Danh sách bài viết theo chuyên mục
 

Phát thanh măng non tháng 10/ Tuần 4


PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 10/Tuần 4

 

Ngày thực hiện :   23,30 / 10 /2017

Nguời viết         :   Phạm Hải Yến

Người thực hiện : Trương Cẩm Nhung

                              Nguyễn Trịnh Quỳnh Hoa

*Tuần 4:

       Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình phát thanh măng non của Liên đội trường THCS Mạo Khê I rồi.

1.Bệnh sốt xuất huyết

          Mùa mưa đến thường là lúc muối phát triển sinh sôi nảy nở, cũng thường là lúc chúng ta dễ mắc sốt xuất huyết, nhất là trẻ em. Vậy nên hãy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng gây sốt xuất huyết từ đó có biện pháp phòng và tránh sốt xuất huyết hiệu quả nhất:

Nguyên nhân sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:

- Do siêu vi trùng Dengue gây ra

- Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất

Triệu chứng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể xảy ra đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh sốt xuất huyết nhất.

Bệnh sốt xuất huyết có 1 số biểu hiện như sau:

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ.

- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da

- Chảy máu cam

- Nôn mửa

- Đi ngoài ra máu

- Có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải

- Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết

Chăm sóc trẻ đúng cách khi mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao. Nếu phát hiện có những biểu hiện của sốt xuất huyết, bạn nên nên:

- Chọn những thức ăn mình ưa thích, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem. Ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…

- Cho bé uống thêm nhiều nước, loại nước thích hợp là nước lọc, nước cam, chanh, … và nên uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể.

- Theo dõi và cho bé nhập viện kịp thời: khi bé sốt trên 2 ngày mà không tìm được nguyên nhân, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị và có những biện pháp hạ sốt đúng cách.

Ngoài ra  nên lưu ý thêm một số điều sau:

- Không tự ý cho nguời bị bệnh uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen (có thể gây chảy máu dạ dày).

- Không cho  ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ).

Phòng ngừa sốt xuất huyết 

- Không đuợc hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.

- Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi

- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…

- Đậy kín các nơi có nước như lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển.

- Phát quang bụi rậm.

- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

2. Bệnh chân -  tay -  miệng:

           Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71).[1]Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân - Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.

Các triệu chứng của bệnh TCM bao gồm:

  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Ói mửa
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu
  • Đau lan lỗ tai
  • Đau họng
  • Thương tổn đau rát ở răng và miệng
  • Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Loét miệng
  • Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy

Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.

Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng và / hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má, và đôi khi cũng gặp ở mông (nhưng nói chung, phát ban trên mông do bệnh tiêu chảygây ra.)

Các biến chứng:

  • Các biến chứng do nhiễm vi rút gây bệnh TCM thường rất hiếm thấy, nhưng nếu chúng xảy ra, nên nhờ đến chăm sóc sức khỏe y tế.
  • Viêm màng não do virus hoặc vô khuẩn hiếm khi có thể xảy ra với bệnh TCM. Viêm màng não do virus gây sốt, đau đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng. Bệnh thường nhẹ và tự khỏi mà không cần điều trị gì, tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể cần phải nhập viện trong một thời gian ngắn.
  • Các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm não (sưng não) hoặc tê liệt như một bệnh bại liệt thậm chí còn hiếm gặp hơn. Viêm não có thể gây tử vong.
  • Đã có báo cáo về hiện tượng mất móng tay và mất móng chân hầu hết xảy ra ở trẻ bị bệnh tay chân miệng (TCM) trong vòng 4 tuần. Ở thời điểm này thì người ta không biết liệu tình trạng mất móng như đã báo cáo có phải là do bệnh gây nên hay không. Tuy nhiên, trong các báo cáo đã xem xét, hiện tượng mất móng ấy cũng chỉ xảy ra tạm thời thôi và móng phát triển phục hồi lại mà không cần điều trị gì.

             Không có thuốc chuyên trị đặc biệt bệnh cho tay, chân và miệng. Bệnh TCM là một bệnh do virus phải phát triển một cách tự nhiên, nhiều bác sĩ không cho sử dụng thuốc về bệnh này, trừ khi bị nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng ở trẻ lớn tuổi hơn, thanh thiếu niên, và người lớn thường rất nhẹ và kéo dài khoảng 1 tuần hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng hạ sốt cao. Tắm nước ấm cũng sẽ giúp làm hạ nhiệt độ xuống.

             Chỉ có một số ít người bệnh được yêu cầu phải nhập viện, chủ yếu là do kết quả của biến chứng thần kinh (viêm não, viêm màng não, hoặc liệt nhao cấp tính) hoặc phù phổi / xuất huyết phổi.

      Các bạn đừng nhầm lẫn dịch bệnh này với bệnh long móng lở mồm nhé! Hãy giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ để chúng ta có một sức khỏe tố để học tập tốt bạn nhé! Thân ái chào các bạn!


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu