Danh mục
Giáo án Hóa Học 8 (Tiết 59-60)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Thân Trọng Văn
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 4/8/23 3:46 PM
Lượt xem: 6
Dung lượng: 275.5kB
Nguồn: sách giáo viên, sách giáo khoa, tư liệu trên web...
Mô tả: CHỦ ĐỀ: DUNG DỊCH Môn học: Hoá học; lớp 8 Thời gian thực hiện: 6 tiết (Tiết 59, 60, 61, 62, 63, 64) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. HS nêu được: - Khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa. - Biện pháp làm quá trình hòa tan một số chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và nghiền nhỏ chất rắn. - Bằng thực nghiệm HS có thể nhận biết chất tan, không tan trong nước. - HS nêu được độ tan của một chất trong nước, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước. - Ý nghĩa của nồng độ phần trăm, công thức tính nồng độ phần trăm. - Ý nghĩa của nồng mol/l, công thức tính nồng độ mol/l. - HS thực hiện phần tính toán các đại l¬ượng liên quan đến dung dịch như: L¬ượng chất tan, khối l¬ượng chất tan, khối l¬ượng dung dịch, khối lượng dung môi, thể tích dung môi, để từ đó đáp ứng yêu cầu pha chế một dung dịch với nồng độ cho trư-ớc. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung: - Biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Biết kiên trì thực hiện và hoàn thành công việc trong các hoạt động học. - Biết xác định được những công việc của mình trong hợp tác nhóm. Chủ động hoàn thành phần việc được giao, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Xác định và biết tìm hiểu được những thông tin liên quan đến nội dung học tập. Giải quyết được các vấn đề liên quan. 2.2. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. 3. Phẩm chất - Học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực hợp tác nhóm. - Yêu thích môn học, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. - Liên hệ trong thực tế độ tan của các chất trong nước. *Tích hợp GD STEM: pha chế nước muối sinh lí. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Giáo viên: - Dụng cụ: Cân, tấm kính thủy tinh, cốc thuỷ tinh, cốc thủy tinh có vạch chia, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, diêm, đèn cồn. - Hoá chất: Nước, đường, xăng, dầu ăn, muối NaCl, CaCO3, CuSO4 - Máy chiếu, bảng phụ, nam châm. 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học, đọc trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tiết 1: - HĐ mở đầu - HĐ HTKT: Tìm hiểu về dung dịch Tiết 2: - HĐ HTKT: Tìm hiểu về độ tan của một chất trong nước Tiết 3: - HĐ HTKT: Tìm hiểu về nồng độ dung dịch Tiết 4: - HĐ HTKT: Tìm hiểu về nồng độ dung dịch (tiếp) Tiết 5: - HĐ HTKT: Tìm hiểu về pha chế dung dịch (mục I) Tiết 6: - HĐ Luyện tập, vận dụng Tiết 1-CĐ. TÌM HIỂU VỀ DUNG DỊCH 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, nhu cầu tìm hiểu về bài. b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh cho hs quan sát và đặt câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Gv yêu cầu hs trình bày cách pha nước muối ở gia đình để ngâm rau… - Hướng dẫn hs quan sát tranh, nhận xét chỉ số 0,9% có nghĩa là gì? * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Hs hoạt động cá nhân suy nghĩ. * Báo cáo kết quả hoạt động: Hs phát biểu. Hs khác bổ sung *Kết luận: Gv nhận xét, bổ sung: 0.9% là nồng độ của dung dịch nước muối. Vậy, dung dịch là gì? Có những loại nồng độ dung dịch nào? Cách pha chế ra sao? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu dung dịch (45 phút) Nội dung 1: Tìm hiểu các khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch. (15 phút) a. Mục tiêu: Hs biết khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch. b. Nội dung: Hs tiến hành thí nghiệm, rút ra khái niệm. c. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm và câu trả lời của hs. d. Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1,2 theo nhóm. - Hướng dẫn các nhóm quan sát → ghi lại nhận xét → trình bày. GV giới thiệu: Lúc này đường và nước đã hòa tan với nhau, đồng nhất với nhau, gọi là dung dịch nước đường. GV hỏi: ? Chất nào được gọi là chất tan trong dung dịch trên? ? Nước còn có khả năng hòa những chất nào khác? ví dụ? ? Khối lượng dung dịch được tính như thế nào? Vậy nước trong các trường hợp trên gọi là dung môi. Nước đường là dung dịch. *Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Hs làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét, rút ra kết luận. *Báo cáo kết quả thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày hiện tượng, trả lời. - Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận. *Kết luận: I. Dung môi – Chất tan – Dung dịch 1. Dung môi Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch. VD: Nước, xăng, dầu, rượu, este, axeton,... có thể trở thành dung môi. 2. Chất tan Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. 3. Dung dịch Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. m dd = m ct + m dm - VD: - Nước biển. + Dung môi: nước. + Chất tan: muối … - Nước đường. + Dung môi: nước. + Chất tan: đường … *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Thông qua quan sát thao tác thí nghiệm của hs - GV đánh giá và cung cấp thêm thông tin bổ sung. Nội dung 2. Tìm hiểu dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa (12 phút) a. Mục tiêu: hs biết khái niệm dd bão hòa và dd chưa bão hòa b. Nội dung: Hs tiến hành thí nghiệm, rút ra kết luận. c. Sản phẩm: Kết quả thí nghiệm và câu trả lời của hs. d. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Gv hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm (sgk), nhận xét hiện tượng. - Gv hỏi: Thế nào là dd bão hòa, dd chưa bão hòa? *Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Hs tiến hành TN3 theo nhóm, quan sát, nhận xét hiện tương và rút ra khái niệm *Báo cáo kết quả thảo luận: - Hs báo cáo, nhận xét, bổ sung. *Kết luận: 4. Dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa *Ở một nhiệt độ xác định: - Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. - Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Thông qua quan sát thao tác thí nghiệm của hs - GV đánh giá và cung cấp thêm thông tin bổ sung. Nội dung 3. Tìm hiểu biện pháp hòa tan chất rắn nhanh hơn (15 phút) a. Mục tiêu: hs biết biện pháp hòa tan chất rắn nhanh hơn b. Nội dung: Hs nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế, rút ra kết luận. c. Sản phẩm: câu trả lời của hs. d. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Gv yêu cầu Hs hoạt động nhóm: + Nhóm 1: nghiên cứu thông tin sgk + Nhóm 2: tiến hành TN: lấy 2 cốc với lượng nước và muối như nhau. 1 cốc khuấy đều, 1 cốc không khuấy. So sánh kết quả. + Nhóm 3: tiến hành TN: lấy 2 cốc với lượng nước và muối như nhau. 1 cốc đun nóng, 1 cốc không đun. So sánh kết quả. + Nhóm 4: tiến hành TN: lấy 2 cốc với lượng nước và muối như nhau. 1 cốc muối hạt to, 1 cốc muối nghiền nhỏ, khuấy đều. So sánh kết quả. - Yêu cầu hs rút ra biện pháp, giải thích. - GV chốt kiến thức, bổ sung. *Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Hs nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, so sánh, nhận xét. *Báo cáo kết quả thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. *Kết luận: III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn. Muốn quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn, thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau: - Khuấy dung dịch - Đun nóng dung dịch - Nghiền nhỏ chất rắn *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Thông qua quan sát thao tác thí nghiệm của hs - GV đánh giá và cung cấp thêm thông tin bổ sung. *Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (3 phút) - Học bài, làm bài tập trong VBT - Nghiên cứu trước bà1 41: Độ tan của một chất trong nước. Tiết 2-CĐ. TÌM HIỂU VỀ ĐỘ TAN Hoạt động 2.2. Tìm hiểu độ tan của một chất trong nước (45 phút) Nội dung 1: Chất tan và chất không tan (20 phút) a. Mục tiêu: hs biết tính tan của một chất trong nước. b. Nội dung: Hs nghiên cứu thông tin, thực hành thí nghiệm, rút ra kết luận. c. Sản phẩm: câu trả lời của hs. d. Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Gv hướng dẫn Hs thực hành thí nghiệm 1, 2, lưu ý hs thao tác khuấy và sử dụng đèn cồn cô cạn chất lỏng (có thể thay thế tấm kính bằ

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.