Danh mục
CÔNG NGHỆ 6-TUẦN 8 - NĂM HỌC 2020-2021
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22/10/20 23:12
Lượt xem: 39
Dung lượng: 27.9kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH THAM KHẢO, SÁCH HƯỚNG DẪN MÔN CÔNG NGHỆ
Mô tả: Ngày soạn: ................... Tiết 15 Bài 7. THỰC HÀNH. CẮT KHÂU VỎ GỐI HÌNH CHỮ NHẬT (Tiết 5). I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Biết vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối theo kích thước quy định. - Cắt vải theo mẫu giấy đúng quy định. - Biết may vỏ gối theo đúng quy trình bằng các mũi khâu cơ bản đã học. - Biết đính khuy bấm hoặc làm khuyết, đính khuy ở miệng vỏ gối. 2. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng khâu vỏ gối có kích thước khác nhau tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. 3. Về thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, khéo tay, thao tác chính xác theo đúng quy trình. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: vải, bìa, khuy bấm/cài, kéo, kim, chỉ. 2. Học sinh: sách vở, đồ dùng học tập, vải, bìa, khuy bấm/cài, kéo, kim, chỉ. III. Phương pháp: - Phương pháp trực quan - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp thực hành - làm mẫu IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục: 1. Ổn định lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6A4 2. Giảng bài mới(41’). a. Mở bài(1’): Giờ trước, cô đã hướng dẫn lớp ta “Khâu vỏ gối”. Tiết học hôm nay, cô sẽ tiếp tục hướng dẫn chúng ta “Hoàn thiện sản phẩm”. b. Các hoạt động(40’). * Hoạt động 1(5’): Tìm hiểu sự chuẩn bị của học sinh. - Mục đích: Tìm hiểu sự chuẩn bị của học sinh. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: YCHS nhắc lại: - Để thực hành cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật cần chuẩn bị những gì? HS: Đọc, trả lời: Vải, kéo, thước kẻ, bút chì… GV: YCHS để phần chuẩn bị của mình lên bàn. HS: Để phần chuẩn bị lên bàn cho giáo viên kiểm tra. GV: Đi từng bàn kiểm tra. I. Chuẩn bị. - Một mảnh vải có kích thước 54cm x 20cm hoặc hai mảnh vải có kích thước 20cm x 24cm và 20cm x 30cm. - Hai khuy bấm hoặc khuy cài, kéo, thước kẻ, kim khâu, chỉ, bút chì, bìa mỏng. * Hoạt động 2(5’): Tìm hiểu quy trình thực hành hoàn thiện sản phẩm. - Mục đích: Tìm hiểu quy trình thực hành hoàn thiện sản phẩm. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: YCHS nhắc lại quy trình khâu vỏ gối tiến hành như thế nào? HS: Nhớ, trả lời. GV: Nhận xét, cho điểm. GV: Vậy, muốn có chiếc vỏ gối hoàn chỉnh, đẹp mắt ta phải làm thế nào? HS: Hoàn thiện sản phẩm. GV: Nhận xét, cho điểm. II. Quy trình thực hành. 1. Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối. 2. Cắt vải theo mẫu giấy. 3. Khâu vỏ gối. 4. Hoàn thiện sản phẩm. - Đính khuy bấm hoặc làm khuyết, đính khuy nhỏ vào nẹp vỏ gối ở hai vị trí cách đường may diềm gối 3cm. * Hoạt động 3(30’): Tổ chức thực hành hoàn thiện sản phẩm. - Mục đích: Tổ chức thực hành hoàn thiện sản phẩm. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: làm mẫu, thực hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Thực hiện từng bước, từng thao tác và làm mẫu cho học sinh quan sát. HS: Quan sát, theo dõi từng bước giáo viên làm mẫu và làm theo. GV: Đi lần lượt từng bàn quan sát, hướng dẫn học sinh thực hành HS: Thực hành cá nhân. III. Thực hành: 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (3’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học. - Giáo viên thu sản phẩm về nhà chấm điểm. - Giáo viên nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp học. - Ôn tập lại toàn bộ các bài thực hành đã học để chuẩn bị cho giờ học sau. V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: ................... Tiết 16 ÔN TẬP CHƯƠNG I I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Hiểu chắc những kiến thức và kỹ năng cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc. 2. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục. 3. Về thái độ: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc may mặc cho bản thân và gia đình. - Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự, gọn gàng. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: UDCNTT. 2. Học sinh: sách vở, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: - Phương pháp trực quan - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp thực hành - làm mẫu IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục. 1. Ổn định lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6A4 2. Giảng bài mới(41’). a. Mở bài(1’): Như vậy, chúng ta đã học xong chương I “ May mặc trong gia đình”. Để chuẩn bị tốt cho giờ sau kiểm tra. Hôm nay, cô cùng các em sẽ hệ thống lại những vấn đề trọng tâm của chương nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức đã học. b. Các hoạt động(40’). * Hoạt động 1(15’): Hệ thống lại kiến thức các bài thực hành của chương. - Mục đích: Hệ thống lại kiến thức các bài thực hành của chương. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS nhắc lại những mũi khâu cơ bản đã được học? HS: Nhắc lại. GV: Thế nào là khâu mũi thường? HS: Trả lời. GV: Cách khâu mũi khâu thường? HS: Nhớ, trả lời. GV: Chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Thế nào là khâu mũi đột mau? HS: Trả lời. GV: Cách khâu mũi khâu đột mau? HS: Nhớ, trả lời. GV: Chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Thế nào là khâu vắt? HS: Trả lời. GV: Cách khâu mũi khâu vắt? HS: Nhớ, trả lời. GV: Chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Em đã ứng dụng những mũi khâu cơ bản để khâu những sản phẩm nào? HS: Khâu vỏ gối. I. Ôn lại kiến thức các bài thực hành đã học. 1. Ôn một số mũi khâu cơ bản: a. Khâu mũi thường (Mũi tới): * Khái niệm: Là cách khâu dùng kim, chỉ tạo thành những mũi lặn, mũi nổi cách đều nhau, nhìn hai mặt giống nhau * Cách khâu: - Vạch một đường thẳng ở giữa mảnh vải bằng bút chì. - Sâu chỉ vào kim, thắt nút một đầu để giữ mũi kim khỏi tuột. - tay trái cầm vải, tay phải cầm kim, khâu từ phải sang trái. - Lên kim từ mặt trái của vải - Khi khâu xong cầnlại mũi. b. Khâu mũi đột mau: * Khái niệm: Là phương pháp khâumà mỗi mũi chỉ nổi được tạo thành bằng cách đưa kim lùi lại 3-4 canh sợi vải, rồi lại khâu tiến lên một khoảng 4 canh sợi vải. * Cách khâu: - Kẻ nhẹ tay một đuờng thẳng lên trên vải. - Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 0,5cm, xuống kim lùi lại 0,25cm, lên kim về phía trước 0,25cm, xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên, lên kim về phía trước 0,25 cm. Cứ khâu như vậy cho đến hết đường. Lại mũi khi kết thúc đường khâu. c. Khâu vắt: * Khái niệm: Là phương pháp đính mép gấp của vải với vải nền bằng các mũi chỉ vắt. * Cách khâu: - Gấp mép vải lần thứ nhất xuống 0,5cm, lần thứ hai xuống 1,5cm. Sau đó, khâu lược cố định. - Tay trái cầm vải, mép gấp để phía trong người khâu. - Lên kim từ dưới nếp gấp vải. * Hoạt động 2(25’): Thực hành khâu các mũi khâu cơ bản. - Mục đích: Thực hành khâu các mũi khâu cơ bản. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS thực hành cá nhân khâu các mũi khâu cơ bản HS: Thực hành theo yêu cầu của giáo viên. GV: Đi lần lượt từng bàn quan sát, sửa sai cho học sinh. II. Thực hành: 1. Khâu mũi thường. 2. Khâu mũi đột mau. 3. Khâu vắt. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (3’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học. - Giáo viên nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp học. - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập. - Chuẩn bị vải, kim, chỉ, bút chì, thước kẻ…cho giờ sau kiểm tra thực hành. V. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tổ duyệt Nguyễn Thị Mai Lâm

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.