
- Lớp 6
- Toán học
- Vật lý
- Ngữ văn
- Sinh học
- Lịch sử
- Địa lý
- Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
- Công nghệ
- Giáo dục công dân
- Giáo dục thể chất
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học Tự nhiên
- Nghệ thuật
- Giáo dục địa phương
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- Lịch sử-Địa lý
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Lớp 7
- Lớp 8
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Tiếng Pháp
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- Hoạt động GD NGLL
- Lớp 9
- Toán học
- Vật lý
- Hóa học
- Sinh học
- Ngữ văn
- Lịch sử và Địa lý
- Địa lý
- Tiếng Anh
- Giáo dục công dân
- Công nghệ
- Thể dục (GD thể chất)
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Mỹ thuật
- Tin học
- Khoa học tự nhiên
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
- ND Giáo dục địa phương
- Môn học tự chọn (Ngoại ngữ 2)
- Hoạt động GD NGLL
- Lịch sử
- Hoạt động trải nghiệm STEM
- GIáo án Tin học 9 - Tiết 1: Từ máy tính đến mạng máy tính
- Tài liệu cùng tác giả
- Tài liệu cùng chủ đề
- «Back
Tác giả: Phạm Đức Phong
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10/09/23 16:47
Lượt xem: 1
Dung lượng: 48.4kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Chương I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH * MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Kiến thức - Biết khái niệm về mạng máy tính, mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của chúng. - Biết một số loại mạng máy tính thường gặp trên thực tế. Phân biệt được mạng LAN, WAN và mạng Internet. - Biết các khái niệm địa chỉ Internet, địa chỉ trang web và địa chỉ website. - Biết chức năng trình duyệt web. - Biết chức năng trình duyệt web. - Hiểu được ý nghĩa khái niệm thư điện tử. - Biết các dịch vụ tìm kiếm thông tin, thư điện tử. 2. Kĩ năng - Sử dụng được trình duyệt web. - Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet. - Thực hiện được việc tạo hộp thư, gửi và nhận thư điện tử trên mạng Internet. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. - Có ý thức trong việc sử dụng thông tin trên Internet để ứng dụng trong việc học tập vui chơi hàng ngày. - Thông qua Internet học sinh hiểu thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích, biết tôn trọng sức lao động của người khác. 4. Năng lực Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; tự quản lý; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ. I- MỤC TIÊU CỦA BÀI 1. Kiến thức - Biết được sự cần thiết phải kết nối các máy tính thành mạng để trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên máy tính. - Biết các thành phần cơ bản của mạng máy tính. - Có được một số hiểu biết ban đầu vể một số loại mạng máy tính: mạng có dây, mạng không dây, LAN, WAN. - Biết vai trò khác nhau của máy chủ, máy trạm trọng mạng máy tính theo mô hình khách - chủ. 2. Kĩ năng - Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội. 3. Thái độ - Nhận thức được quá trình phát triển của mạng máy tính. Rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận. Mạnh dạn trong tìm tòi, nghiên cứu. 4. Năng lực Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; tự quản lý; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ. II- CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo về Tin học, máy tính, máy chiếu. 2- Học sinh: SGK, đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT - Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, gợi mở, phân tích, trực quan. - Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG-GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1') 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5') Hoạt động của GV và HS Nội dung Mục tiêu:Hiểu được lý do vì sao cần mạng máy tính GV: Hàng ngày, em thường dùng máy tính vào những công việc gì? HS: Soạn thảo văn bản, hỗ trợ tính toán, lập chương trình giải các bài toán, lưu trữ thông tin, chạy các phần mềm, ... GV: Ngày nay, máy tính có thể giúp ta thực hiện nhiều công việc khác nhau như soạn thảo văn bản, hỗ trợ tính toán, lập chương trình giải các bài toán, lưu trữ thông tin (tranh ảnh, bản nhạc, tài liệu, ...) hoặc chạy các phần mềm phục vụ cho công việc, học tập hay giải trí (nghe nhạc, chơi game, ...). GV: Máy tính giúp cho chúng ta nhiều công việc như vậy. Vậy vì sao cần mạng máy tính ? HS: Cần trao đổi thông tin khi máy tính ở xa nhau và nhau cầu dung chung phần cứng, ... GV: Giới thiệu và cho HS ghi bài. Nguyên nhân: - Trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng thường nảy sinh nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm, ... - Với các máy tính đơn lẻ, ta có thể sao chép dữ liệu hay phần mềm nhờ các thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa mềm, USB, đĩa CD/VCD, ... Tuy nhiên cách này rất khó nếu hai máy tính ở xa nhau hoặc thông tin trao đổi có dung lượng lớn. - Cùng với đó, trong nhiều trường hợp, người dùng còn có nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy quét, ... từ nhiều máy tính. -> Chính vì vậy mạng máy tính ra đời có thể giúp giải quyết các vấn đề trên một cách thuận tiện và nhanh chóng. Vì sao cần mạng máy tính ? - Nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc phần mềm. - Khó khăn trong việc trao đổi thông tin khi các máy tính ở xa nhau hoặc dung lượng thông tin cần trao đổi lớn. - Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như: dữ liệu, phần mềm, máy in, máy quét, bộ nhớ, ... từ nhiều máy tính. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung - Mục tiêu:Biết khái niệm mạng máy tính, các thành phần của mạng. GV: Khi ta nói mạng lưới trường học hay mạng lưới trạm y tế xã trên địa bàn huyện có nghĩa là gì ? Vậy mạng máy tính là gì ? HS: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau. GV: Giới thiệu và cho HS ghi bài. GV: Có mấy kiểu kết nối mạng cơ bản? HS: Phát biểu ý kiến. GV: Giới thiệu, phân tích ưu, nhược điểm của từng kiểu kết nối: - Mạng hình sao: Có ưu điểm là nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tín bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường, có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu của người sử dụng, nhược điểm là khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. - Mạng đường thẳng: Có ưu điểm là dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, nhược điểm là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống. - Mạng dạng vòng: Có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên, nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng. GV: Hãy nêu các thành phần chủ yếu của mạng? HS: Nghiên cứu SGK và trả lời. GV: Nhận xét. Giới thiệu và cho HS ghi bài. 1. Khái niệm mạng máy tính(12') a)- Mạng máy tính là gì ? Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy Fax, ... - Các kiểu kết nối mạng cơ bản: + Kiểu hình sao. + Kiểu đường thẳng + Kiểu vòng. b)- Các thành phần của mạng - Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in, ... kết nối với nhau tạo thành mạng. - Môi trường truyền dẫn: Cho phép các tín hiệu được truyền qua đó. Môi trường truyền dẫn có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truỳên qua vệ tinh, ... - Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, mô đem, bộ định tuyến, ... Cùng môi trường truỳên dẫn, các thiết bị này có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối. - Giao thức truyền thông: Là tập hợp các quy tắc quy định cạc thức trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10/09/23 16:47
Lượt xem: 1
Dung lượng: 48.4kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Chương I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET Bài 1: TỪ MÁY TÍNH ĐẾN MẠNG MÁY TÍNH * MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Kiến thức - Biết khái niệm về mạng máy tính, mạng thông tin toàn cầu Internet và lợi ích của chúng. - Biết một số loại mạng máy tính thường gặp trên thực tế. Phân biệt được mạng LAN, WAN và mạng Internet. - Biết các khái niệm địa chỉ Internet, địa chỉ trang web và địa chỉ website. - Biết chức năng trình duyệt web. - Biết chức năng trình duyệt web. - Hiểu được ý nghĩa khái niệm thư điện tử. - Biết các dịch vụ tìm kiếm thông tin, thư điện tử. 2. Kĩ năng - Sử dụng được trình duyệt web. - Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên Internet. - Thực hiện được việc tạo hộp thư, gửi và nhận thư điện tử trên mạng Internet. 3. Thái độ - Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính. - Có ý thức trong việc sử dụng thông tin trên Internet để ứng dụng trong việc học tập vui chơi hàng ngày. - Thông qua Internet học sinh hiểu thêm và có ý thức trong việc sử dụng máy tính đúng mục đích, biết tôn trọng sức lao động của người khác. 4. Năng lực Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; tự quản lý; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ. I- MỤC TIÊU CỦA BÀI 1. Kiến thức - Biết được sự cần thiết phải kết nối các máy tính thành mạng để trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên máy tính. - Biết các thành phần cơ bản của mạng máy tính. - Có được một số hiểu biết ban đầu vể một số loại mạng máy tính: mạng có dây, mạng không dây, LAN, WAN. - Biết vai trò khác nhau của máy chủ, máy trạm trọng mạng máy tính theo mô hình khách - chủ. 2. Kĩ năng - Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội. 3. Thái độ - Nhận thức được quá trình phát triển của mạng máy tính. Rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác, cẩn thận. Mạnh dạn trong tìm tòi, nghiên cứu. 4. Năng lực Năng lực tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; tự quản lý; hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng ngôn ngữ. II- CHUẨN BỊ 1- Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo về Tin học, máy tính, máy chiếu. 2- Học sinh: SGK, đọc trước bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT - Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp, gợi mở, phân tích, trực quan. - Kĩ thuật: Động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG-GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1') 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5') Hoạt động của GV và HS Nội dung Mục tiêu:Hiểu được lý do vì sao cần mạng máy tính GV: Hàng ngày, em thường dùng máy tính vào những công việc gì? HS: Soạn thảo văn bản, hỗ trợ tính toán, lập chương trình giải các bài toán, lưu trữ thông tin, chạy các phần mềm, ... GV: Ngày nay, máy tính có thể giúp ta thực hiện nhiều công việc khác nhau như soạn thảo văn bản, hỗ trợ tính toán, lập chương trình giải các bài toán, lưu trữ thông tin (tranh ảnh, bản nhạc, tài liệu, ...) hoặc chạy các phần mềm phục vụ cho công việc, học tập hay giải trí (nghe nhạc, chơi game, ...). GV: Máy tính giúp cho chúng ta nhiều công việc như vậy. Vậy vì sao cần mạng máy tính ? HS: Cần trao đổi thông tin khi máy tính ở xa nhau và nhau cầu dung chung phần cứng, ... GV: Giới thiệu và cho HS ghi bài. Nguyên nhân: - Trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng thường nảy sinh nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm, ... - Với các máy tính đơn lẻ, ta có thể sao chép dữ liệu hay phần mềm nhờ các thiết bị lưu trữ dữ liệu như đĩa mềm, USB, đĩa CD/VCD, ... Tuy nhiên cách này rất khó nếu hai máy tính ở xa nhau hoặc thông tin trao đổi có dung lượng lớn. - Cùng với đó, trong nhiều trường hợp, người dùng còn có nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy quét, ... từ nhiều máy tính. -> Chính vì vậy mạng máy tính ra đời có thể giúp giải quyết các vấn đề trên một cách thuận tiện và nhanh chóng. Vì sao cần mạng máy tính ? - Nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc phần mềm. - Khó khăn trong việc trao đổi thông tin khi các máy tính ở xa nhau hoặc dung lượng thông tin cần trao đổi lớn. - Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như: dữ liệu, phần mềm, máy in, máy quét, bộ nhớ, ... từ nhiều máy tính. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động của GV và HS Nội dung - Mục tiêu:Biết khái niệm mạng máy tính, các thành phần của mạng. GV: Khi ta nói mạng lưới trường học hay mạng lưới trạm y tế xã trên địa bàn huyện có nghĩa là gì ? Vậy mạng máy tính là gì ? HS: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau. GV: Giới thiệu và cho HS ghi bài. GV: Có mấy kiểu kết nối mạng cơ bản? HS: Phát biểu ý kiến. GV: Giới thiệu, phân tích ưu, nhược điểm của từng kiểu kết nối: - Mạng hình sao: Có ưu điểm là nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tín bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường, có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu của người sử dụng, nhược điểm là khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động. - Mạng đường thẳng: Có ưu điểm là dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, nhược điểm là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống. - Mạng dạng vòng: Có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên, nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng. GV: Hãy nêu các thành phần chủ yếu của mạng? HS: Nghiên cứu SGK và trả lời. GV: Nhận xét. Giới thiệu và cho HS ghi bài. 1. Khái niệm mạng máy tính(12') a)- Mạng máy tính là gì ? Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy Fax, ... - Các kiểu kết nối mạng cơ bản: + Kiểu hình sao. + Kiểu đường thẳng + Kiểu vòng. b)- Các thành phần của mạng - Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in, ... kết nối với nhau tạo thành mạng. - Môi trường truyền dẫn: Cho phép các tín hiệu được truyền qua đó. Môi trường truyền dẫn có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truỳên qua vệ tinh, ... - Các thiết bị kết nối mạng: vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch, mô đem, bộ định tuyến, ... Cùng môi trường truỳên dẫn, các thiết bị này có nhiệm vụ kết nối các thiết bị đầu cuối. - Giao thức truyền thông: Là tập hợp các quy tắc quy định cạc thức trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
Bình luận - Đánh giá
Chưa có bình luận nào
Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

