Danh mục
Giáo án Hóa Học 8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Thân Trọng Văn
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 09:11 03/02/2023
Lượt xem: 6
Dung lượng: 749,0kB
Nguồn: sách giáo viên, sách giáo khoa, tư liệu trên web...
Mô tả: CHỦ ĐỀ: OXI Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 8 Thời gian thực hiện: 6 tiết (Tiết 37, 38, 39, 40, 41, 42) I. Mục tiêu chủ đề 1. Về kiến thức HS biết được: + Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. + Tính chất hoá học của oxi. + Khái niệm sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân hủy + Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. + Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (hai cách thu khí oxi) + Khái niệm oxit, phân loại oxit, CTHH, cách gọi tên một số oxit. + Viết được các phương trình hoá học. + Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế. + Phân loại, nhận biết các PƯ thuộc loại phản ứng hoá hợp, PƯ phân hủy. + Phân loại, gọi tên, lập được CTHH của oxit 2. Về năng lực - Năng lực chung + Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát thí nghiệm để tìm hiểu về tính chất hóa học của oxi + Thảo luận nhóm để tìm ra tính chất hóa học của oxi. -Năng lực chuyên biệt + Nhận biết được oxi + Trình bày đươc tính chất hóa học của oxi, viết được PTPƯ cho mỗi tính chất + Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến oxi 3. Về phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Nhận thức được tầm quan trọng của Hóa học đối với đời sống và sản xuất. * HS khuyết tật học hòa nhập: - Nhận biết các kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hóa học của oxi II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh ảnh. - Dụng cụ: Đèn cồn, giá đỡ, ống nghiệm, kẹp gỗ, muôi sắt, lọ thuỷ tinh, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, nút cao su, que đóm. - Hoá chất: S, P, Fe, KMnO4, KClO3, nước oxi già, than củi, nến. - Tranh : Ứng dụng của khí oxi. Phiếu học tập 1 Tên thí nghiệm Tiến hành Hiện tượng Giải thích –Kết luận. TN1: Lưu huỳnh tác dụng với oxi ………………….. …………………. ………………….. …………………. ………………….. …………………. TN2: Photpho tác dụng với oxi ………………….. …………………. ………………….. …………………. ………………….. …………………. TN3: Sắt tác dụng với oxi ………………….. …………………. ………………….. …………………. ………………….. …………………. Phiếu học tập 2 Câu 1. Viết các PTHH biểu diễn sự oxi hoá: a. Đơn chất: Al, Zn, Fe, Ba, Na, C, S, P.. b. Hợp chất: CH4, C2H2, C2H6O. (Biết sản phẩm tạo ra là khí cacbon đioxit và nước). Câu 2. Có thể thu khí oxi bằng những phương pháp nào? Giải thích? Câu 3. Phân loại và gọi tên các oxit sau: CuO, SO2, NO2, Na2O, PbO, SO3, Ag2O, K2O, N2O5, Fe3O4, HgO, P2O5, CO, ZnO, Al2O3, N2O, Fe2O3. Câu 4. Nung nóng 20 g KMnO4 một thời gian thấy khối lượng hỗn hợp chất rắn còn lại là 17,12 gam. Hãy tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn sau phản ứng. Câu 5. Có 4 lọ được đậy nút bị mất nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong số các chất khí sau: oxi, nitơ, không khí, cacbon ddioxit. Làm thế nào có thể nhận biết các chất khí trên bằng phương pháp hoá học. Viết PTHH (nếu có). Câu 6. Viết PTHH thực hiện các dãy chuyển hoá sau: a. KMnO4 → O2 → Fe3O4 b. KClO3 → O2 → CO → CO2 2. Chuẩn bị của học sinh Nghiên cứu SGK, video clip, internet để hoàn thành các nhiệ

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.