Danh mục
Giáo án Công Nghệ 7
Thích 0 bình luận
Tác giả: Thân Trọng Văn
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 19/03/23 20:25
Lượt xem: 4
Dung lượng: 26.8kB
Nguồn: sách giáo viên, sách giáo khoa, tư liệu trên web...
Mô tả: Tiết: 24 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về chăn nuôi. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng được học trong các tình huống thực tiễn. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến vai trò, triển vọng của chăn nuôi, một số phương thức chăn nuôi phổ biến, nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho vật nuôi, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra. * Năng lực công nghệ: - Nhận thức công nghệ: Nhận biết được đến vai trò, triển vọng của chăn nuôi. Nhận biết được một số phương thức chăn nuôi phổ biến. Nhận biết và nêu được cách nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng, trị bệnh cho vật nuôi. - Đánh giá công nghệ: Đánh giá việc lựa chọn nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình. - Thiết kế kỹ thuật: Vẽ được sơ đồ tư duy chương III. - Sử dụng công nghệ: Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Trách nhiệm: Tham gia tích cực các hoạt động. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: - Giấy A0. - Bút dạ. - Máy chiếu. - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học. b) Nội dung: Chăn nuôi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Nêu nội dung cơ bản đã được học ở chương III. * HS thực hiện nhiệm vụ - Hs trả lời. * Báo cáo, thảo luận - HS nhóm khác nhận xét chéo. * Kết luận, nhận định - GV kết luận, biểu dương bằng 1 tràng vỗ tay. GV dẫn dắt vào bài mới. - Giới thiệu về chăn nuôi. - Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi. - Phòng, trị bệnh cho vật nuôi. 2. Hoạt động 2: Hoạt động ôn tập a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về chăn nuôi. b) Nội dung: Chăn nuôi. c) Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo kết quả nhóm. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp làm 6 nhóm, các nhóm tiến hành thảo luận nội dung sau (vào phiếu học tập) Nhóm 1: 1. Trình bày vai trò, triển vọng của chăn nuôi. Kể tên một số vật nuôi phổ biến, vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta. Nhóm 2: 2. Nêu một số phương thức chăn nuôi ở nước ta và ưu, nhược điểm của từng phương thức. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương. Nhóm 3: 3. Trình bày các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Nêu vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. Nhóm 4: 4. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm gì khác nhau? Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trưởng thành như thế nào? Nhóm 5: 5. So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản. Nhóm 6: 6. Em cho biết những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh. Trình bày nguyên nhân, biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. HS nhận nhiệm vụ. * HS thực hiện nhiệm vụ HS nhận nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành yêu cầu của GV. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn. * Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Kết luận, nhận định GV nhận xét phần trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở. 1. Vai trò, triển vọng…… - Vai trò, triển vọng của chăn nuôi: Cung cấp nguồn thực phẩm, cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ quan trọng cho trồng trọt,... - Vật nuôi phổ biến được chia thành hai nhóm chính là gia súc (trâu, bò, lợn…) và gia cầm (gà, vịt …). - Vật nuôi đặc trương ở một số vùng miền: Gà Đông Tảo, Chó Phú Quốc… 2. Một số phương thức chăn nuôi ở nước ta - Ở nước ta có hai phương thức chăn nuôi phổ biến: Chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại. 3. Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. * Các phương pháp bảo vệ môi trường trong chăn nuôi - Vệ sinh khu vực chuồng trại - Thu gom và xừ lí chất thải chăn nuôi * Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chúng sẽ khoẻ mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh, cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) chất lượng cao; người chân nuôi có lãi và con vật được đảm bảo phúc lợi động vật. 4. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành: Đặc điểm, thức ăn và cách chăm sóc. 5. Biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống, vật nuôi cái sinh sản. ………………. 6. Những biểu hiện khi vật nuôi bị bệnh. Nguyên nhân, biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi. ………………..

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.