Danh mục
KHTN 6 (Hóa Học) - Tuần 8 - Tiết 13 - ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Thích 0 bình luận
Tác giả: Thân Trọng Văn
Chủ đề: Thực vật
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 11/3/24 6:35 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 2,283.0kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên, Internet
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Sinh-Hoá-Địa-GDTC Họ và tên giáo viên: Thân Trọng Văn Tiết 13 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học của: + Phần 1: Giới thiệu về KHTN và các phép đo. + Phần 3: Vật sống nội dung kiến thức từ bài 12 đến bài 16 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: tự hệ thống kiến thức cơ bản - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm thống nhất, lựa chọn sơ đồ tư duy hay và đầy đủ nhất trong các bài của thành viên trong nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo các sơ đồ tư duy hay, độc, lạ... 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, nhiệt kế..., vận dụng để làm bài tập tính toán có liên quan - Xác định được tầm quan trọng của oxygen oxygen với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu. - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, chu trình của nước trong tự nhiên và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức. - Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt. - Trung thực: Khách quan trong kết quả. - Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm. 4. Mục tiêu cho HS khuyết tật Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức đã học của: + Phần 1: Giới thiệu về KHTN và các phép đo. + Phần 3: Vật sống nội dung kiến thức từ bài 12 đến bài 16 II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án, bài dạy Powerpoint - Hình ảnh... - Phiếu học tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (25’) a) Mục tiêu: Ôn tập, hệ thống kiến thức qua hệ thống câu hỏi b) Nội dung: - Hệ thống kiến thức các bài với các chủ đề chính “Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành”, “ Các phép đo”, “ vật sống” - Trả lời 1 số câu hỏi: * Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành Câu 1. Thế nào là khoa học tự nhiên? Câu 2. Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống? Câu 3. Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành? Câu 4. Nêu cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiển vi? * Chủ đề 2: Các phép đo Câu 1 ( Bài 3.2 SBT): Có bao nhiêu milimet trong a) 1 cm? ; b) 4 cm? c) 0,5 cm? d) 6,7 cm? e) 1 m? Câu 2 (Bài 3.3 SBT): Đổi các số đo sau ra mét a) 300 cm b) 550cm c) 870 cm d) 43 cm e) 100 mm. Câu 3. Đổi các số đo sau ra kg: a) 500g b) 250g Câu 4. Hãy cho biết 100C tương ứng với bao nhiêu 0F? *Chủ đề 7. Vật sống 1. Nêu cấu tạo của tế bào? Điểm khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật? 2.Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia n lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? *Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống Câu 1. Có những giới sinh vật nào? Cho ví dụ? Câu 2 Xây dựng khoá lưỡng phân phân loại một số đồ dùng có trong lớp học của Các bước Đặc điểm Tên đồ dùng 1.a 1.b 2.a 2.b 3.a 3.b c) Sản phẩm: * Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành 1. KHTN là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. 2. Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho đời sống con người 3. Em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực hành để tránh những rủi ro có thể xảy ra 4. Kính lúp Kính hiển vi Cấu tạo Một tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa được bảo vệ bởi khung kính và có tay cầm Gồm: + Ống kính: thị kính, đĩa quay gắn các vật kính, vật kính + Ốc điều chỉnh: ốc to, ốc nhỏ + Bàn kính Cách sử dụng - Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính - Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét - Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát. - Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính. - Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản. - Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy vật cần quan sát - Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy vật mẫu thật rõ nét. Cách bảo quản - Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm - Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có) - Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn - Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân máy, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng - Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi - Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng * Chủ đề 2: Các phép đo Câu 1 a) 1 cm = 10 mm. b) 4 cm = 4 x 10 = 40 mm c) 0,5 cm = 0,5 x 10 = 5 mm. d) 6,7 cm = 6,7 x 10 = 67 mm. e) 1 m = 1 000 mm. Câu 2. a) 300 cm = 300 : 100 = 3 m b) 550 cm = 550 : 100 = 5,5 m c) 870 cm = 870 : 100 = 8,7 m d) 43 cm = 43 : 100 = 0,43 m e) 100 mm = 100 : 1000 = 0,1 m Câu 3. a. 500g =0,5 kg b) 250g =0,25kg *Chủ đề 7. Vật sống Câu 1. Nêu cấu tạo của tế bào? Điểm khác biệt giữa tế bào thực vật và tế bào động vật? *Cấu tạo tế bào gồm: + Màng tế bào + Tế bào chất + Nhân *Khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật: - Tế bào thực vật: Màng có chứa xenlulozo, trong tế bào chất có chứa lục lạp. - Tế bào động vật: Màng không có xenlulozo, không có diệp lục. Câu 2.Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia n lần tạo ra bao nhiêu tế bào con?Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia n lần tạo ra 2n tế bào con *Chủ đề 8. Đa dạng thế giới sống Câu 1. Có những giới sinh vật nào? Cho ví dụ? + Giới khởi sinh: Vi khuẩn… + Giới nguyên sinh: Trùng roi … + Giới động vật: Con gà, con chó, con mèo… + Giới thực vật: Cây bàng, cây phượng…. + Giới nấm: Nấm bụng dê, nấm sò… Câu2. Các bước Đặc điểm Tên đồ dùng 1.a 1.b Chạy bằng điện Đi đến bước 2 Không sử dụng điện Đi đến bước 3 2.a 2.b Có thể chiếu sáng Bóng đèn Có thể tạo gió Quạt trần 3.a 3.b Bằng gỗ Cái bàn Bằng sắt Cái bảng d) Tổ chức thực hiện: - Yêu cầu HS trình bày hệ thống kiến thức và các nhóm trình bày kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy và yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi. - Gọi HS khác nx, bổ sung. - GV nhận xét phần chuẩn bị của các nhóm và bổ sung nếu cần.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.