Danh mục
CÔNG NGHỆ 6-TUẦN 12 - NĂM HỌC 2020-2021
Thích 0 bình luận
Tác giả: Ngô Thị The
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 23/11/20 19:20
Lượt xem: 28
Dung lượng: 22.0kB
Nguồn: SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH THAM KHẢO, SÁCH HƯỚNG DẪN MÔN CÔNG NGHỆ
Mô tả: Ngày soạn: ............................ Tiết 22 BÀI 9. THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học: Thông qua bài thực hành này học sinh phải: 1. Về kiến thức: Củng cố lại các kiến thức đã học về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở. 2. Về kỹ năng: Hình thành kỹ năng sắp xếp đồ đạc chỗ ở của bản thân va gia đình cho hợp lí. 3. Về thái độ: - Có ý thức sắp xếp đồ đạc trong gia đình mình gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định. - Gắn bó và yêu quý nơi ở của mình hơn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: UDCNTT. 2. Học sinh: sách vở, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: - Phương pháp trực quan - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết trình IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6A4 2. Kiểm tra bài cũ(4’). - Mục đích: Kiểm tra bài cũ. - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Em hãy nêu các khu vực chính của nhà ở và cách sắp xếp đồ đạc cho từng khu vực ở nhà em? HS trả lời: Các khu vực chính bao gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh, sân,... Cách sắp xếp đồ đạc cần hợp lí, thuận tiện trong sinh hoạt và dọn dẹp. 3. Giảng bài mới(37’). a. Mở bài(1’): Giờ trước các em đã được học phần lý thuyết về sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình. Muốn vận dụng vào trong cuộc sống để sắp xếp đồ đạc trong gia đình mình hợp lý thì hôm nay cô cùng các em sẽ học “ Bài 9: Thực hành: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở”. b. Các hoạt động(36’). * Hoạt động 1(8’): Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành. - Mục đích: Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: YCHS nhắc lại: - Muốn thực hành sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình cần chuẩn bị những gì? HS: Trả lời. GV: YCHS kiểm tra lại các sơ đồ mặt bằng phòng ở và kiểm tra lại một số mô hình đồ đạc đã được hướng dẫn chuẩn bị. HS: Kiểm tra lại phần chuẩn bị của mình. GV: Quan sát, bao quát việc kiểm tra chuẩn bị của học sinh. I. Chuẩn bị: - Sơ đồ phòng ở và một số đồ đạc như: Giường, tủ đầu giường, tủ quàn áo, bàn học, ghế, giá sách. II. Nội dung và trình tự tiến hành: 1. Nội dung: - Sắp xếp đồ dạc hợp lý trong nhà ở. 2. Trình tự thực hành: - Kẻ giấy - Gấp các đồ đạc trong nhà. * Hoạt động 2(28’): Tổ chức thực hành. - Mục đích: thực hành. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Căn cứ vào phòng ở và đồ đạc đã chuẩn bị hướng dẫn học sinh cách bố trí đồ đạc trong nhà. HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Với vai trò định hướng, uốn nắn, sửa sai cho học sinh. HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Đi từng bàn theo dõi, quan sát học sinh thực hành. HS: Thực hành say sưa. GV: Đối với những học sinh thực hành chưa đúng => Giáo viên sẽ hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa cho học sinh. III. Thực hành: - Học sinh thực hành theo nhóm: 3 học sinh một nhóm theo sự phân chia của giáo viên. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (3’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học. - Giáo viên thu sản phẩm của học sinh về nhà chấm điểm. - Giáo viên nhắc nhở học sinh vệ sinh lớp học. - Về nhà đọc và xem trước “Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.” V. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: ......................... Tiết 23 BÀI 10. GIỮ GÌN NHÀ Ở SẠCH SẼ, NGĂN NẮP. I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Biết được phải làm gì để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp. 2. Về kỹ năng: - Hình thành kỹ năng, thói quen giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc gia đình. 3. Về thái độ: - Rèn luyện ý thức lao động và có trách nhiệm với việc giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: UDCNTT. 2. Học sinh: sách vở, đồ dùng học tập. III. Phương pháp: - Phương pháp trực quan - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp thảo luận nhóm IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục. 1. Ổn định tổ chức lớp(1’). Lớp Ngày giảng Vắng 6A4 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Giảng bài mới(40’). a. Mở bài(1’): Trong đời sống, thời gian chúng ta gắn bó và sinh hoạt với ngôi nhà của mình rất lâu dài. Vì vậy, bất cứ ai cũng muốn nhà mình luôn là một tổ ấm hạnh phúc, ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Đó là ước muốn giản dị mà ai cũng đều có thể thực hiện được. Muốn hiểu được các công việc và ý nghĩa của việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Hôm nay, cô cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp”. b. Các hoạt động(39’). * Hoạt động 1(20’): Tìm hiểu về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và tác hại của nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh. - Mục đích: Tìm hiểu về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và tác hại của nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Mỗi ngày em quét dọn nhà mấy lần? HS: 2 lần. GV: YCHS quan sát H2.8; H2.9/SGK và tổ chức thảo luận nhóm trong thời gian 3 phút: - N1: Em có nhận xét gì về H2.8? - N2: Em có nhận xét gì về H2.9? HS: Thảo luận, cử nhóm trưởng trả lời: Nhà ở ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh. GV: H2.8: Trong nhà đồ đạc được đặt ở vị trí tiện sử dụng, hợp lý; Ngoài nhà: Không có rác, lá rụng, có cây cảnh => Chứng tỏ có bàn tay chăm sóc của con người. H2.9: Trong nhà: Chăn màn, giày dép, sách vở, quần áo vất bừa bãi, rất nhiều rác, đồ đạc ngổn ngang; Ngoài nhà: Sân đầy lá rụng, rác, đồ đạc để bừa bộn. GV: Trong hai bức hình đó, em thích hình nào? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh có tác hại gì đối với con người? HS: Làm cho nơi ở mất già trị thẩm mĩ, dễ đau ốm, mất thời gian lấy đồ. GV: Vậy, thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? HS: Là nhà có môi trường sống sạch, đẹp, không khí trong lành. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Em hãy lấy ví dụ cụ thể nhận xét về chỗ ngủ, ăn uống của gia đình em? HS: Lấy ví dụ thực tế. I. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp: - Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà có môi trường sống luôn luôn sạch đẹp và thuận tiện => Khẳng định có sự chăm sóc và giữ gìn bởi bàn tay của con người. * Hoạt động 2(19’): Tìm hiểu về giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Mục đích: Tìm hiểu về giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, tự nghiên cứu, quan sát. - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động của con người đã ảnh hưởng như thế nào đến nhà ở? HS: Làm cho nhà ở không còn sạch sẽ, ngăn nắp nữa. GV: Còn nguyên nhân nào làm cho nhà ở lộn xộn, mất vệ sinh? HS: Sau khi sử dụng không cất giữ gọn gàng, lau chùi sạch sẽ. GV: Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? HS: Vì nó sẽ đảm bảo cho các thành viên trong gia đình sống thoải mái, thuận tiện. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Gia đình em đã giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp như thế nào? HS: Liên hệ, trả lời. GV: Muốn giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp con người cần phải làm những công việc gì? HS: Cần có nếp sống, sinh hoạt ngăn nắp, sạch sẽ. GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Các thành viên trong gia đình em cần phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? HS: Phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, không vứt rác bừa bãi, phải quét dọn và sắp xếp đồ đạc gọn gàng. GV: Vì sao phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên? HS: Để tiết kiệm thời gian và có hiệu quả hơn. II. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. 1. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp: - Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm một vật dụng cần thiết hoặc khi dọn dẹp và làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà. 2. Các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp: - Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp. - Cần tham gia các công việc giữ vệ sinh nhà ở. - Phải dọn dẹp nhà ở thường xuyên. 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà (3’). - Mục đích: Củng cố và hướng dẫn về nhà. - Hình thức tổ chức: Dạy học theo tình huống. - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ. - Giáo viên hệ thống lại bài học để học sinh khắc sâu kiến thức. - Giáo viên mời một vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/ T41. - Về nhà học bài cũ. - Về nhà đọc và xem trước “Bài 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật.” V. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............. Tổ duyệt Nguyễn Thị Mai Lâm

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.