Danh mục
Giáo án Hóa học 8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Thân Trọng Văn
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 00:13 07/10/2020
Lượt xem: 69
Dung lượng: 113,0kB
Nguồn: sách giáo viên, sách giáo khoa, tư liệu trên web...
Mô tả: Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 9 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (t2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh - Hiểu được: Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Các phân tử của một chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đvC. - Biết cách xác định phân tử khối, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát mô hình tượng trưng các mẫu chất, từ đó nêu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau. - Rèn kỹ năng tính phân tử khối của đơn chất, hợp chất. - Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo. - Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố … - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn. - Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Giáo dục cho học sinh những đức tính: + Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm. + Chăm học, ham học. 5. Nội dung tích hợp II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan ... III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch bài học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng ... - Tranh vẽ mô hình tượng trưng các mẫu chất: kim loại đồng, khí hiđro và khí oxi, nước, muối ăn. 2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu trước nội dung bài học. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1 phút)

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.