để rèn luyện, khắc phục những điểm còn hạn chế của bản thân. Các nhiệm vụ, biện pháp để ra trong kế hoạch phải phù hợp với yêu cầu của con đường đã lựa chọn và giúp bản thân đạt được những yêu cầu của định hướng nghề nghiệp về phẩm chất, năng lực, sức khoẻ,... * Sản phẩm dự kiến: 4. BÁO CÁO THẢO LUẬN: Tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực (Tiết 96) a. Mục tiêu: - HS tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động. - Rèn năng lực tự đánh giá. Tự tin, trung thực trong việc tự đánh giá. b. Nội dung - GV hướng dẫn HS tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động. c. Sản phẩm - Những khó khăn thuận lợi và hiệu quả rèn luyện năng lực, phẩm chất của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS báo cáo những việc đã làm để thực hiện các biện pháp rèn luyện đã để xuất trong kế hoạch phát triển bản thân và kết quả đạt được. - GV nhận xét và chuyển giao nhiệm vụ: tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý (SGK – trang 73) và tổ chức cho HS thực hành theo 2 bước: + Bước 1. Cá nhân tự đánh giá. + Bước 2. Chia sẻ kết quả tự đánh giá trong nhóm/ tổ. Các thành viên trong nhóm/ tổ lắng nghe bạn trình bày kết quả tự đánh giá và nhận xét, góp ý. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đánh giá theo hướng dẫn. - Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, nhắc nhở HS bám vào những nhiệm vụ, biện pháp đã để xuất trong kế hoạch và mức độ biểu hiện của từng phẩm chất, năng lực đã đạt được sau quá trình rèn luyện để tự đánh giá. Yêu cầu mỗi nhóm/ tổ chọn 1 – 2 bạn trình bày kết quả thực hành vào tờ giấy khổ to hoặc bảng 2 mặt để chia sẻ trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - HS trình bày kết quả tự đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trước lớp. Những HS khác nếu nhận xét, cảm nhận, những điều học hỏi được qua phần trình bày của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS, tập trung vào sự tiến bộ và những phẩm chất, năng lực đã rèn luyện được. - HS tự đánh giá lại quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân, chỉ ra điểm mạnh và hạn chế. - Lớp trưởng hoặc nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, nhận xét chung về kết quả thực hiện của cả lớp. - GV đưa ra các gợi ý, định hướng để HS phát triển tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo. - Ghi nhận và tuyên dương những HS hoặc nhóm có kết quả xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - GV tổng kết hoạt động. HS thực hiện được việc đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất, năng lực cần có của người lao động. 5. Tự đánh giá, tổng kết chủ đề a. Mục tiêu - HS tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân sau khi trải nghiệm các nội dung trong chủ đề. - GV có được sự phản hồi đối với mục tiêu đạt được của các HS trong lớp. b. Nội dung - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS hoạt động cá nhân, thực hiện phiếu đánh giá. c. Sản phẩm - Những chia sẻ của HS. - Phiếu đánh giá. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, chia sẻ theo những gợi ý và thực hiện nhiệm vụ sau: + Khi trải nghiệm các hoạt động học tập trong chủ đề, em gặp phải khó khăn và thuận lợi gì? + Em hãy hoàn thành phiếu đánh giá theo các mức độ phù hợp. - Sau khi HS hoàn thành phiếu đánh giá, GV tổ chức khảo sát nhanh, tuyên dương những HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, tích cực phát biểu, chia sẻ những khó khăn và thuận lợi mà bản thân trải nghiệm với các bạn. - HS giơ tay xung phong trả lời, chia sẻ. - GV khích lệ HS tích cực phát biểu. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời HS chia sẻ trước lớp. - GV tương tác với HS trong quá trình trả lời để HS tự tin. - HS cả lớp theo dõi chia sẻ của các bạn. - HS hoàn thành phiếu đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá chia sẻ của HS. - GV kết luận hoạt động, tuyên dương khen ngợi những HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Tổ chức khảo sát nhanh bằng hình thức giơ tay đối với những tiêu chí mà HS đều đạt được mức Tốt (hoặc Đạt) trong phiếu đánh giá, tuyên dương HS. - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo. * Sản phẩm của hoạt động - Những chia sẻ về thuận lợi, khó khăn mà HS gặp phải trong quá trình trải nghiệm các hoạt động trong chủ đề. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 8 Họ và tên HS: .......................................................... STT Yêu cầu cần đạt Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em nêu được một số nghề mà mình quan tâm. 2 Em trình bày được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm. 3 Em nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan tâm. 4 Em nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm. 5 Em tự đánh giá và rèn luyện được các phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề mình quan tâm. 6 Em xây dựng và thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp 7 Em tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động. Đạt: HS đạt được mức Tốt hoặc Đạt 5 trong số 7 tiêu chí. Chưa đạt: Chỉ đạt được 4 tiêu chí trở xuống BẢNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Lớp:............... STT Yêu cầu cần đạt Số lượng Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng 1 Em nêu được một số nghề mà mình quan tâm. 2 Em trình bày được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm. 3 Em nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan tâm. 4 Em nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm. 5 Em tự đánh giá và rèn luyện được các phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề mình quan tâm. 6 Em xây dựng và thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp 7 Em tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động. - GV tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực trong các hoạt động học tập. - Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ. - GV giúp HS tổng kết lại những gì đã trải nghiệm trong các hoạt động và đưa ra những lưu ý, những điều quan trọng mà HS nên ghi nhớ và tiếp tục thực hiện, đưa ra thông điệp của bài: + Tìm hiểu và tuyên truyền đến người dân ở địa phương về các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và những tác động tiêu cực của nó với đời sống. - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung chủ đề 9: Con đường học tập, làm việc sau Trung học cơ sở. ———»

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.