Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 27: TIẾT 79,81-CUỘC SỐNG QUANH TA
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 21:55
Lượt xem: 3
Dung lượng: 4,326.7kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 7: CUỘC SỐNG QUANH TA Môn: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 - Lớp 7B1 TUẦN 27 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 79: TRAO ĐỔI VỀ GIÁ TRỊ SỐNG HỢP TÁC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm ra được những tấm gương vượt khó, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Trao đổi về giá trị sống hợp tác. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Tự học và tự chủ, tự giác trong việc tìm kiếm các hình ảnh để tham gia triển lãm trưng bày theo yêu cầu. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. - Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong việc trưng bày và trình bày các tác phẩm. * Năng lực riêng: - Có khả năng phát triển năng lực thẩm mĩ, cảm nhận. - Phát hiện, phát triển khả năng hội họa, thẩm mĩ của HS. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: HS có ý thức tham gia các hoạt động chung tại lớp, trường, có ý thức bảo vệ môi trường và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc rèn luyện bản thân, thực hiện các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Xác định mục tiêu của buổi triển lãm, trưng bày để HS hiểu rõ. - Tổ chức xây dựng kế hoạch, yêu cầu các tổ đăng kí và chuẩn bị trước các sản phẩm thể hiện sự hiểu biết, tác hại và cách giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. - Trang trí bảng phông nền phù hợp với nội dung trưng bày. - Chuẩn bị khu vực triển lãm các sản phẩm. - Chuẩn bị phương tiện: loa, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị phần thưởng cho các sản phẩm xuất sắc. 2. Đối với HS Sưu tầm một số câu chuyện, câu danh ngôn ca ngợi tình bạn đẹp. SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. Máy tính, máy chiếu (Tivi) Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính trắng... III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới (10 phút) 2. Sinh hoạt theo chủ đề (30 phút) TRAO ĐỔI VỀ GIÁ TRỊ SỐNG HỢP TÁC a. Mục tiêu - Phát triển được các mối quan hệ hòa đồng với bạn bè và hài lòng về mối quan hệ này. - Hợp tác được với bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GVCN mời HS biểu diễn tiết mục văn nghệ mở đầu mà tổ trực tuần đã chuẩn bị. - Yêu cầu HS ngồi đúng vị trí, lắng nghe và xem các tiết mục văn nghệ. - GVCN giới thiệu mục tiêu và ý nghĩa của việc tổ chức buổi trao đổi về giá trị sống: * Hoạt động 1: HS chơi trò chơi “Đố bạn là ai” - GV phổ biến luật chơi: GV mời một bạn đứng dậy nói hai câu, mô tả đặc điểm, tính cách của một bạn bất kì trong lớp. Xong hỏi cả lớp “Đố bạn là ai?”. Lần lượt các HS khác đứng dậy mô tả đặc điểm về các thành viên khác trong lớp. HS lắng nghe luật chơi, hào hứng tham gia chơi trò chơi. - TPT nhận xét các câu trả lời của HS, chốt ý đúng và tặng quà cho những câu trả lời xuất sắc. - GV nhận xét, kết luận: Ghi nhớ tên một ai đó là bước đầu tiên để chúng ta làm quen với một người. Vậy để hòa đồng với một người, một tập thể, chúng: Hòa đồng và hợp tác với các bạn * Hoạt động 2: Hòa đồng với các bạn 1. Mục tiêu: HS nhận biết được các biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: GV mời HS chia sẻ về tình huống mà em đã thể hiện sự hòa đồng với các bạn - GV gợi ý: + Trong giao tiếp + Trong học tập + Trong các hoạt động tập thể - GV tổ chức cho HS trao đổi trong hàng để nêu biểu hiện của sự hòa đồng với các bạn trong tình hướng đã được các bạn chia sẻ ở trên c. Tổng kết, đánh giá hoạt động, dặn dò (5 phút) - GV kết luận: Sự thân thiện và cởi mở sẽ giúp các em duy trì mối quan hệ tốt với bạn bè. Đó chính là sự hòa đồng trong quá trình giao tiếp với các bạn. Biết cách cư xử phù hợp trong mối quan hệ bạn bè chính là cách chúng ta nuôi dưỡng tình bạn đó bền lâu. ———»«——— Chủ đề 7: CUỘC SỐNG QUANH TA Tiết 80: Vượt qua khó khăn Môn HĐTN Hướng nghiệp: lớp 7B2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm ra được những tấm gương vượt khó, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Biết cách vượt qua khó khăn trong một số tình huống cụ thể. - Lập ra và thực hiện được kế hoạch vượt qua khó khăn của bản thân. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tích cự tự chủ và tự học, biết giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, hợp tác trong quá trình hoạt động nhóm. - Năng lực riêng: Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu. 3. Phẩm chất: - Luôn có trách nhiệm, sống trung thực, lạc quan, nhân ái, dũng cảm vượt qua thử thách, khó khăn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tranh ảnh, video các tình huống khó khăn, nguy hiểm tong cuộc sống. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Phiếu học tập, giấy A1 2. Đối với học sinh - Tìm đọc, ghi lại thông tin nổi bật về cuộc sống quanh ta - Tìm hiểu về tình huống khó khăn và cách thức vượt qua khó khăn III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho hs xem một video: Hòn đá giữa đường. 3. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi: 4. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS xem một video: Hòn đá giữa đường. - GV Câu chuyện hòn đá giữa đường giúp em biết điều gì? - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ GV dẫn dắt HS vào bài mới: Cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều tốt đẹp, mến thương và đáng trân trọng nhưng bên cạnh đó con người cúng ta cũng sẽ đối diện với muôn vàn khó khăn, khi đó chúng ta sẽ làm thế nào, ngồi nhìn, đúng khóc, hay vui vẻ đón nhận và tìm cách vượt qua nó. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: KHÓ KHĂN CỦA EM Nhiệm vụ : Các tình huống khó khăn mà em đã gặp phải 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các tình huống khó khăn có thể xảy gặp phải trong quá trình học tập ở nhà trường cũng như trong cuộc sống. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: phiếu học tập của học sinh. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV dẫn dắt dựa vào gợi ý sách giáo khoa về các khó khăn có thể nảy sinh. Em hãy chia sẻ về khó khăn của em bằng việc điền vào phiếu học tập sau Vấn đề em gặp khó khăn ............................................................................................. Ảnh hưởng đến bản thân em Cách em vượt qua khó khăn Học sinh hoạt động cá nhân: 3 phút hoàn thành phiếu học tập GV: chiếu kết quả phiếu học tập của học sinh. GV: chốt ý, học sinh ghi bài 1. Khó khăn của em. Trong cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn khác nhau. Với lứa tuổi học sinh có thể kể đến một số khó khăn như: Khó khăn trong học tập; khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô cha mẹ; khó khăn trong giao tiếp với bạn bè, khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động tập thể và một số khó khăn khăn khác. HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH THỨC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tình huống khó khăn của bạn Nhi 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đề xuất được cách thức xử lí khó khăn. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Giáo viên giao nhiệm vụ: Quan sát tình huống sách giáo khoa trang 65. Thảo luận nhóm bàn thời gian: 3 phút Vấn đề khó khăn Nguyên nhân Cách thức xử lí Phương án lựa chọn .................. .................. ..................... ................... ...................... ....................... ................. ................. Học sinh bàn luận và trình bày bằng phiếu học tập GV: Ngoài cách vượt qua khó khăn của bạn Nhi em còn có cách nào khác không? Nhóm khác nhận xét, giáo viên đánh giá kết luận. 2. Cách thức vượt qua khó khăn *Xét tình huống khó khăn của Nhi. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ các bước em đã vượt qua khó khăn 1. Mục tiêu: Qua tình huống của Nhi học sinh biết cách vượt qua các tình huống khó khăn của bản thân. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG GV: Gọi học sinh chia sẻ các bước đã thực hiện để vượt qua khó khăn trong tình huống cụ thể; - Học sinh chia sẻ tình huống khó khăn của mình đã trải qua và trình bày cách vượt qua khó khăn ấy. - Học sinh khác nhận xét và đưa ra cách thức của mình. Sau khi một vài học sinh trình bày xong GV cho học sinh chốt lại cách thức để vượt qua khó khăn. ( Dựa vào gợi ý sgk) GV: Chốt- ghi bảng *Cách thức vượt qua khó khăn. - xác định khó khăn gặp phải - Nguyên nhân - Phương án giải quyết - Tìm kiếm sự hỗ trợ - Lựa chọn phương án tối ưu => Xác định được khó khăn và cách thức vượt qua khó khăn sẽ giúp chúng ta tự tin giải quyết hiệu quả vấn đề chúng ta gặp phải. HOẠT ĐỘNG 3: CHIẾN THẮNG THỬ THÁCH Giải quyết các tình huống khó khăn 1. Mục tiêu: Học sinh Biết vận dụng cách thức để vượt qua khó khăn thông qua xử lí tình huống. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Giáo viên chia lớp thành các nhóm Giáo viên mời đại diện nhóm lên bốc thăm tình huống trong SGK, trang 66. Học sinh thảo luận cách thức xử lí tình huống, vận dụng các bước vượt qua khó khăn đã được tìm hiểu ở hoạt động 2. 3.Chiến thắng thử thách - Khi gặp phải khó khăn, chúng ta cần bình tĩnh để nghĩ ra các phương án giải quyết hợp lí nhất. Hãy tận dụng sự trợ giúp của mọi người xung quanh. Hoạt động 4: Suy nghĩ tích cực để vượt qua khó khăn 1. Mục tiêu: Học sinh Biết cách tạo động lực vượt qua khó khăn bằng suy nghĩ tích cực. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG GV cho học sinh trao đổi nhóm 2 bàn thảo luận về câu hỏi: Theo các em, những suy nghĩ tích cực nào để góp phần tạo động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn khi gặp phải? Học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến. ? Nếu khi gặp khó khăn mà chúng ta có suy nghĩ tiêu cực thì dẫn đến đièu gì? Giáo viên mời học sinh: Đọc thông điệp 4.Suy nghĩ tích cực vượt qua khó khăn Suy nghĩ tích cực, lạc quan cũng góp phần giúp chúng ta có động lực, niềm tin, sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn. ĐÁNH GIÁ, HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Gv đánh giá hoạt động chủ đề - Tuyên dương những HS tham gia tích cực. - Yêu cầu HS tìm đọc những quyển sách, tài liệu nói về việc kĩ năng vượt qua khó khăn. - Chuẩn bị nội dung tiết học sau: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm. ----------------------&-------------------- SINH HOẠT LỚP TIẾT 81: Chia sẻ câu chuyện tấm gương vượt qua khó khăn mà em biết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Tìm ra được những tấm gương vượt khó, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Biết cách vượt qua khó khăn trong một số tình huống cụ thể. - Lập ra và thực hiện được kế hoạch vượt qua khó khăn của bản thân. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tích cự tự chủ và tự học, biết giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, hợp tác trong hoạt động chia sẻ. - Năng lực riêng: Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu. 3. Phẩm chất: - Luôn có trách nhiệm, sống trung thực, lạc quan, nhân ái, dũng cảm vượt qua thử thách, khó khăn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính. - Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần - Video phù hợp với hoạt động mở đầu. - Những nội dung cần chuẩn bị cho tiết SHL tuần sau. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 (nếu có). - Những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tổng kết công tác tuần và triển khai kế hoạch tuần mới (10 phút) a. Mục tiêu: - HS tổng kết, đánh giá được nhiệm vụ tuần qua và nắm bắt được nhiệm vụ tuần tiếp theo. - GV nắm bắt thông tin, tình hình lớp để kịp thời nhắc nhở, định hướng. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV hướng dẫn HS tập trung báo cáo những thành tích và tiến bộ của các bạn. Những lỗi nhỏ của các bạn trong tổ/lớp đã được nhắc nhở ngay sau khi mắc lỗi thì không nhắc lại khi tổng kết. - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GV các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại. - GV nhận xét, đánh giá, chốt nội dung quan trọng. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở chung những HS thực hiện chưa tốt nề nếp, học tập cần có sự cố gắng và khắc phục những hạn chế. - HS có ý kiến đóng góp, phản biện về tình hình lớp trong tuần qua và kế hoạch tuần tới. - GV triển khai tới HS các kế hoạch tuần tới của nhà trường, của Đội TNTP. Phân tích, nhắc nhở HS những nội dung công việc cần chuẩn bị. - HS tiếp nhận thông tin để triển khai thực hiện trong tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Chia sẻ câu chuyện tấm gương vượt qua khó khăn mà em biết Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, sôi nổi, kích thích sự tò mò cho HS trước khi bắt đầu tiết học. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GV ổn định tổ chức lớp. Yêu cầu HS giữ trật tự, theo dõi 1 nhóm diễn lại một tình huống khó khăn. - HS theo dõi . - Sau khi kết thúc . GV hỏi HS: + Nội dung đoạn kịch nhắc đến điều gì? - GV yêu cầu HS đồng thanh trả lời, tạo không khí cho lớp học: “vượt qua khó khăn”. - GV dẫn dắt vào bài: “Vượt qua khó khăn là việc làm thường xuyên của mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng có tâm lí vững vàng và nghị lực để vượt qua những khó khăn, hôm nay cô cùng các em sẽ trao đổi về những tấm gương có nghị lực phi thường để vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống ”. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề (20 phút) a. Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được với các bạn bài viết của mình, những nội dung đã chắt lọc trong bài viết để thực hiện những hành động bảo vệ môi trường ở lứa tuổi thiếu niên. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu yêu cầu của hoạt động. - Tiết học trước GV đã giao nhiệm vụ như sau: + Mỗi HS viết một bài viết ngắn không quá 1500 từ. Nội dung liên quan đến chủ đề : “Chia sẻ tấm gương vượt khó”. + HS viết bài trong thời gian một tuần. - GV lựa chọn những bài viết hay nhất, HS sẽ lên chia sẻ cho cả lớp cùng nghe vào tiết SHL hôm nay. - Khuyến khích những học sinh có làm thuyết trình trên máy tính để chia sẻ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Những bài viết của HS được GV lựa chọn sẽ lần lượt được các em đọc lên trước lớp. - GV gọi tên những HS có bài được chọn thể hiện trước lớp. Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét bài viết của các HS. - GV tuyên dương những HS có bài viết hay, có cảm xúc tạo được năng lượng tích cực - GV kết luận hoạt động. * Sản phẩm của hoạt động - Nội dung của các bài phải nêu bật được các ý sau: + Giới thiệu về một tấm gương vượt qua khó khăn đôi nét về ngoại hình - Tính cách: - Tài năng: - Hoàn cảnh - Ý nghĩa của tấm gương đối với bản thân em. 3. Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ (5 phút) a. Mục tiêu - GV tổng kết, nhận xét đánh giá những điểm nổi bật qua buổi sinh hoạt. b. Nội dung - Tổ chức thực hiện - GVCN kết luận về những thông điệp cần ghi nhớ trong chủ đề đã sinh hoạt. - Nhận xét về tiết SHL. - Khen ngợi những HS tích cực và hợp tác trong các nhiệm vụ học tập. - Nêu gương tốt những HS đã đầu tư để có bài viết hay. - Nhắc nhở công việc cần thực hiện cho tuần tiếp theo: + Trò chơi tìm hiểu về nghề ở địa phương. ———»«———

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Pages: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12