Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 10: TIẾT 28,30-NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 21:23
Lượt xem: 2
Dung lượng: 83.0kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 3: THẦY CÔ – NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH Môn: HĐTN 7 - Lớp 7B1 TUẦN 10 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 28: Phỏng vấn giáo viên: Ấn tượng thầy trò Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Phỏng vấn giáo viên: Ấn tượng thầy trò a. Mục tiêu: - Hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của giáo viên. b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức phỏng vấn giáo viên. c. Sản phẩm: cuộc thi ấn tượng thầy trò d. Tổ chức thực hiện: - Mở đầu chương trình là các tiết mục văn nghệ do học sinh biểu diễn. - TPT tổ chức cuộc thi “Ấn tượng thầy trò”. HS các lớp cử đại diện để tham gia cuộc thi. - Gồm 4 phần: • phần thi giới thiệu; • phần thi hiểu biết; • phần thi tài năng; • phần thi hùng biện - Cùng những tiết mục được chuẩn bị chu đáo và đầu tư kỹ lưỡng, các đội thi đã đem đến cho khán giả những trải nhgiệm thú vị và đầy cảm hứng. - Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo đã công bố kết quả chung cuộc của cuộc thi. - GV trong trường chia sẻ cảm xúc, nói những tâm sự của nhà giáo để HS hiểu hơn. - HS bên dưới trật tự, lắng nghe thầy cô chia sẻ về nghề giáo. HS có thể đặt câu hỏi để thầy cô giải đáp thắc mắc cho HS hiểu hơn về thầy cô của mình. - GV tổng kết hoạt động. ---------------&------------------ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ TIẾT 29: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Phát triển được mối quan hệ với thầy cô và hài lòng về các mối quan hệ này. - Hiểu được ý nghĩa của việc phát triển mối quan hệ với thầy cô. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với các bạn qua hoạt động nhóm. * Năng lực riêng: - Năng lực ngôn ngữ: thông qua trả lời câu hỏi, phỏng vấn, chia sẻ 3. Phẩm chất - Yêu nước: biết quý trọng giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng thầy cô. - Trách nhiệm: HS có ý thức phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Một số tình huống cụ thể để HS vận dụng cách phát triển mối quan hệ với thầy cô. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Một trò chơi khởi động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, bút lông, giấy A4 để hoạt động nhóm. - Giấy nhớ màu. - Nghiên cứu trước nội dung các chủ đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học. b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức”. c. Sản phẩm học tập: - HS tham gia với tinh thần hào hứng, phấn chấn. d. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo (môn dạy) trong trường lên bảng. + Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường (môn giảng dạy) thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, tình cảm thầy trò luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý. Mỗi chúng ta đều có những người thầy cô mà mình kính trọng. Vậy làm sao để chúng ta gìn giữ được mối quan hệ tốt đẹp đó và phát triển nó ngày càng ý nghĩa hơn. Chúng ta sẽ đi vào chủ đề bài học ngày hôm nay – Phát triển mối quan hệ với thầy cô. 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM Hoạt động 1: Tìm hiểu cách ứng xử với thầy cô a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS sẽ chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô. Biết ứng xử lễ phép với thầy cô, tích cực tham gia hoạt động, hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao. Thể hiện sự biết ơn với thầy cô. b. Nội dung: - GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Trong cách ứng xử với thầy cô, em cần phải làm như thế nào? - GV hướng dẫn HS: + Mỗi HS sử dụng giấy nhớ 2 màu, một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về ứng xử với thầy cô + Ghi chép xong, HS dán các tờ giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3). Những tờ giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung. + Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng. - GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận về cách ứng xử với thầy cô - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Tìm hiểu cách ứng xử với thầy cô - Trong cách ứng xử với thầy cô, mỗi chúng ta cần : + Ăn nói phải lễ phép với thầy cô + Chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô + Tích cực tham gia các hoạt động như văn nghệ, lao động và hoàn thành tốt công việc mà thầy cô đã giao + Thể hiện sự biết ơn thầy cô bằng những việc làm cụ thể + Hoàn thành các bài tập mà thầy cô đã giao. Hoạt động 2: Phát triển mối quan hệ với thầy cô a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS sẽ biết cách để phát triển và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. b. Nội dung: - GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: + Chỉ ra những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. + Giải thích tại sao những việc đó có thể giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. + Thực hiện những việc em có thể làm để tiếp tục phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. HS tự thực hiện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Phát triển mối quan hệ với thầy cô - Những việc em thường thực hiện để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô + Chủ động bày tỏ các ý kiến của bản thân với thầy cô. + Ứng xử lễ phép với thầy cô. + Tích cực tham gia hoạt động. + Hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao. + Thể hiện sự biết ơn với thầy cô. - Những việc đó có thể giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô vì: + Giúp tạo ấn tượng tốt với thầy cô. + Cho thầy cô thấy được những khả năng, điểm mạnh của bản thân. + Chứng minh sự nỗ lực, cố gắng, có trách nhiệm đối với những công việc được giao. 3. HOẠT ĐỘNG RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH a. Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức đã học thông qua thực hành tình huống trong SGK. b. Nội dung: - HS sử dụng kiến thức đã học, trả lời tình huống trong SGK. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra cách cư xử đúng mực và chưa đúng mực trong 4 tình huống ở SGK trang 27. + TH1: Nhóm 1, 2 + TH2: Nhóm 3, 4 + TH3: Nhóm 5, 6 + TH4: Nhóm 7,8 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, đóng vai, thảo luận và xử lí tình huống. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm thực hành báo cáo trước lớp Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm xử lí tình huống được giao. Lựa chọn cách xử lí hợp lý nhất. * Gợi ý câu trả lời - TH1: Cách hành xử đúng mực: bạn học sinh quan tâm, hỏi han tình hình sức khỏe cô giáo khi thấy cô bị mệt - TH2: Cách hành xử đúng mực: bạn nam nhắc nhở bạn cất truyện để nghe cô giáo giảng bài Cách hành xử chưa đúng mực: đọc truyện trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài. - TH3: Cách hành xử đúng mực: giúp thầy nhặt lại giáo án bị rơi - TH4: Cách hành xử chưa đúng mực: không chào thầy giáo khi thầy đi ngang qua. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Củng cố lại kiến thức đã học thông qua vận dụng. b. Nội dung: - GV giao nhiệm vụ cho HS đóng vai là GV. c. Sản phẩm học tập: - HS chia sẻ được kinh nghiệm bản thân và tìm tòi được kiến thức mới. d. Tổ chức thực hiện: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động HS đóng vai là giáo viên và trao đổi nội dung sau: + Em đang ở vị trí của GV, em hãy nêu các mong muốn của giáo viên đối với học sinh trong học tập và rèn luyện. - HS đóng vai, chia sẻ những mong muốn nếu mình đang ở vị trí là một người GV: * Gợi ý sản phẩm: + Mong muốn HS luôn nghe lời khuyên đúng đắn của thầy cô. + HS chăm ngoan, học giỏi. + HS phát huy những điểm mạnh và năng khiếu của bản thân. + HS có những cư xử đúng mực với thầy cô. + HS luôn cảm thấy vui vẻ khi đến trường, và đạt được ước mơ nhờ việc học. - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi đóng vai thầy cô. - GV tổng kết: + GV mong muốn học sinh chăm ngoan, học giỏi nghe lời thầy cô + Học sinh mong muốn được thầy cô trong học tập được thực hành nhiều hơn, muốn được thầy cô giảng kĩ hơn + Học sinh ứng xử lễ phép với thầy cô, bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô không được ngại ngùng, e ngại. 5. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Gv đánh giá hoạt động chủ đề - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Yêu cầu HS tìm đọc những quyển sách, tài liệu nói về việc kiểm soát cảm xúc. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Phát triển mối quan hệ với thầy cô (HĐ 3 và HĐ 4). ———»«——— SINH HOẠT LỚP TIẾT 30: TRANH LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ: NÊN HAY KHÔNG NÊN BÀY TỎ Ý KIẾN CỦA MÌNH VỚI THẦY CÔ l. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS chia sẻ được ý kiến của bản thân về việc nên hay không nên bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô. - HS biết cách vận dụng linh hoạt trong một số tình huống thực tế 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với các bạn qua hoạt động nhóm. * Năng lực riêng: - Năng lực ngôn ngữ - Năng lực tranh biện. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS có ý thức trách nhiệm tốt trong khi thực hiện các nhiệm vụ GV giao. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính để trình chiếu hình ảnh, bài hát. - Nội dung tranh biện. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh khi vào giờ sinh hoạt lớp b. Nội dung - GV cho HS thiết kế một bản quy tắc ứng xử của HS đối với GV. c. Sản phẩm - Thái độ của HS: nghiêm túc, tập trung thực hiện nhiệm vụ. - Thiết kế được bản quy tắc ứng xử của HS đối với GV. d. Tổ chức thực hiện - GV chia HS thành các nhóm. - GV giao nhiệm vụ: Hãy thiết kế một bản quy tắc giao tiếp ứng xử của HS đối với GV. - HS thảo luận thực hiện trong 5 phút. *Gợi ý sản phẩm: - GV nhận xét các bản quy tắc và đưa ra kết luận: Giữa HS và GV luôn có một khoảng cách nhất định, đó không phải là sự xa cách mà là khoảng cách lứa tuổi và sự kính trọng. Trong các bản quy tắc, các em có nhắc đến việc HS bày tỏ ý kiến với GV. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tranh biện về quan điểm này, để xem nên làm như thế nào sẽ đạt được hiệu quả cao nhất nhé. 2. Hoạt động 2: Tổng kết tuần - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GVCN các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GVCN nhận xét, đánh giá. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở những HS còn vi phạm nề nếp - Thông qua kế hoạch tuần tiếp theo. 3. Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề tranh luận “Nên hay không nên bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô”. a. Mục tiêu - Hoạt động này giúp HS hiểu về cách thức tranh luận. - HS rèn luyện khả năng tranh luận. b. Nội dung - HS thảo luận, tranh luận vấn đề GV đưa ra. c. Sản phẩm - HS đưa ra được kết luận cuối cùng cho vấn đề tranh luận. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi cho HS. + Khi tranh luận một vấn đề gì đó, em cần phải chuẩn bị những gì? - HS trả lời. - GV tổ chức HS tranh luận theo nhóm hoặc theo cặp. HS chia thành hai bên ủng hộ hai quan điểm đối lập: Nên và không nên. + HS nên bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô. + HS không nên bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện chia lớp thành 8 nhóm. - HS các nhóm sẽ lựa chọn một trong hai quan điểm GV đưa ra, thảo luận và thực hiện tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình. GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: GV nhận xét, đánh giá GV theo dõi phần tranh luận của các nhóm. GV đưa ra quan điểm của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá nhận xét phần tranh luận của các nhóm. * Gợi ý trả lời. - Những chuẩn bị cần chuẩn bị trước khi tranh luận: + Tìm lí lẽ vững chắc, có căn cứ để bảo vệ quan điểm của mình + Luôn giữ thái độ tôn trọng, hòa nhã, bình tĩnh + Sử dụng ngôn ngữ văn minh, lịch sự không chỉ trích + Luôn lắng nghe ý kiến tranh luận trước khi phản biện. - HS các nhóm tranh luận bày tỏ ý kiến cá nhân về vấn đề nên hay không nên bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô. - GV định hướng cho HS những vấn đề sau cuộc tranh luận của các nhóm như sau: + Trên cương vị là GV, cô cũng như các thầy cô giáo luôn mong muốn các em HS bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình với thầy cô. + Thầy cô luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của các em, để giúp các em phân tích, định hướng ý kiến đó đúng hay sai, nên hay không. + Các em hãy tự tin mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình bằng một thái độ xây dựng, lễ phép và vì lợi ích chung. 4. Hoạt động 4: Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ a. Mục tiêu - Tổng kết những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt b. Nội dung - GV nhận xét các hoạt động trong chủ đề: + Tuyên dương những em HS nhiệt tình trong hoạt động nhóm. + Nhắc nhở những bạn còn chưa tập trung khi các nhóm thảo luận và báo cáo. c. Sản phẩm - Kết quả thực hiện buổi sinh hoạt - HS hiểu được ý nghĩa của việc bản thân kiềm chế được cảm xúc. d. Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Biểu dương khen ngợi những HS tích cực. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Cùng thầy cô lập kế hoạch tổ chức một hoạt động của lớp.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Pages: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12