Danh mục
Tin học 6- Tuần 3- Tiết 3- BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN
Thích 0 bình luận
Tác giả: Phạm Đức Phong
Chủ đề: Giáo dục
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 9/21/24 7:46 AM
Lượt xem: 1
Dung lượng: 571.3kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Trường: THCS Mạo Khê I Tổ: Toán – Lí – Tin Họ và tên giáo viên: Phạm Đức Phong BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN Môn học: Tin học 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin. - Đưa ra được các ví dụ về xử lý thông tin trong một tình huống thực tế. - Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ cụ thể. - Biết được các thành phần cấu tạo của máy tính và vai trò của từng thành phần đối với quá trình xử lý thông tin. * HSKT: - Nhận biết được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin. - Nhận biết được máy tính là công cụ hiệu quả xử lý thông tin. 2. Năng lực: a) Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các thành phần cấu tạo và khả năng xử lý thông tin hiệu quả của máy tính. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: các thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lý (xử lý thông tin) và thiết bị truyền ra (truyền, chia sẻ thông tin) trong máy tính điện tử. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh biết cách vận dụng quy trình xử lý thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet (suy nghĩ và đưa ra ý tưởng về việc tìm kiếm). b) Năng lực tin học: - Nêu được ví dụ minh hoạ về các bước trong quy trình xử lý thông tin của máy tính điện tử. - Phân biệt được hiệu quả của quá trình xử lý thông tin khi có sử dụng và không sử dụng máy tính điện tử hỗ trợ. - Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để thu nhận thông tin. Sử dụng máy tính có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet. 3. Phẩm chất: - Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. - Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, loa. - Học liệu: Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người xử lí thông tin theo bốn bước xử lí thông tin cơ bản. Các ví dụ có thể được phân loại theo kiểu dữ liệu lưu trữ, chẳng hạn: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video…. 2. Học sinh: - Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. Tiến trình dạy học Tiết 1: 1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: quá trình thu nhận, xử lý và truyền tải thông tin từ những hoạt động của thế giới xung quanh. b) Nội dung: Đoạn văn trong phần khởi động. c) Sản phẩm: HS biết được một cách sơ bộ các bước xử lý thông tin cơ bản. d) Tổ chức thực hiện: B1: Giao nhiệm vụ học tập - Cho HS xem video về cầu thủ sút phạt. Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn trong Sách giáo khoa. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân quan sát video, đọc nội dung sách giáo khoa để biết được một cách sơ bộ các bước xử lý thông tin cơ bản. B3: Báo cáo, thảo luận - Tổ chức cho học sinh chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ. B4: Kết luận, nhận định - Khái quát câu trả lời và dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức. 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Xử lí thông tin a) Mục tiêu: - Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng. - Nắm được các bước xử lý thông tin cơ bản thông qua việc phân tích hoạt động xử lý thông tin của con người thành những hoạt động thành phần, bao gồm: (1) Thu thập, (2) Lưu trữ, (3) Biến đổi và (4) Truyền tải thông tin. b) Nội dung: Phiếu học tập số 1 và đoạn văn mô tả về hoạt động sút bóng của cầu thủ. c) Sản phẩm: - Câu trả lời cho 5 câu hỏi của phiếu học tập số 1 (yêu cầu HS trả lời có logic). - Kết luận chung từ các câu trả lời. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến B1: Giao nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân đọc sách giáo khoa phần phân tích hoạt động sút bóng của cầu thủ, từ đó phân tích hoạt động xử lí thông tin của cầu thủ. HSKT: Viết được tên đầu bài chính xác - GV phát phiếu học tập số 1, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu: B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ thảo luận trong nhóm và thống nhất câu trả lời. B3: Báo cáo, thảo luận - Yêu cầu HS chia sẻ câu trả lời với cả lớp. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét hoạt động, tổng hợp kết quả. - HS hoạt động cá nhân đọc sách giáo khoa về các bước xử lí thông tin cơ bản: - Cá nhân hs xung phong, mỗi hs tìm một ví dụ về hoạt động có ý thức của con người. GV hướng dẫn hs phân tích các bước xử lí thông tin trong hoạt động đó. - Từ những ví dụ thực tế và sự phân tích trên, yêu cầu hs rút ra kết luận về các bước cơ bản trong xử lí thông tin. 1. Xử lí thông tin: * Phiếu học tập số 1: 1. Mắt theo dõi thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó. 2. Thông tin về vị trí và động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó. 3. Bộ não dùng kinh nghiệm để xử lí thông tin về vị trí của thủ môn thành điểm sơ hở khi bảo vệ khung thành, từ đó chuyển thành thông tin điều khiển đôi chân của cầu thủ. 4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến hệ thống cơ bắp, thành những thao tác vận động toàn thân, đặc biệt là sự di chuyển của đôi chân, thực hiện cú sút phạt với hiệu quả cao nhất. 5. Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm bốn hoạt động: Thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền. * Kết luận: Các bước cơ bản trong xử lí thông tin bao gồm: - Thu nhận thông tin - Lưu trữ thông tin - Biến đổi thông tin - Truyền thông tin.

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.