
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
Tác giả: Thân Trọng Văn
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06/11/22 22:52
Lượt xem: 5
Dung lượng: 574.0kB
Nguồn: sách giáo viên, sách giáo khoa, tư liệu trên web...
Mô tả: CHỦ ĐỀ: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT - PHẢN ỨNG HÓA HỌC Môn: Hoá học – Lớp 8 Thời gian thực hiện: 4 tiết (Tiết 15,16,19,20) A. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học (Bước 1) * Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá vấn đề cụ thể sau: - Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Phân biệt được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên có liên quan đến hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Định nghĩa phản ứng hóa học. Các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra. - Dấu hiệu nhận biết các có PƯHH xảy ra. - Biết quan sát hiện tượng thực tế và thí nghiệm để rút ra kiến thức. - Xác định được chất tham gia, sản phẩm và viết được phương trình chữ biểu diễn phản ứng hóa học. Đọc được phản ứng hóa học khi có PTC. - Tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới và ứng dụng kiến thức về PƯHH cụ thể trong đời sống. - Thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: + Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước. + Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hóa than. - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng hóa học. - Viết tường trình thí nghiệm B. Xây dựng nội dung bài học (Bước 2) Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT - PHẢN ỨNG HÓA HỌC bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Định nghĩa, diễn biến của PƯHH, khi nào PƯHH xảy ra, và dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra. - Thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng hóa học. HS có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng và người thân biết: Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản ứng hóa học để sản xuất các chất cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra các sản phẩm không mong muốn gây hại cho môi trường như CO2, SO2,… tạo ra mưa axit, hiệu ứng nhà kính. - Kiến thức được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho Học sinh (HS) theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. Giáo viên (GV) chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 04 tiết C. Xác định mục tiêu bài học (Bước 3) I. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức: HS biết được: + Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. + Khái niệm phản ứng hoá học. + Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học. + Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra. + Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm. 2. Năng lực cần hướng đến Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực tự học - Năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sử dụng CNTT và TT - Năng lực giao tiếp - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực thực nghiệm; thực hành - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 3. Về phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Chăm học, trách nhiệm, trung thực. D. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (Bước 4) BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ Loại câu hỏi / bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Định tính tính Nhận biết được hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học, nêu được định nghĩa phản ứng hóa học. Điều kiện, dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. Bản chất của sự biến đổi chất, bản chất của phản ứng hóa học. Giải thích được hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. Viết PT chữ của các phản ứng hoá học Xác định và vận dụng các kiến thức về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học để phân tích, giải thích. Định lượng Xác định được đâu hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học Biết được trong phản ứng hóa học hạt vi mô nào được bảo toàn ? hạt nào bị chia nhỏ Hiểu được trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. Trong PƯHH lượng chất phản ứng giảm dần, lương sản phẩm tăng dần. Phân biệt được hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa Quan sát thí nghiệm chỉ ra dấu hiệu của hiên tượng viết được phương trình chữ của phản ứng Thực tiễn, Thực hành /thí nghiệm Mô tả và nhận biết được các hiện tượng TN, hiện tượng thực tế Biết cách phòng chống không cho phản ứng hóa học xảy ra . Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm, các ứng dụng thực tế Sử dụng kiến thức hóa học để giải thích được các hiện tượng thực tế Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tế và sử dụng kiến thức hóa học giải thích E. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu (Bước 5) * Nhóm câu hỏi nhận biết: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý: a. Đun nóng thuốc tím b. Đường bị phân hủy thành than và nước c. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. d. Đinh sắt để lâu trong không khí bị gỉ. Câu 2: Trong phòng thí nhiệm một học sinh làm 2 thí ngiệm sau: a. Lấy một lượng (khoảng 1 gam), hòa tan vào nước b. Lấy một lượng đường như trên đun trong ống nghiệm, mới đầu đường nóng chảy, sau đó ngả màu nâu, rồi đen đi . Em hãy giải thích xem trong 2 thí nghiệm trên có sự biến đổi hóa học không? Tại sao? Trả lời: Đun đường trong ống nghiệm,mới đầu đường nóng cháy, sau đó ngả màu nâu, rồi đen đi là sự biến đổi hóa học vì đường đã biến đổi thành chất có màu đen. Câu 3: Dùng ống thuỷ tinh thổi từ từ hơi thở ta vào ống nghiệm đựng dd nước vôi trong, sẽ có hiện tượng là: a. Vẩn đục rồi trong b. dd chuyển sang màu tím c. ddchuyển sang màu xanh d. Vẩn đục * Nhóm câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra a. Nhiệt độ phản ứng b. Tốc độ phản ứng c. Không có chất mới sinh ra d. Có chất mới sinh ra Câu 2: Trong giờ thực hành một học sinh làm 2 thí ngiệm sau: Lấy một lượng (khoảng 0,5 gam), thuốc tím đem chia làm 3 phần. a, Lấy một phần hòa tan vào nước b, Lấy 2 phần còn lại bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Sau đó đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiêm. Sau đó đổ nước vào lắc đều. Em hãy giải thích xem trong 2 thí nghiệm trên có xảy ra phản ứng hóa học không? Tại sao. Trả lời: Đun nóng thuốc tím có xảy ra phản ứng hóa học vì có chất mới sinh ra (que đóm bùng cháy, có chất rắn màu đen, dung dịch màu xanh) Câu 3: Một học sinh quả trứng vào dung dịch axitclohiđric. Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trính chữ của phản ứng biết rằng axitclohiđric đã tác dụng với canxicacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo thành canxiclorua, nước và khí cacbonđioxit thoát ra ngoài. Trả lời: Sủi bọt ở vỏ trứng Phương trình chữ: Canxicacbonat+axitclohiđric Canxiclorua+nước + khí cacbonđioxit * Nhóm câu hỏi vận dụng thấp: Câu 1: Hình vẽ dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kẽm với axit clohidric tạo ra kẽm clorua và khí hiđro. Hãy cho biết: a. Tên của các chất phản ứng và sản phẩm. b. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng có thay đổi không? c. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào tạo ra? d.Viết phương trình chữ của phản ứng? Trả lời: a. Tên các chất phản ứng: kẽm, axit clohiđric; Tên sản phẩm kẽm clorua, khí hiđro. b. Không đổi c. Trước phản ứng 1 nguyên tử kẽm, 1nguyên tử clo liên kết với 1 nguyên tử hiđro. Sau phản ứng 1nguyên tử kẽm liên kết với 2 nguyên tử clo và 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau. Phân tử kẽm và axit clohiđric biến đổi, phân tử kẽm clorua và phân tử hiđro tạo ra. Phương trình chữ: kẽm + axit clohiđric kẽm clorua + khí hiđro Câu 2: Một học sinh làm thí nghiệm với chất rắn natri hiđrocacbonat (thuốc muối trị đầy hơi dạ dày màu trắng) như sau: TN1: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt. TN2: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh. TN3: Đun nóng một ít thuốc muối rắn trên trong ống nghiệm, thấy màu trắng không đổi nhưng thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong. Trong các thí nghiệm trên đâu là sự biến đổi hóa học? Giải thích. Trả lời: TN1: Biến đổi vật lí vì không tạo chất mới. TN2: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí cac bonic TN3: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí cac bonic làm đục nước vôi. Câu 3: Các hiện tượng sau đây thuộc hiên tương vật lý hay hóa học: a. Khi nấu canh cua, người ta giã cua và lọc lấy nước đun nước cua ta thấy nổi gạch cua. b. Bình thường lòng trắng trứng ở trạng thái lỏng, khi đun nóng nó đông tụ lại Trả lời: Hai hiện tượng trên đều là hiện tượng vật lý vì đều chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đông đặc mà không có sinh ra chất mới . * Nhóm câu hỏi vận dụng cao: Câu 1: Trong các phản ứng sau đây, chất nào là chất tham gia, chất nào là chất sản phẩm. Viết phương trình chữ của phản ứng? a. Dưới áp suất cao, nhiệt độ và xúc tác thích hợp, amoniac được tạo thành khi cho nitơ tiếp xúc với hiđro. b. Nhờ ánh sáng mặt trời, cây xanh hút nước từ đất, kết hợp với khí cacbonic trong không khí tạo thành 2 chất có ích là glucozơ và khí oxi. Trả lời: a. Chất tham gia: Nitơ, hiđro Chất sản phẩm: amoniac Nitơ + hiđro amoniac b. Chất tham gia: nước, khí cacbonic Chất sản phẩm: glucozơ, khí oxi Nươc + khi cacbonic glucozơ + khí oxi Câu 2: Trong giờ thí nghiệm một em học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một viên kẽm nhỏ tác dụng với dung dịch axit sunfuric nhận thấy nhiệt độ của ống nghiệm tăng dần. Thể tích khí hiđro thu được tương ứng với thời gian thu được như sau: Thể tích(ml) 5 15 50 75 83 89 92 93 Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6 7 8 Qua bảng ghi trên em hãy cho nhận xét. a. Thể tích khí hiđro thu được trong quá trình thí nghiệm thay đổi như thế nào? b. Hãy giải thích vì sao ở thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác? Trả lời: a. Thể tích khí hiđro thu được tăng dần theo thời gian b. Phản ứng giữa kẽm và axit sunfuric là phản ứng tỏa nhiệt. Từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 axít sunfuric đạt đến nhiệt độ thích hợp, ngoài ra axít còn đủ đặc. Do vậy ở thời điểm này, phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác. Câu 3: a. Tại sao viên than tổ ong cần phải có nhiều lỗ?
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 06/11/22 22:52
Lượt xem: 5
Dung lượng: 574.0kB
Nguồn: sách giáo viên, sách giáo khoa, tư liệu trên web...
Mô tả: CHỦ ĐỀ: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT - PHẢN ỨNG HÓA HỌC Môn: Hoá học – Lớp 8 Thời gian thực hiện: 4 tiết (Tiết 15,16,19,20) A. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học (Bước 1) * Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá vấn đề cụ thể sau: - Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Phân biệt được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên có liên quan đến hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. - Định nghĩa phản ứng hóa học. Các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra. - Dấu hiệu nhận biết các có PƯHH xảy ra. - Biết quan sát hiện tượng thực tế và thí nghiệm để rút ra kiến thức. - Xác định được chất tham gia, sản phẩm và viết được phương trình chữ biểu diễn phản ứng hóa học. Đọc được phản ứng hóa học khi có PTC. - Tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới và ứng dụng kiến thức về PƯHH cụ thể trong đời sống. - Thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: + Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước. + Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hóa than. - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng hóa học. - Viết tường trình thí nghiệm B. Xây dựng nội dung bài học (Bước 2) Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT - PHẢN ỨNG HÓA HỌC bao gồm các nội dung chủ yếu sau: - Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Định nghĩa, diễn biến của PƯHH, khi nào PƯHH xảy ra, và dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra. - Thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng hóa học. HS có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng và người thân biết: Trong công nghiệp, khi sử dụng các phản ứng hóa học để sản xuất các chất cần thiết cho cuộc sống đôi khi tạo ra các sản phẩm không mong muốn gây hại cho môi trường như CO2, SO2,… tạo ra mưa axit, hiệu ứng nhà kính. - Kiến thức được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho Học sinh (HS) theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. Giáo viên (GV) chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 04 tiết C. Xác định mục tiêu bài học (Bước 3) I. Mục tiêu chủ đề 1. Kiến thức: HS biết được: + Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. + Khái niệm phản ứng hoá học. + Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học. + Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra. + Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm. 2. Năng lực cần hướng đến Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực tự học - Năng lực hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sử dụng CNTT và TT - Năng lực giao tiếp - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực thực nghiệm; thực hành - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. 3. Về phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Chăm học, trách nhiệm, trung thực. D. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (Bước 4) BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ Loại câu hỏi / bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Định tính tính Nhận biết được hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học, nêu được định nghĩa phản ứng hóa học. Điều kiện, dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. Bản chất của sự biến đổi chất, bản chất của phản ứng hóa học. Giải thích được hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học. Viết PT chữ của các phản ứng hoá học Xác định và vận dụng các kiến thức về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học để phân tích, giải thích. Định lượng Xác định được đâu hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học Biết được trong phản ứng hóa học hạt vi mô nào được bảo toàn ? hạt nào bị chia nhỏ Hiểu được trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi. Trong PƯHH lượng chất phản ứng giảm dần, lương sản phẩm tăng dần. Phân biệt được hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa Quan sát thí nghiệm chỉ ra dấu hiệu của hiên tượng viết được phương trình chữ của phản ứng Thực tiễn, Thực hành /thí nghiệm Mô tả và nhận biết được các hiện tượng TN, hiện tượng thực tế Biết cách phòng chống không cho phản ứng hóa học xảy ra . Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm, các ứng dụng thực tế Sử dụng kiến thức hóa học để giải thích được các hiện tượng thực tế Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tế và sử dụng kiến thức hóa học giải thích E. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu (Bước 5) * Nhóm câu hỏi nhận biết: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý: a. Đun nóng thuốc tím b. Đường bị phân hủy thành than và nước c. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. d. Đinh sắt để lâu trong không khí bị gỉ. Câu 2: Trong phòng thí nhiệm một học sinh làm 2 thí ngiệm sau: a. Lấy một lượng (khoảng 1 gam), hòa tan vào nước b. Lấy một lượng đường như trên đun trong ống nghiệm, mới đầu đường nóng chảy, sau đó ngả màu nâu, rồi đen đi . Em hãy giải thích xem trong 2 thí nghiệm trên có sự biến đổi hóa học không? Tại sao? Trả lời: Đun đường trong ống nghiệm,mới đầu đường nóng cháy, sau đó ngả màu nâu, rồi đen đi là sự biến đổi hóa học vì đường đã biến đổi thành chất có màu đen. Câu 3: Dùng ống thuỷ tinh thổi từ từ hơi thở ta vào ống nghiệm đựng dd nước vôi trong, sẽ có hiện tượng là: a. Vẩn đục rồi trong b. dd chuyển sang màu tím c. ddchuyển sang màu xanh d. Vẩn đục * Nhóm câu hỏi thông hiểu: Câu 1: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra a. Nhiệt độ phản ứng b. Tốc độ phản ứng c. Không có chất mới sinh ra d. Có chất mới sinh ra Câu 2: Trong giờ thực hành một học sinh làm 2 thí ngiệm sau: Lấy một lượng (khoảng 0,5 gam), thuốc tím đem chia làm 3 phần. a, Lấy một phần hòa tan vào nước b, Lấy 2 phần còn lại bỏ vào ống nghiệm rồi đun nóng. Sau đó đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiêm. Sau đó đổ nước vào lắc đều. Em hãy giải thích xem trong 2 thí nghiệm trên có xảy ra phản ứng hóa học không? Tại sao. Trả lời: Đun nóng thuốc tím có xảy ra phản ứng hóa học vì có chất mới sinh ra (que đóm bùng cháy, có chất rắn màu đen, dung dịch màu xanh) Câu 3: Một học sinh quả trứng vào dung dịch axitclohiđric. Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. Ghi lại phương trính chữ của phản ứng biết rằng axitclohiđric đã tác dụng với canxicacbonat (chất có trong vỏ trứng) tạo thành canxiclorua, nước và khí cacbonđioxit thoát ra ngoài. Trả lời: Sủi bọt ở vỏ trứng Phương trình chữ: Canxicacbonat+axitclohiđric Canxiclorua+nước + khí cacbonđioxit * Nhóm câu hỏi vận dụng thấp: Câu 1: Hình vẽ dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa kẽm với axit clohidric tạo ra kẽm clorua và khí hiđro. Hãy cho biết: a. Tên của các chất phản ứng và sản phẩm. b. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng có thay đổi không? c. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào tạo ra? d.Viết phương trình chữ của phản ứng? Trả lời: a. Tên các chất phản ứng: kẽm, axit clohiđric; Tên sản phẩm kẽm clorua, khí hiđro. b. Không đổi c. Trước phản ứng 1 nguyên tử kẽm, 1nguyên tử clo liên kết với 1 nguyên tử hiđro. Sau phản ứng 1nguyên tử kẽm liên kết với 2 nguyên tử clo và 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau. Phân tử kẽm và axit clohiđric biến đổi, phân tử kẽm clorua và phân tử hiđro tạo ra. Phương trình chữ: kẽm + axit clohiđric kẽm clorua + khí hiđro Câu 2: Một học sinh làm thí nghiệm với chất rắn natri hiđrocacbonat (thuốc muối trị đầy hơi dạ dày màu trắng) như sau: TN1: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt. TN2: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh. TN3: Đun nóng một ít thuốc muối rắn trên trong ống nghiệm, thấy màu trắng không đổi nhưng thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong. Trong các thí nghiệm trên đâu là sự biến đổi hóa học? Giải thích. Trả lời: TN1: Biến đổi vật lí vì không tạo chất mới. TN2: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí cac bonic TN3: Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là chất khí cac bonic làm đục nước vôi. Câu 3: Các hiện tượng sau đây thuộc hiên tương vật lý hay hóa học: a. Khi nấu canh cua, người ta giã cua và lọc lấy nước đun nước cua ta thấy nổi gạch cua. b. Bình thường lòng trắng trứng ở trạng thái lỏng, khi đun nóng nó đông tụ lại Trả lời: Hai hiện tượng trên đều là hiện tượng vật lý vì đều chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đông đặc mà không có sinh ra chất mới . * Nhóm câu hỏi vận dụng cao: Câu 1: Trong các phản ứng sau đây, chất nào là chất tham gia, chất nào là chất sản phẩm. Viết phương trình chữ của phản ứng? a. Dưới áp suất cao, nhiệt độ và xúc tác thích hợp, amoniac được tạo thành khi cho nitơ tiếp xúc với hiđro. b. Nhờ ánh sáng mặt trời, cây xanh hút nước từ đất, kết hợp với khí cacbonic trong không khí tạo thành 2 chất có ích là glucozơ và khí oxi. Trả lời: a. Chất tham gia: Nitơ, hiđro Chất sản phẩm: amoniac Nitơ + hiđro amoniac b. Chất tham gia: nước, khí cacbonic Chất sản phẩm: glucozơ, khí oxi Nươc + khi cacbonic glucozơ + khí oxi Câu 2: Trong giờ thí nghiệm một em học sinh làm thí nghiệm như sau: Cho một viên kẽm nhỏ tác dụng với dung dịch axit sunfuric nhận thấy nhiệt độ của ống nghiệm tăng dần. Thể tích khí hiđro thu được tương ứng với thời gian thu được như sau: Thể tích(ml) 5 15 50 75 83 89 92 93 Thời gian (phút) 1 2 3 4 5 6 7 8 Qua bảng ghi trên em hãy cho nhận xét. a. Thể tích khí hiđro thu được trong quá trình thí nghiệm thay đổi như thế nào? b. Hãy giải thích vì sao ở thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác? Trả lời: a. Thể tích khí hiđro thu được tăng dần theo thời gian b. Phản ứng giữa kẽm và axit sunfuric là phản ứng tỏa nhiệt. Từ phút thứ 2 đến phút thứ 4 axít sunfuric đạt đến nhiệt độ thích hợp, ngoài ra axít còn đủ đặc. Do vậy ở thời điểm này, phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn so với những thời điểm khác. Câu 3: a. Tại sao viên than tổ ong cần phải có nhiều lỗ?
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

