Danh mục
HĐTN 7-TUẦN 30: TIẾT 88,90 -CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 17/04/23 22:06
Lượt xem: 5
Dung lượng: 131.8kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA-TÀI LIỆU THAM KHẢO HĐTN
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn - Sử - Ngoại ngữ Ngô Thị The CHỦ ĐỀ 8: CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI Môn: HĐTN 7 - Lớp 7B1 TUẦN 30 SINH HOẠT DƯỚI CỜ TIẾT 88: GIAO LƯU VỚI NGƯỜI LÀM NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: 1. Kiến thức - HS có cơ hội trực tiếp trao đổi, giao lưu với người làm nghề truyền thống để hiểu rõ hơn về công việc của họ. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Có sự phát triển năng lực về ngôn ngữ. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với các bạn qua hoạt động nhóm. * Năng lực riêng: - Có năng lực tự chủ trong giải quyết tình huống. - Có khả năng hợp tác giải quyết với các bạn để giải quyết những vấn đề trong học tập. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về nghề ở địa phương, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với GVCN - Tivi (máy chiếu), máy tính. - GVCN chuẩn bị nội dung buổi chào cờ. 2. Đối với HS - Tìm hiểu về nội dung chủ đề. - Đảm bảo những yêu cầu GV nhắc chuẩn bị từ tiết trước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Chào cờ, phổ biến nhiệm vụ tuần mới. 2. Sinh hoạt theo chủ đề Giao lưu với người làm nghề truyền thống a. Mục tiêu: HS có cơ hội trực tiếp trao đổi, giao lưu với người làm nghề truyền thống để hiểu rõ hơn về công việc của họ. b. Nội dung: tổ chức giao lưu với nghệ nhân c. Sản phẩm: kết quả cuộc giao lưu của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV phối hợp với Ban giám hiệu để tìm khách mời phù hợp cho buổi giao lưu. - GV thống nhất kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm, giao lưu với khách mời. - Hướng dẫn HS chuẩn bị câu hỏi cho khách mời theo các gợi ý: + Lí do dẫn họ đến với nghề truyền thống; + Những khó khăn, thách thức họ đã từng gặp khi làm nghề; + Những yêu cầu về phẩm chất, kĩ năng đối với nghề; + Tình cảm của họ đối với nghề và với sản phẩm làm ra. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do (nói về đặc điểm nghề truyền thống) và mục tiêu tổ chức hoạt động (để HS biết giữ gìn nghề truyền thống của gia đình hoặc địa phương) - Người dẫn chương trình giới thiệu người làm nghề truyền thống để giới thiệu các nghề nghiệp truyền thống của địa phương (xen kẽ các tiết mục văn nghệ). - TPT chốt lại những biện pháp phát triển và giữ gìn nghề nghiệp truyền thống. - Người dẫn chương trình tặng hoa và cảm ơn người làm nghề truyền thống đã đến với buổi giao lưu, - TPT phân chia khu vực cho các lớp tổ chức trò chơi hoặc biểu diễn dân vũ. TIẾT 89: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG ( TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra khi làm những nghế ở địa phương. - Nhận diện được những cách giữ an toàn khi làm những nghế ở địa phương. 2. Năng lực: * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về nghề ở địa phương, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về nghề ở địa phương. - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. - Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động. - Máy tính, máy chiếu (Tivi). - Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ. 2. Đối với học sinh: - Tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại của người thân trong gia đình và những người xung quanh trong cộng đồng. - Tìm đọc, ghi lại thông tin về những nghề hiện có ở địa phương. - Sưu tầm những câu chuyện nói về các nghề ở địa phương hoặc những người làm nghề ở địa phương. - Tìm thông tin về các tấm gương khởi nghiệp thành công ở địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút) 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức. 3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi. 4. Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức. - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 4 phút, lần lượt viết tên các nghề và đặc điểm nổi bật của nghề đó. + Đội nào viết được nhiều, đúng tên các nghề nghiệp và đặc điểm nổi bật của nghề thì đội đó giành được chiến thắng. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi. - GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, Như chúng ta đã biết mỗi nghề đều có đặc điểm khác nhau, kèm theo đó là các mối nguy hiểm riêng của từng nghề. Chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về những mối nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm các nghề ở địa phương mình qua tiết học tiếp theo của bài học “NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG” nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: Hoạt động 1: Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương. (10 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn một nghề nghiệp hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: lựa chọn một nghề nghiệp hiện có ở địa phương để nhận diện các nguy hiểm từ đó đề xuất cách thức em sẽ áp dụng để giữ an toàn cho mình và mọi người lao động khi làm nghề. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn những nghề nghiệp của người thân và của những người xung quanh trong cộng đồng. Thảo luận nêu nguy hiểm gặp phải khi làm nghề. Từ đó đề ra cách giữ an toàn khi lao động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS GV chiếu các thông tin về nguy hiểm và cách giữ an toàn khi làm nghề. GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 3. Nhận diện nguy hiểm và cách giữ an toàn lao động khi làm nghề ở địa phương. Tên nghề Nguy hiểm có thể gặp phải Cách giữ an toàn khi lao động Lính cứu hoả Bị bỏng - Mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình dập tắt đám cháy. - Rèn luyện cách ứng biến, xử lí nhanh các tình huống nguy hiểm. Khu vực cứu hoả phát nổ gây nguy hiểm đến tính mạng Thợ lặn Bình hết dưỡng khí trong khi lặn. - Kiểm tra kĩ các thiết bị: bình oxy, mặt nạ dưỡng khí,… trước khi xuống nước. - Học cách mát xa, xử lí khi bị chuột rút lúc đang bơi. Chuột rút Xây dựng Rơi vật liệu từ trên cao Luôn đội mũ bảo hiểm và mặc quần áo bảo hộ lao động theo quy định. Đặt biển báo chú ý khu vực xây dựng. Ngã từ trên cao Hoạt động 2: Hùng biện: “ Nếu em là lãnh đạo địa phương…” (15 phút) 1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đưa ra được những kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai của địa phương khi học sinh đứng trên cương vị “lãnh đạo địa phương”. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: bài hùng biện của các nhóm HS. 4. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, hùng biện về chủ đề “ Nếu em là lãnh đạo địa phương, em sẽ làm gì để phát triển các nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp?” - GV gợi ý cho HS: + mỗi nhóm cử 3 – 4 người tham gia; + Chia bài hùng biện thành các phần tương ứng với số thành viên tham gia; + Mỗi thành viên trong nhóm phụ trách một phần trong bài hùng biện; + Một thành viên chịu trách nhiệm dẫn dắt ( mở đầu, kết thúc ) bài hùng biện. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên hùng biện. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ cảm nhận về các bài hùng biện. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về các bài hùng biện của các nhóm. 4. Hùng biện: “ Nếu em là lãnh đạo địa phương…” Nếu là lãnh đạo địa phương, những điều em sẽ làm để phát triển cách nghề của địa phương và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là: • Mời các chuyên gia, những người trẻ thành công,... về tổ chức các buổi trò chuyện, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ở địa phương. • Tuyên truyền, khuyến khích người dân ủng hộ các sản phẩm do địa phương sản xuất: bánh kẹo, đồ thủ công mĩ nghệ,... • Đưa ra một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với thanh niên mới ra trường, có ý định khởi nghiệp. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 7 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về các nguy hiểm và cách giữ an toàn khi lao động làm nghề trên phiếu câu hỏi vào thẻ Biggo. 3. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời, Thẻ biggo của học sinh. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: tham gia trả lời các câu hỏi vào phiếu thẻ BIGGO. HS nào được nhiều biggo nhất là người chiến thắng. ( mỗi thẻ có 9 ô: 3 cột, 3 hàng. Mỗi cột hoặc hàng gồm cả 3 ô đúng sẽ được 1 biggo, kể cả các hàng chéo) - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét, đánh giá. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (6 phút) 1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi. 2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. Sưu tầm một số câu chuyện nói về các nghề ở địa phương hoặc những người làm nghề ở địa phương. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiêm vụ cho HS: Sưu tầm một số câu chuyện nói về các nghề ở địa phương hoặc những người làm nghề ở địa phương. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV nhận xét, đánh giá. E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút) Đọc soạn nhiệm vụ tiếp theo: - Tìm và ghi lại những câu ca dao, tục nữ, hò, vè,…. nói về các nghề nghiệp khác nhau. - Tìm hiểu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề địa phương. Rút kinh nghiệm ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 30 – TIẾT 89: SINH HOẠT LỚP KHẢO SÁT XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA CÁC BẠN TRONG LỚP l. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS xác định được sự phù hợp hoặc chưa phù hợp giữa các phẩm chất, năng lực của mình với công việc của nghề truyền thống. - HS được trải nghiệm thử một buổi phỏng vấn xin việc giả định. 2. Năng lực * Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề được đặt ra trong buổi tọa đàm một cách triệt để, hài hòa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô. - Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về nghề ở địa phương, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung. - Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn nét đẹp, truyền thống của nghề địa phương. - Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Tivi, máy tính để trình chiếu hình ảnh, bài hát. - Trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề để tổ chức hoạt động khởi động. 2. Học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7; Sách Bài tập Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7. - Nội dung thảo luận. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Tổng kết tuần - Tổ trưởng các tổ báo cáo tình hình của tổ trong tuần vừa qua. - Ban cán sự lớp tổng hợp báo cáo GVCN các nội dung công việc của lớp đã hoàn thành, những điều còn tồn tại: */ Ưu điểm: Ra vào lớp đúng giờ, ôn bài và đọc báo đầu giờ có hiệu quả, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Nhiều học sinh hăng hái, tích cực xây dựng bài, đạt nhiều điểm cao trong các giờ học - Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua do nhà trường phát động. Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch Covid -19, tai nạn thương tích, đuối nước, nghiêm cấm hút thuốc lá điện tử… - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. */ Tồn tại - Một số học sinh ốm, nghỉ học - Một số học sinh chưa tập trung trong các giờ học: - Cuối giờ vệ sinh lớp học chưa sạch sẽ, vẫn còn giấy rác - Ban cán sự lớp xây dựng kế hoạch tuần mới, đề xuất biện pháp. Gv chủ nhiệm tổng kết. - GVCN nhận xét, đánh giá. + Tuyên dương những HS tích cực, nhiệt tình và hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Nhắc nhở những HS còn vi phạm nề nếp - Thông qua kế hoạch tuần tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề a. Mục tiêu: - HS xác định được sự phù hợp hoặc chưa phù hợp giữa các phẩm chất, năng lực của mình với công việc của nghề truyền thống. - HS được trải nghiệm thử một buổi phỏng vấn xin việc giả định. b. Nội dung: GV đưa ra tình huống giả định, HS thảo luận để tìm cách xử lí tình huống. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở đầu bằng một tình huống giả định, ví dụ: Làng nghề A (tên một làng nghề cụ thể của địa phương) dự kiến mở rộng kinh doanh, do vậy cần tuyển thêm một số thợ mới để đào tạo thành thơ lành nghề. Hôm nay là ngày các thợ cả của làng nghề tổ chức phỏng vấn, tìm hiểu sự phù hợp của một số ứng viên tiềm năng. - Sắp xếp bàn ghế trong lớp phù hợp để mô phỏng một buổi phỏng vấn xin việc tại làng nghề. - Mời hai HS một nam, một nữ (đã có chuẩn bị trước) đóng vai “người tuyển dụng”. Một số bạn khác đóng vai ứng viên đến xin việc làm tại làng nghề. - Người tuyển dụng nêu các yêu cầu cụ thể của nghề truyền thống đang cần tìm thêm người. Người tham gia buổi tuyển dụng phải tìm cách thuyết phục người phỏng vấn về sự phù hợp của mình đối với công việc. - GV hướng dẫn riêng cho bạn đóng vai “người tuyển dụng” một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn các ứng viên, hoặc yêu cầu ứng viên “làm thứ một vài công đoạn của sản xuất làng nghề,... Ví dụ một số câu hỏi phỏng vấn: + Vì sao bạn muốn làm nghề này? + Bạn nghĩ mình có thể làm tốt nhất việc gì trong số các công việc của làng nghề hiện nay? + Bạn có những điểm mạnh nào có thể giúp cho bạn làm tốt công việc đang ứng tuyển? Bạn có điểm yếu gì không? + Bạn có kinh nghiệm liên quan đến nghề này không? - Hướng dẫn chung cho các ứng viên về những kĩ năng cần có khi phỏng vấn xin việc, cách thuyết phục “người tuyển dụng” về sự phù hợp của bản thân mình với nghề, đặc biệt là nghề truyền thống. - Hướng dẫn các nhà tuyển dụng công bố kết quả, tóm tắt một số yêu cầu cơ bản chung đối với người làm nghề truyền thống và yêu cầu đặc thù của nghề đang cần tuyển người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS đóng vai và xử lí tình huống theo hướng dẫn của GV. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: + Mỗi nghề nghiệp đều đòi hỏi các yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kĩ năng,... của người làm nghề. Nghề truyền thống còn đòi hỏi những phẩm chất, yêu cầu đặc thù khác như sự cẩn thận, tỉ mỉ, lòng kiên trì, tính tận tâm,... + Nhận biết được sự phù hợp (hoặc chưa phù hợp) của bản thân mình đối với công việc làng nghề sẽ giúp cho các em bước đầu biết định hướng nghề nghiệp tương lai và rèn luyện các phẩm chất, năng lực cá nhân.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Pages: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12